Phân biệt chứng từ kế toán và chứng từ gốc

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi cũng muốn các bạn làm rõ 2 khái niệm : chứng từ kế tóan và chứng từ gốc trong kế toán. Hóa đơn là chứng từ kế tóan hay chứng từ gốc?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
xuantham nói:
Tôi cũng muốn các bạn làm rõ 2 khái niệm : chứng từ kế tóan và chứng từ gốc trong kế toán.
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

- Chứng từ kế toán gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
+ Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thực hiện.
+ Chứng từ ghi sổ là căn cứ đề nghị để ghi sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ có thể là chứng từ gốc hoặc chứng từ được lập trên cơ sở chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm.

xuantham nói:
Hóa đơn là chứng từ kế tóan hay chứng từ gốc?
Hóa đơn là chứng từ gốc (đã nằm trong chứng từ kế toán rồi).
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
Nguyen Tu Anh nói:
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

- Chứng từ kế toán gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
+ Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thực hiện.
+ Chứng từ ghi sổ là căn cứ đề nghị để ghi sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ có thể là chứng từ gốc hoặc chứng từ được lập trên cơ sở chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm.


Hóa đơn là chứng từ gốc (đã nằm trong chứng từ kế toán rồi).
He he, lâu lắm mới lên diễn đàn, lại vào ngay mục này
Không thể phần biệt chứng từ kế toán và chứng từ gốc, bởi hai cái đó không cũng phạm trù với nhau.
Chỉ có thể phân biệt chứng từ hướng dẫn và chứng từ gốc
Còn chứng từ kế toán thì gọi là chứng từ để sử dụng cho việc hạch toán và lưu trữ kế toán. Không nên phân biệt chứng từ kế toán và chứng từ gốc
Hehe, nghe có vẻ hơi khó chịu, chờ phản biện
Thân
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Nhân đây post CV này lên mọi người đọc luôn.
Nếu hóa đơn là chứng từ kế tóan thì tại sao TCT lại phải phân biệt các hóa đơn chứng từ kế toán bởi dấu(,) khi liệt kê?
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 2826/TCT-PCCS NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2006
VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHỮ KÝ KHẮC TRÊN CÁC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN,
VĂN BẢN GIAO DỊCH... VỚI CƠ QUAN THUẾ
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số Cục Thuế, doanh nghiệp về việc phát hiện chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh trên các hoá đơn GTGT và các tờ khai gửi cơ quan thuế không phải chữ ký trực tiếp mà được đóng bằng dấu khắc.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán (số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003) quy định: “Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất”.
- Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định: “Khi ký văn bản không dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai”.
Căn cứ các quy định trên, người có thẩm quyền (hoặc người được uỷ quyền) của cơ sở kinh doanh phải ký trực tiếp bằng bút mực (trừ các trường hợp chữ ký điện tử được cấp phát, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử) trên các chứng từ kế toán và các văn bản giao dịch với cơ quan thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế cho tiến hành kiểm tra rà soát lại các chứng từ kế toán, các tờ khai thuế và các văn bản giao dịch khác mà các cơ sở kinh doanh đã gửi cho cơ quan thuế để xử lý theo hướng dẫn dưới đây:
1. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản không đúng thẩm quyền (Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1498/TCT-PCCS ngày 24/4/2006) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
2. Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản đúng thẩm quyền nhưng sử dụng chữ ký khắc thì cũng không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp.
3. Khi phát hiện các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan thuế xử lý như sau:
Đối với các hoá đơn, chứng từ kế toán được phát hiện (như điểm 1 và điểm 2 nêu trên) thì không được coi là hoá đơn, chứng từ hợp pháp để xác định quyền và nghĩa vụ về thuế của cơ sở kinh doanh.
- Đối với các tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác được phát hiện (như điểm 1 và điểm 2 nêu trên) thì yêu cầu cơ sở kinh doanh khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp tờ khai và văn bản giao dịch. Nếu tính đến thời điểm nộp bản thay thế mà quá thời hạn pháp luật quy định đối với việc nộp loại tờ khai, văn bản giao dịch đó thì cơ quan thuế phải xử phạt về hành vi chậm nộp theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và thực hiện./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Phạm Duy Khương
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi post lên đây 1 file mọi người xem và góp ý nhé!
Nội dung trong file này là tôi cũng đọc của ai đó, có điều chỉnh theo quy định mới chưa cũng không nhớ rõ
 

Đính kèm

  • Phu luc CTKT.doc
    40.5 KB · Lượt xem: 902
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
Tuấn Anh cũng có cùng nhận định như Phonuicu!
Có ai có ý kiến nào khác không nhỉ...?
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
-Chứng từ gốc (hóa đơn, bảng lương,...).
-Chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập-xuất, giấy đề nghị thanh toán,...)
Chứng từ kế toán dùng để phản ánh lên sổ sách kế toán, báo cáo kế toán.
Chứng từ gốc phải đi kèm với chứng từ kế toán để thuyết minh cho chứng từ kế toán.
Quan điểm của em về chứng từ kế toán và chứng từ gốc là như vậy!?
 
L

Langthangnhưmây

Guest
25/8/06
60
0
0
Sa mạc
xuantham nói:
Tôi post lên đây 1 file mọi người xem và góp ý nhé!
Nội dung trong file này là tôi cũng đọc của ai đó, có điều chỉnh theo quy định mới chưa cũng không nhớ rõ

Em chào chị Thắm,

Thật thú vị khi chị cũng đặt ra vấn đề này. Cuối cùng thì đâu là chứng từ gốc, đâu là chứng từ kế toán, đâu là chứng từ khác?????

Em cũng đã đọc kỹ chế độ kế toán mới, phần chế độ chứng từ kế toán không đề cập tới các khái niệm này. Theo đó chứng từ kế toán bao gồm tất cả các chứng từ trên.

Hoá đơn đương nhiên là một chứng từ kế toán, vậy sao lại đặt dấu phẩy giữa 2 từ đó???


:wall: Có cao nhân nào đưa ra được ý kiến thuyết phục không?
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Bằng cứ Kế toán và chứng từ Kế toán

Chứng từ Kế toán:
- Thể hiện các nội dung kinh tế mang tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp.
- Là cơ sở để ghi nhận công tác hạch toán kinh tế, ghi nhận các chỉ tiêu kinh tế.

Bằng cứ kế toán:
- Là sự thể hiện trên chứng từ kế toán hoặc 1 sự thỏa thuận mang tính pháp lý được pháp luật thừa nhận về việc phát sinh các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện trên chứng từ kế toán
- Bằng cứ kế toán chứng minh tính khách quan của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được lập mởi kế toán.

Chú ý:
- 1 chứng từ kế toán có thể có nhiều bằng cứ kế toán thể hiện trên chứng từ đó.
- Nhiều chứng từ kế toán có thể thể hiện 1 nội dung về bằng cứ kế toán.
Ví dụ:
HĐ nhập khẩu:
+ Hóa đơn
+ pack list
+ Chứng nhận xuất xứ
+ Chứng nhận xuất xưởng
+ Vận đơn
+ Tờ khai

Tính pháp lý của chứng từ kế toán:
- Theo luật định (khuôn khổ pháp luật quy định)
- Các quy định, qui phạm được lập bởi DN, tổ chức của đối tượng hạch toán
- Do tự bản thân đối tượng hạch toán lập

Phân loại chứng từ kế toán:
- Theo đối tượng lập:
+ Chứng từ bên ngoài:
. Do đối tượng bên ngoài, bộ phận khác lập
. Kế toán ko được thay đổi nội dung của bằng cứ kế toán
. Chứng từ này thường là chứng từ chủ đạo
+ Chứng từ nội bộ:
. Tính linh động cao
. Độ phong phú
. Tính pháp lý: Thừa nhận theo quy định cụ thể của công ty (nếu công ty có quy phạm)

Chứng từ bên ngoài làm cơ sở để lập các chứng từ nội bộ

Tính pháp lý của chứng từ kế toán:
- Nhóm đại diện hoặc được ủy quyền duyệt
- Nhóm lập chứng từ (nhóm nghiệp vụ)
- Đối tượng lập chứng từ (ví dụ: Chi phí cho ai)
- Đối tượng tham gia khác (VD: Hợp đồng mua bán nhà)

Mục tiêu của kế toán viên:
- Thu thập đủ các bằng cứ kế toán
- Thể hiện các bằng cứ kế toán qua việc lập lên chứng từ kế toán
- Tính trung thực của bằng cứ kế toán

PS: Hợp lý hóa chứng từ kế toán nghĩa là hợp lý hóa bằng cứ kế toán. Khi soạn chính sách công ty thì thiết lập căn cứ tạo bằng cứ kế toán (ví dụ: 100tr thì ai được phép ký duyệt, v.v...)

Công việc của kế toán:
- Tập hợp các bằng cứ kế toán
- Xây dừng và tập hợp các hệ thống chứng từ kế toán
- Ghi chép (nghiệp vụ) kế toán và quản lý chứng từ

....


(Copyright by VuaLua)
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
xuantham nói:
Tôi post lên đây 1 file mọi người xem và góp ý nhé!
Nội dung trong file này là tôi cũng đọc của ai đó, có điều chỉnh theo quy định mới chưa cũng không nhớ rõ
Để không vi phạm " Luật bản quyền" của tác giả, em nhớ hộ chị nhé!
Bài viết của : ANH CHUỘT
Theo QĐ-15 mới thì cần phải bổ sung thêm hai phần nữa và bỏ bớt đi một phần nữa chị ạ. Nhưng thôi để tác giả tự sửa chữa không lại vi phạm bản quyền thì chít....he...he..
Chào chị!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA