Đánh giá hoạt động Marketing.

  • Thread starter ntrungtruc
  • Ngày gửi
N

ntrungtruc

Guest
22/2/05
7
0
1
45
TP.HCM
Ở các công ty như Unilever, Nestle... thông thường khi đưa ra bất kỳ chương trình, sự kiện Marketing nào thì họ đều có sự tham gia đánh giá, dự báo tính hiệu quả của bộ phận kế toán quản trị.
Vậy, ở góc độ kt quản trị thì mình phải dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá?
Có anh chị nào co kinh nghiệm trong lĩnh vự này xin chia xẻ với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

carrefour

Guest
26/8/06
3
0
0
Paris
Mình cũng muốn hỏi về những tiêu chí đánh giá của các công ty quản lý siêu thị như Big C (HN) hay Miền Đông (SG). Xin được chỉ giáo, cảm ơn nhiều.

ntrungtruc nói:
Ở các công ty như Unilever, Nestle... thông thường khi đưa ra bất kỳ chương trình, sự kiện Marketing nào thì họ đều có sự tham gia đánh giá, dự báo tính hiệu quả của bộ phận kế toán quản trị.
Vậy, ở góc độ kt quản trị thì mình phải dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá?
Có anh chị nào co kinh nghiệm trong lĩnh vự này xin chia xẻ với.
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
ntrungtruc nói:
Ở các công ty như Unilever, Nestle... thông thường khi đưa ra bất kỳ chương trình, sự kiện Marketing nào thì họ đều có sự tham gia đánh giá, dự báo tính hiệu quả của bộ phận kế toán quản trị.
Vậy, ở góc độ kt quản trị thì mình phải dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá?
Có anh chị nào co kinh nghiệm trong lĩnh vự này xin chia xẻ với.


Theo nguồn tổng hợp của "Thời báo kinh tế" thì ở góc độ quản trị kinh doanh thì có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính :

I. Tóm tắt thực thi
1. 1 Đối tượng
1. 2 Nhiệm vụ
1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công

II. Tóm tắt kinh doanh
2. 1 Quyền sở hữu công ty
2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ...

III. Các sản phẩm và các dịch vụ
3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
3. 2 So sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
3. 4 Tìm nguồn
Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
3. 5 Công nghệ
Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

IV. Phân tích thị trường
4. 0 Tóm tắt
4. 1 Phân đoạn thị trường
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
4. 2 Phân tích ngành
4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
4. 3 Phân tích thị trường

V. Chiến lược và việc thực hiện
5. 0 Tóm tắt
5. 1 Chiến lược Marketing
Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
5. 1. 2 Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
5. 1. 4 Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
5. 1. 5 Chương trình marketing
5. 2 Chiến lược bán hàng
5. 2. 1 Dự báo bán hàng
Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
5. 3 Liên minh các chiến lược
5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
5. 5 Các điểm mốc quan trọng

VI. Quản lý
6. 0 Tóm tắt
6. 1 Cơ cấu tổ chức
Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.
6. 2 Nhóm quản lý
Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh
6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
6. 4 Kế hoạch nhân sự
Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.
6. 5 Xem xét các phần quản lý khác

VII. Kế hoạch tài chính
7. 1 Những giả định quan trọng
Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.
7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản
7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.
7. 4 Lỗ lãi dự kiến
Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.
7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.
7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm
7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.
Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh
Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Những chi phí bỏ ra ban đầu
Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.
 
Sửa lần cuối:
G

gaucon

Trung cấp
10/7/04
191
0
0
Lan man thế. Người ta chỉ hỏi về đánh giá hoạt động Marketing thôi mà. Thông thường mình đánh giá tính khả thi của các cơ sở dẫn liệu, doanh số kỳ vọng và tỷ lệ chi phí / doanh thu tăng thêm, kiểm tra ngân sách hoạt động của nhãn hiệu đó và những tác động đến các nhãn hiệu khác của cùng công ty (nếu có), các biện pháp kiểm soát kết quả thực hiện khi tiến hành thanh toán ...
 
T

tommyteo

Guest
20/6/11
4
0
0
44
Cần Thơ
nhờ các pác giải thích cụ thể thêm nhé. thanks
 
T

Tienalicogi

Guest
3/7/11
1
0
0
39
ha noi
Tuyệt cú mèo. Thank anh lương tuân anh, hiện em đang rất cần.(huynh_muoi)
 
H

Hiển-nđ8

Trung cấp
Ở các công ty như Unilever, Nestle... thông thường khi đưa ra bất kỳ chương trình, sự kiện Marketing nào thì họ đều có sự tham gia đánh giá, dự báo tính hiệu quả của bộ phận kế toán quản trị.
Vậy, ở góc độ kt quản trị thì mình phải dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá?
Có anh chị nào co kinh nghiệm trong lĩnh vự này xin chia xẻ với.

Góc độ KTQT sẽ đánh giá hiệu quả chương trình thông qua hiệu quả tài chính, nghĩa là lãi lỗ thu lại khi triển khai các chương trình Mar hay Trade Mar.
Khi lên kế hoạch CT Maketing hay CT Trade Maketing thì phòng kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả doanh số, sản lượng tăng thêm khi triển khai chương trình (các con số này phải được xây dựng từ các con số đáng tin cậy).
Doanh số không có CT là phần doanh số tháng liền kề nếu không có yếu tố mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp hoặc lấy cùng kỳ năm ngoái nhân với tốc độ tăng trưởng của sản phẩm năm nay so với năm ngoái trong trường hợp sản phẩm chịu tác động của yếu tố mùa vụ - Con số này KTQT có thể ctrl theo dữ liệu quá khứ.
Doanh số có chương trình phải được phòng kinh doanh hoặc phòng Maketing dự báo có cơ sở dựa trên tình hình kinh tế, tình hình đối thủ, nền kinh tế vĩ mô, thị hiếu,...hoặc thuê các cty chuyên thẩm tra tình hình thị trường dự báo cho - con số này phòng Kinh doanh phải chịu trách nhiệm phải đảm bảo thực hiện nếu KTQT cho chạy CT.
Khi có được 2 con số trên thì KTQT tính điểm hòa vốn khi chạy CTrinh, dự báo lợi nhuận cuối cùng khi có CT (lưu ý cục chi phí Mar phải bỏ ra khi chạy CT cộng thêm vào chi phí bán hàng để XĐKQKD) và không có CT để so sánh, nếu CT đem lại LN cao hơn thì là OK!
Ngoài gia các CT mar còn có các đặc điểm riêng, khác với CT KM Trade Mar hàng tặng hàng hoặc chiết khấu: Tăng cường nhận diện thương hiệu với khách hàng, tăng cường hình ảnh, quảng bá thương hiệu - những cái này không nhìn thấy được luôn, mà phải dựa vào định hướng lâu dài của công ty nên có thể không xét mạnh tới khía cạnh tài chính.
Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
2

20namsau

Guest
14/11/06
1
0
0
39
Truong DH Tay Bac
Ðề: Đánh giá hoạt động Marketing.

Để đánh giá hoạt động Marketing ở góc độ Kinh tế quản trị cần phải dựa vào các tiêu chí sau:
- Mức độ tăng trưởng khi triển khai các hoạt động Marketting so với cùng kỳ năm trước. Mức độ đầu tư cho hoạt động Marketing
- Mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra trước khi tiến hành các hoạt động Marketing. Vì bất cứ hoạt động nào cũng có mục tiêu Smart
- Doanh thu và lợi nhuận của các hoạt động đã mang lại
- Hình ảnh thương hiệu trước và sau khi tiến hành chương trình.

THƯỜNG THÌ MỘT DOANH NGHIỆP HỌ ĐÁNH GIÁ NHƯ SAU:
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu các sản phẩm key (sản phẩm mang tính chìa khóa và quen thuộc)
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu các sản phẩm New (các sản phẩm mới tung ra thị trường)
- Độ phủ của sản phẩm và hình ảnh thương hiệu đạt được khi tiến hành hoạt động
- Doanh thu, lợi nhuận, và mức độ tăng trưởng so với năm trước hoặc cùng kỳ năm trước
- Xây dựng, đánh giá được về hệ thống khách hàng, phân khúc thị trường và phân luồng thị trường cũng hiệu quả của việc đầu tư.

Mình làm Marketing và công ty mình đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Đầu tiên là doanh số
- Thứ hai là, phát triển thương hiệu, hình ảnh thương hiệu
- Thứ 3 là hoàn thành các mục tiêu cho sản phẩm Key và New. Nếu đảm bảo doanh số mà sản phẩm Key và New không đạt cũng bị đánh giá hoạt động chưa tốt
- Thứ 4 là báo cáo hệ thống đại lý bán hàng, hệ thống bán lẻ (key retailer), hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn triển khai, báo cáo và cung cấp ý tưởng, phải có đầy đủ vể Profile của khách hàng và đói thủ, chi tiết đến thành phần cấu tạo nên sản phẩm, báo giá,...
- Thứ 5 là chi phí cho hoạt động
- Thứ 6 là hình ảnh và tầm ảnh hưởng của những người trực tiếp tham gia đó với kháh hàng, số lượng khách hàng là tiêu chí đánh giá quan trọng của hoạt động Marketing. Ví dụ công ty mình luôn đặt ra câu hỏi: Để đạt 1000.000 khách hàng Facebook mất mấy năm, Sony, Sumsung, Apple,...mất mấy năm. Và chúng ta mất mấy năm?
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Đánh giá hoạt động Marketing.

Một trong những mục đích của Marketing nhằm quảng bá đến đúng đối tượng và số lượng đối tượng được quảng bá.

Hình thức marketing thường có là spot quảng cáo. HIệu quả thường tính theo rating (số lượng người xem) và đánh giá về kênh quảng cáo. VD kênh HTV 3 là kênh thiếu nhi thì sản phẩm bán cho thiếu nhi sẽ được ưa thích quảng cáo trên kênh này vì đúng đối tượng.

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, hoạt động Marketing là hoạt động đốt tiền và hiệu quả hơi mơ hồ khó kiểm tra
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Re: Ðề: Đánh giá hoạt động Marketing.

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, hoạt động Marketing là hoạt động đốt tiền và hiệu quả hơi mơ hồ khó kiểm tra

Đúng, đó chỉ là ý kiến cá nhân mà thôi bởi hàng năm có hàng ngàn tỷ $ (trên toàn thế giới) đang được chi ra chỉ dành cho hoạt động MKT và bởi Năm 2012: Đố bạn bán hàng mà không tiếp thị trực tuyến!

Ngoài ra, hoạt động quảng cáo là nhằm tăng thương hiệu (đọc 22 Luật tiếp thị không đổi: Luật số 3 và số 4) và để đánh giá thương hiệu thì ko chỉ đơn thuần là đo kết quả doanh thu đạt được của từng chiến lược quảng cáo mà còn đo cả ký ức của hàng triệu con người về hình ảnh thương hiệu của công ty (Ví dụ: trong đầu người VN nói chung, cứ nghĩ tới Honda là nghĩ tới xe máy chứ oto thì ít nghĩ tới cho dù Honda có sản xuất ra cả robot nữa). Vấn đề đánh giá thương hiệu thì đâu đó trên diễn đàn đã trao đổi rồi thì phải.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA