Phân phối lợi nhuận?

  • Thread starter lannhu
  • Ngày gửi
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Em có tình huống này. Mong được cả nhà góp ý. Em xin cảm ơn trước ạ.:1luvu:

Cty A đtư 70% vốn vào cty B. B đtư 70% vốn vào cty C. Giữa A và B có thỏa thuận trong Điều lệ: thu nhập mà B nhận đc từ cty C phải chia cho A 70%, ko kể trong năm đó B họat động lãi hay lỗ. Vậy thỏa thuận này có vi phạm quy định nào của pháp luật ko ạ?

A, B, C đều là các DN ngàoi quốc doanh.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
lannhu nói:
Em có tình huống này. Mong được cả nhà góp ý. Em xin cảm ơn trước ạ.:1luvu:

Cty A đtư 70% vốn vào cty B. B đtư 70% vốn vào cty C. Giữa A và B có thỏa thuận trong Điều lệ: thu nhập mà B nhận đc từ cty C phải chia cho A 70%, ko kể trong năm đó B họat động lãi hay lỗ. Vậy thỏa thuận này có vi phạm quy định nào của pháp luật ko ạ?

A, B, C đều là các DN ngàoi quốc doanh.

Điều kiện : A, B, C là 3 công ty hoạt động theo Luật DN.

Xét theo Luật này, A là mẹ của B, B là mẹ của C
Luật Doanh nghiệp nói:
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;


Như vậy 3 công ty hoạt động bình đẳng trên cơ sở chủ thể pháp lý độc lập.
Luật Doanh nghiệp nói:
Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập


===> Công ty mẹ có quyền lợi nhưng cũng phải có nghĩa vụ với cty con, nhưng không có nghĩa là được quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của con. (Vì còn 30% của thành viên khác)

Luật Doanh nghiệp nói:
3/ Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Nếu có thoả thuận như vậy thì gây thiệt hại cho Cty B (Cty A có quyền hưởng lợi nhuận nhưng không chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại)

Luật Doanh nghiệp nói:
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.


Trong trường B lỗ mà vẫn có thu nhập từ C, nếu Thành viên (cổ đông) chiếm 1% của B đó kiện thì làm sao?

Ngoài ra, còn có vấn đề làm BCTC hợp nhất giữa A, B và C nữa.

Tóm lại : Nếu A và B hợp tác cùng đầu tư vào Cty C theo tỉ lệ 7/3 trên tư cách 2 cổ đông (thành viên) độc lập thì có thể thực hiện được.
Còn với lý do A có 70% trong B để chia sẻ LN thì thiếu căn cứ pháp lý.


 
N

nmhai

Guest
31/8/04
18
0
0
47
Hanoi
Xét về luật: Mọi hoạt động kinh tế nếu đúng pháp luật thì OK.
Xét về mặt kinh tế: theo CMKT 25
1. Xác định quyền kiểm soát: Ảnh hưởng của A ở B là 70% (B là ông ty con của A); Ảnh hưởng của A ở Cty C là 70% (C cúng là công ty con của A).
2. Xác định phần lợi ích.
Tỷ lệ % lợi ích của A tại B là= 70%
Tỷ lệ % lợi ích của A tại C là= 70%x70%=49%.

Theo minh là đúng vì:

Xét 2 trường hợp:

1. Giả sử lợi nhuận của B =0; lợi nhuận của C là 100
-> tổng lợi nhuận của B=0+100x70%=70.
B chia cho A là 70% theo thỏa thuận:
-> Lợi nhuận của A =70%x(0+100*70%)=0+49=49
2. Giả sử lợi nhuận B=-20; lợi nhuận C =100
-> tổng lợi nhuận của B=-20+100x70%=50.
B chia cho A là 70% theo thỏa thuận:
-> Lợi nhuận của A =70%x(-20+100*70%)=-14+49=35
-> Lợi ích ròng của B = 50-35=15
Trường hợp C lỗ tính tương tự.
Thân!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Em cảm ơn 2 bác đã góp ý. Trường hợp, các hoạt động khác của B, ngoài thu nhập thu từ C lãi thì ko ảnh hưởng gì. Em muốn xét đến khi nó lỗ cơ. Tức B kinh doanh lỗ, và chỉ có lãi từ C, gộp chung lại tất cả các hoạt động thì lỗ. Như vậy thỏa thuận trên gữa A và B có thể thực hiện đc ko? Nếu đc thì gọi là gì. Vì TH này, B lỗ thì số tiền chia cho A ko thể gọi là chia lợi nhận đc.
Mong 2 bác góp ý thêm ạ.:1luvu:

Notes: Loại trừ mọi yếu tố ảnh hưởng khác.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Ở đây em nói thu nhập là thu nhập nào, nghĩa là doanh thu hay là thu nhập nào khác vì khi DN lỗ thì làm gì có thu nhập?

Có trường hợp lỗ mà A vẫn có thể có được thu nhập từ C đó là khi giữa A và C có ký hợp đồng quản lý, theo đó, A sẽ được tính phần trăm nhất định trên doanh thu, trong trường hợp naỳ, dù C có bị lỗ, C vẫn phải trả phí quản lý cho A.

Ngoài ra có thể có các dạng hợp đồng chuyển giá khác. Tuy nhiên các hợp đồng chuyển giá là đều vi phạm luật chống chuyển giá, tuy rằng nếu hợp đồng đươcj kết cấu một cách khéo léo thì cũng khó mà pphát hiện được
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Ta có thể thấy, Công ty A có quyền và nghĩa vụ trên tư cách thành viên góp vốn của Công ty B (không liên quan đến C), hưởng lợi ích trực tiếp là 70% lợi nhuận thu được từ Kết quả HĐSXKD của B.

Thoả thuận này sẽ làm mất cân bằng lợi ích của các thành viên tham gia góp vốn. Cty A sẽ được hưởng lợi nhiều hơn thành viên khác so với tỉ lệ góp vốn.
Ví dụ B lỗ, C lãi, khi LN từ C chuyển về đủ 100% thì B có thể lãi hoặc giảm lỗ, nhưng thoả thuận này làm cho A được mặc nhiên hưởng 70% từ C mà không cần biết B lãi lỗ ra sao. Với tư cách thành viên cùng với 30% vốn còn lại của B, thoả thuận này là bất bình đẳng, trái với quy định của Luật.

Luật DN nói:
Điều 41. Quyền của thành viên
Luật DN nói:
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:
...
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
.....
d) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Trong các loại hình DN khác cũng quy định tương tự vậy (ví dụ Hưởng lãi trên cổ phần).

Luật DN được ban hành để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình Dn và các cá thể tham gia trong đó. Do vậy, Công ty phải soạn điều lệ dựa trên cơ sở luật DN, Nhà nước sẽ không chấp nhận những khoản mục nào trong điều lệ trái luật, ví dụ như trường hợp này, thoả thuận đã vi phạm quyền cơ bản nhất của thành viên tham gia góp vốn vào công ty là "Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp".
===> Không thể quy định điều khoản này trong điều lệ Công ty.

Thoả thuận này chỉ có thể đúng với luật pháp và phù hợp với ý chí của các thành viên khi quy định như sau:

- Công ty B đồng ý chuyển nhượng cho Công ty A quyền sở hữu 70% phần vốn góp của mình tại công ty C.

Lúc đó tất cả mọi chuyện đều hợp lệ, hợp pháp.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Viva nói:
Luật DN được ban hành để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình Dn và các cá thể tham gia trong đó. Do vậy, Công ty phải soạn điều lệ dựa trên cơ sở luật DN, Nhà nước sẽ không chấp nhận những khoản mục nào trong điều lệ trái luật, ví dụ như trường hợp này, thoả thuận đã vi phạm quyền cơ bản nhất của thành viên tham gia góp vốn vào công ty là "Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp".
===> Không thể quy định điều khoản này trong điều lệ Công ty.
Đồng ý với anh về điểm này. Nhưng nếu thỏa thuận này ko nằm trong điều khoản về phân phối lợi nhuận, mà nằm trong thỏa thuận chung khác thì sao ạ? (có sự chấp thuận của các chủ sở hữu khác)

Viva nói:
Thoả thuận này chỉ có thể đúng với luật pháp và phù hợp với ý chí của các thành viên khi quy định như sau:

- Công ty B đồng ý chuyển nhượng cho Công ty A quyền sở hữu 70% phần vốn góp của mình tại công ty C.

Lúc đó tất cả mọi chuyện đều hợp lệ, hợp pháp.
Giá như thực tế nó đc thế này.:bigok:

phamcung nói:
Có trường hợp lỗ mà A vẫn có thể có được thu nhập từ C đó là khi giữa A và C có ký hợp đồng quản lý, theo đó, A sẽ được tính phần trăm nhất định trên doanh thu, trong trường hợp naỳ, dù C có bị lỗ, C vẫn phải trả phí quản lý cho A
Quan hệ A-B và B-C, chứ A-C thì ko trong TH này anh ạ.:inlove:
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
lannhu nói:
Đồng ý với anh về điểm này. Nhưng nếu thỏa thuận này ko nằm trong điều khoản về phân phối lợi nhuận, mà nằm trong thỏa thuận chung khác thì sao ạ? (có sự chấp thuận của các chủ sở hữu khác)
Cái này thú thật là nằm ngoài tầm hiểu biết của mình rồi, các chuyên gia tư vấn có cao kiến gì không giải đáp giúp vậy.

Mình nghĩ rằng, xét trên nguyên tắc, kế toán phải phản ánh được tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Lannhu là người giỏi kế toán, xem trong Chế độ kế toán và các chuẩn mực có chỗ nào ghi nhận và hạch toán được việc này thì cứ thế mà làm, chắc chắn đúng luật. Còn không hạch toán được .... :error:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Viva nói:
Mình nghĩ rằng, xét trên nguyên tắc, kế toán phải phản ánh được tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xem trong Chế độ kế toán và các chuẩn mực có chỗ nào ghi nhận và hạch toán được việc này thì cứ thế mà làm, chắc chắn đúng luật. Còn không hạch toán được .... :error:
Từ cái gốc suy ra ngọn chứ nắm ngọn mà suy ngc lại thì bít ngọn nào đây anh? :wall: Bản chất nghiệp vụ quyết định việc hạch toán mà.:angel:
 
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Có gì mà phải bàn cãi nhỉ, gacon thấy B lỗ thì A làm sao mà đòi chia lợi nhuận được? Chẳng nhẽ lại đòi chia tiền nhận được?
Dù sao B mà bị lỗ thì A đương nhiên cũng bị lỗ tương ứng với phần vốn góp rồi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
gaconlonton nói:
Có gì mà phải bàn cãi nhỉ, gacon thấy B lỗ thì A làm sao mà đòi chia lợi nhuận được? Chẳng nhẽ lại đòi chia tiền nhận được?
Dù sao B mà bị lỗ thì A đương nhiên cũng bị lỗ tương ứng với phần vốn góp rồi.
Gacon đọc lại bài số 7 của tớ, và cho tớ biết thêm ý kiến nhé! Tks.:inlove:
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
lannhu nói:
Giữa A và B có thỏa thuận trong Điều lệ: thu nhập mà B nhận đc từ cty C phải chia cho A 70%, ko kể trong năm đó B họat động lãi hay lỗ. Vậy thỏa thuận này có vi phạm quy định nào của pháp luật ko ạ?

A, B, C đều là các DN ngàoi quốc doanh.
1- Tình huống của lannhu rất hay nhưng trên thực tế mình nghĩ không thể có vì trong điều lệ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không ghi chi tiết, cụ thể như trên mà chỉ Quy định việc phân phối lợi nhuận dựa vào QĐ của Đại hội cổ đông hoặc HĐ Quản trị trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh.
2- Thu nhập mà bên B nhận được từ C là lợi nhuận của B (và C đã hoàn thành tất cả mọi nghĩa vụ về thuế rồi). Phần thu nhập này đương nhiên phải được phân phối theo trình tự sau: bù đắp lỗ của B, trang trải hết các khoản phạt, chi phí không hợp lý ... rồi mới đến việc chia lãi, trích lập các quỹ (nếu có).
3- Nếu B có lãi và phần Thu nhập này được chia cho A 70% thì phần còn lại sẽ không phải của B nữa mà là của các bên góp vốn còn lại (trừ A).

Không biết có đúng ý của lannhu không nhỉ?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
hat nói:
1- Tình huống của lannhu rất hay nhưng trên thực tế mình nghĩ không thể có vì trong điều lệ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không ghi chi tiết, cụ thể như trên mà chỉ Quy định việc phân phối lợi nhuận dựa vào QĐ của Đại hội cổ đông hoặc HĐ Quản trị trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh.
2- Thu nhập mà bên B nhận được từ C là lợi nhuận của B (và C đã hoàn thành tất cả mọi nghĩa vụ về thuế rồi). Phần thu nhập này đương nhiên phải được phân phối theo trình tự sau: bù đắp lỗ của B, trang trải hết các khoản phạt, chi phí không hợp lý ... rồi mới đến việc chia lãi, trích lập các quỹ (nếu có).
3- Nếu B có lãi và phần Thu nhập này được chia cho A 70% thì phần còn lại sẽ không phải của B nữa mà là của các bên góp vốn còn lại (trừ A).

Không biết có đúng ý của lannhu không nhỉ?
Chít thật! Là ko đúng tí nào anh ạ.:biggrin:

Tình huống ban đầu theo em đã được giải quyết theo ý kín của anh VV ở bài #6. Tuy nhiên em muốn mở rộng ra như thế này:
Nhưng nếu thỏa thuận này ko nằm trong điều khoản về phân phối lợi nhuận, mà nằm trong thỏa thuận chung khác thì sao ạ? (có sự chấp thuận của các chủ sở hữu khác)

Và nữa, em muốn xét cách làm này có phù hợp với quy định của pháp luật ko, chứ ko xét theo tiền lệ ạ.:1luvu:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA