Mỗi tuần một chuyên đề

Bài tập: Trích lập và sử dụng các quỹ?

  • Thread starter babyan
  • Ngày gửi
babyan

babyan

Guest
2/3/06
263
0
0
nguoi lon
mirror_girl nói:
Tớ nghĩ như thế này thì đúng hơn:

a) Nợ TK tiền gửi cty A (4211) 200tr
Có TK tiền mặt (1011) 200tr

Vì TK 4211 là: Tiền gửi của khách hàng trong nước không kỳ hạn - bằng ĐVN (mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính và tiêu dùng)

Hơ hơ, đúng quá, tớ hoàn toàn đồng ý. Tớ chả hiểu đầu óc làm sao mà nhầm tai hại thế , nghĩ một đằng viết lại một nẻo, lú mất rùi.dạo này toàn thế nhớ nhớ quên quên.:wall: :wall:
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
babyan nói:
v/v Giới hạn Quỹ đầu tư phát triển không được vượt quá 50% LNST
Em đọc thông tin này trong quyển :
Giáo trình kế toán ngân hàng của Học viện ngân hàng
Chương II: Kế toán nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng thương mại,
mục 1.4.3.2:Kế toán quỹ đầu tư phát triển, trang 81

Sau khi xem lại giáo trình theo tham chiếu của bạn, tìm đọc các tài liêụ có liên quan và tham khảo ý kiến một số chuyên gia. Tôi xin khẳng định rằng, thông tin này là không chính xác. Bạn hoàn toàn có quyền phản ánh điều này với giáo viên của bạn.
 
L
mirror_girl nói:
Bác letrans ơi, em không hiểu người soạn sách giáo khoa căn cứ vào các quyết định và thông tư hướng dẫn nào. Vì QD 146 ban hành T11/2005, trong khi SGK cũng soạn vào năm 2005, như vậy thông tin sgk không được update lắm phải không ạ? Thỉnh thoảng nhờ bác confirm giúp bọn em.

Với lại em mún hỏi chế độ kế toán mới ban hành có ảnh hưởng gì đến hệ kế thống kế toán ngân hàng không ạ?

Em đầu óc bã đậu, nhờ bác chỉ giáo.

Thứ nhất, sách giáo khoa đương nhiên đuợc viết theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo sách, có thể tác giả không update thông tin hoặc không kịp update nên có thể khi sách vừa mới ra lò thì đã có một số nội dung outdate. Về vấn đề này, ví dụ rất điển hình là trường hợp bạn nêu trên. Để thường xuyên được update thông tin về ngân hàng, bạn có thể ghé thăm www.sbv.gov.vn hoặc theo dõi trên chuyên mục này của chúng ta. Tôi sẽ cố gắng update thông tin cho các bạn.

Còn về sự ảnh hưởng từ chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành: Tôi tin chắc là có sự ảnh hưởng. Theo dự thảo sửa đổi chế độ kế toán ngân hàng tôi được biết, dự thảo lần này có sự tác động của chế độ kế toán mới, cụ thể như một số nội dung sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Bất động sản đầu tư (áp dụng cho các công ty trực thuộc NH)
- Các khoản đầu tư dài hạn (công ty con, công ty liên kết, liên doanh và đầu tư dài hạn khác)
- v.v...
 
L
Về bài tập các bạn nêu ra tại
Nghiệp vụ 4 trong sgk chương II:
Ngân hàng nhận và hạch toán một số chứng từ do Cty KD XNK A nộp vào:
a) Séc TM số tiền 200 triệu đồng, thủ tục hợp lệ
b) Uỷ nhiệm chi số tiền 600triệu đ để thanh toán tiền hàng cho người bán có TK tại NH XYZ (cùng hệ thống)
Biết :
+TK vãng lai của cty A dư có 250 triệu đ , hạn mức thấu chi 300 triệu đ
+ lệ phí chyển tiền gồm VAt= 0,05%/ tổng số tiền chuyển
+thuế VAt = 10%
----------------------------------------------------------------------

1. - Nghiệp vụ a, tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn với bút toán:

Nợ Tk 4211. Khách hàng A
Có Tk Tiền mặt

2. Về nghiệp vụ b, thú thực là tôi không hiểu được ý đồ của tác giả khi viết ra bài tập này, bởi vì như các bạn đã nói, khách hàng chỉ có thể thực hiện chuyển trả người bán số tiền là 350 Tr. Đây có thể là một bài toán đánh đố nên với cách lý giải ra số tiền đuợc chuyển, tôi nghĩ các bạn đã được điểm tối đa. Tuy nhiên, có một điều tôi cần lưu ý các bạn: Số tiền thấu chi (300 Tr) phải đuợc hạch toán trên tài khoản Cho vay khách hàng thích hợp chứ không phải hạch toán số âm trên tài khoản Tiền gửi của khách hàng.

Khi đó, nếu thực hiện lệnh chuyển tiền, ngân hàng hạch toán:

Nợ TK 4211. Khách hàng A (bên mua hàng, bên chi trả): 50 Tr
Nợ TK Cho vay thích hợp - khách hàng A: 300 TR (số tiền thấu chi)
Có TK 4211. Khách hàng B (bên bán hàng, bên thụ hưởng): 350 Tr

Chúc các bạn thành công
 
L
Bạn Babyan có nhắn tin hỏi tôi về nghiệp vụ thấu chi, tôi xin được viện dẫn như sau:

Thấu chi doanh nghiệp

Thấu chi doanh nghiệp là dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi bằng VND tại Ngân hàng tới một giá trị nhất định trong 1 khoảng thời gian nhất định.

I. Đặc điểm và lợi ích:

1. Hình thức tín dụng phù hợp cho các mục đích như chi phí nguyên vật liệu sản xuất, nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT, trả phí dịch vụ, trả lương nhân viên, thanh toán tiền hàng cho đại lý, tiền hàng nhập khẩu...
2. Khách hàng có thể sử dụng số tiền thấu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện do không cần phải làm các thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian và tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
3. Hạn mức thấu chi:
3.1. Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chi trả kiều hối : được cấp tối đa 100% doanh số ghi có tài khoản bình quân tháng.
3.2. Các trường hợp khác : Hạn mức thấu chi sẽ không quá 25% giá trị hạn mức tín dụng ngắn hạn do Ngân hàng cấp cho khách hàng.
3.3. Hạn mức thấu chi còn phụ thuộc vào Quy đinh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giới hạn đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
4. Số tiền thấu chi được thực hiện theo phương thức chuyển khoản, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
5. Số tiền thấu chi tối đa được chuyển khoản là 500 triệu VND/lần. Trừ những giao dịch trả lương qua tài khoản mà khách hàng đã ký hợp đồng trả lương qua tài khoản với Ngân hàng.
6. Thời hạn của hạn mức thấu chi: Tối đa là 12 tháng và không dài hơn thời hạn của hạn mức tín dụng ngắn hạn còn lại mà Ngân hàng cấp cho khách hàng.
7. Lãi suất thấu chi: bằng Lãi suất cơ bản cho vay theo sản phẩm Thấu chi doanh nghiệp của Ngân hàng cộng (+) với biên độ lãi suất áp dụng cho sản phẩm Thấu chi doanh nghiệp do Ngân hàng ban hành từng thời kỳ.
8. Loại tiền thấu chi: VND

II. Điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi :

1. Đối với khách hàng
1.1. Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, có quan hệ giao dịch với Ngân hàng, có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và đã được cấp một ID duy nhất.
1.2. Khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng ngăn hạn tại Ngân hàng, thời hạn còn lại của hạn mức tín dụng ngăn hạn không nhỏ hơn 06 tháng.
1.3. Khách hàng phải có lịch sử trả gốc và lãi vay đúng hạn với Ngân hàng và không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác.
1.4. Tài khoản tiền gửi VND tại Ngân hàng là tài khoản chính của doanh nghiệp và luân chuyển thường xuyên.
1.5. Hạn mức thấu chi phải có đủ tài sản đảm bảo theo các quy định của pháp luật và Ngân hàng

2. Về tài sản đảm bảo:
Khách hàng phải có tài sản đảm bảo thuộc các hình thức sau:
2.1. Bất động sản có giấy tờ pháp lý đầy đủ, thực hiện được các thủ tục về thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng tranh chấp
2.2. Giấy tờ có giá là trái phiếu Chính phủ, công trái và các chứng chỉ nợ do Ngân hàng phát hành hoặc do các tổ chức tín dụng khác phát hành được Ngân hàng chấp nhận

3. Điều kiện duy trì hạn mức thấu chi
3.1. Hạn mức tín dụng ngắn hạn được duy trì.
3.2. Tài khỏan giao dịch tại Ngân hàng của doanh nghiệp phải luôn đảm bảo là tài khỏan chính.
3.3. Trong thời gian sử dụng hạn mức (tài khỏan có số dư âm), doanh nghiệp phải thường xuyên liên tục thực hiện giao dịch qua tài khỏan tại Ngân hàng.
3.4. Sử dụng hạn mức thấu chi đúng mục đích đã được Ngân hàng chấp thuận.
3.5. Không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác.

4. Hết hạn và cấp lại hạn mức thấu chi
4.1. Hạn mức thấu chi sẽ hết hạn vào ngay hết hiệu lực hạn mức thấu chi nếu không được cấp lại. Khi hạn mức thấu chi đã hết hạn, khách hàng sẽ không được thực hiện bất kỳ giao dịch thấu chi tài khỏan nào nữa.
4.2. Trước thời hạn hết hạn mức tối thiểu 30 ngày, nếu có nhu cầu cấp lại hạn mức thấu chi, khách hàng phải gửi đề nghị cấp hạn mức thấu chi theo mẫu của Ngân hàng.
4.3. Nếu khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận cấp lại hạn mức thấu chi thì toàn bộ số tiền thấu chi của hạn mức cũ được chuyển sang hạn mức mới.
4.4. Nếu khách hàng và Ngân hàng không thỏa thuận , hoặc không được chấp thuận cấp lại hạn mức thấu chi, khách hàng phải hoàn trả lại Ngân hàng toàn bộ số tiền đã được thấu chi và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng trước khi hết thời hạn của hạn mức thấu chi.

5. Hồ sơ thủ tục:

5.1. Đề nghị cấp hạn mức thấu chi
5.2. Các báo cáo tài chính gần nhất.
5.3. Hồ sơ về tài sản đảm bảo

(Nguồn tài liệu: www.techcombank.com.vn)


Về hạch toán kế toán:


Nghiệp vụ thấu chi được xem như một nghiệp vụ tín dụng, theo đó, kế toán hạch toán số tiền khách hàng thấu chi trên tài khoản cho vay khách hàng thích hợp (TK 2111) với bút toán:

Nợ TK 4211. Khách hàng A: Số tiền trong tài khoản khách hàng (nếu có)
Nợ TK Cho vay thích hợp - khách hàng A (TK 2111): Số tiền khách hàng thấu chi.
Có TK thích hợp (theo mục đích sử dụng của khách hàng, có thể là tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán ....)

Lưu ý: Trên thực tế, một số ngân hàng áp dụng công nghệ tin học của nước ngoài, nghiệp vụ thấu chi có thể được theo dõi luôn trên tài khoản tiền gửi của khách hàng bằng số dư bên Nợ. Tuy nhiên, theo tôi được biết, đến nay, chưa có văn bản nào cho phép thực hiện theo hình thức hạch toán như thế này!
 
babyan

babyan

Guest
2/3/06
263
0
0
nguoi lon
NGHIỆP VỤ 7:
ngân hàng vay chiết khấu tại NHNN. Tổng giá trị giấytờ có giá xin vay 1,2 tỷ đồng. lãi suất tái cấp vốn NHNN áp dụng 0,36% tháng.giao dịch bằng chuyển khoản.

Nghiệp vụ trên em làm như sau không biết đúng sai thế nào mong các bác chỉ giáo:

Số tiền khấu trừ: 1,2 tỷ x 0,36% x 6 tháng = 0,02592 tỷ
Số tiền được vay: 1,2 tỷ - 0,02592 tỷ= 1,17408 tỷ

hạch toán: Nợ TK TG tại NHNN (1113) 1,17408
Có TK tái chiết khấu (4032) 1,17408
 
L
babyan nói:
NGHIỆP VỤ 7:
ngân hàng vay chiết khấu tại NHNN. Tổng giá trị giấytờ có giá xin vay 1,2 tỷ đồng. lãi suất tái cấp vốn NHNN áp dụng 0,36% tháng.giao dịch bằng chuyển khoản.

Nghiệp vụ trên em làm như sau không biết đúng sai thế nào mong các bác chỉ giáo:

Số tiền khấu trừ: 1,2 tỷ x 0,36% x 6 tháng = 0,02592 tỷ
Số tiền được vay: 1,2 tỷ - 0,02592 tỷ= 1,17408 tỷ

hạch toán: Nợ TK TG tại NHNN (1113) 1,17408
Có TK tái chiết khấu (4032) 1,17408

Về cơ bản, bài làm của em là đúng. Tuy nhiên, bài thi sẽ có kết quả cao hơn nếu em làm thêm các bút toán về:

+ Định kỳ, thực hiện tính lãi phải trả (dự chi lãi).
Nợ TK Chi phí lãi
Có TK Lãi phải trả (TK 49)

+ Khi thực hiện thanh toán lãi và gốc:
Nợ TK 4032
Nợ TK Lãi phải trả (TK 49)
Có TK thích hợp (TK1113)
 
babyan

babyan

Guest
2/3/06
263
0
0
nguoi lon
Một số nghiệp vụ huy động vốn

Trước tiên em cảm ơn bác Letrans đã bỏ thời gian giúp đỡ bọn em. Mong các bậc tiền bối bỏ chút thời gian chỉ giáo dùm các đàn em.
Thanks!!
-----------------

Ngày 2/3/03 tại NH No & PTNT có các nghiệp vụ phát sinh sau:

1.KH A chuyển sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lsuất 0.62% cả gốc và lãi, gửi ngày 2/2/03 số tiền 7tr đ sang tiết kiệm ko kỳ hạn lsuất 0.2%tháng. Biết NH đã tính cộng dồn dự trả tháng đầu tiên cho khoản tiết kiệm này.

2. KH Tú gửi TK 20tr đ, kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước, Lsuất 0.68% tháng
từ ngày 01/01/03. Đầu ngày KH đến rút toàn bộ số tiền trên sổ.

3. KH B yêu cầu chuyển cả gốc và lãi sổ TK 10 tr đ kỳ hạn 1 tháng lsuất 0,345%/tháng gửi ngày 12/12/02 sang TGTK ký hạn 6 tháng.
--------------------------------------------------------------
Đây là 3 nghiệp vụ trong phần "Huy động vốn " tớ post lên chia sẻ cùng các bạn để thêm vốn bài tập.
Các bạn cùng giải nhé.
 
L
babyan nói:
Trước tiên em cảm ơn bác Letrans đã bỏ thời gian giúp đỡ bọn em. Mong các bậc tiền bối bỏ chút thời gian chỉ giáo dùm các đàn em.
Thanks!!
-----------------

Ngày 2/3/03 tại NH No & PTNT có các nghiệp vụ phát sinh sau:

1.KH A chuyển sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lsuất 0.62% cả gốc và lãi, gửi ngày 2/2/03 số tiền 7tr đ sang tiết kiệm ko kỳ hạn lsuất 0.2%tháng. Biết NH đã tính cộng dồn dự trả tháng đầu tiên cho khoản tiết kiệm này.

2. KH Tú gửi TK 20tr đ, kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước, Lsuất 0.68% tháng
từ ngày 01/01/03. Đầu ngày KH đến rút toàn bộ số tiền trên sổ.

3. KH B yêu cầu chuyển cả gốc và lãi sổ TK 10 tr đ kỳ hạn 1 tháng lsuất 0,345%/tháng gửi ngày 12/12/02 sang TGTK ký hạn 6 tháng.
--------------------------------------------------------------
Đây là 3 nghiệp vụ trong phần "Huy động vốn " tớ post lên chia sẻ cùng các bạn để thêm vốn bài tập.
Các bạn cùng giải nhé.

Trước khi các bạn làm bài tập này, tôi xin lưu ý:
Trên thực tế, việc rút tiền tiết kiệm trước hạn có thể dẫn đến khách hàng phải nhận mức lãi suất không kỳ hạn hoặc mất phí nếu không có thoả thuận trước với ngân hàng. (việc tính lãi suất cho trường hợp này đựocc thực hiện theo quy định của NHTM --> Chi tiết xem tại: Tài khoản sử dụng trong ngân hàng: Bài viết thứ 7 hoặc tham khảo Quy chế tiền gửi tiết kiệm gửi kèm Topic này).

Okie.

To BBA: Đề nghị bạn ghi rõ nguồn bài tập. Nếu không chính thống, theo tôi, dữ kiện của bài chưa được đầy đủ để hoàn thiện các bài tập trên!
 
phong_thu

phong_thu

Guest
19/4/06
79
0
0
Ha Noi
Em có 1 câu hỏi như thế này. Em nhận được 1 câu hỏi: Nếu DN yêu cầu được phép thấu chi thì Ngân hàng có gặp rủi ro hay không? Tại sao?
 
L
phong_thu nói:
Em có 1 câu hỏi như thế này. Em nhận được 1 câu hỏi: Nếu DN yêu cầu được phép thấu chi thì Ngân hàng có gặp rủi ro hay không? Tại sao?

Xét về bản chất, thấu chi cũng là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn. Do đó, thấu chi cũng có những rủi ro nhất định.

Theo đó, Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, một vấn đề làm hạn chế được phần nào rủi ro xuất phát từ chủ quan ngân hàng, đặc biệt là trong chính sách cho vay, trong đó có vấn đề về tài sản bảo đảm trong nghiệp vụ này.

Như vậy, nếu ngân hàng có chính sách cho vay tốt, khả năng đánh giá khách hàng và yêu cầu về tài sản bảo đảm thì vẫn có thể hạn chế được nhưũng rủi ro nhất định từ nghiệp vụ thấu chi này.

Tôi hy vọng là những thông tin này làm hài lòng bạn!
 
phong_thu

phong_thu

Guest
19/4/06
79
0
0
Ha Noi
Híc. Người ta lại hỏi Em. Nếu có rủi ro thì đề ra thấu chi để làm gì.
Em cũng xin nói luôn. Đây là 1 trong những câu hỏi Em gặp khi đi phỏng vấn, Em xin chia sẻ cùng các bác.
 
L
phong_thu nói:
Híc. Người ta lại hỏi Em. Nếu có rủi ro thì đề ra thấu chi để làm gì.
Em cũng xin nói luôn. Đây là 1 trong những câu hỏi Em gặp khi đi phỏng vấn, Em xin chia sẻ cùng các bác.

Khách hàng có thể sử dụng số tiền thấu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện do không cần phải làm các thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian và tận dụng được các cơ hội kinh doanh.

Đây chẳng phải là một câu trả lời hay sao?
(Đề nghị xem lại bài trích dẫn về nghiệp vụ này ở dưới nhé! Bài số 25)
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
phong_thu nói:
Híc. Người ta lại hỏi Em. Nếu có rủi ro thì đề ra thấu chi để làm gì.
Em cũng xin nói luôn. Đây là 1 trong những câu hỏi Em gặp khi đi phỏng vấn, Em xin chia sẻ cùng các bác.

Hoạt động cho vay nào mà lại không có rủi ro. Thấu chi cũng là một dạng cho vay ngắn hạn và khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng phải trả lãi suất mà.
 
phong_thu

phong_thu

Guest
19/4/06
79
0
0
Ha Noi
Em cũng trả lời như vậy nhưng hình như người ta được hài lòng lắm. Dù sao cũng cảm ơn các bác. Hì...
 
M

mirror_girl

Guest
9/1/06
39
0
0
mirror
Tình hình là rất tình hình. Cứ bơi mãi trong cái đống ngập ngụa này thì có mà lụt cả nút. Bác nào biết trọng tâm trọng điểm bảo bọn em cái. Học từ cái trọng tâm trước rồi học đến cái không trọng điểm sau. Hị hị.:wall:
 
T

TTRA

Guest
10/7/04
65
0
6
letrans nói:
Nghiệp vụ này bạn đã làm sai cơ bản. Bởi vì số trích lập được thực hiện ở trên số còn lại chứ không phải trên LNST. Cụ thể:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: = 5% x LNST
- QDP tài chính = 10% x (LNST - 5%xLNST)
- Quỹ đầu tư phát triển 50% (chứ không phải là 40% như bạn nói) = 50% x (LNST - số đã trích các quỹ trên)
- ...
Như vậy, việc trích lập các quỹ trong bài của bạn thực hiện như sau:

- Lãi sau thuế 800 tr
- quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%) = 40 Tr
- Quỹ dự phòng tài chính {10%x (800-40)} = 76 Tr
- quỹ dầu tư phát triển bằng 50%x 684 = 342 Tr
- quỹ phúc lợi = 80tr
- quỹ khen thưởng = 40tr
- Phần còn lại = 800 - 40 - 76 - 342 - 80 - 40 = 222 Tr cho hết vào Quỹ đầu tư phát triển (như vậy, Quỹ đầu tư phát triển = 342 + 222 = 564 Tr

letrans à theo tôi hiểu nđ 146 như thế này: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: = 5% x LNST
- QDP tài chính = 10% x (LNST - 5%xLNST)
- Quỹ đầu tư phát triển 50% (LNST - 5%xLNST)
 
L
TTRA nói:
letrans à theo tôi hiểu nđ 146 như thế này: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: = 5% x LNST
- QDP tài chính = 10% x (LNST - 5%xLNST)
- Quỹ đầu tư phát triển 50% (LNST - 5%xLNST)

Điều 22 của Nghị định 146 về cơ chế tài chính TCTDs về Phân phối lợi nhuận đối với các tổ chức tín dụng 100% vốn Nhà nước:

Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:
1. Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng.
2. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).
3. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Lợi nhuận sau khi trừ các khoản quy định tại khoản 1, 2 và 3 §iều này được phân phối theo quy định dưới đây:
a) Trích qũy dự phòng tài chính 10%; mức tối đa của qũy này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng;
b) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50%;
c) Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau:
- Trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành tổ chức tín dụng theo quy định chung đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích tối đa không quá ba tháng lương thực hiện.
- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Còn lại có nghĩa là như nào nhỉ: Không phải là LNST - các khoản đã trích trước đó chăng!!!
 
T

TTRA

Guest
10/7/04
65
0
6
Còn lại có nghĩa là như nào nhỉ: Không phải là LNST - các khoản đã trích trước đó chăng!!!
ok nhất trí với bạn.
nhưng tôi ko nhất trí với cách phân phối quỹ đầu tư phát triển như của bạn:
- Lãi sau thuế 800 tr
- quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%) = 40 Tr
- Quỹ dự phòng tài chính {10%x (800-40)} = 76 Tr
- quỹ dầu tư phát triển bằng 50%x 684 = 342 Tr
mà theo tôi
quỹ đầu tư phát triển: 50% * (800-40) = 380 chứ ko phải 342 như bạn nói
Lợi nhuận còn lại = 760 - 76-380 = 304
 
hatuanh

hatuanh

Trung cấp
15/7/06
102
0
16
43
Hà Nội
Về bài tập các bạn nêu ra tại
Nghiệp vụ 4 trong sgk chương II:
Ngân hàng nhận và hạch toán một số chứng từ do Cty KD XNK A nộp vào:
a) Séc TM số tiền 200 triệu đồng, thủ tục hợp lệ
b) Uỷ nhiệm chi số tiền 600triệu đ để thanh toán tiền hàng cho người bán có TK tại NH XYZ (cùng hệ thống)
Biết :
+TK vãng lai của cty A dư có 250 triệu đ , hạn mức thấu chi 300 triệu đ
+ lệ phí chyển tiền gồm VAt= 0,05%/ tổng số tiền chuyển
+thuế VAt = 10%
___________________________
Thế cái khoản lệ phí tiền chuyển thì hạch toán như thế nào ạ, trong trường hợp này ngân hàng thanh toán theo hạn mức thấu chi là 350tr, vậy thì chi phí chuyển tiền Cty A phải bỏ ra trả chứ? Hay được tiếp tục khấu chi vào TK (vì số tiền này không lớn?)
Trong trường hợp Cty A là người thụ hưởng séc thì số tiền được chuyển là 500 triệu, em cứ thắc mắc có trường hợp này không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA