chà, diễn đàn có vẻ thiếu hứng thú học tập hơn khi ko có Sang Vo nhỉ
dù sao ngta cũng không phải là ko có lý do và chúng ta vẫn phải tiếp tục ôn thi chứ nhỉ
Thuế TNCN bộ 1, mình cũng giống đáp án caothuyhoa và angelstarlight
xong thuế TNCN bộ 1 rồi, mình làm bộ 2 nhé!
BỘ CÂU HỎI 2:
1/ Câu trắc nghiệm lý thuyết: (30 câu)
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo pháp luật thuế TNCN:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
b. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
c. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật thuế TNCN, khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
a. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
b. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Câu 3. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào chịu thuế TNCN:
a. Tiền thù lao nhận được do tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
c. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
d. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
Câu 4. Khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây có thu nhập chịu thuế TNCN là phần vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập:
a. Thu nhập từ việc nhận cổ tức.
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Câu 5. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền đối với cá nhân cư trú là:
a. Là toàn bộ phần thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
b. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị dưới 10 triệu đồng theo từng hợp đồng.
c. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên theo từng hợp đồng.
d. Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây được xác định là người phụ thuộc theo pháp luật thuế TNCN:
a. Con 20 tuổi đang học đại học, có thu nhập từ hoạt động gia sư 400.000 đồng/ tháng.
b. Mẹ vợ 70 tuổi, có lương hưu.
c. Vợ 40 tuổi, không có thu nhập ở nhà làm nội trợ.
d. Không có trường hợp nào nêu trên.
Câu 7. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương hưu.
b. Thu nhập từ tiền lương tăng thêm do tăng năng suất
c. Thu nhập từ tiền trợ cấp một lần sinh con.
d. Thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của Bộ Luật lao động.
Câu 8. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
c. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
d. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Câu 9. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
c. Thu nhập từ trúng thưởng.
d. Thu nhập từ bản quyền.
Câu 10. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
b. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
c. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.
Câu 11. Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì theo quy định:
a. Được miễn thuế TNCN phải nộp tương ứng với mức độ thiệt hại.
b. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại
c. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
d. Được xét giảm thuế TNCN, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
Câu 12. Trường hợp Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế, có số thuế TNCN phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được xét giảm xác định:
a. Bằng số thuế phải nộp
b. Bằng mức độ thiệt hại
c. Lớn hơn mức độ thiệt hại
d. Nhỏ hơn mức độ thiệt hại
Câu 13. Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định:
a. Theo từng lần phát sinh thu nhập
b. Theo năm
c. Theo quý
d. Theo tháng
Câu 14. Không áp dụng kỳ tính thuế TNCN theo từng lần phát sinh thu nhập đối với khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ tiền lương của cá nhân không cư trú.
c.Thu nhập từ tiền lương của cá nhân cư trú.
d. Thu nhập từ trúng thưởng.
Câu 15. Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp.
b. Cá nhân đã nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế TNCN.
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 16. Theo quy định của Luật thuế TNCN, đối với cá nhân cư trú kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ thì thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
d. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
Câu 17. Thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định như sau :
a. Thu nhập chịu thuế trừ (-) Các khoản được giảm trừ
b. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế
c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
Câu 18. Mức hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN của doanh nghiệp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định như sau:
a. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí
b. Một phần số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
c. Toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
d. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
Câu 19. Cá nhân cư trú được giảm trừ khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học theo quy định.
d. Tất cả các khoản trên.
Câu 20. Mức giảm trừ gia cảnh bình quân/tháng đối với bản thân đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú:
a. 0,5 triệu đồng/tháng
b. 1,6 triệu đồng/tháng
c. 4 triệu đồng/tháng
d. 5 triệu đồng/tháng
Câu 21. Những trường hợp nào thì con của đối tượng nộp thuế được xác định là người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh ?
a. Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
b. Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng).
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 22. Đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh như thế nào?
a. Tính giảm trừ một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b. Tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh
c. Tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
d. Vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh, vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Câu 23. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá:
a. 500.000đ/tháng
b. 550.000đ/tháng
c. 630.000đ/tháng
d. 730.000đ/tháng
Câu 24. Chế độ phụ cấp được hưởng của cá nhân nào dưới đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
b. Phụ cấp tham gia công tác đoàn thể.
c. Phụ cấp quản lý trong doanh nghiệp.
d. Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc tại vùng xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu.
Câu 25. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân cư trú là bao nhiêu?
a. 2%
b. 5%
c. 20%
d. 25%
Câu 26. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng:
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Câu 27. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%.
Câu 28. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú:
a) 10%
b) 15%
c) 20%
d) 25%
Câu 29. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của cá nhân không cư trú là:
a. 1%
b. 2%
c. 5%
d. Theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
Câu 30. Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực thì việc áp dụng thuế suất thuế TNCN thực hiện theo quy định nào dưới đây:
a. Áp dụng thuế suất trung bình của các lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
b. Áp dụng thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
c. Áp dụng thuế suất thấp nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
d. Được lựa chọn bất kỳ thuế suất của một lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động để áp dụng trên toàn bộ doanh thu.
2/ Câu trắc nghiệm bài tập: (10 câu)
Câu 1. Ông X là cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN, trong tháng 3/2012 ông có thu nhập từ kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam là 100 triệu đồng. Ông X phải nuôi 1 con nhỏ và không có khoản đóng góp từ thiện nào. Số thuế TNCN ông X phải nộp trong tháng 3/2012 là bao nhiêu?
a. 1.000.000 đồng
b. 2.000.000 đồng
c. 5.000.000 đồng
d. Số khác
Câu 2. Ông C là cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN, trong tháng 4/2012 ông C tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hoá và hoạt động vận tải, tổng doanh thu của cả hai hoạt động là 500 triệu đồng (không tách riêng được doanh thu của từng hoạt động). Ông C có đóng góp 10 triệu đồng cho quỹ từ thiện thành phố Hà Nội. Vậy số thuế TNCN ông C phải nộp trong tháng 4/2012 là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng
b. 10.000.000 đồng
c. 25.000.000 đồng
d. Số khác
Câu 3. Bà M là đối tượng cư trú theo pháp luật thuế TNCN. Giả sử trong năm 2012, bà M có thu nhập từ tiền lương hàng tháng là 10 triệu đồng và không có khoản thu nhập nào khác trong năm. Bà phải nuôi 01 con nhỏ dưới 10 tuổi và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm. Số thuế TNCN bà M phải nộp trong năm 2012 là:
a. 2,64 triệu đồng
b. 4,2 triệu đồng
c. 9 triệu đồng
d. Số khác
Câu 4. Ông A là cá nhân cư trú, có tham gia nhóm kinh doanh với một số cá nhân.
- Giả sử Thu nhập chịu thuế TNCN của nhóm năm 2012 là 400 triệu đồng.
- Trong đăng ký kinh doanh có ghi rõ tỷ lệ góp vốn của ông A: 30%.
- Ông A có 2 con nhỏ.
- Trong năm ông A không phát sinh các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào.
Xác định số thuế TNCN ông A phải nộp trong năm 2012:
a. 1.680.000 đồng
b. 4.200.000 đồng
c. 5.160.000 đồng
d. 9.000.000 đồng
Câu 5. Ông Z là cá nhân cư trú tại Việt Nam, trong tháng 3/2012 ông có trúng thưởng xổ số, giá trị giải thưởng 110 triệu đồng. Thuế TNCN ông Z phải nộp là bao nhiêu?
a. 10 triệu đồng
b. 11 triệu đồng
c. Số khác
Câu 6. Giả sử trong năm 2012, Anh H có thu nhập từ tiền lương là 4,5 triệu đồng/tháng (sau khi trừ BHXH, BHYT) và tổng tiền thưởng nhân ngày 30/4, 1/5, 2/9 trong năm là 5 triệu đồng. Anh H không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm, thuế TNCN anh H phải nộp là :
a. Không phải nộp thuế
b. 295.000 đồng
c. 550.000 đồng
d. Số khác
Câu 7. Trong năm 2010, Ông A phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:
- Bán 2.000 cổ phiếu VCB với giá bán là 50.000 đồng/cổ phiếu.Giá mua cổ phiếu VCB là 35.000 đồng/ cổ phiếu.
- Bán 3.000 cổ phiếu ACB với giá 45.000 đồng/cổ phiếu. Giá mua cổ phiếu ACB là 40.000 đồng/ cổ phiếu.
- Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phiếu nói trên là 2.000.000 đồng.
Biết ông A đăng ký nộp TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Số thuế TNCN năm 2010 ông A phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là:
a. 235.000 đồng.
b. 860.000 đồng.
c. 8,6 triệu đồng.
d. Số khác.
Câu 8. Ông X là cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN, trong tháng 2 năm 2012 ông có thu nhập từ tiền công do doanh nghiệp tại Việt Nam chi trả là 10 triệu đồng. Ông X phải nuôi 2 con nhỏ và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào.
Số thuế TNCN trong tháng 2 năm 2012 ông X phải nộp là:
a. 140.000 đồng
b. 350.000 đồng
c. 750.000 đồng
d. 2.000.000 đồng
Câu 9. Ông A có thu nhập từ bản quyền tác giả do nhà xuất bản trả một lần là 120 triệu đồng. Ông A trích 10 triệu đồng ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam dioxin. Thuế TNCN ông A phải nộp với thu nhập từ bản quyền là :
a. 5 triệu đồng
b. 5,5 triệu đồng
c. 6 triệu đồng
d. Số khác
Câu 10. Chị C là cá nhân cư trú được tặng một chiếc xe máy trị giá 40 triệu đồng. Số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. Không phải nộp thuế
b. 3 triệu đồng
c. 4 triệu đồng
d. Số khác
----------------------------------------------------------------------------------
Các bạn cùng cố gắng nhé!!
đáp án tạm thời của mình là
1d 2a 3a 4b 5d 6abc 7b 8b 9b 10d 11c 12b 13b 14c 15d 16d 17a 18chưa tìm ra ^^ 19d 20c 21d 22a 23a 24d 25b 26a 27b 28c 29a 30b
và bài tập:
1c 2c 3a 4a 5a 6c 7c 8d 9b 10b