Mỗi tuần một chuyên đề

Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

  • Thread starter duyvinh
  • Ngày gửi
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Chưa bao giờ gặp phải vấn đề khó như vậy!
Có ai đã gặp, đã xử lý nhờ hỗ trợ cho trường hợp này:
Hợp đồng xây dựng ngoại thông qua đấu thầu quốc tế, nhà thầu giới hạn do nuớc có nhà thầu tài trợ vốn, đồng tiền vay là đồng tiền của nước cho vay (ví dụ: đồng X), hạn mức vay không quá XXX triệu USD qui đổi theo tỷ giá ngày nhận nợ.
Khối lượng nhà thầu thanh toán có 2 đồng tiền USD và VNĐ (áp cho đơn giá xây dựng), sau đó quy giá trị ra đồng tiền X và thông qua các tổ chức bộ ban ngành vay của nước tài trợ thanh toán cho nhà thầu nước ngoài.
- Trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và Nhà thầu không qui định rõ đồng tiền áp dụng hệ số trượt giá. Do đó đến thời điểm sau 2 năm thi công, tính hệ số trượt giá cho nhà thầu:
C1: Tính hệ số trượt giá bằng 2 loại tiền: USD và đồng Việt Nam (theo đề nghị của Nhà thầu)
C2: Tính hệ số theo đồng X (ý kiến của chuyên gia VN, Tư vấn nước ngoài và Chủ đầu tư)

Hỏi cách nào đúng? văn bản chế tài nào của Việt Nam quy định?
Theo 2 cách tính thì giá trị chênh lệch nhau rất lớn?

Các bạn biết có ý kiến giùm!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ðề: Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

Dù sao thì vấn đề này cũng phải giải quyết và phải có đáp án trong tuần sau. Do vậy xin tiếp tục chia sẻ các thông tin ở đây để bạn nào gặp phải thì tham khảo:
- Nghiên cứu lại hợp đồng xây dựng:
Phần giá trị thanh toán:
1. Đồng tiền tính tóan là USD và VNĐ. USD tính cho các chi phí phát sinh phải dùng đến ngoại tệ như mua NVL, trả chi phí chuyên gia nước ngoài, máy móc công nghệ ngoại... tiền VNĐ trả cho các CP phát sinh tại VN.
Sau khi tính toán đơn giá cho từng thứ sẽ qui ra tiền X theo tỷ giá cố định
là 1USD= 1.000 X và 1X= 10 VNĐ.
2. Mỗi lần thanh tóan đều qui ra X theo tỷ giá trên và chuyển tra cho nhà thầu bằng nguồn vay của Tổ chức tín dụng.
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ðề: Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

Quan điểm của một số cơ quan chức năng (mới tham vấn): "Đồng tiền thanh toán là đồng tiền nào thì tính trượt giá bằng đồng tiền đó!" Như vậy cũng có thể hiểu đồng USD và VNĐ cũng là đồng tiền thanh toán chính xác là tính toán), còn đồng X chỉ là đồng nhận nợ.
Nhưng nhiều ý kiến phía ta cho rằng đồng X mới là đồng thanh toán, vì nhà thầu nhân đựợc đồng X sau khi đã qui đổi tỷ giá cố định trong hợp đồng theo Hiệp định vay giữa ta với tổ chức cho vay vốn ở nước ngoài.
Lưu ý: Điều khoản trong Hiệp định thì còn cao hơn cả qui định của hệ thống các văn bản NN.

Vẫn còn tranh cãi ...
(Còn tiếp...)
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ðề: Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

Hiển nhiên là thời điêm này chẳng ai dám quyết định làm theo cách nào?! bóc lịch như chơi nếu theo ý kiến nhà thầu. Còn theo cách còn lại thì nhà thầu bỏ không làm và kiện lên tòa án quốc tế! haizzz! nhưng mà vẫn phải quyết.

Giả sử theo cách 1: Tính trượt giá từng loại tiền rồi qui ra đồng X theo tỷ giá cố định ghi trong hợp đồng: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ quan Thanh tra, kiểm toán, các Bộ ban ngành liên quan quyết toán vốn đầu tư?
Bảo vệ thế nào đây! các cái đầu bạc, đầu xanh, tây mũi lõ cũng có... lắc đầu ngao ngán, hàng chục cuộc họp phải dừng lại mà không hẹn ngày họp lại. Mấy chục nhà thầu phụ treo niêu, kỹ sư nước ngoài về nước, máy móc đắp chiếu... hàng trăm công nhân tạm nghỉ, kéo theo nhiều miệng ăn, lãi suất vay vốn không dừng lại, tiến độ càng chậm đi... nghĩ mà kinh hoàng... vv

Nếu theo cách 2: Thu hút sự tập chung chú ý của dư luận, nhà báo đựợc dịp làm ăn vì có vụ kiện to, cán bộ dự án đi hầu tòa, phiên dịch bận rộn, công việc trì trệ... các sếp lo mất ngủ... nhưng khéo thế lại an toàn... rồi sau cứ thế mà làm... vẫn chưa dám quyết, một số chuyên gia luật thì máu: kiện thì kiện! bệnh nghề nghiệp thôi.
(còn tiếp)
 
valentine1011

valentine1011

Củ Gừng
5/5/10
561
9
18
Bộ tộc Maya
Ðề: Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

Chưa bao giờ gặp phải vấn đề khó như vậy!
Có ai đã gặp, đã xử lý nhờ hỗ trợ cho trường hợp này:
Hợp đồng xây dựng ngoại thông qua đấu thầu quốc tế, nhà thầu giới hạn do nuớc có nhà thầu tài trợ vốn, đồng tiền vay là đồng tiền của nước cho vay (ví dụ: đồng X), hạn mức vay không quá XXX triệu USD qui đổi theo tỷ giá ngày nhận nợ.
Khối lượng nhà thầu thanh toán có 2 đồng tiền USD và VNĐ (áp cho đơn giá xây dựng), sau đó quy giá trị ra đồng tiền X và thông qua các tổ chức bộ ban ngành vay của nước tài trợ thanh toán cho nhà thầu nước ngoài.
- Trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và Nhà thầu không qui định rõ đồng tiền áp dụng hệ số trượt giá. Do đó đến thời điểm sau 2 năm thi công, tính hệ số trượt giá cho nhà thầu:
C1: Tính hệ số trượt giá bằng 2 loại tiền: USD và đồng Việt Nam (theo đề nghị của Nhà thầu)
C2: Tính hệ số theo đồng X (ý kiến của chuyên gia VN, Tư vấn nước ngoài và Chủ đầu tư)

Hỏi cách nào đúng? văn bản chế tài nào của Việt Nam quy định?
Theo 2 cách tính thì giá trị chênh lệch nhau rất lớn?

Các bạn biết có ý kiến giùm!

Em cũng từng làm công trình của Đức, Đức cho mình vay vốn ODA, ở hợp đồng cũng có điều khoản thanh toán như trên, và khi thanh toán đều được quy ra đồng EURO để thanh toán tại VN. Còn cái món tiền mà họ thanh toán phần trượt giá theo hệ số (tính toán và quy định ở Bill thầu) thì đợi khi công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng cũng khá lâu sau họ mới thanh toán :004: Các bác VN mình làm ăn thì àh uôm quen rồi, đụng vào hồ sơ thanh toán với nước ngoài họ yêu cầu phải theo ISO.
Như vâyj, ở đây cách 2 là hợp lý nhất.
Còn em nghĩ cứ căn cứ vào điều khoản thanh toán ở hợp đồng mà các bên thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý nhất
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ðề: Đồng tiền nào cho việc tính trượt giá!

Em cũng từng làm công trình của Đức, Đức cho mình vay vốn ODA, ở hợp đồng cũng có điều khoản thanh toán như trên, và khi thanh toán đều được quy ra đồng EURO để thanh toán tại VN. Còn cái món tiền mà họ thanh toán phần trượt giá theo hệ số (tính toán và quy định ở Bill thầu) thì đợi khi công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng cũng khá lâu sau họ mới thanh toán :004: Các bác VN mình làm ăn thì àh uôm quen rồi, đụng vào hồ sơ thanh toán với nước ngoài họ yêu cầu phải theo ISO.
Như vâyj, ở đây cách 2 là hợp lý nhất.
Còn em nghĩ cứ căn cứ vào điều khoản thanh toán ở hợp đồng mà các bên thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý nhất

Vấn đề là trên hợp đồng có ghi rõ: 13 tháng tính trượt giá 1 lần (FIDIC). Nếu không có cái tỷ giá cố định kia mà tổ chức tín dụng quy định trong Hiệp định thì tính đồng tiền nào cũng không ngại.
Các nước phát triển hơn ta mới cho ta vay vốn ưu đãi, họ cố tình cố định tỷ giá bởi rất ít (ít hơn) khi đồng tiền của họ mất giá! cái khôn hơn người là ở chỗ đó. Nhưng Nhật thì lại khác, ta và họ cũng tính truợt giá trên đồng Yên nhưng theo tỷ giá thực tế và cũng áp đơn giá theo đồng Yên.
Việc này lại khác!
Có lẽ nghiêng về phương án an toàn... đến đâu thì đến!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA