Hiểu thêm về thông tư hướng dẫn Nghị định 43

  • Thread starter diemxua
  • Ngày gửi
D

diemxua

Trung cấp
Các bạn đã xem thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 chưa? Khi đọc tớ có vài điều thắc mắc mong các bạn cùng trao đổi nhé.
1. Tại Mục VIII -khoản 3.1 - điểm c: "Đối với các hoạt động dịch vụ đơn vị có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó, đơn vị được áp dụng theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước".. Những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng là hoạt động nào? (để tớ xem chỗ tớ có thể áp dụng chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước không).

2. Tại Mục X-khoản 2.4 có ghi: Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 "Các khoản thanh toán cho cá nhân" tiểu mục 03; trích lập các quỹ, hạch toán vào Mục 134 "Chi khác" tiểu mục chi tương ứng.. Như vậy có nghĩa là đơn vị tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên (ngân sách không phải cấp) cũng phải hạch toán mục lục ngân sách ư?Lâu nay tớ nghĩ chỉ khi liên quan đến ngân sách mới phải hạch toán mục lục ngân sách chứ nhỉ?

3. Khi thực hiện khoán chi phí có được khoán tiền lương trong đó không? Ở chỗ các bạn đã xây dựng phương án khoán theo NĐ43 chưa? Cho tớ tham khảo với?

4. Tớ tải trên mạng thông tư 71 nhưng không có các đuôi phụ lục kèm theo, bạn nào có chỉ dùm tớ với. thanks
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Mục X-khoản 2.4 có thể hiểu là doanh nghiệp tự đảm bảo Chi phí hoạt động hay đảm bảo 1 phần, nhưng vốn thành lập (gọi là vốn điều lệ) do nhà nước cấp, rồi mọi hoạt động khác liên quan đến sx kd thì dn tự thân vận động.
Khoản 3.1: nếu đơn vị có thành lập đơn vị trực thuộc, và đơn vị trực thuộc ấy hạch toán riêng, tức là có bộ phận kế toán hẳn hoi, ko phải đưa mọi chứng từ sổ sách về cho cty cấp trên, mà tự quản về hoạt động doanh thu và chi phí khi tiến hành cung cấp dịch vụ cho bên ngoài.
Khi ngân sách nhà nước khoán cho cty bạn thực hiện dự án hay công trình gì đó thì đã gồm cả chi phí tiền lương trong đó rồi.
 
H

HaThuy

Guest
12/6/06
23
0
1
Da Nang
Các bạn gởi cho mình Nghị định 43 25/4/2006 với. Mình lên mạng BTC rồi mà không có. Cảm ơn nhiều lắm! Và cả phụ lục của Thông tư 71 nữa nhé!
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Mình up lên cho bạn nhé:Thông tư 71 và nghị đinh 43.
 

Đính kèm

  • thongtu71.doc
    137.5 KB · Lượt xem: 134
  • nghidinh43.rar
    22.1 KB · Lượt xem: 89
D

diemxua

Trung cấp
To thu6tudo:
Tớ xem file của bạn chỉ có nội dung thông tư 71 thôi, không có phụ lục kèm theo.Nội dung thì tớ có rùi,chỉ thiếu cái phụ lục thôi. Với lại ý tớ hỏi một số điểm trong thông tư 71 không phải như bạn nói, mong bạn xem kỹ lại và chúng ta cùng trao đổi nhé. Mến.
 
M

miu09123

Guest
6/1/05
15
0
1
Ha Noi
diemxua nói:
1. Tại Mục VIII -khoản 3.1 - điểm c: "Đối với các hoạt động dịch vụ đơn vị có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó, đơn vị được áp dụng theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước".. Những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng là hoạt động nào? (để tớ xem chỗ tớ có thể áp dụng chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước không).

Đối với các đơn vị sự nghiệp thì bất kỳ hoạt động nào có thu mà không liên quan đến nhiệm vụ sự nghiệp được giao của đơn vị thì đó có thể coi là hoạt động dịch vụ. Bạn cần nói rõ đơn vị bạn thuộc sự nghiệp nào: Sự nghiệp y tế; sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp khoa học?

diemxua nói:
2. Tại Mục X-khoản 2.4 có ghi: Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 "Các khoản thanh toán cho cá nhân" tiểu mục 03; trích lập các quỹ, hạch toán vào Mục 134 "Chi khác" tiểu mục chi tương ứng.. Như vậy có nghĩa là đơn vị tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên (ngân sách không phải cấp) cũng phải hạch toán mục lục ngân sách ư?Lâu nay tớ nghĩ chỉ khi liên quan đến ngân sách mới phải hạch toán mục lục ngân sách chứ nhỉ?

Thực chất các khoản thu của đơn vị sự nghiệo có thể coi là thu ngân sách và các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép để lại chi tại đơn vị mình mà thôi. Do vậy các đươn vị tự đảm bảo 100% kinh phí vẫn phải theo mục lục ngân sách.

Tôi xin có một số ý kiến, chúng ta cùng tao đổi nhé
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
miu09123 nói:
Đối với các đơn vị sự nghiệp thì bất kỳ hoạt động nào có thu mà không liên quan đến nhiệm vụ sự nghiệp được giao của đơn vị thì đó có thể coi là hoạt động dịch vụ.
Hoàn toàn chính xác, chỉ bổ sung thêm là bộ phận làm dịch vụ khi được tổ chức hạch toán như 1 đơn vị thanh toán thì được áp dụng.

miu09123 nói:
Thực chất các khoản thu của đơn vị sự nghiệo có thể coi là thu ngân sách và các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép để lại chi tại đơn vị mình mà thôi. Do vậy các đơn vị tự đảm bảo 100% kinh phí vẫn phải theo mục lục ngân sách.

Tôi xin có một số ý kiến, chúng ta cùng trao đổi nhé
Thực ra chỗ này thì cần trao đổi lại 1 chút. Lấy ví dụ nhé một đơn vị là nhà khách được giao là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải và hoạt động chủ yếu của đơn vị là thu tiền phòng ở, nhà nước không có qui định cho họ là được để lại bao nhiêu để chi vậy nó có cần phải quyết toán theo mục lục ngân sách không???
VD 2 nhé: Một cơ quan làm báo cũng là đơn vị sự nghiệp hoạt động thu chủ yếu là từ bán báo và hoạt động quảng cáo nhà nước cũng không qui định cho để lại vậy nó có cần phải qt theo mục lục không??
 
D

diemxua

Trung cấp
Tớ có hỏi một chị làm ở cơ quan tài chính về thế nào là hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì được trả lời là: những dịch vụ mà đơn vị thỏa thuận được giá theo giá thị trường,không phụ thuộc vào các định mức tỷ lệ của nhà nước thì được xem là hạch toán chi phí riêng,còn ngoài ra thì không phải.Tớ ví dụ đơn vị sự nghiệp tư vấn xây dựng, phí thẩm tra, kiểm định xây dựng đều dựa trên định mức tỷ lệ trên giá trị công trình do NN quy định thì không được xem là dịch vụ hạch toán chi phí riêng. Tớ hơi phân vân, các bạn nghĩ sao? Bạn nào đã xây dựng được phương án khoán chi phí cho đơn vị mình rồi cho tớ tham khảo được không? Tớ đang tham gia xây dựng phương án khoán nhưng thấy khó quá.
 
M

miu09123

Guest
6/1/05
15
0
1
Ha Noi
PHIHUNGVN nói:
Thực ra chỗ này thì cần trao đổi lại 1 chút. Lấy ví dụ nhé một đơn vị là nhà khách được giao là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải và hoạt động chủ yếu của đơn vị là thu tiền phòng ở, nhà nước không có qui định cho họ là được để lại bao nhiêu để chi vậy nó có cần phải quyết toán theo mục lục ngân sách không???
VD 2 nhé: Một cơ quan làm báo cũng là đơn vị sự nghiệp hoạt động thu chủ yếu là từ bán báo và hoạt động quảng cáo nhà nước cũng không qui định cho để lại vậy nó có cần phải qt theo mục lục không??

Theo tôi thì vẫn phải theo mục lục vì đơn vị tài chính cấp trên khi tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sẽ phải căn cứ vào các Bản báo cáo của đơn vị cấp dưới theo Chương - Loại - Khoản - Mục. Do vậy nếu chúng ta không lập báo cáo theo mục lục thì việc tổng hợp báo cáo của cơ quan cấp trung gian như các Cục hay cơ quan Cấp Bộ sẽ rất khó khăn.


Tôi có một băn khoăn là ở chố tôi có đơn vị chuyên xuất bản Tạp chí và thực chất họ vẫn đang thực hiện như một doanh nghiệp. Chỉ có sổ sách là thực hiện theo quy định đơn vị sự nghiệp thôi. Còn vẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường kể cả hoạt động xuất bản tạp chí. Theo tôi nghĩ thì hoạt động sự nghiệp không phải chịu thuế TNDN. Bạn nào có văn bản hay quy định nào nêu rõ việc này cho tôi xin với.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
miu09123 nói:
Theo tôi thì vẫn phải theo mục lục vì đơn vị tài chính cấp trên khi tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sẽ phải căn cứ vào các Bản báo cáo của đơn vị cấp dưới theo Chương - Loại - Khoản - Mục. Do vậy nếu chúng ta không lập báo cáo theo mục lục thì việc tổng hợp báo cáo của cơ quan cấp trung gian như các Cục hay cơ quan Cấp Bộ sẽ rất khó khăn.


Tôi có một băn khoăn là ở chố tôi có đơn vị chuyên xuất bản Tạp chí và thực chất họ vẫn đang thực hiện như một doanh nghiệp. Chỉ có sổ sách là thực hiện theo quy định đơn vị sự nghiệp thôi. Còn vẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường kể cả hoạt động xuất bản tạp chí. Theo tôi nghĩ thì hoạt động sự nghiệp không phải chịu thuế TNDN. Bạn nào có văn bản hay quy định nào nêu rõ việc này cho tôi xin với.
Trời thuế TNDN này từ nghị định 10, TT25 đã có rồi giờ đến ND43 và TT71 cũng nêu rõ rồi mà.
Còn về phần tổng hợp mình thấy bao nhiêu năm nay vẫn tổng hợp các loại đơn vị trong đó có rất nhiều đơn vị không quyết toán theo mlns có vẫn đề gì đâu, nó vẫn có bảng để tổng hợp loại này cơ mà.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
diemxua nói:
Tớ có hỏi một chị làm ở cơ quan tài chính về thế nào là hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì được trả lời là: những dịch vụ mà đơn vị thỏa thuận được giá theo giá thị trường,không phụ thuộc vào các định mức tỷ lệ của nhà nước thì được xem là hạch toán chi phí riêng,còn ngoài ra thì không phải.Tớ ví dụ đơn vị sự nghiệp tư vấn xây dựng, phí thẩm tra, kiểm định xây dựng đều dựa trên định mức tỷ lệ trên giá trị công trình do NN quy định thì không được xem là dịch vụ hạch toán chi phí riêng. Tớ hơi phân vân, các bạn nghĩ sao? Bạn nào đã xây dựng được phương án khoán chi phí cho đơn vị mình rồi cho tớ tham khảo được không? Tớ đang tham gia xây dựng phương án khoán nhưng thấy khó quá.
Thực ra cái này nó còn phụ thuộc vào quyết định giao nhiệm vụ của đơn vị đó, và cách ghi vào quyết định đó như thế nào mới xác định chính xác phần dịch vụ của nó được, chứ không phụ thuộc vào trong định mức hay ngoài định mức đâu.
 
M

miu09123

Guest
6/1/05
15
0
1
Ha Noi
PHIHUNGVN nói:
Trời thuế TNDN này từ nghị định 10, TT25 đã có rồi giờ đến ND43 và TT71 cũng nêu rõ rồi mà.
Còn về phần tổng hợp mình thấy bao nhiêu năm nay vẫn tổng hợp các loại đơn vị trong đó có rất nhiều đơn vị không quyết toán theo mlns có vẫn đề gì đâu, nó vẫn có bảng để tổng hợp loại này cơ mà.

Thì chính vì các đơn vị không quyết toán theo MLNS nên gây khó khăn cho Bộ TC khi tổng hợp quyết toán, nên họ quy định vào thông tư 71 chứ sao nữa.
 
H

hongha

Guest
6/10/05
14
0
0
Ha Noi
Chào các bạn! Đọc các trao đổi của các bạn tôi cũng vỡ ra được nhiều điều; nhưng tôi có mấy ý này muốn các các bạn giải đáp giùm:
Theo khoản 7 mục XIII của TT.71 thì nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ(đối với các đơn vị ko phải là tổ chức khoa học công nghệ) là nguồn mà đơn vị sự nghiệp được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động - tức là được thực hiện thống nhất theo quy chế chi tiêu nội bộ giống các nguồn khác. Tuy nhiên tại điểm e khoản 2 mục VII lại quy định: Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước thì theo hướng dẫn của BTC và KHCN; vậy có mâu thuẫn?
Nhân tiện các bạn giúp phát hiện những khác biệt( điểm mới) giữa nghị định43/2006 và nghị định10/2002?
Trân trọng cảm ơn!
 
D

diemxua

Trung cấp
miu09123: Thì chính vì các đơn vị không quyết toán theo MLNS nên gây khó khăn cho Bộ TC khi tổng hợp quyết toán, nên họ quy định vào thông tư 71 chứ sao nữa.
Thực ra lâu nay ở chỗ tớ được biết là những đơn vị tự chủ 100% đều không bắt buộc hạch toán theo mục lục ngân sách, khi xác định chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN thì người ta liệt kê các khoản chi được khấu trừ theo luậtthuế TNDN. Chỗ tớ có 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc nhưng vì lâu nay cơ quan quản lý cấp trên không làm báo cáo tổng hợp quyết toán cả 4 đơn vị trên nên chưa thấy khó khăn gì nếu các đơn vị này không hạch toán theo mục lục ngân sách.

hongha: Theo khoản 7 mục XIII của TT.71 thì nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ(đối với các đơn vị ko phải là tổ chức khoa học công nghệ) là nguồn mà đơn vị sự nghiệp được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động - tức là được thực hiện thống nhất theo quy chế chi tiêu nội bộ giống các nguồn khác. Tuy nhiên tại điểm e khoản 2 mục VII lại quy định: Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước thì theo hướng dẫn của BTC và KHCN; vậy có mâu thuẫn?
Hai điểm trên không mâu thuẫn gì đâu bạn. Ý nói là: nguồn chi cho các nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở (dưới cấp bộ) thì lấy từ khoản chênh lệch thu chi sau khi làm nghĩa vụ thuế và trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp - đó là khoản sử dụng để trả thu nhập tăng thêm. Với nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước thì theo hướng dẫn của BTC và KHCN vì có những quy định riêng. Nếu đơn vị là tổ chức KHCN thì thực hiện theo Nghị định 115.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
miu09123 nói:
Thì chính vì các đơn vị không quyết toán theo MLNS nên gây khó khăn cho Bộ TC khi tổng hợp quyết toán, nên họ quy định vào thông tư 71 chứ sao nữa.
Nếu muốn vậy hả thì chỉ còn cách thay đổi toàn bộ mục lục ngân sách thôi
 
H

hongha

Guest
6/10/05
14
0
0
Ha Noi
Chúng tôi là đơn vị hạch toán nội bộ thuộc đơn vị HCSN kinh tế tự đảm bảo chi phí hoạt động; thực sự là chưa năm rõ đầy đủ công tác lập; chấp hành dự toán; hạch toán kế toán và quyết toán thu chi... Theo chỗ chúng tôi hiểu thì cụm từ " Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước, cấp bộ ngành theo hướng dẫn của BTC - KHCN " thuộc điểm e khoản 2 mục VII chỉ nói về tiêu chuẩn, định mức và mức chi còn việc tiết kiệm chi để trả thu nhập tăng thêm vẫn thực hiện theo quy chế ; nhưng đơn vị cấp trên lại cho rằng các nhiệm vụ KHCN thì không thuộc quy chế mà phải chi tiêu, thanh toán theo đúng y duýt dự toán, không chi hết thì nộp lại ; nghĩa là không có tiết kiệm chi. Vậy quan điểm của họ có đúng không? Các bạn giúp cho mình biết các văn bản hướng dẫn của BTC-KHCN về việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN còn hiệu lực để mình tra cứu.
Xin cảm ơn!
 
B

bLang

Cao cấp
16/3/06
382
5
18
HD
TT 43 Không biết các bạn thực hiện ra sao, mình cũng chưa thực hiện. Nhưng mình có đi tham khảo một số nơi đã làm rồi, thì các khoản như hoạt động dịch vụ thì phải đóng thuế và không cần phải hạch toán theo MLNS. Nhưng nếu là các khoản thu phí, lệ phí được để lại theo quy định thì không phải đóng thuế TNDN. còn vế quyết toán thì địa phương mình bắt quyết toán một phần với NS, và một phần với bên phòng doanh nghiệp, đối với đơn vị một phần chi phí. còn đối với đơn vị chịu toàn bộ chi phí thì quyết toán hẳn với bên DN, và đăng ký thuế theo hình thức khấu trừ hoặc trực tiếp gì đó, có nghĩa là hoạt động như một doanh nghiệp. sử dụng tài khoản chứ k sử dụng MLNS. Không biết tại nơi các bạn có vậy k?
 
T

taichinhcong

Guest
8/11/06
22
0
0
38
thanh hoa
Theo điểm b) khoản 1 điều 14 NĐ43 thì khoản kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghẹ (đối với đv không phải là tổ chức khoa học công nghệ) thì tiết kiệm được sẽ dùng để tăng thêm thu nhập cho ngừoi lao động. Tôi thấy quy định như vậy sẽ không khuyến khích được các đơn vị tích cực nghiên cứu khoa học và công nghệ do thực hiện tiết kiệm để tăng thu nhập. Điều này có thể làm hạn chế đến hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý trong đơn vị. Nếu có quiy định phải thực hiện y như dự toán về hoạt động NCKH thì tôi thấy vẫn là hợp lý.
 
T

taichinhcong

Guest
8/11/06
22
0
0
38
thanh hoa
diemxua nói:
Tớ có hỏi một chị làm ở cơ quan tài chính về thế nào là hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì được trả lời là: những dịch vụ mà đơn vị thỏa thuận được giá theo giá thị trường,không phụ thuộc vào các định mức tỷ lệ của nhà nước thì được xem là hạch toán chi phí riêng,còn ngoài ra thì không phải.Tớ ví dụ đơn vị sự nghiệp tư vấn xây dựng, phí thẩm tra, kiểm định xây dựng đều dựa trên định mức tỷ lệ trên giá trị công trình do NN quy định thì không được xem là dịch vụ hạch toán chi phí riêng. Tớ hơi phân vân, các bạn nghĩ sao? Bạn nào đã xây dựng được phương án khoán chi phí cho đơn vị mình rồi cho tớ tham khảo được không? Tớ đang tham gia xây dựng phương án khoán nhưng thấy khó quá.
Theo tôi nghĩ, dịch vụ có hạch toán riêng có nghĩa là những dịch vụ do đơn vị cung cấp được xác định là một hoạt động riêng, không liên quan đến nhiệm vụ nhà nước giao và xác định được giá cả, chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục. Một trường đại học ( ví dụ là Học viện tài chính) thành lập một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về pháp luật thuế. Đơn vị trực thuộc này cung cấp các dịch vụ tư ván và có hạch toán riêng về chi phí cho cán bộ tư ván, chi phí nghiệp vụ liên quan và xác định được khoản thu từ hạot động tư vấn. Đó chính là dịch vụ được hạch toán chi pohí riêng. và khoản thu từ dịch vụ tư vấn sẽ được sử dụng để trả lương cho cán bộ thực hiện cung cấp dịch vụ đó sau khi bù đáp chi phí thực hiện và tích lại các khoản theo quy định của học viện. việc xác định lương cho cán bộ trong đơn vị này được áp dụng theo quy định của DNNN. (Đơn vị hoạt động như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ). Cũng tương tự như thế nếu là lĩnh vực văn hoá: Một trung tâm văn hóa xây dựng một nhà văn hóa cung cấp dịch vụ thể dục thẩm mỹ, bể bơi, .. có chi phí bỏ ra hoàn toàn độc lập với kinh phí được giao để thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. Khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ này được hạch toán riêng, lao động làm việc trực tiếp cung cấp dịch vụ tại đây được trả lương theo quy định của DNNN.
Theo tôi nghĩ là vậy. Xin được chỉ giáo!!
 
V

vnn5000

Guest
29/11/06
14
1
0
Hà Nội
Về vấn đề này thì cực kỳ phức tạp. Nhiều quốc gia phát triển có 2 hệ thống kế toán là hành chính công và kế toán doanh nghiệp. Họ khác ở Việt Nam là họ có được mẫu báo cáo hợp nhất. Ở Việt Nam, các đơn vị đã có chữ HCSN dù là có thu thì tất cả đều phải báo cáo theo khoản mục (mặc dù có rất nhiều bất cập nhưng ráng chịu thôi).
Về hạch toán dịch vụ: Rất khó để tách bạch chi phí dịch vụ với các chi sự nghiệp khác. Mọi người chú ý ở thông tư 71 và Nghị định 43 quy định phần lương tăng thêm phải lấy từ lợi nhuận sau thuế (và nếu lợi nhuận sau thuế này lớn hơn 1 lần quỹ lương ngân sách thì còn phải trích 25% vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp rồi mới được chi lương tăng thêm).
Chỉ có những người làm việc ở bộ phận dịch vụ được hạch toán riêng doanh thu và chi phí, không liên quan gì đến hoạt động sự nghiệp thì tiền lương mới được tính vào chi phí, hạch toán vào chi phí dịch vụ. Hỏi các nhà làm chính sách thì họ trả lời: nếu không đồng ý với chính sách này thì cứ viết đơn đề nghị chuyển sang hình thức doanh nghiệp, không thuộc vào khối HCSN nữa, nhà nước khuyến khích.(hết hỏi :wall: )
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA