Cung đường mãi lộ

  • Thread starter NTV
  • Ngày gửi
N

NTV

Guest
(Theo Tuổi Trẻ

Dầu Giây - nỗi kinh hoàng của giới tài xế


CSGT chặn xe, tài xế đưa, CSGT nhận...
Nói tới những cung đường đen mãi lộ tại VN, giới tài xế không bao giờ
quên kể đến địa phận Dầu Giây (Đồng Nai). Ngày cũng như đêm, tại những
bìa rừng tưởng như êm ả này, cảnh sát giao thông (CSGT) làm “luật” và xử
theo “luật” khá công khai.

0h5 tại khu rừng cao su thuộc ấp 97, huyện Thống Nhất - điểm nổi tiếng
về các vụ chặn xét xe của CSGT - khá sôi động. Nơi đây quả là một khu
vực rất khó tiếp cận. Bốn bề bạt ngàn cây cao su, không nhà cửa, lâu lâu
mới thấy lác đác có chòi lá. Hai CSGT đứng trên đường quốc lộ thổi xe
từ hướng Nam - Bắc đã chọn địa điểm khá an toàn, dễ quan sát tất cả các
động tĩnh xung quanh. Phía trước mặt lẫn sau lưng họ chỉ rừng là rừng.
Đặc biệt, luôn có một toán xe ôm khoảng 2-3 người làm “vệ tinh”, chuyên
quan sát nghe ngóng quanh khu vực để báo lại khi có động. Nhóm xe ôm
này cũng làm nhiệm vụ như các con thoi nhận tiền các xe quá tải đậu cách
đó 500-1.000 m rồi báo với CSGT để “xin đường” cho xe qua.

Tuýt! Tuýt... Từng tiếng còi một vang lên lanh lảnh giữa đêm khuya. Đèn
pin nhấp rọi, nhấp rọi liên tục vào các xe đang từ phía Sài Gòn ra. Chỉ
trong 10 phút có đến tám chiếc xe dừng, đưa, rồi đi ngay. Trong 30 phút
có đến 21 xe dừng rồi nổ máy, vọt. Hành động duy nhất và lặp đi lặp lại
ở nơi đây là tài xế hoặc phụ xe sập sầm cửa nhảy xuống nhanh nhẹn “tự
động” đưa ra “một tờ” và anh cảnh sát ngậm còi nhanh chóng cất “tờ ấy”,
rồi cho đi. Khi nhiều xe cùng đến một lúc thì hai đèn pin chia nhau ra
hai hướng, một người đứng tại chỗ, bên cạnh cốp xe môtô, một người đi
lên nhận trực tiếp sau cánh cửa bên hông xe. Công việc “chung chi” và
nhận chung chi chỉ chưa đầy một phút/xe.

Tất cả các loại xe qua đây đều có giá của nó, xe thường không có lỗi
như xe chở khách loại 12-24 chỗ thì 50.000 đồng/xe, xe tải 8,5 tấn cũng
50.000 hoặc 100.000 đồng/xe (tùy theo cũ, mới, chở hàng gì, có quá tải
hay không). Những xe tải nặng và đặc biệt các xe chở phân bón, sắt,
thép, container thì “chung” không dưới 200.000 đồng/xe. Nếu thắc mắc hay
gặng lỗi gì thì chắc chắn giá cả có khi bị nâng lên 500.000 đồng/xe, thậm
chí là “ăn” biên bản trên 3 triệu đồng và bị bấm lỗ bằng lái.

Trong một giờ liền, có đến 48 xe dừng và đưa tiền mà không hề nhận biên
bản xử phạt. Nếu chỉ tính “giá” 50.000 đồng/xe thì số tiền hai CSGT
nhận được không dưới 2.000.000 đồng/giờ làm việc. Tiền nhận từ tài xế hai
anh nhanh chóng đút vào túi áo, túi quần và sau đó đưa về xe môtô tranh
thủ rút ra... cất bớt.

1h15 chiếc xe tải nặng phủ bạt kín mít, nhíp chùng sâu từ xa chạy đến,
định “đua nóng” qua trạm vì thấy còn hai xe đang đậu, có thể lách,
chiếc xe liền bị... tuýt, tuýt, tuýt một hơi dài. Tài phụ vội vàng nhảy
xuống và đưa ra gói giấy. Anh cảnh sát thổi lại, giở ra nhìn, chửi thề
nói: “Mẹ... cất tiền đi. Giấy tờ đâu?”. Anh tài xế xuống trao đổi nhỏ với
tài phụ cái gì đó, rút thêm một tờ giấy 100.000 đồng kẹp vào gói giấy
cũ, từ gói giấy lóe ra tờ 100.000 đồng khác. Phải năn nỉ và giở gói giấy
ra thêm một lần nữa thì chiếc xe này mới được đi mà không phải ký biên
bản.

Tài xế xe 57H-94... khẳng định ở đâu cũng vậy, mà đặc biệt ở Dầu Giây
tất cả lái xe nếu không muốn bị bấm lỗ bằng lái ở đoạn đường này đều
phải thuộc làu luật lệ: “nếu đang chạy xe đến khu Dầu Giây gặp “các bác”,
tự động xuống chung tiền”.

Hơn 2h sáng, máy quay phim với “mắt thần hồng ngoại” vẫn đang làm nhiệm
vụ ghi nhận công việc của hai CSGT bỗng nhiên một tay “cò” chạy Honda
tới chỉ thẳng vào rừng cao su bảo: “Tôi thấy có một chấm đỏ trong rừng”.
Đúng, chỉ một chấm đỏ bằng hạt gạo từ mắt thần của máy quay phát sáng
trong rừng đã bị “cò” phát hiện. Thế là cùng lúc hai CSGT như giật nẩy
người, quay lại quan sát, lia qua lia lại thật nhanh chiếc đèn pin, rồi
vọt soi thẳng vào rừng, chỗ chúng tôi đang nấp. Tiếng ba người gào lên:
“Quay phim hả, ra không?”.

Sau đó họ lấy đá lớn liệng vào liên tục hai lần không thấy động tĩnh.
Họ bước gấp ào ào trên lá rừng, rọi đèn pin xông thẳng vào tìm. Không
kịp khóa máy quay, phần thu âm vẫn mở... chúng tôi bật dậy, chạy. Họ rượt
đuổi chúng tôi chạy rát người trong các lô cao su gần 400m ra đến đường
lộ. Vừa rượt họ vừa hô: “Dừng! Dừng lại không... tao bắn”.

Khi gần ra đến đường quốc lộ, tôi bị vấp ngã, ngồi dậy chưa kịp chạy
tiếp họ đã tóm lấy tôi. Viên CSGT tên Long ghì chặt vai tôi, gầm ghè:
“Đứng yên, đưa máy đây. Làm ở đâu?”. Đằng sau một CSGT khác cùng tay cò
vừa đuổi kịp liên tục rọi đèn pin thẳng vào mặt tôi.

Sau một hồi trả lời sự truy vấn dữ dằn, gắt gao của họ, tôi vờ ở một
đơn vị cùng ngành đi quay phim kiểm tra giám sát anh em, khi đó hai CSGT
mới chịu thả tôi ra. Tuy vậy, lúc này họ đổi ngay chiến thuật quay sang
năn nỉ rằng nếu chịu “nói chuyện” họ sẽ “biết điều”. Họ gợi mở: “Anh em
nội bộ với nhau cả, chúng mình hiểu nhau... giải quyết nội bộ nhé!”.
Năn nỉ mãi không được, viên CSGT chuyển sang xin số điện thoại để nói
chuyện sau... Vào tình thế này tôi buộc phải dọa còn nhiều người nữa ở
trên tuyến đường trên đang đợi, họ mới chịu thả tôi đi.

10 phút sau, khi họ định thần và kiểm tra trên đường không thấy có ai
nữa ngoài chúng tôi. Đồng thời, sau khi tay xe ôm rà khắp bìa rừng phát
hiện có chiếc honda dựng trong lùm, chạy đi báo, họ liền quay trở lại
rừng tắt hết đèn xe, chỉ chừa lại một chiếc đèn xanh nhí và bắt đầu cuộc
rượt đuổi phóng viên vào tận rừng sâu...".
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NTV

Guest
Cũng theo lời các tài xế thì tại Xuân Lộc, ngã ba Vũng Tàu, quốc lộ 51,
CSGT chỉ nhận “giấy". Sáng 28/3 có hai cảnh CSGT trên chiếc xe jeep
biển số 60C-0779 liên tục nhận “giấy” tại đoạn đường này. Một người ở
ngoài xe, một trong xe với bộ dạng rất thảnh thơi, trong lúc đó thì các tài
xế, phụ xế tất bật chạy đến trình “giấy”. Lâu lâu, anh cảnh sát trẻ lại
ra phía sau thành xe đút “giấy” vào túi...

Trên đoạn chở hàng vào Khu công nghiệp Biên Hòa, cũng có cảnh hàng chục
xe xuống trình “giấy” rồi đi ngay. Quy trình này rất linh hoạt, trình
giấy tại cửa trạm hoặc đưa cho anh CSGT đứng phía ngoài đường chưa đầy 1
phút, không có chuyện xe dừng lâu để CSGT kiểm tra trong giấy có... gì?

Bất cứ nhà xe nào, doanh nghiệp kinh doanh vận tải nào cũng có trên tay
một tập giấy - loại giấy thanh toán chi phí cho tài xế. Trên mỗi tờ
giấy ngoài chi phí xăng, xe, ăn đường, chi phí bốc xếp, chi phí khác, còn
một loại chi phí cho CSGT được viết thành hàng rất rõ theo từng tuyến
hàng đi.

Tài xế xe tải nặng 54N-7 cho biết "giá chung theo “luật” ở tuyến đường
này: xe tải cỡ 8 tấn 100.000 đồng/xe, xe tải nặng dứt khoát phải đủ
200.000 đồng/xe, xe khoảng 2-2,5 tấn 50.000 đồng/xe”.

Ngay sau khi xảy ra sự việc phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện tuyến bài
bị rượt đuổi rạng sáng 3/4 tại Dầu Giây, thì 6 giờ sáng cùng ngày điện
thoại cầm tay của phóng viên đã đổ chuông liên tục. Trong điện thoại là
một người tự xưng tên Lê Hùng - đội trưởng đội tuần tra kiểm soát giao
thông địa bàn Dầu Giây, Trảng Bom, Thống Nhất, Đồng Nai - đề nghị được
gặp mặt phóng viên. Sau đó từ số máy này các cuộc gọi liên tiếp tới
không dưới 10 lần.
Sau đó, khi phóng viên liên hệ lại thì chủ máy nói: “Nghe nói V.H. có
lên Dầu Giây làm việc vào tối thứ sáu, rạng sáng thứ bảy phải không? Có
gì thì nói để chủ yếu mình giáo dục, khuyên răn thôi. Cho anh gặp mặt
H. nhé”.
Ngày 4/4 một người xưng là lãnh đạo một đội CSGT khác cũng gọi trực
tiếp vào số máy của phóng viên cho rằng việc rượt đuổi và cho người truy
tìm phóng viên như thế là bậy quá. "Hãy thông cảm vì lúc đó anh em run
và mất bình tĩnh".

Dưới đây là một vài khoản mãi lộ do phóng viên báo Tuổi Trẻ thu lại
được từ các mẩu giấy ghi chép mà tài xế nộp về chủ xe:

- Ngày 2/4: xe biển số 54N-… chở hàng sắt đi Vedan chi cho công an trạm
4: 50.000 đồng, công an ngã ba Vũng Tàu: 70.000 đồng, công an quốc lộ
51: 150.000 đồng.
- Ngày 1/4: xe chở thép tấm đi Phú Mỹ chi cho công an trạm 2: 50.000
đồng, công an quốc lộ 51: 150.000 đồng, công an Bà Rịa 150.000 đồng, công
an Tân Thành: 100.000 đồng.
- Ngày 3/4: chở sắt dài Tân Tạo đi Phú Mỹ chi công an trạm 1: 50.000
đồng, công an trạm 3: 50.000 đồng, công an Vũng Tàu: 50.000 đồng, công an
quốc lộ 51: 150.000 đồng.
- Ngày 9/4: Sắt dài đi Vedan công an trạm 2: 50.000 đồng, công an Đồng
Nai 100.000 đồng, công an Long Thành 150.000 đồng.

Và rất nhiều giấy ghi chép khác ghi rõ hàng hóa chở, số lượng chở
thường từ 35-52 tấn hàng. Thậm chí có chủ nghiệp đoàn xe còn cẩn thận lưu
giữ các giấy tờ, sổ sách của nhiều tài xế qua 10 năm trở lại đây đã chung
chi cho công an các trạm nào, tuyến nào bao nhiêu.
 
N

NTV

Guest
(Theo Tuổi Trẻ)

Thứ ba, 13/4/2004, 10:24 GMT+7

Cung đường mãi lộ: Những trạm thu di động


Tài xế này chưa xong, tài xế khác đã xuống đưa (ảnh chụp tại Xuân Lộc -
Đồng Nai).
Theo lời nhiều tài xế, mỗi tỉnh đi qua họ phải chung chi ít nhất hai
trạm, riêng tỉnh Đồng Nai "có đến năm trạm thường xuyên gây áp lực". Và
địa bàn thứ hai “nổi tiếng” về chặn xe sau Dầu Giây là "điểm đen" ở km
95 quốc lộ 20, La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai.

Khu vực này thuộc quản lý của trạm kiểm soát giao thông 20. Nơi đây
cũng chỉ rừng và rừng, không một bóng nhà. Xe tải và ôtô đi về liên tục,
lâu lâu mới lác đác vài chiếc xe máy chở hàng chạy về hướng Lâm Đồng.
Những đoạn đường cảnh sát giao thông (CSGT) chọn đứng cách rất xa khu dân
cư.

22g04 ngày 5/4, tại đây có hai CSGT còn khá ít tuổi đón đầu các xe từ
TP HCM, các tỉnh ngoài lên, họ soi đèn pin đưa vào cùng lúc ba xe gỗ khá
lớn và dài, các xe đều bị quá tải.

Các tài xế vội vã chạy xuống dúi vào tay CSGT mảnh giấy nhỏ. Hai phút -
chiếc xe gỗ đầu tiên qua, hai phút sau xe khác lại tới. Theo các tài
xế, xe gỗ muốn đi qua địa bàn này nếu “xin đường” trước với giá chót cũng
phải 200.000 đồng/xe. Tuy nhiên, bác tài xe gỗ biển số đầu 49, đuôi
chín nút cho biết: “Tụi tôi là thứ dữ đó, ba rê hết từ kiểm lâm đến cảnh
sát kinh tế nhưng cũng phải chung đường 500.000 đồng/xe cho CSGT để đỡ
bị phiền phức”.

Tại một khu rừng cao su kế tiếp, có đến ba chiếc đèn pin của CSGT chia
nhau thành hai nhóm đón hai chiều xe lên xuống. Các CSGT với ba chiếc
môtô dựng chìa ra lòng đường, đèn đóm tắt ngúm, đứng chặn ở đầu hai đoạn
dốc nơi đoạn đường qua km 95 và gần km 97. Họ đi tới đi lui liên tục,
giơ lên giơ xuống chiếc đèn pin vào các xe trờ tới.

Trong gần 40 phút, viên CSGT soi đèn cho cả thảy 27 chiếc xe lớn nhỏ từ
Lâm Đồng về phải dừng lại. Tài xế nhanh nhẹn, nhoáng xuống đưa và biến
vào trong bóng đêm với tiếng rền của máy xe.

Các tài xế cho biết khung “giá” phải chung tại đây cho các loại xe
khách, tải nhỏ bình thường có chở hàng 50.000 đồng/xe, các xe quá tải giá
150.000-200.000 đồng/xe. Anh Sáu, tài xế xe khách từ Đà Lạt, khẳng định:
“Nhà xe chúng tôi quen rồi, chung đều mỗi đêm 50.000 đồng/xe, nếu không
chung bị làm biên bản ngay vì các lỗi xe rơ bánh lái, vỏ mòn hoặc nhiều
lỗi khác dù không chở dư khách”.

Đến khoảng 23h30 cả hai toán CSGT rút về ngay ngã ba đường quẹo đi Đà
Lạt (cũng trong khu vực La Ngà). Lúc này, theo chủ một cây xăng ở gần
đó: "Vừa mới 5 phút trước, “mấy ổng” nghe “có động” - công an của bộ
xuống kiểm tra chắc là sẽ dừng xe và chỉ lập biên bản thôi". Và đúng như
ông chủ cây xăng thông tin, từ khoảng 0-3h sáng ngày 6/4 các xe bị thổi
vào liên tục, hàng chục biên bản được lập, xử phạt rất nghiêm túc.
 
N

NTV

Guest
Thứ tư, 14/4/2004, 10:41 GMT+7

Mãi lộ dưới hình thức 'bao đường'


Cảnh sát giao thông ngồi "làm việc" trong xe, tài xế này vừa chạy ra đã
có tài xế khác vào (Ảnh chụp tại căn cứ 5, Bình Thuận).
Hình ảnh mãi lộ của cảnh sát giao thông (CSGT) đối với giới chủ xe, tài
xế không chỉ là hành vi chặn xe và cho đi khi đã nhận “chung chi”, mà
còn là việc không chặn một đoàn xe nào đó khi nhà xe đã chung tiền “bao
lô” theo tuyến đường tại một số nơi.
*Cung đường mãi lộ: Những trạm thu di động
*Dầu Giây - nỗi kinh hoàng của giới tài xế

2h30 sáng 9/4, trên đường đi Bình Thuận, qua khỏi địa phận Đồng Nai, có
một trạm công an giao thông - căn cứ 5, cách TP HCM khoảng 170 km.
Khoảng 20 xe tải đang nối đuôi nhau chờ các anh “nhận” giấy.

Từ 6h, xe cảnh sát rút. Tuy nhiên đến 7h sáng họ bắt đầu “đi thu” lại.
“Giá” thu ở đây khá mềm, mỗi xe đưa 20.000 đồng là được qua chốt, cá
biệt xe quá tải hoặc những xe nhiều “bệnh” lắm mới tự chung 50.000
đồng/xe.

Quy trình "thu" diễn ra rất mau lẹ: Một CSGT đứng dựa môtô, cứ thấy xe
nào sắp sửa leo dốc chạy đến gần trạm là giơ gậy lên. Chưa đầy 2 phút,
có đến bốn chiếc xe khách, xe tải, xe chở hàng phải dừng lại. Các tài
xế xe 79H-528..., 88S-36..., 54N-23... nhanh như sóc đồng loạt nhảy
xuống, người kẹp tiền trong cuốn sổ lịch trình xe chạy, người kẹp tờ 20.000
đồng trong một mảnh giấy xé vội, người cuộn tròn trong một tờ giấy
trắng... chạy vào đưa cho CSGT ngồi trong xe tuần tra 86A-0277 và một CSGT
khác ngồi sâu trong túp lều của trạm.

Những hình ảnh tương tự cũng diễn ra ở căn cứ 5 và căn cứ 7. Như một sự
tuần hoàn, CSGT đứng và những cây gậy huơ lên... Chỉ khác hơn thời gian
một vài năm trước là thay vì nhận “tiền tươi”, bây giờ là nhận tiền kẹp
trong giấy.

Nhiều doanh nghiệp vận tải TP HCM thời gian gần đây rất phẫn nộ trước
hiện tượng “bao đường” của công an một số trạm. Xe hàng từ các cảng Tân
Thuận, Bến Nghé, Khánh Hội... ra đi về hướng đại lộ Nguyễn Văn Linh đến
ngã ba Nam Bình Chánh - Bắc Nhà Bè không chung chi thì không qua được
trạm.

Theo giới cò xe, chủ xe, tài xế đi hàng qua tuyến đường này, đa số là
hàng theo lô (một lô khoảng 1.000-10.000 tấn), xe chạy hàng lô thường từ
20-100 xe. Hàng thường là nguyên đai, nguyên kiện, nguyên cục, nên xe
hay bị quá tải. Để qua được các chuyến hàng này mà không xe nào bị thổi
lại lập biên bản là điều không thể, do đó nhiều chủ hàng, tài xế phải
tính chuyện “bao lô”.

Hàng “bao lô” là hàng khó chơi nhất nhưng nếu “móc” được sẽ ổn từ đầu
dây đến cuối dây, tuyệt đối không sợ bị phạt và bị bấm lỗ bằng lái. Hầu
hết các chủ xe TP HCM đều phải chấp nhận chung cho CSGT đứng tuyến với
giá 40 xe là 2 triệu đồng, 60 xe 3 triệu đồng (trung bình hàng “bao lô”
được bao với giá 50.000 đồng/xe) cho cả tuyến đường từ đầu đại lộ
Nguyễn Văn Linh ra khỏi ngã ba Nam Bình Chánh - Bắc Nhà Bè.

Sáng thứ sáu (2/4), một lô hàng tôn cuộn của chủ H. ra từ cổng cảng.
Theo phiếu ghi, tổng số lượng hàng trên một xe không dưới 40 tấn, có xe
lên đến gần 50 tấn, có tất cả 42 xe đều quá tải. 10h30 đến 11h10, xe
hàng đi qua tuyến đại lộ về hướng Nam Bình Chánh.

Tại đoạn ngã ba Nam Bình Chánh, viên CSGT đứng ngay đầu ngã ba không
làm gì khác hơn là nhìn số xe và ghi một cách chăm chú vào sổ. Một tài xế
cho biết viên CSGT này ghi để sau đó tính tiền tổng số xe với người nhà
chủ xe. Từng chiếc tải nặng một biển số 57H-03..., 54N-19...,
54S-07..., 54N-00..., 54N-73..., 54S-...13, 57H-64..., 57H-...43..., 54N...81...
cả một đoàn dài xe đi qua một cách thuận buồm xuôi gió. Đến khoảng 12g,
một chiếc môtô chở CSGT này lùi xuống phía dưới đoạn gần khu đô thị mới
để tính sổ với một thanh niên trẻ đi chiếc Wave.

Trên tuyến đường này, các xe có “bao đường” đều qua trót lọt, đại bộ
phận xe “mồ côi” (xe đi lẻ, không “bao đường”) chở hàng quá tải nhưng
không xin đường trước thì bị lập biên bản lập tức.

Một chủ xe khẳng định: “Chúng tôi biết mình sai nhưng phần lớn sai do
quy định không phù hợp thực tế và sai do chính sự nhũng nhiễu thành tiền
lệ của công an. Biết mình sai nhưng vẫn phải làm theo “luật” để còn làm
ăn sinh sống, nếu không theo “luật” mà đi canh đường với công an là coi
như thua”.

(Theo Tuổi Trẻ)
 
N

NTV

Guest
(Theo Tuổi Trẻ

Thứ tư, 14/4/2004, 17:08 GMT+7

Bộ Công an sẽ đình chỉ công tác cảnh sát nhận 'mãi lộ'

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm hôm qua có điện hỏa tốc gửi giám đốc
công an các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh,
Hải Dương, Thái Bình và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu
cầu xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông có hành vi tiêu
cực.

Bộ Công an yêu cầu giám đốc công an các tỉnh có lực lượng cảnh sát giao
thông tiêu cực mà báo chí đã phản ánh cần đình chỉ ngay công tác những
tập thể, cá nhân mà báo phán ảnh hành vi nhận tiền "mãi lộ" của lái,
phụ xe, chủ phương tiện. Các trường hợp này phải bị kiểm điểm, làm rõ mức
độ vi phạm và có hình thức xử lý nghiêm minh, báo cáo kết quả lên lãnh
đạo Bộ trước ngày 25/4.

Bộ cũng chỉ đạo giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của lực lượng cảnh
sát giao thông, cả đường bộ lẫn đường thủy, đường sắt. Một mặt phải tăng
cường tuần tra kiểm soát để phát hiện xử lý vi phạm về trật tự an toàn
giao thông, mặt khác phải xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ lợi dụng
nhiệm vụ để tiêu cực, nhận tiền mãi lộ. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử
lý hành chính, chuyển khỏi lực lượng, cho ra khỏi ngành hoặc xử lý hình
sự nếu nhận số tiền mãi lộ số lượng lớn, có hệ thống.

Thời gian qua, báo chí đã có những bài viết phản ánh tiêu cực của lực
lượng cảnh sát. Những tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến uy tín lực lượng cảnh
sát nhân dân, gây bức xúc và bất bình trong dư luận xã hội.
 
N

NTV

Guest
Thứ năm, 15/4/2004, 10:11 GMT+7

Tạm đình chỉ công tác 15 cảnh sát giao thông

Hôm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm ngưng công tác 13 cảnh sát giao
thông (CSGT) liên quan đến hành vi sai phạm về quy trình nghiệp vụ hoặc
có biểu hiện nhận tiền của tài xế. Trước đó, hai CSGT thuộc đội tuần
tra kiểm soát Dầu Giây cũng bị ngưng công tác.

Hai CSGT ở Dầu Giây là Trần Hải Long và Nguyễn Tất Thắng là những người
đã làm nhiệm vụ vào rạng sáng 3/4, bị phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi hình
nhận mãi lộ. Họ đã có hành vi rượt đuổi phóng viên.

15 CSGT này sẽ phải viết tường trình và chờ xem xét kỷ luật. Hôm nay,
tổ kiểm tra xác minh của Công an Đồng Nai sẽ làm việc với họ để thẩm
tra, làm rõ hành vi sai phạm của từng người.

Đại tá Huỳnh Văn Hoàng, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết một
đoàn cán bộ thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Công an), do phó tổng
cục trưởng Châu Văn Mẫn dẫn đầu, đã vào làm việc với ban giám đốc Công
an Đồng Nai về việc xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân CSGT nhận
tiền mãi lộ. Sau Đồng Nai, đoàn sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh, thành
liên quan khác.

Theo thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng CSGT Công an TP HCM, ban
chỉ huy phòng đã chủ động ra văn bản cho các đội CSGT yêu cầu tập thể và
cá nhân tiến hành tự kiểm điểm, giải trình và báo cáo về phòng trước
ngày 16/4. Trên cơ sở các bản tự kiểm điểm này, ban chỉ huy phòng sẽ cho
xác minh, kiểm tra nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm. “Chúng tôi ghi nhận và
đánh giá cao việc báo đã phản ánh về tình trạng mãi lộ trong CSGT, cảnh
tỉnh và giúp chúng tôi thường xuyên phải chủ động làm trong sạch đội
ngũ”, ông Thịnh nói.
 
N

NTV

Guest
(Theo Tuổi Trẻ)
Thứ năm, 22/4/2004, 10:11 GMT+7

Bình Thuận đình chỉ 9 cảnh sát giao thông để kiểm điểm

Chiều qua, đại tá Trần Hồng Trinh, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận,
cho biết ban giám đốc Công an tỉnh đã quyết định tạm đình chỉ công tác
tuần tra, kiểm soát đối với 9 cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, cũng như
cán bộ có trách nhiệm trong ca trực mà báo chí đã phản ánh.

Những cảnh sát giao thông này phải tiến hành làm bản tự kiểm điểm, chờ
xem xét xử lý kỷ luật.

“Cùng với việc tạm đình chỉ công tác số cán bộ chiến sĩ nói trên, chúng
tôi cũng đã thành lập tổ kiểm tra, xác minh để làm rõ sai phạm của lực
lượng cảnh sát giao thông Bình Thuận mà báo đã nêu. Chúng tôi sẽ xử lý
nghiêm minh sau khi có kết quả xác minh cụ thể”, đại tá Trinh nói.
 
N

NTV

Guest
Tài xế này chưa xong, tài xế khác đã xuống đưa (ảnh chụp tại Xuân Lộc -
Đồng Nai).
Theo lời nhiều tài xế, mỗi tỉnh đi qua họ phải chung chi ít nhất hai
trạm, riêng tỉnh Đồng Nai "có đến năm trạm thường xuyên gây áp lực". Và
địa bàn thứ hai “nổi tiếng” về chặn xe sau Dầu Giây là "điểm đen" ở km
95 quốc lộ 20, La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai.

Khu vực này thuộc quản lý của trạm kiểm soát giao thông 20. Nơi đây
cũng chỉ rừng và rừng, không một bóng nhà. Xe tải và ôtô đi về liên tục,
lâu lâu mới lác đác vài chiếc xe máy chở hàng chạy về hướng Lâm Đồng.
Những đoạn đường cảnh sát giao thông (CSGT) chọn đứng cách rất xa khu dân
cư.

22g04 ngày 5/4, tại đây có hai CSGT còn khá ít tuổi đón đầu các xe từ
TP HCM, các tỉnh ngoài lên, họ soi đèn pin đưa vào cùng lúc ba xe gỗ khá
lớn và dài, các xe đều bị quá tải.

Các tài xế vội vã chạy xuống dúi vào tay CSGT mảnh giấy nhỏ. Hai phút -
chiếc xe gỗ đầu tiên qua, hai phút sau xe khác lại tới. Theo các tài
xế, xe gỗ muốn đi qua địa bàn này nếu “xin đường” trước với giá chót cũng
phải 200.000 đồng/xe. Tuy nhiên, bác tài xe gỗ biển số đầu 49, đuôi
chín nút cho biết: “Tụi tôi là thứ dữ đó, ba rê hết từ kiểm lâm đến cảnh
sát kinh tế nhưng cũng phải chung đường 500.000 đồng/xe cho CSGT để đỡ
bị phiền phức”.

Tại một khu rừng cao su kế tiếp, có đến ba chiếc đèn pin của CSGT chia
nhau thành hai nhóm đón hai chiều xe lên xuống. Các CSGT với ba chiếc
môtô dựng chìa ra lòng đường, đèn đóm tắt ngúm, đứng chặn ở đầu hai đoạn
dốc nơi đoạn đường qua km 95 và gần km 97. Họ đi tới đi lui liên tục,
giơ lên giơ xuống chiếc đèn pin vào các xe trờ tới.

Trong gần 40 phút, viên CSGT soi đèn cho cả thảy 27 chiếc xe lớn nhỏ từ
Lâm Đồng về phải dừng lại. Tài xế nhanh nhẹn, nhoáng xuống đưa và biến
vào trong bóng đêm với tiếng rền của máy xe.

Các tài xế cho biết khung “giá” phải chung tại đây cho các loại xe
khách, tải nhỏ bình thường có chở hàng 50.000 đồng/xe, các xe quá tải giá
150.000-200.000 đồng/xe. Anh Sáu, tài xế xe khách từ Đà Lạt, khẳng định:
“Nhà xe chúng tôi quen rồi, chung đều mỗi đêm 50.000 đồng/xe, nếu không
chung bị làm biên bản ngay vì các lỗi xe rơ bánh lái, vỏ mòn hoặc nhiều
lỗi khác dù không chở dư khách”.

Đến khoảng 23h30 cả hai toán CSGT rút về ngay ngã ba đường quẹo đi Đà
Lạt (cũng trong khu vực La Ngà). Lúc này, theo chủ một cây xăng ở gần
đó: "Vừa mới 5 phút trước, “mấy ổng” nghe “có động” - công an của bộ
xuống kiểm tra chắc là sẽ dừng xe và chỉ lập biên bản thôi". Và đúng như
ông chủ cây xăng thông tin, từ khoảng 0-3h sáng ngày 6/4 các xe bị thổi
vào liên tục, hàng chục biên bản được lập, xử phạt rất nghiêm túc.

Cũng theo lời các tài xế thì tại Xuân Lộc, ngã ba Vũng Tàu, quốc lộ 51,
CSGT chỉ nhận “giấy". Sáng 28/3 có hai cảnh CSGT trên chiếc xe jeep
biển số 60C-0779 liên tục nhận “giấy” tại đoạn đường này. Một người ở
ngoài xe, một trong xe với bộ dạng rất thảnh thơi, trong lúc đó thì các tài
xế, phụ xế tất bật chạy đến trình “giấy”. Lâu lâu, anh cảnh sát trẻ lại
ra phía sau thành xe đút “giấy” vào túi...

Trên đoạn chở hàng vào Khu công nghiệp Biên Hòa, cũng có cảnh hàng chục
xe xuống trình “giấy” rồi đi ngay. Quy trình này rất linh hoạt, trình
giấy tại cửa trạm hoặc đưa cho anh CSGT đứng phía ngoài đường chưa đầy 1
phút, không có chuyện xe dừng lâu để CSGT kiểm tra trong giấy có... gì?

Bất cứ nhà xe nào, doanh nghiệp kinh doanh vận tải nào cũng có trên tay
một tập giấy - loại giấy thanh toán chi phí cho tài xế. Trên mỗi tờ
giấy ngoài chi phí xăng, xe, ăn đường, chi phí bốc xếp, chi phí khác, còn
một loại chi phí cho CSGT được viết thành hàng rất rõ theo từng tuyến
hàng đi.

Tài xế xe tải nặng 54N-7 cho biết "giá chung theo “luật” ở tuyến đường
này: xe tải cỡ 8 tấn 100.000 đồng/xe, xe tải nặng dứt khoát phải đủ
200.000 đồng/xe, xe khoảng 2-2,5 tấn 50.000 đồng/xe”.

Ngay sau khi xảy ra sự việc phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện tuyến bài
bị rượt đuổi rạng sáng 3/4 tại Dầu Giây, thì 6 giờ sáng cùng ngày điện
thoại cầm tay của phóng viên đã đổ chuông liên tục. Trong điện thoại là
một người tự xưng tên Lê Hùng - đội trưởng đội tuần tra kiểm soát giao
thông địa bàn Dầu Giây, Trảng Bom, Thống Nhất, Đồng Nai - đề nghị được
gặp mặt phóng viên. Sau đó từ số máy này các cuộc gọi liên tiếp tới
không dưới 10 lần.
Sau đó, khi phóng viên liên hệ lại thì chủ máy nói: “Nghe nói V.H. có
lên Dầu Giây làm việc vào tối thứ sáu, rạng sáng thứ bảy phải không? Có
gì thì nói để chủ yếu mình giáo dục, khuyên răn thôi. Cho anh gặp mặt
H. nhé”.
Ngày 4/4 một người xưng là lãnh đạo một đội CSGT khác cũng gọi trực
tiếp vào số máy của phóng viên cho rằng việc rượt đuổi và cho người truy
tìm phóng viên như thế là bậy quá. "Hãy thông cảm vì lúc đó anh em run
và mất bình tĩnh".

Dưới đây là một vài khoản mãi lộ do phóng viên báo Tuổi Trẻ thu lại
được từ các mẩu giấy ghi chép mà tài xế nộp về chủ xe:

- Ngày 2/4: xe biển số 54N-… chở hàng sắt đi Vedan chi cho công an trạm
4: 50.000 đồng, công an ngã ba Vũng Tàu: 70.000 đồng, công an quốc lộ
51: 150.000 đồng.
- Ngày 1/4: xe chở thép tấm đi Phú Mỹ chi cho công an trạm 2: 50.000
đồng, công an quốc lộ 51: 150.000 đồng, công an Bà Rịa 150.000 đồng, công
an Tân Thành: 100.000 đồng.
- Ngày 3/4: chở sắt dài Tân Tạo đi Phú Mỹ chi công an trạm 1: 50.000
đồng, công an trạm 3: 50.000 đồng, công an Vũng Tàu: 50.000 đồng, công an
quốc lộ 51: 150.000 đồng.
- Ngày 9/4: Sắt dài đi Vedan công an trạm 2: 50.000 đồng, công an Đồng
Nai 100.000 đồng, công an Long Thành 150.000 đồng.

Và rất nhiều giấy ghi chép khác ghi rõ hàng hóa chở, số lượng chở
thường từ 35-52 tấn hàng. Thậm chí có chủ nghiệp đoàn xe còn cẩn thận lưu
giữ các giấy tờ, sổ sách của nhiều tài xế qua 10 năm trở lại đây đã chung
chi cho công an các trạm nào, tuyến nào bao nhiêu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA