Cho em hỏi về phần chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter ThanhPhu
  • Ngày gửi
T

ThanhPhu

Guest
16/1/04
9
0
0
HCM
www.dichvuhosting.com
Các bác giúp dùm em với:
Giả sử khi mua hàng bằng USD tỷ giá 15.000 em định khoản thế này
Nợ 1561 Có 331 1.500.000 (100USD)

Khi em thanh toán được chiếc khấu 10 USD tỷ giá lúc thanh toán là 16.000 em định khoản như thế này không biết đúng không:

Nợ 331 Có 711 150.000
Nợ 413 Có 711 10.000

Nợ 331 Có 1112 1.350.000
Nợ 413 Có 1112 90.000

Như vậy có đúng không ạ nhờ các bác giúp cho .

Thanks !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ngohome

Guest
11/5/04
8
0
0
Chao ThanhPhu

Các bút toán có vẻ như đúng về mặt số dư, tuy nhiên theo ý mình thì 2 bút toán cuối nên là :

N 331 C 1122 : 1,440,000
N 413 C 331 : 90,000

Vì sự CL tỷ giá này liên quan đến khoản công nợ nhiều hơn ???

Vài lời tham khảo cùng bạn.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
theo mình thì có 2 TH

+ Có sử dụng giá hạch toán
Nợ 152 : Giá HT
Nợ TK 133 : Giá TT
Nợ (có ) TK 413: CL
Có 331 : Giá TT

Khi hưởng chiết khấu :
Nợ 331 : Giá TT
Có 711 : Giá TT

+ Không sử dụng giá hạch toán
VD
Khi mua hàng : 10 sp, đơn giá 20 $, VAT 5% , tỷ giá 15.000
Nợ 152,156..: 3.000.000
Nợ TK 133 : 150.000
Có TK 331 : 3.150.000

Khi thanh toán: tỷ giá 16.000
Chiết khấu 10 $
Nợ 331 : 2.990.000
Nợ 112: 2.990.000
chiết khấu
Nợ 331 : 160.000
Có 711 : 160.000

Khoản này hạch toán thế nào cũng không chốn được thuế TNDN vì vậy HT sao cũng được cả .
:pepsi: :bia :dzo :ak :dog3 :wall
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Anh đề nghị các cô các chú khi hỏi thì post kèm cho anh cái tên tài khoản cái. Anh không nhớ được tên tài khoản với số tài khoản trong VAS nên cũng chịu chả biết các cô các chú làm đúng hay sai. Giúp anh tý nhá
 
zeny

zeny

Người mê chơi nhất
3/10/03
113
0
16
42
Biên Hoà
Cho em hỏi thêm 1 tí nữa nha! Có ai gặp trường hợp 1 cty mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau rồi chuyển tiền từ ngân hàng này qua ngân hàng khác chưa ? Các ngân hàng khác hệ thống nên khi làm lệnh chuyển tiền từ ngân hàng A qua ngân hàng B thì sau 2 ngày ở ngân hàng B mới nhận được , vây trong 2 ngày đó tiền sẽ được hạch toán như thế nào khi xảy ra chênh lệch tỷ giá ( điều đượng nhiên xảy ra ). Em nghĩ là đưa vào 113 "tiền đang chuyển" nhưng không biết có được không ?
Mọi người có ý kiến gì không ?
:talk
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Tại sao chú phải làm thế? Khi chú có tiền ở hai ngân hàng, chú làm lệnh chuyển tiền, chú cứ lấy chứng từ debit vào cái tài khoản ngân hàng A ngay khi có chứng từ. Thế còn tiền ở Ngân hàng B trên sổ kế toán chứ cứ credit cho anh. Đến cuối tháng, có bank statement, trường hợp số dư không khớp chú quẳng cho anh vào bank reconciliation cho anh. Chú có bank statement hàng ngày đâu mà lo. Giả sử hàng ngày chú có chuyển hàng ngàn khoản, nếu làm như chú, riêng việc cứ post qua post lại cái tài khoản tiền đang chuyển là anh thấy hơi bị vui tay rồi.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Vụ hạch toán ngoại tệ thật là rắc rối, rất nhiều người đọc thông tư, văn bản... nhưng hình như là khó hiểu quá. :wall
1/Không có lý do gì để doanh nghiệp được hưởng khoản chiết khấu thanh toán lại phải đưa vào thu nhập khác ->phải chịu thuế thu nhập cho khoản này.
2/Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh đưa thẳng vào tài khoản 635-Chi phí tài chính hoặc TK515-Doanh thu hoạt động tài chính. Bác nào nói đưa vào TK 413 xin đưa ra văn bản hướng dẫn mà phải mới hơn thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002.
Tại sao không hạch toán khoản chiết khấu thương mại như sau:
Nợ TK 331-Phải trả người bán-Tỷ giá giao dịch thực tế
Có TK 156-Hàng hoá-Tỷ giá giao dịch thực tế
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Originally posted by zeny@May 11 2004, 05:43 AM
Cho em hỏi thêm 1 tí nữa nha! Có ai gặp trường hợp 1 cty mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau rồi chuyển tiền từ ngân hàng này qua ngân hàng khác chưa ? Các ngân hàng khác hệ thống nên khi làm lệnh chuyển tiền từ ngân hàng A qua ngân hàng B thì sau 2 ngày ở ngân hàng B mới nhận được , vây trong 2 ngày đó tiền sẽ được hạch toán như thế nào khi xảy ra chênh lệch tỷ giá ( điều đượng nhiên xảy ra ). Em nghĩ là đưa vào 113 "tiền đang chuyển" nhưng không biết có được không ?
Mọi người có ý kiến gì không ?
:talk
Theo dõi tỷ giá thế nào mà lại phát sinh ra chênh lệch chuyển ngoại tệ từ ngân hàng này sang ngân hàng kia vậy, thao tác này giống việc rút tiền túi áo ngực bỏ vào túi quần, thế thì làm sao nó lại tự đẻ ra tiền hoặc tự hao hụt đi được????? Chỉ khi nào tiền ra khỏi túi bạn vào túi người khác, hoặc tiền từ túi người khác chui vào túi bạn thì lúc đó hãy tính chênh lệch!!!!

Thời gian chễ có thể theo dõi trên TK tiền đang chuyển: căn cứ ủy nhiệm chi hoặc lệnh chuyển tiền: ghi giảm TK Ngân hàng 1 (ngân hàng rút tiền) ghi tăng tiền đang chuyển, khi đi ngân hàng 2 lấy sổ phụ về mà có khoản tiền này chui vào TK của Công ty khi đó mới hạch toán tăng TK Ngân hàng 2 (ngân hàng báo có) ghi giảm tiền đang chuyển.

Theo dõi qua tài khoản tiền đang chuyển là rất tốt vì bạn đã ghi nhận sát sao cả thời gian trễ trong dòng vận động của Tài sản, trường hợp có chuyển sai tài khoản thì cũng chẳng sợ phải sửa bút toán.
 
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
Nó thực sự là có chênh lệch đó bác Hyper, chẳng hạn em có 1000 USD ở TK NH A với tỷ giá là 15000 nhưng khi em chuyển ngoại tệ sang NH B thì thằng NH B nó lập tức bán 1000 USD của em ra VND với tỷ giá 16000 như vậy không phát sinh chênh lệch sao được
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Nhưng đồng chí vẫn còn nguyên 1000 USD trong TK ngân hàng chứ đúng không? (TK Ngoại tệ chứ không phải TK tiền Việt Nam) còn việc nó ấn định tỷ giá thế nào đâu có quan trọng????? Chẳng nhẽ tiền không phải của nó mà Ngân hàng cũng kinh doanh được qua chênh lệch hay sao?
 
R

RUOK

Guest
28/3/04
92
1
0
Tôi cũng không hiểu tại sao nhưng ngân hàng tôi (không biết tất cả các ngân hàng khác có thế không) họ tự động bán USD của tôi ra tiền VND luôn mà không cần phải hỏi ý kiến doanh nghiệp (họ giải thích rằng doanh nghiệp Vietnam không được phép giữ USD trong tài khoản nếu không dùng để chuyển ra nước ngoài ???). Tôi cũng tham khảo một số ngân hàng rồi họ cũng trả lời như vậy (có ngân hàng thì bắt doanh nghiệp phải bán ít nhất 1/2 số USD, số còn lại nếu không sử dụng họ sẽ bắt bán nốt), hình như họ sợ các doanh nghiệp đầu cơ thì phải.
 
B

BachVe

Guest
Theo ngu kiến của tại hạ thì, dùng TK 635 và TK 515 để phản ánh chênh lệch tỉ giá. TK 413 dùng để đánh giá lại TK có gốc ngoại tệ.
Nghiệp vụ trên tại hạ xử lý như sau:

Khi mua hàng:
Nợ 156/ Có331 : 1.500.000

Khi thanh toán:
Phần được hưởng chiết khấu:
Nợ 331/ Có 515 : 150.000 (=10USD * 15.000)

Phần phải thanh toán còn lại:
Nợ 331 : 1.350.000 (=1.500.000-150.000)
Nợ 635 : 250.000 (chênh lệch tỉ giá)
Có 112 : 1.600.000 (=100USD * 16.000)
:f_o :bia
 
C

coolsun

Guest
25/2/04
38
0
0
"Tại sao chú phải làm thế? Khi chú có tiền ở hai ngân hàng, chú làm lệnh chuyển tiền, chú cứ lấy chứng từ debit vào cái tài khoản ngân hàng A ngay khi có chứng từ. Thế còn tiền ở Ngân hàng B trên sổ kế toán chứ cứ credit cho anh. Đến cuối tháng, có bank statement, trường hợp số dư không khớp chú quẳng cho anh vào bank reconciliation cho anh. Chú có bank statement hàng ngày đâu mà lo. Giả sử hàng ngày chú có chuyển hàng ngàn khoản, nếu làm như chú, riêng việc cứ post qua post lại cái tài khoản tiền đang chuyển là anh thấy hơi bị vui tay rồi. "
Cho này em thấy rất hay khác với KT VN anh có thể giải thích rõ hơn không?
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Đính chính một chút về phần chiết khấu, bài viết phía trên của Virgin có phần sai. Sau đây mình xin ghi lại phần hạch toán các khoản chiết khấu như sau :

chiết khấu được chia làm 2 loại:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm tiền cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Cách hạch toán khoản chiết khấu thương mại
Đối với người bán
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
Hạch toán:
1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112...
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
2. Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại
Đối với người mua
Nợ TK331-Phải trả người bán.
Có TK152,153,156.

Cách hạch toán khoản chiết khấu thanh toán:sử dụng tài khoản thu chi tài chính.
Đối với người bán
Nợ TK 635 –Chi phí tài chính.
Có TK 131-Phải thu khách hàng
Đối với người mua
Nợ TK 331-Phải trả người bán
Có TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính.
Chứng từ để hạch toán chính là điều khoản của hợp đồng mua bán và chứng từ chi tiền.

Vậy đối với người mua, điểm khác biệt lớn nhất giữa Chiết khấu thương mại (CKTM) và Chiết khấu thanh toán (CKTT) là : CKTM làm giảm giá gốc hàng hoá mua vào, CKTT không làm giảm giá hàng hóa mua vào mà làm tăng thu nhập tài chính của doanh nghiệp.

Về phần hạch toán khoản chiết khấu thanh toán có liên quan đến chênh lệch tỷ giá mà bạn Thanh Phú có hỏi, Virgin đề nghị hạch toán như sau:

Khi mua hàng: tỷ giá giao dịch là 15.000
Nợ 1561 Có 331 1.500.000 (100USD)

Khi thanh toán được hưởng chiết khấu thanh toán 10USD, tỷ giá giao dịch là 16.000
Phần chênh lệch ghi:
Nợ 331-Tỷ giá ghi sổ kế toán*10USD
Có 515-Tỷ giá giao dịch thực tế
Nếu có chênh lệch sẽ phản ánh vào 635 hoặc 515.
Phần thanh toán ghi:
Nợ 331-Tỷ giá ghi sổ kế toán*90USD
Có 111,112-Tỷ giá ghi sổ kế toán*90USD
Phần chênh lệch so với tỷ giá giao dịch sẽ hạch toán vào 635 hoặc 515.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Trước hết, VL đứng quân xanh giống Sansvề việc mọi người không ghi nội dung tên TK ra mà toàn dùng bằng số. Nhớ ba cái đó cho nhức đầu, mà nếu có trên 1000 TK thì chẳng mấy mà thành thần kinh.cách tốt nhất là cứ đưa thẳng tên nội dung kinh tế đó ra là hay nhất.

Việc hạch toán tỷ giá là một nghiệp vụ rất khó, không đơn giản chút nào .Điều này mọi người nên cẩn trọng là tốt nhất.Việc hạch toán này phải xem xét vấn đề luật định quy định thế nào nữa, có cái du zdi đựoc còn có cái bắt buộc phải tuân theo quy định nếu không muốn sự phiền toái với cơ quan thuế và BTC.

VL chỉ đưa ra hai vấn đề hạch toán cơ bản đó là hạch toán chênh lệch tỷ giá realized và unrealized .

Với việc hạch toán tỷ giá thực tế, mọi cái rất dễ dàng. Theo quy định hiện hành thì việc lấy tỷ giá phát sinh vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, có thể hạch toán trực tiếp trên nghiệp vụ đó hoặc theo cách của Sans cũng đúng.

Nếu hạch toán vào thẳng nghiệp vụ, lấy một VD: Nếu mua hàng của bạn hóa đơn ghi 1,500,000 tương đưong với tỷ giá 15,000/USD.Nếu sổ sách ghi nhận bằng nguyên tệ VND thì trị giá hàng đó là 1,500,000(VD là một cái điện thoại). khi thanh toán thì phải trả một khoản là 1,600,000 VND vì tỷ giá tăng. Có thể hạch toán như sau :

Ghi nợ TK chi phí vật dụng văn phòng nhỏ (Cái điện thoại đó):1,5tr
Ghi nợ TK chênh lệch tỷ giá thực tế-Mua hàng, hoặc chi phí hoạt động tài chính (không đúng lắm đâu), lỗ tỷ giá.... tùy Setup hạch toán :100,000

Ghi có TK tiền nếu mua bằng tiền hoặc ngân hàng nếu chuyển khoản :1,600,000

Với các khoản chênh lệch tỷ giá đồng sang đô và ngược lại. Cũng ghi bút toán tương tự và hoàn toàn có thể chấp nhận được bút toán đó.

Nếu hệ thống ghi nhận một tỷ giá cố định thì vấn đề có khác. Nó sẽ bao gồm chênh lệch tỷ giá khi chuyển kỳ kế toán cho cả sổ và bút toán chênh lệch tỷ giá của một giao dịch so với hệ thống. Điều này phải đặt vào tình huống cụ thể.

Còn CL tỷ giá unrealized thì sao? VL này nhớ có một lần công ty chuyển đơn vị hạch toán từ USD sang đồng VN. Có bao nhiêu vấn đề có liên quan đến hạch toán và phải nhờ đến BTC hướng đẫn mới hạch toán nổi. Mỗi một khoản mục tài sản trên BS cách hạch toán hoàn toàn khác nhau. VD như tồn kho hay TSLD thì được phép tính theo tỷ giá ngày chuyển sổ, nhưng TSCĐ thì tính theo tỷ giá nguyên thủy ban đầu hình thành, phần chênh lệch tỷ giá (To khủng khiếp, gần bằng TSCĐ) gom thành một cục vứt nguyên trên mục TS đợi đến khi kết thúc hoạt động tại VN thì mang ra quyết toán cái đám này.

Nói chung về vấn đề này nên có cụ thể giao dich thì sẽ dễ hơn cho việc phân tích nghiệp vụ.Mọi ngườig có thể tham khảo thêm hướng dẫn hạch toán về chênh lệch tỷ giá của BTC.Đôi khi sai kết quả thật khó lường.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Anh Vualua nói đúng đó, trong việc xác định chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cần phải có trường hợp cụ thể thì mới có thể giải quyết được.

Ví dụ như trong trường hợp NGÂN HÀNG A chuyển tiền quan NGÂN HÀNG B theo lệnh chuyển tiền của Công ty, cần phải đặt ra các giả thuyết sau:

1. Trường hợp NH B chấp nhận giữ tiền của bạn dưới dạng USD mà không bắt bạn mua ngay sang tiền VND, nghĩa là trong túi bạn còn nguyên mớ USD đó, vậy thì chẳng có chênh lệch gì cả, mèo vẫn là mèo thôi. Do vậy kế toán cũng chẳng phải ghi nhận gì cho sự chênh lệch.

2. Trường hợp NH B yêu cầu bạn bán tiền USD cho họ và mua VND vào thì mới phát sinh chênh lệch. Khi đó cần xem xét các giả thiết tiếp theo:

- Công ty mở sổ theo dõi riêng lượng tiền USD nhập xuất với một tỷ giá hạch toán cố định, ví dụ hôm nọ CTy thu về tại NH A 1.000 USD tiền bán hàng sẽ ghi nhận vào sổ "theo dõi tiền Ngoại tệ gửi Ngân hàng A" với giá gốc là 1.000 và quy ra tiền VND là 15.000.000 đồng (chẳng hạn với tỷ giá hạch toán là 15.000VND/USD). Khi đó ghi nhận nợ TK Ngoại tệ ngân hàng 15.000.000 (việc xử lý chênh lệch giữa thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm thu ngoại tệ là việc đã được xử lý phía trước, không liên quan tới TK Ngân hàng nữa).

- Khi gửi số tiền USD đó từ NH A sang ngân hàng B, đồng thời dùng nó để mua VND thì chỉ cần hạch toán giảm phần gốc 1.000 USD tại ngân hàng A với giá hạch toán 15.000 VND (nghĩa là ghi có TK 112 15.000.000 VND) phần ghi nợ TK VND tại ngân hàng B ghi nhận theo số báo có của ngân hàng, ví dụ 16.500.000, như vậy phần dư 1.500.000 đồng sẽ được ghi nhận là doanh thu tài chính.

Khi chuyển tiền từ ngân hàng A sang ngân hàng B có thời gian trễ, khi đó bạn

có thể hạch toán từ Ngân hàng A sang tiền đang chuyển với giá hạch toán: Cụ thể
Nợ 1131
Có 112A 15.000.000 đồng.

và khi mua VND vào:

Nợ 112B: 16.500.000 đồng (ghi tăng tiền ngân hàng B)
Có 1131: 15.000.000 đồng (ghi giảm tiền đang chuyển)
Có 511: 1.500.000 đồng (ghi nhận doanh thu tài chính).
 
T

tieuhodovn

Guest
Theo mình được biết thì thông thường ngân hàng sẽ không cho phép chuyển tiền trong nước bằng ngoại tệ. Do vậy, khi làm lệnh chuyển tiền thì bạn DK như sau:
No TK Bank B: 15,000,000
Co TK Bank A: 15,000,000
Đồng thời ghi đơn TK ngoai tệ:Nợ NHB:$1000, Có HNA: $1000.

Khi có Bank statement thì ghi:
No TK Bank B: 1,500,000
Co TK gain on exchange: 1,500,000
TK tiền đang chuyển chỉ dùng trong trường hợp lệnh chuyển tiền của bạn thực hiện vào cuối tháng, nhưng NH lại ghi nhận vào tháng sau.
 
T

tieuhodovn

Guest
Sorry, bạn chỉ ghi đơn TK Có NH A: $1000, không ghi Nợ HN B
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA