Reconciliation

  • Thread starter coolsun
  • Ngày gửi
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Mọi người ai biết nghiệp vụ Reconciliation nay trả lời giúp mình với
THANK :f_o
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

accastudent

Guest
1/4/04
53
0
0
Một định nghĩa đơn giản nhất về reconciliation chính là việc kiểm tra giữa số liệu trên sổ và thực tế tại thời điểm cuối kỳ kế toán (thông thường là hàng tháng). Ví dụ như quĩ tiền mặt và sổ quĩ, báo cáo hàng tồn kho với thực tế hàng trong kho, ...

Trong quá trình reconcile, mọi khác biệt (difference) phải được giải thích và điều chỉnh cho đúng. Ví dụ như Bank reconciliation sẽ bao gồm số dư tại ngân hàng theo sổ phụ, số dư trên sổ cái của đơn vị, các khác biệt sẽ bao gồm những khoản như séc của đơn vị phát hành hoặc séc đơn vị nhận được nhưng ngân hàng chưa thực hiện lệnh (thông thường những séc phát hành vào cuối tháng ngân hàng sẽ để tháng sau mới thực hiện), tiền lãi trên tài khoản,...

Mục đích của reconciliation là đảm bảo sổ sách kế toán phản ánh đúng thực tế. Kế toán nên làm reconciliation hàng tháng bởi lẽ để lâu hơn thì sẽ rất mệt để tìm ra các sai lệch.
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Bạn có thể nói rõ hơn 1 chút dc ko VD như chức năng này thì ai sẽ phải thực hiện kế toán công nợ hay kế toán tổng hợp hay ngân hạng Và chức năng này tương tự với chức năng nào trong kế toán VN vậy?
Thank
 
A

accastudent

Guest
1/4/04
53
0
0
Kế toán viên sẽ là những người phải làm reconciliation. Ai phụ trách về mảng nào thì sẽ phải là reconcile cho tài khoản đó ví dụ:
- Kế toán thanh toán: Bank & cash reconciliation
- Kế toán bán hàng: Debtors reconciliation
- Kế toán vật tư: Inventory reconciliation
- Kế toán công nợ: Creditors reconciliation
.....

Việc phân chia các tài khoản cho mọi người reconcile sẽ tuỳ thuộc vào số lượng tác nghiệp của người đó đối với tài khoản. Ai thường xuyên làm việc với tài khoản nào thì sẽ reoncile tài khoản đó.

Đối với công ty tôi, cuối tháng sau khi các kế toán viên đã hoàn thành xong công việc hàng tháng thì sẽ chạy Trial balance (TB). Trên cơ sở TB này mọi người sẽ reconcile và thực hiện các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.

Mình cũng chưa biết reonciliation là chức năng nào của kế toán Việt Nam đâu.
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Chú ACCA post cái form chuẩn của Bank reconciliation cho mọi người học cái nhỉ?
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Như vậy là cuối kỳ dựa vào bảng cân đối thử (trial balance) kế toán mới tiến hành Reconciliation (Ở đây tôi cứ tạm gọi là kiểm tra tính cân đối của TK không biết có đúng không). Có 2 TH xảy ra:
TH1: Nếu TrialBalance cân thì kế toán sẽ không phải làm Reconciliation nữa.
TH2: Nếu TrialBalance không cân sẽ chia trách nhiệm của từng kế toán để làm Reconciliation.
Nếu trường hợp thứ 2 xảy ra lúc đó các kế toán phụ trách từng phần hành kế toán sẽ phải làm những bước cụ thể gì ? Bạn nào biết có sách nói về phần này thì chỉ cho mình nhé (tất nhiên là tiếng Việt thôi hoặc song ngữ cũng được)
Mong được các ban giúp đỡ vì phần này mình không hiểu rõ lắm
Ah con form thi mình có 1 form này không biết có đúng ko nữa gửi các bạn tham khảo
 
K

ketoanHTX

Guest
Coolsun,
Cái form bạn post ở trên là dành cho Bank Reconciliation, theo như tôi hiểu thì Bank Reconciliation chả có liên quan gì đến Trial Balance cả, bất cứ khi nào bạn có một cái Bank Statement ( Báo cáo các giao dịch của tài khỏan) là bạn có thể làm Bank Rec
Quá trình làm bank rec tạm gọi như là kiểm tra xem những khoản tiển ra vào tại ngân hàng phù hợp với số liệu ghi trong tài khoản 111 trong hệ thống của bạn không
Những khoản tiền (nợ, có) trong Bank Statement mà không được ghi trong hệ thống của bạn sẽ được liêt kê ra. Người làm bank rec sẽ phải report lại những khoản khác biệt và lỗi

Hy vọng là những gì tôi nói không sai, ai co ý kiến gì xin chỉ giáo
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Nhờ ai giải thích cặn kẽ hộ không mình cứ nhầm lẫn quá
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Chú coolsun, chú cứ đưa ra tất cả những cái chú hỏi, anh trả lời chú trong một topic riêng
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Bổ sung chút cho Việt này :

Mọi người đã nói qua ở trên, anh chỉ góp thêm về việc không nên dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt. Cái đó du nhập từ ngoài vào và ngôn ngữ Việt nam có đôi chút khác biệt để chuyển tải đúng . Háy chấp nhận cái từ đó và hiểu bản chất là được. Đối với mọi người không biết nhưng với VL thì câu đó là câu cửa miệng không chỉ riêng cho việc làm ba cái GL reconciliation cuối tháng.

Về mặt nhận thức, không phải cứ cân về mặt số liệu là thôi không làm reconciliation mà cói đó là việc bắt buộc.Có rất nhiều sai sót trong chi tiết hạch toán mà nó vấn cân vành vạnh, Thực ra sai bét.Tuy không phải làm rec tất cả các tài khoản mà chỉ một số nhóm tài khoản trong Balance Sheet là chính nhưng công việc này mất rất nhiều thời gian của kế toán vào thời điểm trước khi đóng sổ kế toán.

Vậy reconcile là gì?Đó là cách thức kiểm tra đối chiếu để phát hiện ra các sai sót về mặt hach toán trong kỳ giữa số ghi nhận của một nội dung kinh tế trên sổ GL và chi tiết thực tế (GL reconciliation) hay giữa sổ tiền hoặc sổ nhật ký ngân hàng với bank statement.Mục đích là kiểm tra lại các số dư (Số tổng) và các ghi nhận chi tiết một cách chính xác để đảm bảo các số liệu đúng trước khi đóng sổ và lên báo cáo tài chính. Do vậy việc ra trial balance chỉ là công đoạn tiếp theo khi các phần việc làm Rec được hoàn tất.

Do anh không có mẫu ở đây nhưng lấy một VD nhỏ về bank rec và GL rec :

I.Bank reconciliation

Mẫu

Company :AMS trading Co.Ltd

Bank reconciliation
Account Number :112101 -Cash in BIDV Bank VND
Period Date :30-4-2004

Opening balance in Cashbook at 01-04-2004 :100,000 (1)
Cash payment balance (Cash out flow) : 200,000 (2)
Cash received balance (Cash in flow): 500,000 (3)

Closing balance at 29-4-2004 : 400,000 (4)

------------------
Cheque and transaction deposited but unlisted in bank Statement:XXXX
(Cheque Number, customer code ,JV number.....)

Sum :XXXX (5)

-------------------
Payment and transaction paid but not into bank statement :XXX
(Payment No, PJV No, Payee Code....)

SUM:XXX (6)

--------------
Other adjustment :0 (7)

--------------
Balance in Bank Statement at..... :400,000 (8)

Variance : (9)=1-2+3+5-6+7-8

Reason of variance :


Unreconciled amount :

Như vậy nhìn phía trên thì hoàn toàn cân, nếu không nhìn vào chi tiết của hai mục tiền đã chi nhưng chưa có trên chi tiết ngân hàng và tiền đã ghi nhận hay nộp séc của khách hàng vào ngân hàng nhưng chưa có trên chi tiết ngân hàng thì hoàn toàn sót hai khoản này.Nếu VD hai khoản này bằng nhau thì thực tế trên ngân hàng chưa có trong chi tiết mà sổ nhật ký đã ghi nhận và sót khoản giao dich này> Rec bị làm sai. Cách làm là phải đối chiếu các chi tiết giao dịch giữa hai sổ để kiểm tra lại các giao dịch ghi nhận trên sổ nhật ký tiền ngân hàng và chi tiết ngân hàng gửi để tìm ra các giao dịch này.

Cũng có thể lý do chúng ta yêu cầu ngân hàng lấy bank statement sớm chứ không nhất thiết phải lấy vào cuối tháng thì các khoản khác biệt cũng ghi nhận vào Rec.

Qua quá trình làm cái này chúng ta cũng phát hiện được các sai sót trong hạch toán của công ty, đôi khi ngân hàng cũng nhầm lẫn số vào thời điểm in chi tiết ngân hàng , nói chung từ hai phía.Sau khi làm Rec, chúng ta có thể yên tâm về sự chính xác của con số trước khi đóng sổ tiền gửi ngân hàng.

Về tiền mặt cũng tương tự, nhất là quỹ tiểu chi cũng thường hay có sự sai sót và làm Rec tương tự.

2.GL Reconciliation
Xin ví dụ một khoản là Staff Advance

Company :AMS trading Co.Ltd

Bank reconciliation
Account Number :141102 -Staff advance
Period Date :30-4-2004

Opening balance in GL:0
........
Closing balance in GL (At ...) :10,000

The details of oustanding balance :
-Mr A (Transaction description) Amount :5,000
-Vualua-Purchasing Gift for girlfriend :4,000

Sum: 9,000

Variance :1,000

Sau khi kiểm tra chi tiết các khảon tạm ứng và hoàn tạm ứng, phát hiện ra kế toán ghi sai một giao dịch là tạm ứng lại ghi thẳng vào chi phí, khoản đó trị giá 1,000.Cái đó được điều chỉnh lại bút toán đó cho chính xác tạm ứng sẽ đúng là 10,000.Nếu cân vẫn có trwừong hợp xảy ra sai sót, do vậy phải kiểm tra các giao dịch của khoản tạm ứng này trên sổ chi tiết khi làm Rec.

Cái này mình giả thích trên cách mô tả, không nằm ở việc hiểu bản chất.Em có thể tìm hiểu thêm về kiến thức làm Rec, vấn đề là làm sao hiểu được bản chất công việc là được.

Thế cái chuyện anh lên nói chuyện với anh Vinh nhà em thế nào rùi? Dạo này anh lu bu quá, em xúc tiến nối lại nhé.
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Theo mình biết ở các phần mềm kế toán các module mình không thấy có phần làm Reconciliation mà chức năng này chỉ có trong phần Banking. Như vậy mình thấy hơi trái ngược với giải thích của ACCAstudent là
"Kế toán viên sẽ là những người phải làm reconciliation. Ai phụ trách về mảng nào thì sẽ phải là reconcile cho tài khoản đó ví dụ:
- Kế toán thanh toán: Bank & cash reconciliation
- Kế toán bán hàng: Debtors reconciliation
- Kế toán vật tư: Inventory reconciliation
- Kế toán công nợ: Creditors reconciliation
....."
Thực ra có lẽ mình chưa làm thực tế và không hiểu đúng bản chất nên mới bị lẫn như thế.
Cám ơn anh Vua lua nhưng mô tả như thế em vẫn chưa hiểu được bản chất thực sự của nó. Theo như giải thích của anh thì phần Reconciliation chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp phát sinh tiền gửi tại ngân hàn. Vì vậy quá trình Rec này chỉ diễn ra giữa các TK ngân hàng ??
Như ý của anh :"Vậy reconcile là gì?Đó là cách thức kiểm tra đối chiếu để phát hiện ra các sai sót về mặt hach toán trong kỳ giữa số ghi nhận của một nội dung kinh tế trên sổ GL và chi tiết thực tế (GL reconciliation) hay giữa sổ tiền hoặc sổ nhật ký ngân hàng với bank statement.Mục đích là kiểm tra lại các số dư (Số tổng) và các ghi nhận chi tiết một cách chính xác để đảm bảo các số liệu đúng trước khi đóng sổ và lên báo cáo tài chính" em có thể hiểu ntn được không.
Trong khi ghi sổ kế toán tồn tại 2 loại sổ là sổ nhật ký 1 sổ là các sổ chi tiết.
Sổ nhật ký ghi các giao dịch phát sinh theo thứ tự thời gian.
Sổ chi tiết ghi các thông tin chi tiết về các giao dịch đã phát sinh đó
Cuối tháng hoặc cuối kỳ kế toán lập bảng chi tiết số phát sinh
Cuối kỳ kế toán lập bảng cân đối thử(TB) phải kiểm tra cân đối giữa sổ chi tiết và sổ nhật ký qua việc so sánh số liệu giữa bảng cân đối tài khoản và bảng chi tiết số phát sinh và công việc này gọi là Reconciliation. Em hiểu như vậy không biết đã đúng bản chất chưa? Nếu sai nhờ mọi người cho ý kiến
 
A

accastudent

Guest
1/4/04
53
0
0
To coooolsun,

Có thể định nghĩa của tôi có khác chút ít với định nghĩa của anh Vualua đưa ra nhưng mục đích là giống nhau. Đó là nhằm đảm bảo cho các ghi chép trên sổ (GL) phản ánh đúng thực tế.

Ngày nay nhờ vào phần mềm nên các bút toán Nợ Có hầu như không bao giờ làm cho sổ bị lệch. Tuy nhiên sổ sách kế toán lại không phải luôn luôn đúng bởi nhiều lý do vì vậy mới phải làm reconcile.

Lý do để cho sổ sách không đúng thì có nhiều (bao gồm cả do kế toán lẫn do các yếu tố bên ngoài) nên không phần mềm nào có thể tự động làm được. Các kế toán phải làm reconciliation là đương nhiên thôi.

Trong các reconciliation thì Bank reconciliation là thông dụng nhất và hay được nhắc đến nhiều nhất chứ không phải là chỉ có vậy đâu. Trong khi học lý thuyết thì người ta cũng chỉ hay đề cập đến Bank reconciliation vì tính đặc trưng của nó. Tuy nhiên trong thực hành thì tài khoản nào cũng có thể chứa đựng các yếu tố làm cho nó sai với thực tế do vậy mà cách tốt nhất là kế toán nên reconcile với các tài khoản.

Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể làm reconciliation ngon lành rồi thì mới đóng sổ vì là reconcile mất nhiều thời gian trong khi chỉ làm được vào thời điểm cuối kỳ kế toán khi các tài khoản không còn biến động. Cuối kỳ kế toán cũng là lúc phải làm hàng loạt báo cáo (báo cáo nào mà chả có thời hạn) nên nếu mất thời gian làm reconcile thì không làm được các báo cáo khác đâu. Do vậy reconcile sẽ có thể được làm sau khi khoá sổ và các sai lệch sẽ được điều chính vào kỳ kế toán sau nếu các sal lệch đó là không trọng yếu.

Cooolsun cần nhớ rằng reconcile không chỉ là kiểm tra giữa sổ cái với sổ chi tiết đâu nhé bởi vì chính sổ chi tiết của bạn cũng có thể ghi sai. Xin nhắc lại một lần nữa định nghĩa của reconcile là kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thực tế.
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
Theo mình nếu đinh nghĩa Rec là việc so sánh giữa sổ sách kế toán và số liệu thực tế thì tổng quát quá. Bạn có thể nói rõ hơn không VD sổ sách kế toán thì là loại sổ nào và số liệu thực tế ntn?
Nói chung mình vẫn lơ mơ đoạn này CHƯA HIỂU :sorry
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
To coolsun: Reconcile tiếng Việt nó gọi là đối chiếu số dư. Còn tùy đối chiếu cái gì với cái gì ta có tên gọi riêng. Hôm nọ chú ISO có hỏi anh về cái này rồi, chú cứ chờ đến cuối tuần, anh rảnh, anh develop cả form với mẫu cho chú hiểu cụ thể.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Không chính xác như em nghĩ , Anh hiểu em muốn gì bởi vì em là người viết phần mềm nên đứng ở trên góc độ nhìn nhận như vậy.

Trước hết, Reconciliation là một công việc cần làm và phải làm kể cả có dùng phần mềm hạch toán hay không. Nên hiểu là không dùng phần mềm thì vẫn phát sinh công việc đó và phần mềm chỉ là cái hỗ trợ công việc mà thôi. Tuy nhiên nếu phần mềm có cái mục Rec này thì sẽ rất tiện lợi cho người làm kế toán.

Vấn đề thứ hai, không chỉ cứ có phát sinh giao dịch trong kỳ đó mới làm Rec.
Cái này vẫn phải làm khi đóng sổ kế toán hoặc bất kỳ lúc nào do yêu cầu về công tac của doanh nghiệp đòi hỏi công việc đó phải được thực hiện.

Vấn đề thứ ba, Không cứ phải nhất nhất phân định người nào phải làm cái mục Rec này còn người kia phải làm cái kia. Cách thức ai làm cái gì và khi nào đó là do người nắm hệ thống phân định công việc ra sao. Nếu VD kế toán trưởng hay ai đó bị ốm và nghỉ việc mà họ được phân việc phải làm Rec về Good in transit thì khi họ nghỉ, kế toán tổng hợp hay kế toán nào đó có thể làm cai Rec này chứ không phải đợi anh ta đi làm mới thực hiện. Việc này có liên quan đến thời gian đóng sổ kế toán và không chờ đợi như vậy, hoàn toàn có thể chuyển hoán thay nhau làm cũng được vì bản thân nó rât minh bạch.

Còn cái việc phân định sổ như em cũng không đúng nốt, không nên áp đặt tư duy cứng nhắc là cứ phải như vậy. Thực tế hệ thống sổ sách như thế nào là do yêu cầu của vấn đề kinh doanh đòi hỏi phái có như vậy. Cứ hiểu là Rec là một công việc đối chiếu số dư cần phải làm để cho con số đó chính xác và lý giải được. Còn việc đó cũng chẳng liên quan đến viẹc em có cần in trial balance hay không nữa. Miến làm sao nó được thực hiện trước khi khóa số liệu và sử dụng các số liệu đó một cách chính xác.Có làm cái này thì yên tâm về những con số đã được làm ra.

To acca: Đúng là không nhất thiết phải làm trước khi đóng sổ, có khi đóng xong mới làm và có sai lệch điều chỉnh kỳ sau. Tuy nhiên mình nói đó là thông thường làm trước khi đóng sổ hay sử dụng số liệu. Cái đó tùy thuộc vào công việc của mỗi bộ máy kế toán và không áp đặt được. Chỉ có điều là nếu phân đinh công việc tốt thì vấn có thể đóng sổ ngay ngày cuối tháng ra báo cáo và làm rec luôn. Miến sao đừng để công việc dồn quá nhiều vào cuối tháng là được (Có thể đóng trước các module trwứoc cuối tháng, trả tiền sớm lên, trả lương trước cuối tháng,... hoàn toàn là do sự phân định công việc khoa học hay không)
 
V

viethungKT

Guest
6/6/15
32
1
8
29
Chú ACCA post cái form chuẩn của Bank reconciliation cho mọi người học cái nhỉ?
Bạn có thể tìm sách của trung tâm Vietsourcing/ sách F3 chapter 15 + làm BT bạn sẽ hiểu khá kỹ đấy.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA