Trước hết, VL đứng quân xanh giống Sansvề việc mọi người không ghi nội dung tên TK ra mà toàn dùng bằng số. Nhớ ba cái đó cho nhức đầu, mà nếu có trên 1000 TK thì chẳng mấy mà thành thần kinh.cách tốt nhất là cứ đưa thẳng tên nội dung kinh tế đó ra là hay nhất.
Việc hạch toán tỷ giá là một nghiệp vụ rất khó, không đơn giản chút nào .Điều này mọi người nên cẩn trọng là tốt nhất.Việc hạch toán này phải xem xét vấn đề luật định quy định thế nào nữa, có cái du zdi đựoc còn có cái bắt buộc phải tuân theo quy định nếu không muốn sự phiền toái với cơ quan thuế và BTC.
VL chỉ đưa ra hai vấn đề hạch toán cơ bản đó là hạch toán chênh lệch tỷ giá realized và unrealized .
Với việc hạch toán tỷ giá thực tế, mọi cái rất dễ dàng. Theo quy định hiện hành thì việc lấy tỷ giá phát sinh vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, có thể hạch toán trực tiếp trên nghiệp vụ đó hoặc theo cách của Sans cũng đúng.
Nếu hạch toán vào thẳng nghiệp vụ, lấy một VD: Nếu mua hàng của bạn hóa đơn ghi 1,500,000 tương đưong với tỷ giá 15,000/USD.Nếu sổ sách ghi nhận bằng nguyên tệ VND thì trị giá hàng đó là 1,500,000(VD là một cái điện thoại). khi thanh toán thì phải trả một khoản là 1,600,000 VND vì tỷ giá tăng. Có thể hạch toán như sau :
Ghi nợ TK chi phí vật dụng văn phòng nhỏ (Cái điện thoại đó):1,5tr
Ghi nợ TK chênh lệch tỷ giá thực tế-Mua hàng, hoặc chi phí hoạt động tài chính (không đúng lắm đâu), lỗ tỷ giá.... tùy Setup hạch toán :100,000
Ghi có TK tiền nếu mua bằng tiền hoặc ngân hàng nếu chuyển khoản :1,600,000
Với các khoản chênh lệch tỷ giá đồng sang đô và ngược lại. Cũng ghi bút toán tương tự và hoàn toàn có thể chấp nhận được bút toán đó.
Nếu hệ thống ghi nhận một tỷ giá cố định thì vấn đề có khác. Nó sẽ bao gồm chênh lệch tỷ giá khi chuyển kỳ kế toán cho cả sổ và bút toán chênh lệch tỷ giá của một giao dịch so với hệ thống. Điều này phải đặt vào tình huống cụ thể.
Còn CL tỷ giá unrealized thì sao? VL này nhớ có một lần công ty chuyển đơn vị hạch toán từ USD sang đồng VN. Có bao nhiêu vấn đề có liên quan đến hạch toán và phải nhờ đến BTC hướng đẫn mới hạch toán nổi. Mỗi một khoản mục tài sản trên BS cách hạch toán hoàn toàn khác nhau. VD như tồn kho hay TSLD thì được phép tính theo tỷ giá ngày chuyển sổ, nhưng TSCĐ thì tính theo tỷ giá nguyên thủy ban đầu hình thành, phần chênh lệch tỷ giá (To khủng khiếp, gần bằng TSCĐ) gom thành một cục vứt nguyên trên mục TS đợi đến khi kết thúc hoạt động tại VN thì mang ra quyết toán cái đám này.
Nói chung về vấn đề này nên có cụ thể giao dich thì sẽ dễ hơn cho việc phân tích nghiệp vụ.Mọi ngườig có thể tham khảo thêm hướng dẫn hạch toán về chênh lệch tỷ giá của BTC.Đôi khi sai kết quả thật khó lường.