Mô hình quản lý và Báo cáo tài chính đối với

  • Thread starter thanhson
  • Ngày gửi
T

thanhson

Guest
Mình rất quan tâm đến việc tổ chức thí điểm đối vơi các Công ty, Tổng công ty nhà nước hiện nay theo mô hình Công ty Mẹ - con, đây là hình thức rất mới, và cũng có thể nói kế toán tại khá phức tạp khi lập các báo cáo tài chính - Có ai biết nguồn tài liệu ở đâu - xin chỉ giáo - cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Chưa có tài liệu cho mô hình Công ty mẹ con, nhưng chúng ta hãy bàn luận về cơ chế hoạt động của nó để đưa ra cách hạch toán hợp lý.
 
C

cpa

Guest
theo toi mo hinh ke toan me con co 2 loai Loai 1: cong ty con hach toan doc lap theo 1 HTTK rieng, loai 2 : hach toan phu thuoc theo HTTK cua cty me
Phan ban quan tam chac la loai hinh cty thu 1 theo hinh thuc nay cty con duoc tu do hach toan theo 1 HTKT rieng cua minh (tat nhien la phai lam theo chuan muc ke toan) sau do cuoi quy hoac cuoi nam cac cong ty con se phai chuyen doi HTTK cua minh sang HTTK cua cty me de doi chieu tong hop so lieu. Ban co the tim tai lieu lien quan den van de nay bang cach mua 1 so dia Cd ke toan nuoc ngoai (Salomon, ACCPAC) documentation cua chung co noi den van de nay
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Sẽ tìm thêm thông tin cho các bạn thảo luận, quan trọng là quan hệ về vốn và điều hành vốn giữa các công ty con với công ty mẹ, các công ty thành viên với nhau.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Dưới đây là thông tin về mô hình công ty mẹ - công ty con

Mô hình công ty mẹ - công ty con:

Mục đích của việc chuyển đổi tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển đổi cơ chế hoạt động và quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là một mô hình còn rất mới mẻ, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc chúng tôi xin giới thiệu những điểm cơ bản về mô hình này.

Nền tảng cơ bản của mối quan hệ này là việc đầu tư và sở hữu vốn của tổng công ty ở các doanh nghiệp thành viên, trong đó tổng công ty có thể giữ 100% vốn, giữ cổ phần chi phối hoặc dưới mức chi phối; Chuyển từ cơ chế Nhà nước giao vốn cho tổng công ty rồi tổng công ty giao lại vốn cho các doanh nghiệp thành viên, sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn cho tổng công ty hoặc DNNN rồi tổng công ty hoặc DNNN đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác. Chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con vừa đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực cần thiết có sự kiểm soát của Nhà nước bằng cách giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối ở công ty mẹ; đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên tổng công ty để chuyển các doanh nghiệp này thành các công ty con hoặc đem vốn đi liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, thúc đẩy phát triển tổng công ty, doanh nghiệp thành các tập đoàn.

Quan hệ mẹ - con

Công ty mẹ sử dụng quyền chi phối để chi phối quyết định đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường các quyết định quản lý quan trọng khác của công ty hoặc sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử dụng bí quyết công nghệ tác động đến việc thông qua hoặc không thông qua các quyết định quan trọng của công ty mà mình có vốn cổ phần góp.

Công ty mẹ do Nhà nước giữ 100% vốn, hoạt động theo Luật DNNN. Công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty con, có quyền chi phối đối với công ty đó, ngoài ra công ty mẹ có thể chỉ có một phần vốn góp ở các công ty khác (được gọi là công ty liên kết). Công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa có vốn góp đầu tư, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh ở các công ty con, công ty liên kết.

Phân cấp tối đa quyền của đại diện chủ sở hữu tới cấp công ty mẹ

Công ty mẹ được tăng quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân cấp tối đa quyền của đại diện chủ sở hữu tới cấp công ty mẹ; tách bạch quyền của người quản lý sản xuất kinh doanh và quyền của đại diện chủ sở hữu nhằm tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng giữa Tổng giám đốc và HĐQT như trong một số tổng công ty hiện nay;đa dạng hoá mô hình tổ chức, không áp đặt theo kiểu "điều lệ mẫu" gây thụ động cho các tổng công ty trước đây.

Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ có gì mới so với quy định hiện hành (đối với tổng công ty và DNNN)?

Thứ nhất, một khi tổng công ty hoặc DNNN đã trở thành công ty mẹ thì công ty mẹ có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của công ty tương tự như quyền của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; có quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh; chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty.

Thứ hai, Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước và tài sản của công ty mẹ theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty mẹ.

Thứ ba, côngty mẹ được sử dụng vốn của công ty để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; quyết định thuê, mua một phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp khác; được quyền sử dụng phần vốn thu về do cổ phần hoá, nhượng bán toàn bộ một công ty con nhà nước hoặc một bộ phận của công ty con.

Thứ tư, công ty mẹ được quyết định trích khấu hao cơ bản theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình thực tế của tài sản và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định, có thể tự quyết định trích khấu hao để thu hồi vốn nhanh.

Thứ năm, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển đổi theo mô hình này có quyền quyết định mức độ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên hoặc đơn vị trực thuộc, công ty mẹ sau chuyển đổi có quyền quyết định mức độ cổ phần hoá các công ty con nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp thành viên tổng công ty chuyển thành công ty mẹ thì tổng công ty không được điều chuyển vốn và tài sản của mình ở công ty, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty.

Thứ sáu, công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần góp vốn vào các công ty con và các công ty khác, nếu các công ty này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn.

Thứ bảy, công ty mẹ được sử dụng lợi nhuận sau thuế để lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ tổng giám đốc và đầu tư bổ sung vốn cho công ty mẹ. Thứ tám, công ty mẹ được thực hiện cơ chế hạch toán đối với các hoạt động công ích do Nhà nước yêu cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu.
Công ty mẹ nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình có hội đồng quản trị (HĐQT). Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý công ty mẹ, đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty. HĐQT lựa chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với tổng giám đốc công ty. Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày và đại diện theo pháp luật của công ty; chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Giám đốc công ty con phải thực sự "vào cuộc"
Công ty mẹ chi phối công ty con với mức độ khác nhau tuỳ thuộc hình thức pháp lý và mức độ góp vốn ở công ty con.

Nếu công ty con là DNNN thì quyền và nghĩa vụ có nhiều đổi mới so với DNNN hiện nay. Công ty con Nhà nước có quyền chiếm hữu,sử dụng , định đoạt tài sản của công ty; có quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh; chuyển nhượng, cho thuế, cầm cố tài sản của công ty; đổi mới cơ chế trích khấu hao; Nhà nước, công ty me không điều chuyển vốn Nhà nước và tài sản của công ty mẹ ở công ty con theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý gồm giám đốc, phó giám đốc, bộ máy giúp việc. Giám đốc do HĐQT công ty mẹ tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng (theo thời hạn tối đa là 5 năm), chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của tổng giám đốc công ty mẹ; bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi công ty bị lỗ 2 năm liên tiếp hoặc giảm lãi liên tục từ 2 năm trở lên, trừ trường hợp lỗ hoặc giảm lãi theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc ở trong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được.

Quyền lợi và nghĩa vụ đối với các công ty con khác thực hiện theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý và điều lệ của công ty con, như: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài...

Công ty con có được đầu tư trở lại công ty mẹ không?

Theo chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ kinh nghiệm của Hàn Quốc do các tập đoàn (chaebol) đầu tư chéo lẫn nhau, không kiểm soát được dẫn đến khủng hoảng tài chính, do đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ đề nghị trong giai đoạn thí điểm chưa nên cho các công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ.

Mô hình công ty mẹ - công ty con đã thay đổi cơ bản mối quan hệ cấp tổng công ty và các công ty thành viên, với những ưu việt của mô hình này nhiều nhà quản lý hy vọng nó sẽ sớm đi vào cuộc sống./.
 
H

hoaiblack

Guest
20/5/04
16
0
0
HI,
Xin cho tôi hỏi bao nhiêu mới gọi là chi phối?
Theo tình hình hiện nay, công ty mẹ chỉ có thể chi phối thông qua người đại diện của mình tại công ty mà minh góp vốn. Liệu công ty mẹ có chi phối nổi không? Bởi vì HĐQT hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu, cho dù bạn nắm chủ tịch HDQT khi bạn quyết một vấn đề gì mà 4 người còn lại không quyết thì cũng không được thông qua đâu?
Nếu vậy, có thực hiện được những điều bạn vừa nói trên không?
Tôi nói cho bạn nghe, thậm chí nói những đơn vị con nộp BC nhanh theo thông tư 64, tụi nó còn chưa muốn nộp nữa.
Hiện nay, cty mẹ - cty con rất phức tạp chứ không đơn giản như những bạn vừa nêu trên đâu và BTC của chưa ra văn bản để hướng dẫn thực hiện về vấn đề này .
Ý kiếncác bạn như thế nào
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Mẹ là mẹ, con là con hay vẫn là mẹ bồng con nhỉ? Vẫn còn mập mờ cái mô hình này lắm, vì con đã lớn muốn tách ra khỏi mẹ mà mẹ lại chưa muốn dứt con ra, hay là ngược lại? cho nên cứ loanh quanh mãi, chưa có nổi 1 văn bản nào hướng dẫn cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên theo tinh thần thì có thể hiểu được mục đích của mấy bác làm chính sách là muốn giảm gánh nặng của sở hữu Nhà nước, tăng sở hữu tư nhân, đa dạng hóa sở hữu từ đó tăng hiệu quả của hoạt động của vốn. Thực tế thế nào thì phải chờ 1 thời gian nữa mới biết được.
 
I

ITDOAC

Guest
Xin cho tôi hỏi bao nhiêu mới gọi là chi phối?
Theo tình hình hiện nay, công ty mẹ chỉ có thể chi phối thông qua người đại diện của mình tại công ty mà minh góp vốn. Liệu công ty mẹ có chi phối nổi không? Bởi vì HĐQT hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu, cho dù bạn nắm chủ tịch HDQT khi bạn quyết một vấn đề gì mà 4 người còn lại không quyết thì cũng không được thông qua đâu?
Nếu vậy, có thực hiện được những điều bạn vừa nói trên không?
Tôi nói cho bạn nghe, thậm chí nói những đơn vị con nộp BC nhanh theo thông tư 64, tụi nó còn chưa muốn nộp nữa.
Hiện nay, cty mẹ - cty con rất phức tạp chứ không đơn giản như những bạn vừa nêu trên đâu và BTC của chưa ra văn bản để hướng dẫn thực hiện về vấn đề này .

Bài của pác HyperVN từ giữa năm 2003, nghĩa là trước luật DNNN 2003 và một số chuẩn mực kế toán về đầu tư vào Cty liên kết, Cty con, Cty liên doanh,... tới 5 tháng.

Bạn chịu khó tìm đọc các văn bản này, nếu vẫn không hiểu mới hỏi nhé?
Tất nhiên CP phải ban hành NĐ và BTC phải ban hành nhiều TT hướng dẫn, nhưng những vấn đề chung mà bạn nêu có thể tham khảo từ các văn bản trên.
 
I

ITDOAC

Guest
Mình rất quan tâm đến việc tổ chức thí điểm đối vơi các Công ty, Tổng công ty nhà nước hiện nay theo mô hình Công ty Mẹ - con, đây là hình thức rất mới, và cũng có thể nói kế toán tại khá phức tạp khi lập các báo cáo tài chính - Có ai biết nguồn tài liệu ở đâu - xin chỉ giáo - cảm ơn.

Hy vọng khỏang tháng 7-9 này, sẽ có nhiều văn bản về những vấn đề này.
 
Q

quocsu4594599

Guest
30/10/03
17
0
0
Các bạn thân mến


Tôi mới vào nghề nên có thể chwa hiểu. Nhung tôi cú nghĩ rằng Kế toán cần gì phải Nợ - Có cho phúc tạp. Tại sao không gọi là Tăng - Giảm cho dễ hiểu.
 
Q

quocsu4594599

Guest
30/10/03
17
0
0
Các bạn thân mến


Tôi mới vào nghề nên có thể chwa hiểu. Nhwng tôi cú nghĩ rằng Kế toán cần gì phải Nợ - Có cho phwc tạp. Tại sao không gọi là Tăng - Giảm cho dễ hiểu.
Nếu đwợc nhw vậy thì có thể cải cách lại việc tiếp cận môn Kế toán.
Rất mong muốn đwợc các bạn chỉ giáo
Tôi xin cám ơn rất nhiều
QUOC SU
 
H

hoaiblack

Guest
20/5/04
16
0
0
Tôi thấy hình như các bạn chưa rành về vấn đề này cho lắm.
Những câu hỏi tôi nêu ở trên đó không có bất kỳ một văn bản nào nói rõ kể cả những chuẩn mức kế toán VN về báo cáo tài chính hợp nhất... Và tất cả những câu hỏi mà tôi nêu ra ở trên là thực tế các doanh nghiệp đang triển khai mô hình cty mẹ - con mắc phải đó. Nói nhu Bạn ISo, hình như là bạn chưa thực tế làm về vấn đề này nên bạn không hiểu câu hỏi của tôi. Tôi xin thưa với bạn rằng tôi là Kế toán tổng hợp của một trong những TCT mà Thủ tướng cho phép đầu tiên triển khai mô hình cty mẹ - cty con. Tôi nêu lên những vấnđề trên, để các bạn trong diễn đàn nghiên cứu đưa ra cách giải quyết chứ không như cách trả lời thiếu tinh thần xây dựng của bạn Iso nhé.
Vậy theo bạn Iso, bạn đã đọc rất kỹ những văn bản trên, bạn giải đáp giúp mình những câu hỏi trên chắc là được chứ. Tôi đã các văn bản mà nói rồi, nhưng chắc có lẽ chưa có sự thông minh như bạn nên tôi không hiểu. Bạn giúp mình nhé?
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Đang stress vào định giải sầu 5 phút thì gặp đúng em Hoaiblack, em thuộc loại aggressive số một. Câu hỏi của em rất dễ nếu em đọc IAS. Anh của em không biết tý gì về VAS nhà em, nhưng được cái lại biết về IAS. Em tìm đọc IAS về đoạn consolidation xem nhá. Xem xong, có gì không hiểu nữa thì hỏi lại anh. Anh đảm bảo trả lời tất cả các câu hỏi mà em muốn hỏi. Consolidation không có gì khó cả mà để em phải nóng với ISO thế. Mà anh thật, VAS đang trong quá trình xây dựng, nhưng nếu công ty em có cơ chế tài chính rõ ràng, đăng ký với MOF về chế độ kế toán, em còn gì phải lo nữa?

Thôi, đọc IAS trước đã, rồi anh giải đáp luôn thể, không thì chờ em ketoan@ thi xong rồi em ý trả lời. Em ketoan@ cực siêu về khoản này.
 
H

hoaiblack

Guest
20/5/04
16
0
0
Thưa anh Sans,
Thứ nhất, tôi xin nói với anh IAS tôi đọc rồi, tôi đọc từ khi các anh chưa quan tâm đến vấn đề consolidated. Thứ hai, công ty tôi là DNNN không có được đăng ký chế độ kế toán riêng với MOF như mấy anh nước ngoài đâu nhé. Tôi dám bảo đảm với anh rằng, IAS khi áp dụng vô thực tế Việt Nam mình thì không được đâu. Những vấn đề về IAS 27 tôi nắm tương đối vững nhưng những vấn đề thực tế của nền kinh tế VN nó rất khác xa với những gì chỉ đơn giản của IAS 27 đâu. Những vấn đề tôi nêu lên là những vấn đề thực tế, tôi cần các bạn tư vấn các giải quyết chứ không phải là nguyên lý lý thuyết ạ. Ngay cả Mof còn chưa đưa ra thông tư hướng dẫn hợp nhất báo cáo tài chính mà nhưng thực tê công ty tôi đã hoạt động theo mô hình này hơn 1 năm rồi, chính vì đó ta không nên bàn chuyện lý thuyết của nền kế toán việt nam mà chúng ta nên care tới chuyện giải quyết thực tế. Mà chắc anh Sans chưa làm về vấn đề này, nên oàn là nói chuyện lý thuyết. Nếu anh Sans đã làm về vấn đề nay trong một TCT nhà nước Việt Nam thì sẽ có một số suy nghĩ tương đồng với tôi thôi. Mà thôi nhớ tôi tham gia mục này không lầm mà (Kế toán tài chính")
Xin nói riêng với anh Sans, cách xưng hô của anh hơi bị thiếu lịch sự quá, anh có chắc là lớn tuổi hơn tôi không mà gọi tôi là em một cách trịch thượng vậy.
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Who care? Chuyện lịch sự tôi nhắc lại là tôi không cần quan tâm ở trên mạng. Tôi không quan tâm đến vấn đề tuổi tác trên diễn đàn. Cái quan trọng đối với tôi hơn là viết cái gì. Nếu chẳng may có gặp chị ngoài đời, chuyện thủ tục xã giao là chuyện nhỏ đối với tôi. Thế nên chị đừng thắc mắc chuyện đấy trên mạng với tôi không thì chị chỉ bực mình thêm thôi.

Nếu chị chỉ nghĩ rằng IAS về consolidation không thể áp dụng được ở Việt Nam thì tôi nói với chị là chị nhầm. Còn chị chỉ biết đến công ty chị thì chằng cần phải bàn nữa. Tôi có làm hay chưa thì tôi không cần phải trình cho chị bởi vì chị là ai mà tôi phải trình. Ở trên này, nguyên lý của tôi là đưa thêm thông tin về những cái tôi biết.

Còn nói chuyện MoF ở đây là vấn đề nếu chị còn đang vướng mắc về chế độ kế toán, chị có thể liên hệ trực tiếp với MoF, đưa ra cách mà chị muốn làm, hoặc đơn giản là chị có thể tuân theo IAS và chị đăng ký trước với MoF. Tại Việt Nam, MoF đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán, chính vì vậy các vấn đề chưa động đến chị có thể làm công văn giải trình, họ sẽ phúc đáp. Hầu hết các công ty, tổng công ty lớn, có một số vấn đề luật chưa rõ ràng hoặc chồng chéo, họ làm kiểu này

Tôi nói thật, tại sao khi làm một việc, cái đầu tiên mà mọi người nghĩ là khó lắm, Việt Nam tình thế nó khác xa với quốc tế. Tại sao các công ty nước ngoài họ đến Việt Nam họ consolidate được? Việt Nam không? Vướng mắc về vấn đề sở hữu hay chính bởi vì các chị không muốn làm đến nơi đến chốn? Không có gì không thể, quan trọng hơn là cách nghĩ của con người.

Trong vấn đề quyết định các vấn đề nội bộ, việc biểu quyết của HĐQT khác hẳn với việc chị consolidate báo cáo tài chính nhá. Cái câu hỏi của chị là việc không đồng nhất giữa biểu quyết trong HĐQT thì nó liên quan đến consolidation thế nào? Hai cái đấy nó chưa liên quan trực tiếp và là hai vấn đề rất khác nhau. Việc consolidation thì chị cứ việc chiểu theo luật với lại phần trăm góp vốn và các điều kiện khác theo luật. Chả có gì phức tạp trừ phi chị làm nó rối rắm thêm.

Còn chị thích aggressive, thì sẽ được trả lời aggressive. Một cái nick thì không có quan hệ xã hội. Chị nhớ một điều như thế.
 
I

ITDOAC

Guest
Cứ nghĩ bạn Hoaiblack đang tìm hiểu cho biết về mô hình Cty mẹ Cty con, ai ngờ bạn lại làm việc trong mô hình này. Chẳng trách mà bạn có quá nhiều bức xúc. Nhưng bạn ạ, Chúng ta có thể thư giãn để bình tĩnh trước khi trao đổi được không?
Mô hình Cty mẹ con là mới tại VN, nên không riêng gì bạn, Tổng Cty của bạn mà tất cả dân kế toán VN cũng đang mày mò tìm hiểu và BTC cũng đang phối hợp với các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm để xây dựng hoàn thiện cho các chuẩn mực, qui định của VN về loại mô hình này (chẳng thế mới có thí điểm tại các tổng Cty như Tổng Cty bạn).

Quay lại từng vấn đề ở bài đầu tiên của bạn.
Xin cho tôi hỏi bao nhiêu mới gọi là chi phối?
Cái này luật và chuẩn mực có nêu rõ nên tui nghĩ không cần nói lại.

Theo tình hình hiện nay, công ty mẹ chỉ có thể chi phối thông qua người đại diện của mình tại công ty mà minh góp vốn. Liệu công ty mẹ có chi phối nổi không? Bởi vì HĐQT hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu, cho dù bạn nắm chủ tịch HDQT khi bạn quyết một vấn đề gì mà 4 người còn lại không quyết thì cũng không được thông qua đâu?

Việc chi phối của Cty mẹ tại Cty con ntn?.
Hình như cách điều hành tại các Cty con của bạn chưa đúng theo luật hướng dẫn. Cái cách bỏ phiếu 4 người > 1 người theo nguyên tắc số đông để quyết định vấn đề là cách làm từ trước đến nay, chứ đâu phải theo tinh thần của luật Doanh nghiệp áp dụng cho các Cty Cổ phần, Cty TNHH,...

Lấy ví dụ của bạn về thời hạn nộp BCTC của Cty con nhé:
Nếu Cty mẹ cho rằng Cty con cần phải nộp BCTC về Cty mẹ trong thời hạn 60 sau khi kết thúc niên độ kế toán, Vấn đề này, Cty mẹ đánh giá là quan trọng và để yêu cầu các Cty con phải thực hiện nghiêm túc, thì phải được đưa vào nghị quyết của HĐQT (hoặc ĐHCĐ) thậm chí có thể qui định cụ thể trong Điều lệ của Cty con. Khi đó Cty mẹ nắm giữ >50% vốn góp nghĩa là có trên 50% quyền biểu quyết để chi phối về vấn đề này.

Tất nhiên tui cũng chưa có điều kiện làm việc tại Cty theo mô hình Cty mẹ - Cty con nên cũng nói dựa trên lý thuyết thôi. Nhưng tui nghĩ, tại Tổng Cty của bạn vấn đề là do cơ chế điều hành và con người thực hiện, vì bạn biết đó các chuẩn mực về kế toán kiểm toán việc nam hiện nay đây tham khảo và xây dựng trên các hệ thống chuẩn mực quốc tế.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Chào diễn đàn,

Thực ra thì mọi người đang thấy vướng mắc ở khâu nào nhất ?
Đưa ra từng vấn đề một, ta cùng bàn, nhiều cái đầu cùng góp lại thì tốt hơn mà .
Cứ bàn liên miên thì bao giờ cho hết được .

Các IAS có liên quan là:
IAS 24-công bố về các bên liên quan (Related party disclosure)
IAS 27 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào các công ty con (Consolidated financial statements and subsidiaries).
IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào các đơn vị liên kết (Accounting for investements in Associates)

Đấy là tàm tạm về mấy cái IAS chính, còn về luật Việt nam quy định thế nào thì trong số mọi người đây, ai đó có biết các thông tư, chính sách gì liên quan thì "share" cùng nhau với .

Tôi thì không "xiêu" tí nào như bác Sans nói đâu, nhưng biết thì thưa thốt còn không thì vẫn ngồi dựa cột nghe mọi người thôi, và mong muốn bổ sung thêm mọi kiến thức liên quan đến cái nghề nhà họ "KẾ" nói chung .

Ketoan@
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA