L
Theo dự đoán sắp tới TCHQ dự kiến sẽ hạn chế ân hạn thời gian nộp thuế nhập khẩu;người nộp thuế phải nộp các loại thuế trước khi được thông quan, hoặc giải phóng hàng hoá nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành thì:
+ Đối với hàng tiêu dùng phải nộp thuế (giá trị gia tăng, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường) trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, không thể nộp thuế ngay khi thông quan, nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng thì cũng được nợ thuế trong vòng 30 ngày (kể từ ra quyết định ân hạn)
+ Đối với hàng nhập khẩu còn lại như nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị, máy móc… được nợ thuế nhập khẩu, thậm chí được nợ thuế tối đa tới 275 ngày nếu hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đối với DN chấp hành tốt pháp luật về hải quan đáp ứng các điều kiện....được ân hạn 30 ngày..vv
Chính sách này đã giúp người nộp thuế chủ động và linh hoạt sử dụng các nguồn tiền để nộp thuế, nhưng cũng phát sinh không ít bất cập, nguy cơ ngân sách bị “xù” thuế rất cao. nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, bổ trốn, thay đổi chính sách thì khoản thuế được ân hạn tự dưng trở thành không có khả năng thu được---> Làm thâm hụt ngân sách.
Những tồn tại nổi lên trong việc cho nợ thuế đối với hàng nhập khẩu là:
- tạo ra tâm lý chờ đợi được ân hạn thuế.
- tạo kẽ hở để một số đối tượng nộp thuế lợi dụng.
- việc ân hạn thuế vô hình trung đã gây bất lợi cho hàng hoá sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu.
- nguy cơ ngân sách bị “xù” tiền nợ thuế.
Theo thống kê tại các cục HQ, khi nộp tờ khai nhập khẩu và nộp hồ sơ đề nghị ân hạn thuế, nhiều DN FDI hoạt động kinh doanh tốt, chấp hành đầy đủ các chính sách, nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước, nên không có lý do gì mà không cho họ ân hạn thuế. Trong thời gian ân hạn, DN FDI tăng cường nhập khẩu và có số nợ thuế rất lớn, nhưng gần đến thời điểm phải nộp thuế thì người có trách nhiệm của DN về nước, cơ quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế.
Do cơ chế thông thoáng trong việc thành lập DN và nhiều DN không thường xuyên hoạt động xuất-nhập khẩu, nên đã xảy ra tình trạng DN lợi dụng chính sách ân hạn thuế, nhập khẩu hàng hoá sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể. Đối với những trường hợp này, ngay cả có bảo lãnh của tổ chức tín dụng cũng rất khó thu hồi nợ thuế do các quy định về bảo lãnh nợ thuế không quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh.
SƯU TẦM
Theo quy định hiện hành thì:
+ Đối với hàng tiêu dùng phải nộp thuế (giá trị gia tăng, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường) trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, không thể nộp thuế ngay khi thông quan, nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng thì cũng được nợ thuế trong vòng 30 ngày (kể từ ra quyết định ân hạn)
+ Đối với hàng nhập khẩu còn lại như nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị, máy móc… được nợ thuế nhập khẩu, thậm chí được nợ thuế tối đa tới 275 ngày nếu hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đối với DN chấp hành tốt pháp luật về hải quan đáp ứng các điều kiện....được ân hạn 30 ngày..vv
Chính sách này đã giúp người nộp thuế chủ động và linh hoạt sử dụng các nguồn tiền để nộp thuế, nhưng cũng phát sinh không ít bất cập, nguy cơ ngân sách bị “xù” thuế rất cao. nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, bổ trốn, thay đổi chính sách thì khoản thuế được ân hạn tự dưng trở thành không có khả năng thu được---> Làm thâm hụt ngân sách.
Những tồn tại nổi lên trong việc cho nợ thuế đối với hàng nhập khẩu là:
- tạo ra tâm lý chờ đợi được ân hạn thuế.
- tạo kẽ hở để một số đối tượng nộp thuế lợi dụng.
- việc ân hạn thuế vô hình trung đã gây bất lợi cho hàng hoá sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu.
- nguy cơ ngân sách bị “xù” tiền nợ thuế.
Theo thống kê tại các cục HQ, khi nộp tờ khai nhập khẩu và nộp hồ sơ đề nghị ân hạn thuế, nhiều DN FDI hoạt động kinh doanh tốt, chấp hành đầy đủ các chính sách, nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước, nên không có lý do gì mà không cho họ ân hạn thuế. Trong thời gian ân hạn, DN FDI tăng cường nhập khẩu và có số nợ thuế rất lớn, nhưng gần đến thời điểm phải nộp thuế thì người có trách nhiệm của DN về nước, cơ quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế.
Do cơ chế thông thoáng trong việc thành lập DN và nhiều DN không thường xuyên hoạt động xuất-nhập khẩu, nên đã xảy ra tình trạng DN lợi dụng chính sách ân hạn thuế, nhập khẩu hàng hoá sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể. Đối với những trường hợp này, ngay cả có bảo lãnh của tổ chức tín dụng cũng rất khó thu hồi nợ thuế do các quy định về bảo lãnh nợ thuế không quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh.
SƯU TẦM