N
NTV
Guest
(Theo Tuổi Trẻ
Dầu Giây - nỗi kinh hoàng của giới tài xế
CSGT chặn xe, tài xế đưa, CSGT nhận...
Nói tới những cung đường đen mãi lộ tại VN, giới tài xế không bao giờ
quên kể đến địa phận Dầu Giây (Đồng Nai). Ngày cũng như đêm, tại những
bìa rừng tưởng như êm ả này, cảnh sát giao thông (CSGT) làm “luật” và xử
theo “luật” khá công khai.
0h5 tại khu rừng cao su thuộc ấp 97, huyện Thống Nhất - điểm nổi tiếng
về các vụ chặn xét xe của CSGT - khá sôi động. Nơi đây quả là một khu
vực rất khó tiếp cận. Bốn bề bạt ngàn cây cao su, không nhà cửa, lâu lâu
mới thấy lác đác có chòi lá. Hai CSGT đứng trên đường quốc lộ thổi xe
từ hướng Nam - Bắc đã chọn địa điểm khá an toàn, dễ quan sát tất cả các
động tĩnh xung quanh. Phía trước mặt lẫn sau lưng họ chỉ rừng là rừng.
Đặc biệt, luôn có một toán xe ôm khoảng 2-3 người làm “vệ tinh”, chuyên
quan sát nghe ngóng quanh khu vực để báo lại khi có động. Nhóm xe ôm
này cũng làm nhiệm vụ như các con thoi nhận tiền các xe quá tải đậu cách
đó 500-1.000 m rồi báo với CSGT để “xin đường” cho xe qua.
Tuýt! Tuýt... Từng tiếng còi một vang lên lanh lảnh giữa đêm khuya. Đèn
pin nhấp rọi, nhấp rọi liên tục vào các xe đang từ phía Sài Gòn ra. Chỉ
trong 10 phút có đến tám chiếc xe dừng, đưa, rồi đi ngay. Trong 30 phút
có đến 21 xe dừng rồi nổ máy, vọt. Hành động duy nhất và lặp đi lặp lại
ở nơi đây là tài xế hoặc phụ xe sập sầm cửa nhảy xuống nhanh nhẹn “tự
động” đưa ra “một tờ” và anh cảnh sát ngậm còi nhanh chóng cất “tờ ấy”,
rồi cho đi. Khi nhiều xe cùng đến một lúc thì hai đèn pin chia nhau ra
hai hướng, một người đứng tại chỗ, bên cạnh cốp xe môtô, một người đi
lên nhận trực tiếp sau cánh cửa bên hông xe. Công việc “chung chi” và
nhận chung chi chỉ chưa đầy một phút/xe.
Tất cả các loại xe qua đây đều có giá của nó, xe thường không có lỗi
như xe chở khách loại 12-24 chỗ thì 50.000 đồng/xe, xe tải 8,5 tấn cũng
50.000 hoặc 100.000 đồng/xe (tùy theo cũ, mới, chở hàng gì, có quá tải
hay không). Những xe tải nặng và đặc biệt các xe chở phân bón, sắt,
thép, container thì “chung” không dưới 200.000 đồng/xe. Nếu thắc mắc hay
gặng lỗi gì thì chắc chắn giá cả có khi bị nâng lên 500.000 đồng/xe, thậm
chí là “ăn” biên bản trên 3 triệu đồng và bị bấm lỗ bằng lái.
Trong một giờ liền, có đến 48 xe dừng và đưa tiền mà không hề nhận biên
bản xử phạt. Nếu chỉ tính “giá” 50.000 đồng/xe thì số tiền hai CSGT
nhận được không dưới 2.000.000 đồng/giờ làm việc. Tiền nhận từ tài xế hai
anh nhanh chóng đút vào túi áo, túi quần và sau đó đưa về xe môtô tranh
thủ rút ra... cất bớt.
1h15 chiếc xe tải nặng phủ bạt kín mít, nhíp chùng sâu từ xa chạy đến,
định “đua nóng” qua trạm vì thấy còn hai xe đang đậu, có thể lách,
chiếc xe liền bị... tuýt, tuýt, tuýt một hơi dài. Tài phụ vội vàng nhảy
xuống và đưa ra gói giấy. Anh cảnh sát thổi lại, giở ra nhìn, chửi thề
nói: “Mẹ... cất tiền đi. Giấy tờ đâu?”. Anh tài xế xuống trao đổi nhỏ với
tài phụ cái gì đó, rút thêm một tờ giấy 100.000 đồng kẹp vào gói giấy
cũ, từ gói giấy lóe ra tờ 100.000 đồng khác. Phải năn nỉ và giở gói giấy
ra thêm một lần nữa thì chiếc xe này mới được đi mà không phải ký biên
bản.
Tài xế xe 57H-94... khẳng định ở đâu cũng vậy, mà đặc biệt ở Dầu Giây
tất cả lái xe nếu không muốn bị bấm lỗ bằng lái ở đoạn đường này đều
phải thuộc làu luật lệ: “nếu đang chạy xe đến khu Dầu Giây gặp “các bác”,
tự động xuống chung tiền”.
Hơn 2h sáng, máy quay phim với “mắt thần hồng ngoại” vẫn đang làm nhiệm
vụ ghi nhận công việc của hai CSGT bỗng nhiên một tay “cò” chạy Honda
tới chỉ thẳng vào rừng cao su bảo: “Tôi thấy có một chấm đỏ trong rừng”.
Đúng, chỉ một chấm đỏ bằng hạt gạo từ mắt thần của máy quay phát sáng
trong rừng đã bị “cò” phát hiện. Thế là cùng lúc hai CSGT như giật nẩy
người, quay lại quan sát, lia qua lia lại thật nhanh chiếc đèn pin, rồi
vọt soi thẳng vào rừng, chỗ chúng tôi đang nấp. Tiếng ba người gào lên:
“Quay phim hả, ra không?”.
Sau đó họ lấy đá lớn liệng vào liên tục hai lần không thấy động tĩnh.
Họ bước gấp ào ào trên lá rừng, rọi đèn pin xông thẳng vào tìm. Không
kịp khóa máy quay, phần thu âm vẫn mở... chúng tôi bật dậy, chạy. Họ rượt
đuổi chúng tôi chạy rát người trong các lô cao su gần 400m ra đến đường
lộ. Vừa rượt họ vừa hô: “Dừng! Dừng lại không... tao bắn”.
Khi gần ra đến đường quốc lộ, tôi bị vấp ngã, ngồi dậy chưa kịp chạy
tiếp họ đã tóm lấy tôi. Viên CSGT tên Long ghì chặt vai tôi, gầm ghè:
“Đứng yên, đưa máy đây. Làm ở đâu?”. Đằng sau một CSGT khác cùng tay cò
vừa đuổi kịp liên tục rọi đèn pin thẳng vào mặt tôi.
Sau một hồi trả lời sự truy vấn dữ dằn, gắt gao của họ, tôi vờ ở một
đơn vị cùng ngành đi quay phim kiểm tra giám sát anh em, khi đó hai CSGT
mới chịu thả tôi ra. Tuy vậy, lúc này họ đổi ngay chiến thuật quay sang
năn nỉ rằng nếu chịu “nói chuyện” họ sẽ “biết điều”. Họ gợi mở: “Anh em
nội bộ với nhau cả, chúng mình hiểu nhau... giải quyết nội bộ nhé!”.
Năn nỉ mãi không được, viên CSGT chuyển sang xin số điện thoại để nói
chuyện sau... Vào tình thế này tôi buộc phải dọa còn nhiều người nữa ở
trên tuyến đường trên đang đợi, họ mới chịu thả tôi đi.
10 phút sau, khi họ định thần và kiểm tra trên đường không thấy có ai
nữa ngoài chúng tôi. Đồng thời, sau khi tay xe ôm rà khắp bìa rừng phát
hiện có chiếc honda dựng trong lùm, chạy đi báo, họ liền quay trở lại
rừng tắt hết đèn xe, chỉ chừa lại một chiếc đèn xanh nhí và bắt đầu cuộc
rượt đuổi phóng viên vào tận rừng sâu...".
Dầu Giây - nỗi kinh hoàng của giới tài xế
CSGT chặn xe, tài xế đưa, CSGT nhận...
Nói tới những cung đường đen mãi lộ tại VN, giới tài xế không bao giờ
quên kể đến địa phận Dầu Giây (Đồng Nai). Ngày cũng như đêm, tại những
bìa rừng tưởng như êm ả này, cảnh sát giao thông (CSGT) làm “luật” và xử
theo “luật” khá công khai.
0h5 tại khu rừng cao su thuộc ấp 97, huyện Thống Nhất - điểm nổi tiếng
về các vụ chặn xét xe của CSGT - khá sôi động. Nơi đây quả là một khu
vực rất khó tiếp cận. Bốn bề bạt ngàn cây cao su, không nhà cửa, lâu lâu
mới thấy lác đác có chòi lá. Hai CSGT đứng trên đường quốc lộ thổi xe
từ hướng Nam - Bắc đã chọn địa điểm khá an toàn, dễ quan sát tất cả các
động tĩnh xung quanh. Phía trước mặt lẫn sau lưng họ chỉ rừng là rừng.
Đặc biệt, luôn có một toán xe ôm khoảng 2-3 người làm “vệ tinh”, chuyên
quan sát nghe ngóng quanh khu vực để báo lại khi có động. Nhóm xe ôm
này cũng làm nhiệm vụ như các con thoi nhận tiền các xe quá tải đậu cách
đó 500-1.000 m rồi báo với CSGT để “xin đường” cho xe qua.
Tuýt! Tuýt... Từng tiếng còi một vang lên lanh lảnh giữa đêm khuya. Đèn
pin nhấp rọi, nhấp rọi liên tục vào các xe đang từ phía Sài Gòn ra. Chỉ
trong 10 phút có đến tám chiếc xe dừng, đưa, rồi đi ngay. Trong 30 phút
có đến 21 xe dừng rồi nổ máy, vọt. Hành động duy nhất và lặp đi lặp lại
ở nơi đây là tài xế hoặc phụ xe sập sầm cửa nhảy xuống nhanh nhẹn “tự
động” đưa ra “một tờ” và anh cảnh sát ngậm còi nhanh chóng cất “tờ ấy”,
rồi cho đi. Khi nhiều xe cùng đến một lúc thì hai đèn pin chia nhau ra
hai hướng, một người đứng tại chỗ, bên cạnh cốp xe môtô, một người đi
lên nhận trực tiếp sau cánh cửa bên hông xe. Công việc “chung chi” và
nhận chung chi chỉ chưa đầy một phút/xe.
Tất cả các loại xe qua đây đều có giá của nó, xe thường không có lỗi
như xe chở khách loại 12-24 chỗ thì 50.000 đồng/xe, xe tải 8,5 tấn cũng
50.000 hoặc 100.000 đồng/xe (tùy theo cũ, mới, chở hàng gì, có quá tải
hay không). Những xe tải nặng và đặc biệt các xe chở phân bón, sắt,
thép, container thì “chung” không dưới 200.000 đồng/xe. Nếu thắc mắc hay
gặng lỗi gì thì chắc chắn giá cả có khi bị nâng lên 500.000 đồng/xe, thậm
chí là “ăn” biên bản trên 3 triệu đồng và bị bấm lỗ bằng lái.
Trong một giờ liền, có đến 48 xe dừng và đưa tiền mà không hề nhận biên
bản xử phạt. Nếu chỉ tính “giá” 50.000 đồng/xe thì số tiền hai CSGT
nhận được không dưới 2.000.000 đồng/giờ làm việc. Tiền nhận từ tài xế hai
anh nhanh chóng đút vào túi áo, túi quần và sau đó đưa về xe môtô tranh
thủ rút ra... cất bớt.
1h15 chiếc xe tải nặng phủ bạt kín mít, nhíp chùng sâu từ xa chạy đến,
định “đua nóng” qua trạm vì thấy còn hai xe đang đậu, có thể lách,
chiếc xe liền bị... tuýt, tuýt, tuýt một hơi dài. Tài phụ vội vàng nhảy
xuống và đưa ra gói giấy. Anh cảnh sát thổi lại, giở ra nhìn, chửi thề
nói: “Mẹ... cất tiền đi. Giấy tờ đâu?”. Anh tài xế xuống trao đổi nhỏ với
tài phụ cái gì đó, rút thêm một tờ giấy 100.000 đồng kẹp vào gói giấy
cũ, từ gói giấy lóe ra tờ 100.000 đồng khác. Phải năn nỉ và giở gói giấy
ra thêm một lần nữa thì chiếc xe này mới được đi mà không phải ký biên
bản.
Tài xế xe 57H-94... khẳng định ở đâu cũng vậy, mà đặc biệt ở Dầu Giây
tất cả lái xe nếu không muốn bị bấm lỗ bằng lái ở đoạn đường này đều
phải thuộc làu luật lệ: “nếu đang chạy xe đến khu Dầu Giây gặp “các bác”,
tự động xuống chung tiền”.
Hơn 2h sáng, máy quay phim với “mắt thần hồng ngoại” vẫn đang làm nhiệm
vụ ghi nhận công việc của hai CSGT bỗng nhiên một tay “cò” chạy Honda
tới chỉ thẳng vào rừng cao su bảo: “Tôi thấy có một chấm đỏ trong rừng”.
Đúng, chỉ một chấm đỏ bằng hạt gạo từ mắt thần của máy quay phát sáng
trong rừng đã bị “cò” phát hiện. Thế là cùng lúc hai CSGT như giật nẩy
người, quay lại quan sát, lia qua lia lại thật nhanh chiếc đèn pin, rồi
vọt soi thẳng vào rừng, chỗ chúng tôi đang nấp. Tiếng ba người gào lên:
“Quay phim hả, ra không?”.
Sau đó họ lấy đá lớn liệng vào liên tục hai lần không thấy động tĩnh.
Họ bước gấp ào ào trên lá rừng, rọi đèn pin xông thẳng vào tìm. Không
kịp khóa máy quay, phần thu âm vẫn mở... chúng tôi bật dậy, chạy. Họ rượt
đuổi chúng tôi chạy rát người trong các lô cao su gần 400m ra đến đường
lộ. Vừa rượt họ vừa hô: “Dừng! Dừng lại không... tao bắn”.
Khi gần ra đến đường quốc lộ, tôi bị vấp ngã, ngồi dậy chưa kịp chạy
tiếp họ đã tóm lấy tôi. Viên CSGT tên Long ghì chặt vai tôi, gầm ghè:
“Đứng yên, đưa máy đây. Làm ở đâu?”. Đằng sau một CSGT khác cùng tay cò
vừa đuổi kịp liên tục rọi đèn pin thẳng vào mặt tôi.
Sau một hồi trả lời sự truy vấn dữ dằn, gắt gao của họ, tôi vờ ở một
đơn vị cùng ngành đi quay phim kiểm tra giám sát anh em, khi đó hai CSGT
mới chịu thả tôi ra. Tuy vậy, lúc này họ đổi ngay chiến thuật quay sang
năn nỉ rằng nếu chịu “nói chuyện” họ sẽ “biết điều”. Họ gợi mở: “Anh em
nội bộ với nhau cả, chúng mình hiểu nhau... giải quyết nội bộ nhé!”.
Năn nỉ mãi không được, viên CSGT chuyển sang xin số điện thoại để nói
chuyện sau... Vào tình thế này tôi buộc phải dọa còn nhiều người nữa ở
trên tuyến đường trên đang đợi, họ mới chịu thả tôi đi.
10 phút sau, khi họ định thần và kiểm tra trên đường không thấy có ai
nữa ngoài chúng tôi. Đồng thời, sau khi tay xe ôm rà khắp bìa rừng phát
hiện có chiếc honda dựng trong lùm, chạy đi báo, họ liền quay trở lại
rừng tắt hết đèn xe, chỉ chừa lại một chiếc đèn xanh nhí và bắt đầu cuộc
rượt đuổi phóng viên vào tận rừng sâu...".