Khi ký hợp đồng thi công, hạch toán Nợ 154/Có 331 ngay được không?

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Công ty chuyên về xây dựng kinh doanh địa ốc. Chúng tôi ký nhiều HĐ thi công hạ tầng, nhà cửa v....v với nhiều công ty, một số công ty trả tiền trước 1 phần nhưng một số công ty thì nợ, trả theo tiến độ.
Yêu cầu của kế toán quản trị và phòng tài chính là phải chuẩn bị tốt số tiền phải trả để chuẩn bị kịp thời, cân đối sao cho có lợi vì số phải trả là rất lớn, hàng chục tỷ đồng. Mặt khác, yêu cầu là phải theo dõi sát giá trị thi công thực tế để đối chiếu với ban quản lý tiến độ dự án và, đánh giá giá trị dự án làm cơ sở kêu gọi đầu tư.
Do đó, sau khi ký hợp đồng và lệnh khởi công của mỗi hạng mục, tôi hạch toán ngay:
Nợ 154.Chi phí hạng mục/Có 331.Nhà thầu: Giá trị hạng mục trên hợp đồng (giá trị bao gồm thuế).
Sau khi quyết toán hạng mục hoặc hợp đồng, xuất hóa đơn thì điều chỉnh lại các số liệu đúng theo thực tế phát sinh.
- Khi thanh toán tiền cho khách hàng, ghi Nợ 331.Nhà thầu/Có 111
- Khi nhận hóa đơn, chỉ làm căn cứ đối chiếu lại chi phí thực tế phát sinh, hạch toán vào các TK Nợ 133, Nợ-Có 154, Nợ-Có 331 theo thực tế.
Vấn đề đặt ra là cách hạch toán của tôi có sai quy định của Luật kế toán hay không khi ghi nợ 154 nhưng chưa hề có hóa đơn, chỉ mới có hợp đồng (cần nhớ đây là HĐ thi công, bên B xuất hóa đơn chỉ khi mình thanh toán > giá trị hóa đơn và thực tế đã thi công hoàn thành kèm theo rất nhiều hồ sơ giấy tờ khác).
Ý kiến cá nhân:
- Vẫn đảm bảo vì chi phí tuy chưa có hóa đơn nhưng có đầy đủ cơ sở sẽ phát sinh, được ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng. Mặt khác, trước khi đưa vào kết quả kinh doanh thì nó đã được kiểm tra đồi chiếu cân đối lại theo số thực tế phát sinh và chắc chắn phải có hóa đơn.
- Theo dõi được các khoản phải trả, kế hoạch tài chính qua phần mềm.
- Đánh giá đúng giá trị dự án trên sổ kế toán (Số dư 154 thể hiện gần với giá trị thực).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
adam_tran nói:
Yêu cầu của kế toán quản trị và phòng tài chính là phải chuẩn bị tốt số tiền phải trả để chuẩn bị kịp thời, cân đối sao cho có lợi vì số phải trả là rất lớn, hàng chục tỷ đồng. Mặt khác, yêu cầu là phải theo dõi sát giá trị thi công thực tế để đối chiếu với ban quản lý tiến độ dự án và, đánh giá giá trị dự án làm cơ sở kêu gọi đầu tư.
Nếu chỉ vì mục đích: chuẩn bị tốt số tiền cho theo kịp tiến độ xây dựng mà phải lôi cách hạch toán kế toán vào là không cần thiết. Con số hạch toán kế toán chỉ là con số có ý nghĩa thông báo chứ nó chưa có ý nghĩa đánh giá vấn đề.

adam_tran nói:
Vấn đề đặt ra là cách hạch toán của tôi có sai quy định của Luật kế toán hay không khi ghi nợ 154
Nếu công ty thuê nhà thầu thi công những công trình để phục vụ cho việc kinh doanh thì chi phí cho công trình sẽ tập hợp vào tài khoản thuộc loại tài sản 241 "Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản" chứ không tập hợp vào tài khoản thuộc loại hàng tồn kho 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".

Khi công ty hạch toán chi phí sang TK 154 thay vì TK 241 thì ngôi vị của công ty đã thay đổi lại 180 độ: công ty đang từ vị trí là khách hàng đã chuyển sang vị trí là nhà thầu.

adam_tran nói:
Ý kiến cá nhân:
- Vẫn đảm bảo vì chi phí tuy chưa có hóa đơn nhưng có đầy đủ cơ sở sẽ phát sinh, được ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng. Mặt khác, trước khi đưa vào kết quả kinh doanh thì nó đã được kiểm tra đồi chiếu cân đối lại theo số thực tế phát sinh và chắc chắn phải có hóa đơn.
- Theo dõi được các khoản phải trả, kế hoạch tài chính qua phần mềm.
- Đánh giá đúng giá trị dự án trên sổ kế toán (Số dư 154 thể hiện gần với giá trị thực).
Cơ sở để ghi nhận chi phí phát sinh và tuân thủ nguyên tắc thận trọng thì phải có Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Nếu không có cái này thì kế toán chưa có đủ cơ sở để hạch toán.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cám ơn Tú Anh reply, hơn 1h sáng mà cũng ráng thức!
Nếu công ty thuê nhà thầu thi công những công trình để phục vụ cho việc kinh doanh thì chi phí cho công trình sẽ tập hợp vào tài khoản thuộc loại tài sản 241 "Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản" chứ không tập hợp vào tài khoản thuộc loại hàng tồn kho 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".
Đúng, ngày xưa khi làm ở cty SX, ký HĐ xây dựng công trình tôi hạch toán Nợ 241/Có 331 ngay, lần này từ đó cũng áp dụng cho TK 154 nhưng, thời gian quá lâu thì chính sách có thể thay đổi và, cẩn thận hòi trước vẫn hơn. Nhưng đây là công ty KD địa ốc, BĐS xây dựng không phải để đầu tư sinh lời mà bán trong kỳ KD thông thường, do đó không áp dụng chuẩn mực BĐS đầu tư mà áp dụng các chuẩn mực chi phí SX như các đơn vị SX công nghiệp thông thường. Các chi phí phát sinh sử dụng tài khoản 154 như QĐ15 hướng dẫn, nhà sau khi hoàn thành chuẩn bị bán kết chuyển vào 155... Nói chung áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho cho chúng tôi.
Ý kiến cá nhân tôi thì điều này không ít bất hợp lý. Thí dụ TK 331, 131 đã công nhận là có ngắn hạn, có dài hạn, thì tồn kho cũng phải có ngắn hạn, có dài hạn, đặc biệt loại hàng hóa là BĐS. Hơn nữa KD BĐS không giống với SX CNghiệp mà giống đầu tư tài chính nhiều hơn... đó là lý do tại sao tôi lập 1 thread là "Nên chăng có TK 254 và 255".

Trở lại vấn đề hạch toán của công ty, khi hạch toán chi phí và giá thành tôi vẫn bảo đảm nguyên tắc thận trọng. Tính giá vốn XD không phải dựa vào số dư đầu, cuối, tồn kho... không phải chỉ đơn giản chỉ kết chuyển con số dư 154 vào 155. Bước kết chuyển này phải qua nhiều thủ tục kiểm tra: Nghiệm thu, đo đạc, tính ra giá trị thực tế, trả tiền, lấy hóa đơn ... rồi mới đưa vào 155. Phiếu tính giá thành 1 hạng mục có 1 phiếu riêng, trên đó ghi chi tiết các thông số cần thiết... Do đó, việc hạch toán này không vi phạm nguyên tắc thận trọng, mà là tuân thủ đúng nguyên tắc này tức là ghi nhận vào sổ kế toán 1 khoản phải trả, khoản gần chắc chắn phải trả. Nhưng tôi vẫn cần ý kiến của các bạn vì bản thân tôi không rành các quy định kế toán lắm.
Tôi phân tích các thuận lợi khi hạch toán trước như vậy, dưới góc độ kế toán quản trị:
Việc hạch toán trước Nợ 154/Có 331 rất cần thiết, bởi các lý do sau:
1. Theo dõi các khoản nợ phải trả để có kế hoạch tài chính kịp thời, vì các khoản phải trả rất phức tạp, phải theo dõi bằng phần mềm. Gộp chung 1 CSDL thì rất thuận tiện.
2. Khi chi tiền cho các đơn vị thi công, nếu khoản này nằm bên nợ TK 331 thì chúng tôi đang có 1 khoản phải thu trong khi đó, chắc chắn 100% khoản này không thu được, nếu HĐ có vỡ thì chúng tôi gần như phải đền thêm tiền chứ đừng nói thu. Vậy tiền chúng tôi bỏ ra nằm ở đâu? Nếu hạch toán trước Nợ 154/Có 331 thì giá trị này nằm trên TK 154. Giá trị bỏ ra nằm trên TK chi phí SX KD dỡ dang, hơn là nằm trên khoản phải thu Trả trước cho nhà thầu mà chắc chắn không thu lại được từ nhà thầu.
3. Đánh giá đúng hơn giá trị 154 - Chi phí kinh doanh dỡ dang của công ty. Vì giá trị của 1 dự án sẽ nằm ở tài khoản này. Khi đánh giá giá trị trên sổ KT của cty, ta lấy Tài sản - Nợ phải trả, nhưng mỗi dự án thì không thể có bảng cân đối kế toán riêng được. Vậy chỉ lấy TS dự án (TK 154) trừ Nợ phải trả dự án (TK 331). Nếu không hạch toán Nợ 154/Có 331 trước thì không thể tính được phép tính này, nhất là khi 154 đã có số dư các khoản chi phí PS, còn TK 331 thì vừa có dư có vừa có dư nợ.
4. Lập báo cáo quản trị, tài chính chính xác: Khi kêu gọi đầu tư, chúng tôi phải phải cung cấp tiến độ thi công, chi phí đã trả của dự án theo từng khoản. Số liệu này, chi tiết cho từng vụ việc, đối tượng đa phần phải mở chi tiết cho TK 154 hoặc các tài khoản cấp 2 của TK 154. Nếu theo dõi giá trị dự án trên các đối tượng công nợ là các nhà thầu thì rất khó.
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
adam_tran nói:
Nhưng đây là công ty KD địa ốc, BĐS xây dựng không phải để đầu tư sinh lời mà bán trong kỳ KD thông thường, do đó không áp dụng chuẩn mực BĐS đầu tư mà áp dụng các chuẩn mực chi phí SX như các đơn vị SX công nghiệp thông thường.
Em đâu có nói anh hạch toán tài sản đó sang Bất động sản đầu tư đâu nhỉ?

adam_tran nói:
Các chi phí phát sinh sử dụng tài khoản 154 như QĐ15 hướng dẫn, nhà sau khi hoàn thành chuẩn bị bán kết chuyển vào 155... Nói chung áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho cho chúng tôi.
Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, có thêm một loại hàng hóa nữa là TK 1567 "Hàng hóa bất động sản", sẽ sử dụng khi bất động sản được đưa vào bán trong kỳ kinh doanh thông thường, chứ không chờ cơ hội để bán ra sinh lời. Tài khoản này đáp ứng theo "tiêu chuẩn" hàng tồn kho của anh đấy!

Cách hạch toán như sau:
- Nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao (căn cứ vào Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành):
Nợ TK 241, Nợ TK 133/ Có TK 331.

- Chuyển tài sản thành hàng hóa để kinh doanh:
Nợ TK 156/ Có TK 241.
 
T

ThaoNguyen67

Guest
1/6/06
16
0
0
TP HCM
Theo tôi, bạn có thể hạch toán như sau:
Khi ký HĐKT, ghi nợ 331-Phải trả, có 338-Phải trả khác (chi tiết theo HĐKT).
Khi nghiệm thu công trình, nhận hoá đơn ghi nợ 154, 241, 133, có 331.
Khi thanh toán cho nhà cung cấp theo HĐKT ghi nợ 338, có 111, 112.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
- Nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao (căn cứ vào Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành):
Nợ TK 241, Nợ TK 133/ Có TK 331.
Bên anh là bên A, chủ đầu tư kinh doanh BĐS cho cả 1 dự án, chi phí nó có rất nhiều loại: Khảo sát thiết kế - Giải phóng mắt bằng, đền bù bồi thường - Thi công hạ tầng - Phân lô thi công hạng mục - Xây nhà. Xây xong nhà mới bán!
Đến khi xây xong nhà mới đưa vào 155 đấy, không phải mua nhà rồi bán nhà đâu. Chi phí vẫn tập hợp ở TK 154 sản xuất, áp dụng như các loại hình sản xuất công nghiệp hay các đơn vị xây dựng khác.
Không sử dụng 241 cho trường hợp này, mà nếu sử dụng 241 thì căn cứ vào hợp đồng và lệnh khởi công hạng mục, hạch toán Nợ 241/Có 331 được không?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Chị nghỉ rằng không thể ghi ngay Nợ 154/Có 331 được. Vì khi vào 154, tức là ghi nhận tài sản thì không đủ điều kiện để ghi nhận
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
adam_tran nói:
Bên anh là bên A, chủ đầu tư kinh doanh BĐS cho cả 1 dự án, chi phí nó có rất nhiều loại: Khảo sát thiết kế - Giải phóng mắt bằng, đền bù bồi thường - Thi công hạ tầng - Phân lô thi công hạng mục - Xây nhà. Xây xong nhà mới bán!
Khiếp! Anh còn thêm cái chấm than ở cuối câu nữa kia à? Bức xúc rồi nè!

Ai chẳng biết anh là bên A, là chủ đầu tư, nhưng với các hạng mục chi phí thì anh đứng ở vị trí của chủ đầu tư đấy chứ! Đâu có ở vị trí của nhà thầu lúc nào đâu mà anh quan tâm tới chi phí sản xuất kinh doanh dở dang? Từng hạng mục hoàn thành đến đâu thì sẽ có các Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành để ghi nhận giá trị mình đang nợ khách hàng. So sánh con số này với con số trên dự toán để biết đích xác mức độ hoàn thành công việc và công nợ trong tương lai còn phải trả tiếp đến đâu.

adam_tran nói:
Đến khi xây xong nhà mới đưa vào 155 đấy, không phải mua nhà rồi bán nhà đâu. Chi phí vẫn tập hợp ở TK 154 sản xuất, áp dụng như các loại hình sản xuất công nghiệp hay các đơn vị xây dựng khác. Không sử dụng 241 cho trường hợp này
Trước khi có nhà để bán thì công ty phải có sự hình thành tài sản chứ! Sự hình thành đó sẽ được tập hợp trên TK 241. Khi đã có tài sản để bán rồi thì tài sản đó sẽ trở thành hàng hóa bằng cách chuyển từ TK 241 qua TK 1567.

Anh có thực sự thi công các hạng mục đâu mà hạch toán vào TK 154? Anh phải nhớ là TK 154 không tự dưng mà có, nó chỉ được hình thành sau khi có các TK 621, 622, 623, 627.

adam_tran nói:
mà nếu sử dụng 241 thì căn cứ vào hợp đồng và lệnh khởi công hạng mục, hạch toán Nợ 241/Có 331 được không?
Chỉ căn cứ vào hợp đồng và lệnh khởi công thì làm gì có căn cứ mà hạch toán được cơ chứ? Em nhắc lại nhá: Khi nào có Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành.

Sao anh cứ thích ghi nhận công nợ thế khi nó chưa thực sự diễn ra? Muốn biết tương lai thì lôi dự toán ra mà xem, đâu cần phải hạch toán làm gì cho mệt?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Trước khi có nhà để bán thì công ty phải có sự hình thành tài sản chứ! Sự hình thành đó sẽ được tập hợp trên TK 241. Khi đã có tài sản để bán rồi thì tài sản đó sẽ trở thành hàng hóa bằng cách chuyển từ TK 241 qua TK 1567.
Anh không thấy trong chế độ kế toán mới hướng dẩn chỗ này, chỉ nói là hạch toán như công ty SX công nghiệp! Tất nhiên anh nói TK 154 cho gọn, chứ vẫn hạch toán chi tiết cho 621-622-627.
Bên anh vẫn thi công chứ, nhưng phần lớn các hạng mục đều thuê ngoài. Ngoài ra các chi phí như thiết kế, đo đạc, lập dự án v...v nhất là chi phí này lại phát sinh chung cho nhiều hạng mục, nhiều dự án ... thì phải theo dõi như chi phí SX và tính toán phân bổ vào giá trị chứ đâu thể đưa vào 241, như em nói nó thành tài sản! Mà 241 cũng là tài sản dỡ dang, cũng giống như chi phí SXKD dỡ dang mà thôi.
Chỉ căn cứ vào hợp đồng và lệnh khởi công thì làm gì có căn cứ mà hạch toán được cơ chứ? Em nhắc lại nhá: Khi nào có Biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành.
Sao anh cứ thích ghi nhận công nợ thế khi nó chưa thực sự diễn ra? Muốn biết tương lai thì lôi dự toán ra mà xem, đâu cần phải hạch toán làm gì cho mệt?
Sau khi có lệnh khởi công thì bên B đổ vật tư, quân lính xuống làm cho mình! Chính xác hạng mục nào đó... Như vậy mà không chắc chắn phải trả à? Công nợ như thế theo em là chưa diễn ra, chờ cho đến khi có hóa đơn? Nguyên tắc ghi nhận phải trả em phải ghi nhận ngay khi có dấu hiệu cơ mà! Chỉ có 1 điều là giá trị chính xác phải chờ biên bản nghiệm thu. Nhưng người ta thi công tời đâu mình trả tiền đến đấy, liên tục, trước, trong hoặc sau khi hoàn thành hạng mục. Hoàn thành ở đây "nhìn bằng mắt" chứ chưa thể đo đạc kiểm tra đâu nhé, vì nghiệm thu đo đạc tổng thể khi các hạng mục tổng thể đã hoàn thành, chứ hạng mục con thì không.
Xem dự toán có nổ con mắt! Dự toán là dự toán tổng thể, còn kế haọch tài chính cho dự án thì phải làm riêng, rồi cụ thể phải trả cho ai, trả bao nhiêu, trả khi nào... trả thuộc hạng mục nào khác nữa. Rồi báo cáo đánh giá thực hiện dự án theo các khoản mục chi phí, báo cáo thực hiện kế họach tài chính theo các hạng mục dự án, cho từng dự án, cho cả công ty... phải làm trên phần mềm, tổ chức CSDL hợp lý, tổ chức các khoản mục hợp lý, định khoản hợp lý mới theo dõi được, chứ lôi dự toán ra thì....
Hạch toán được như vậy thì khỏe ra nhiều, có 4 cái "khỏe" mà anh đã nêu trên chư chẳng mệt hơn đâu.
Xuantham nói:
Chị nghỉ rằng không thể ghi ngay Nợ 154/Có 331 được. Vì khi vào 154, tức là ghi nhận tài sản thì không đủ điều kiện để ghi nhận
Đủ đấy chị, khách quan thì nó chưa có hóa đơn, nhưng nó là chi phí SXKD dỡ dang. Hóa đơn GTGT là chứng từ pháp lý nhưng nó không đại diện cho bản chất nghiệp vụ phát sinh. Nếu bên B không xuất hóa đơn thì bản chất TS nó vẫn là TS, chỉ có điều đưa vào KQKD thì không được tính là chi phí hợp lệ mà thôi. Nhưng chắc chắn nó sẽ có hóa đơn GTGT và khi có hóa đơn, mình sẽ đánh giá lại chính xác.
Cứ hình dung như thế này: Dự án của mình đang được thi công, đã có đường, cầu, hệ thống thoát nước, điện, cấp nước v...v tất cả vẫn đang dỡ dang. Mình đã bỏ vào đó 30 tỷ, nhưng nếu hạch toán vào Nợ 331/Có 111 và treo nợ 331 thì trên bảng cân đối kế toán chỉ có 1 khảon phải thu "trả trước cho khách hàng", không có vụ việc cho từng hạng mục dự án, không đánh giá được đúng "giá trị" hiện tại của các hạng mục đang dang dỡ, theo chi tiết từng hạng mục.
(còn tiếp)
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Dự án của mình đang được thi công, đã có đường, cầu, hệ thống thoát nước, điện, cấp nước v...v tất cả vẫn đang dỡ dang. Mình đã bỏ vào đó 30 tỷ, nhưng nếu hạch toán vào Nợ 331/Có 111 và treo nợ 331 thì trên bảng cân đối kế toán chỉ có 1 khảon phải thu "trả trước cho khách hàng", không có vụ việc cho từng hạng mục dự án, không đánh giá được đúng "giá trị" hiện tại của các hạng mục đang dang dỡ, theo chi tiết từng hạng mục.
--Em xin góp ý với anh. Hạch toán nợ 331/C111 trong trường hợp này hình như không được anh a. Chỉ ghi nợ 331 khi anh ứng trước tiền cho người bán
--Công ty anh đã bỏ 30tỷ thì số tiền 30 tỷ này hiện thời nằm trong số dư 154 sau khi đã kết chuyển các khoản chi phí 621,623,627 cuả hợp đồng xây dựng đó.
--Giá trị thực cuả từng hạng mục chính là chi phí thực tế phát sinh anh tập hợp lại đấy chứ sao lại không đúng chẳng lẽ nó có chi phí vô hình à?
--Theo chuẩn mực "Hợp đồng xây dựng", nếu trong hợp đồng có điều kiện rằng bên khách hàng thanh toán theo tiến độ thực hiện, thì định kỳ công ty anh sẽ ước tính giá cuả các khoản mục đã hoàn thành, được 2 bên thoả thuận và đồng ý. Lúc này công ty anh mới xuất hoá đơn thu tiền
Nợ 131
Có 337
Có 333
--Nghiệp vụ kế toán đi liền với chứng từ kế toán hợp pháp, không có chứng từ thì không có nghiệp vụ.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Em xin góp ý với anh. Hạch toán nợ 331/C111 trong trường hợp này hình như không được anh a. Chỉ ghi nợ 331 khi anh ứng trước tiền cho người
bán
Thì anh ứng trước cho các đơn vị thi công đó chứ.
Công ty anh đã bỏ 30tỷ thì số tiền 30 tỷ này hiện thời nằm trong số dư 154 sau khi đã kết chuyển các khoản chi phí 621,623,627 cuả hợp đồng xây dựng đó.
Nhưng anh cần biết giá trị của dự án mỗi tháng, bất cứ lúc nào, chứ không phải xây xong căn nhà mới tính. Vì, có thể anh kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh v...v.
Giá trị thực cuả từng hạng mục chính là chi phí thực tế phát sinh anh tập hợp lại đấy chứ sao lại không đúng chẳng lẽ nó có chi phí vô hình à?
Đúng, anh vẫn đang tập hợp đấy thôi. Nhưng khi thi công hạngmục thì rõ là giá trị dự án đang tăng lên, căn cứ vào hợp đồng trong đó ghi rõ giá trị hạng mục ước tính anh ghi Nợ 154/Có 331. Giá trị tài sản 154 có thể bị khống lên do hạng mục chưa hoàn thành, nhưng để đánh giá thì phải lấy TS trừ Nợ phải trả, tức lấy 154-331 thì nó sẽ ra. Khi trả tiền từng đợt gần tương đương với KL XDCB hoàn thành, hạch toán Nợ 331/Có 111, số dư có 331 sẽ giảm xuống và, giá tr5i tiền bỏ ra nằm ở số dư nợ 154. Cái anh cần biết là 154 chi tiết cho từng hạng mục, chứ không phải tổng 154.
Theo chuẩn mực "Hợp đồng xây dựng", nếu trong hợp đồng có điều kiện rằng bên khách hàng thanh toán theo tiến độ thực hiện, thì định kỳ công ty anh sẽ ước tính giá cuả các khoản mục đã hoàn thành, được 2 bên thoả thuận và đồng ý. Lúc này công ty anh mới xuất hoá đơn thu tiền
Công ty anh là chủ đầu tư bên A, chứ không phải đơn vị thi công (bên B). Nhưng công ty cũng có tham gia trực tiếp thi công vài hạng mục, và trực tiếp làm các việc khảo sát, thiết kế, bồi thường v...v.
Nghiệp vụ kế toán đi liền với chứng từ kế toán hợp pháp, không có chứng từ thì không có nghiệp vụ
Câu này sai trầm trọng, những nghiệp vụ kế toán phải có chứng từ, nhưng chứng từ không phải lúc nào cũng hợp pháp, không phải lúc nào cũng hóa đơn. Có những nghiệp vụ hạch toán trước, ước tính trước v...v thì chứng từ của nó là cái gì? Số đưa ra rất chủ quan!
So sánh nghiệp vụ này nhé:
(1) - Ước tính thuế TNDN phải trả trong năm: (Căn cứ vào cái gì????)
Hạch toán Nợ 821 Chi phí /Có 3334 phải trả
Tạo sao không hạch toán được:
(2) - Ước tính giá trị thi công phải trả:
Nợ 154 chi phí /Có 331
Trong khi căn cứ hạch toán nghiệp vụ số 2 là chắc chắn hơn, phải trả gần hơn và tất nhiên, số phải trả nhiều tiền hơn, quan trọng hơn, doanh nghiệp cần quan tâm hơn v...v và v...v
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Thử đánh giá so sánh dưới góc độ thuần túy nghiệp vụ kế toán:
Nghiệp vụ trích trước chi phí sửa chữa lớn: (TSCĐ ở VP chẳng hạn)
Nợ 642/Có 335
Kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ Nợ 911/Có 642
Khi sửa chữa, căn cứ vào số thực tế phát sinh ghi:
Nợ 335/Có 111,152,153 v...v
Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích, hạch toán:
Nợ 642/Có 335
Nếu số thực tế nhỏ hơn số đã trích, hạch toán:
Nợ 335/Có 911 (hoặc 632)
Hoặc ghi âm giảm chi phí:
Nợ 642/Có 335 (số âm)
So sánh với:
Hạch toán chi phí thi công phải trả:
Nợ 154/Có 331
Chi trả tiền thi công theo tiến độ
Nợ 331/Có 111
Khi nghiệm thu bàn giao, nếu số trên hóa đơn lớn hơn số đã hạch toán:
Nợ 154/Có 331 số chênh lệch
Nếu số trên hóa đơn nhỏ hơn số đã hạch toán:
Nợ 331/Có 154 số chênh lệch, hoặc Nợ 154/Có 331 ghi âm.
Ở đây không bàn số liệu ước tính đáng tin cậy hay không, bởi vì nếu số liệu không đáng tin cậy thì tôi ... mất việc!
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Tất cả nghiệp vụ đều có chứng từ mà anh, tạm nộp thuế TNDN thì theo tờ khai tạm nộp hồi đầu năm mình nộp cho cơ quan thuế.
Trích trước chi phí lương nghỉ phép thì phải tính theo công thức quy định và phải lập văn bản phân bổ.
Trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ thì cũng phải có văn bản chứng từ đàng hoàng.

Trở lại vấn đề của anh. Em đọc không rõ cứ tưởng anh là nhà thầu trực tiếp thi công chứ. Công ty anh là nhà thầu mẹ à. Chia thầu cho các chủ thầu nhỏ theo cách gởi chìa khoá hả anh.

Anh nhận công trình sau đó giao lại cho các thầu con đúng không, mỗi hạng mục có nhiều thầu con tham gia. Theo em thì giá thành mỗi hạng mục là do bên B quyết định chứ bên anh không quyết định được. Giả sử công trình có 4 hạng mục bên anh thi công 2 hạng mục bên B thi công 1 hạng mục hạng mục còn lại 2 bên thi công chung. Đối với hạng mục 2 bên cùng thi công thì thực ra bên anh giao cho bên bên thi công phần nào của hạng mục đó thôi với số tiền trong hợp đồng. Như vậy khi bên B xây xong hạng mục chung đó gởi HD cho anh, anh tập hợp nó vào giá thành 154- hạng mục chung với số tiền là trong HĐ và thuế được khấu trừ, khi bên anh thi công trực tiếp hạng mục đó thì cũng tập hợp vào 154- Hạng mục chung luôn.

Đối với hạng mục chỉ có bên B thi công thì gía của nó là giá ghi trong HĐ khi hạng mục đó thi công xong

Đối với các chi phí bên anh xuất ra phát sinh chung liên quan đến cả công trình gồm 4 hạng mục thì anh tiến hành phân bổ ( anh có thể dưạ vào giá thành dự toán của từng hạng mục mà phân bổ)

Đối với các khoản chi trước cho bên B anh không thể hạch toán thẳng vào 154 được đó không phải là cơ sở để tính giá thành, dù là ước tính. Khi ứng truớc anh đưa nó vào 338- phải thu khác ấy. Em xin lặp lại cơ sở tính giá thành là giá ghi trên hoá đơn của bên B + chi phí của bên anh.

Anh phải chi tiết 154 cho từng hạng mục như vậy mới phân bổ chi phí chung được chứ và tính giá thành của nó.

Thân chào anh
 
H

hn_nh_nd

Guest
31/5/06
71
0
0
Nam Dinh
Nếu vậy khi em thanh toán số tiền nhân công XD cho bên nhận khoán (giả sử số tiền : 100.000.000 triệu) nhưng thanh toán theo từng phần công việc (giả sử gd 1 : 20.000.000, gd 2 : 30.000.000, gd 3 : 50.000.000? vậy mình hạch toán ntn:
Sau khi thanh toán xong đưa công trình vào sử dụng thì hạch toán ntn?
Cảm ơn các tiền bối chỉ giáo.
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Nếu thanh toán cho bên nhận khoán cho dù là vấn đề gì thanh toán qua bao nhiêu công đoạn thì bản chất vẫn là chi trả hộ và tất nhiên khoản chi trả hộ không được tính vào chi phí hợp lý.

Trường hợp này bên nhận khoán xem như là bên bán hàng nên tiền chi trả hộ bạn cứ đưa vào Nợ 331/ Có 111. Khi nào bên nhận khoán bàn giao công trình thì hạch toán Nợ 154, 133/ Có 331. Khoản chênh lệch giữa nợ và có 331 là số tiền mà công ty phải thanh toán thêm hoặc nhận lại.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA