Ðề: Cuộc sống thực tế Tôi nói lên suy nghĩ của mình và của hàng triệu người đấy bác ạ. Trong thời buổi khó khăn này với một mức lương chỉ đủ bác trả tiền phòng, tiền sinh hoạt, xăng xe bla, bla... bác có nghĩ nghìn người muốn một chỗ làm ổn định và một khoản thu nhập gửi về cho ba mẹ. Bác nghĩ sao khi làm cả thuế, bảo hiểm chỉ được thêm 200k, đứng ở vị trí người lao động mà nghĩ trước khi nói.
Bạn nghĩ sao khi cũng làm những công việc như vậy, tại sao NGƯỜI KHÁC vẫn kiếm được tiền cao gấp 5-10 lần (thậm chí gấp 20 lần) bạn? Bạn phải nghĩ chứ? Do bạn tự chọn DN đó hay DN đó ép bạn làm đây? Ai đã quyết định làm việc sau khi biết mức lương thỏa thuận? Hay là vào làm rồi mà vẫn chưa biết mức thu nhập? Họ dí súng vào đầu bắt bạn phải làm ở đó à?
Tôi chẳng hiểu tại sao mọi người chỉ kêu ca trong khi mình có quyền lựa chọn. Với 200K thì bà bán trà đá chỗ tôi 1 ngày cũng kiếm gấp 2-4 lần. Vậy tại sao bạn vẫn lựa chọn công việc đó, cty đó để làm.
TẠI SAO? Tôi đã viết rất rất nhiều bài là muốn kiếm ra tiền, ko phải phụ thuộc vào người khác mà là phụ thuộc vào chính bản thân mình. Ngay việc lựa chọn công việc đã sai rồi còn kêu ca gì ai đây? Tôi ko thể hiểu được khi mọi người trong lúc phỏng vấn có quyền quyết định làm hay ko làm. Vậy mà với mức thu nhập thấp tại sao vẫn cứ đâm đầu vào làm ĐỂ RỒI LẠI KÊU CA. Hay là chỉ vì có 1 công việc trước mắt nên cứ làm bừa đi đã?
Trong thời buổi khó khăn này với một mức lương chỉ đủ bác trả tiền phòng, tiền sinh hoạt, xăng xe bla, bla...
Tại sao ko suy nghĩ ngược lại là tôi có xứng đáng nhận mức lương đó ko? Tôi có làm ra khối lượng công việc gấp 3 hay gấp 5 lần mức thu nhập đó ko ? (Luôn nhớ là DN là làm gì cũng phải có lãi, vì thế NLĐ thường phải nhận mức thu nhập thấp hơn mức họ làm ra vài lần). Nếu câu trả lời là YÉS thì tại sao ko hỏi tiếp là tại sao tôi GIỎI NHƯ THẾ mà lại ko được nhận mức thu nhập tương xứng? Tại sao tôi GIỎI NHƯ THẾ mà lại chỉ làm nơi đó? Có phải tôi lựa chọn sai ko? (Nên nhớ:
LỰA CHỌN SAI CŨNG THỂ HIỆN LÀ TÔI KÉM).
Các bạn có tin ko là có những công việc mà có khi 3 tháng đầu, thậm trí tới 6 tháng mà có nhiều người (kể cả đã từng 1-2 năm kinh nghiệm) lại
chưa kịp làm ra giá trị nào cho DN. Đó chính là cv kinh doanh, chuyên viên tư vấn,.... Khoảng thời gian 3-6 tháng đó thì NLĐ chỉ là trong giai đoạn học việc là chủ yếu, thậm trí có nhiều người kinh doanh các giải pháp lớn, phức tạp thì có khi cả năm trời ko làm ra 1 xu nào cho DN luôn. Ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chẳng hạn, ko phải ai cũng có kết quả doanh thu ngay trong thời gian đầu làm việc. Nhưng những người làm trong lĩnh vực đó lâu năm lại thường có mức thu nhập khá cao.
Hãy suy nghĩ lại mình trước đã! Chỉ có mình mới là người đáng trách mà thôi. Vì TA chọn HỌ, ko phải HỌ chọn TA (Khi phỏng vấn ta có quyền từ trối họ nếu họ ko đáp ứng được cơ mà).
....cứ tạm chấp nhận một thời gian cầm cự rùi bay cao, bay xa ạ.
Phân tích như thế này:
1. Tôi có cơ hội ở chỗ đó ko? Nếu có, tôi làm gì để thăng tiến chính tại nơi đó? (Ví dụ: Nếu tôi thực sự giỏi, tôi có thể trở thành leader, manager của cty đó ko?). Nếu ko, tôi mới nghĩ tới quyết định khác.
2. Nơi đó có nằm trên con đường tiến thân của tôi ko? Có hướng tới mục tiêu của tôi ko? Nếu có,.... Nếu ko,....
3. Công việc đó có phù hợp với tôi ko? Nếu có,... Nếu ko,...
4. v.v...
Nói tóm lại, mọi thứ phải phân tích chứ ko phải nghĩ 1 chiều thích là đi, là bỏ. Đi hay bỏ là do ta quyết định sau khi đã phân tích kỹ lưỡng, chứ ko thể là 1 quyết định kiểu sống chết mặc bay (ko có trách nhiệm với mình chứ đừng nói là với người khác). Và tôi tin là có rất nhiều DN họ cần người giỏi thực sự, làm ra khối lượng công việc thực sự nhiều. Rất hiếm có lãnh đạo cty nào lại muốn thu nhập của cty mình thấp cả. Vấn đề muốn là 1 chuyện, thực hiện được hay ko lại là 1 chuyện khác và điều đó ko phải phụ thuộc vào duy nhất 1 người mà là tất cả các thành viên trong tập thể.
hai2hai nói:
Đối xử (kể cả trong suy nghĩ) với người khác thế nào thì họ đối xử (kể cả trong suy nghĩ) với mình như thế. Câu này đúng cả 2 chiều. Mọi người tự suy nghĩ.
Câu này tôi viết ra để cả 2 phía đều suy nghĩ. Chứ ko chỉ đứng trên phương diện 1 chiều đâu.
P/S: Tôi đã từng ở vị trí NLĐ 15 năm rồi đó! Đã từng bỏ 1 số cty cũ để tìm con đường mới nhưng bao giờ cũng phân tích kỹ lưỡng sự phù hợp ở tình hình thực tế, phân tích kỹ cơ hội khi đi hay ở. Chưa bao giờ có tư tưởng "cầm cự để rùi bay xa" cả. Tất cả những nơi ra đi đều để lại những quan hệ tốt đẹp với các sếp, với đồng nghiệp,...
Tôi có 1 cậu em đồng nghiệp cty cũ. Cậu này làm ở cty thuộc hàng sao nhưng chỉ nhận mức thu nhập tầm 18-20tr/tháng (ở tầm chuyên gia thì đây là mức thấp rồi) và có nhiều thời điểm cty thiếu việc phải ngồi chơi dài nhưng cậu ấy vẫn nhận mức lương đó. Ở thời điểm đó có rất nhiều cơ hội mức cao hơn nhiều nhưng cậu đó nói em phải làm thêm 1-2 năm nữa đề bù lại mức thu nhập của em cho cty rồi "ra đi" mới "thanh thản". Và rồi sau 1 thời gian ở lại giúp sức cho cty hoàn thành các dự án lớn, cậu đó và cả cty chia tay vui vẻ thoải mái để tới chân trời mới. Tôi nghĩ cậu đó đã và sẽ tiếp tục thành công với cách suy nghĩ có trước có sau như vậy. Ít nhất cậu đó đã thành công trong con mắt của bạn bè, đồng nghiệp cũ.