Cán bộ thuế yêu cầu DN phải làm như vậy có đúng không?

  • Thread starter nhungpt59
  • Ngày gửi
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Vấn đề này đấu tranh mãi với cán bộ thuế thì họ nói với doanh nghiệp là làm như vậy cán bộ thuế không thể kiểm tra được số hóa đơn xuất ra của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp lần sau làm một bảng kê riêng hàng xuất trả lại người bán và ghi vào cột điều chỉnh giảm thuế đầu vào để họ dễ kiểm tra. Thôi thì DN muốn mọi viêc yên ổn cũng yên lặng lắng nghe và chấp nhận cho mọi viêc xong xuôi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lehongduc

Trung cấp
29/3/05
131
1
18
64
VietNam
Có căn cứ thì cứ yên tâm mà làm

nhungpt59 nói:
Vấn đề này đấu tranh mãi với cán bộ thuế thì họ nói với doanh nghiệp là làm như vậy cán bộ thuế không thể kiểm tra được số hóa đơn xuất ra của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp lần sau làm một bảng kê riêng hàng xuất trả lại người bán và ghi vào cột điều chỉnh giảm thuế đầu vào để họ dễ kiểm tra. Thôi thì DN muốn mọi viêc yên ổn cũng yên lặng lắng nghe và chấp nhận cho mọi viêc xong xuôi.
Xin chào các Bác,
Cả cơ quan Thuế và Doanh nghiệp đều có 1 chuẩn chung là "các quy định của pháp luật về thuế". Cái chuẩn chung ấy dân Pháp lý gọi là "căn cứ pháp luật"
Nếu doanh nghiệp hạch toán có căn cứ pháp luật (nhớ là phải thủ sẵn văn bản quy định khi doanh nghiệp làm khác ý của cán bộ thuế) thì cứ an tâm mà làm. Nếu cần phải đi tới cùng để cho sáng tỏ "công minh" thì mần luôn tới Tòa hành chính. Luật cho phép vậy mà.
Còn nếu đã "thuận theo ý cán bộ" thì miễn bàn rồi.
Nhưng xin các Bác nhớ cho 1 nguyên tắc: "căn cứ pháp luật" phải còn hiệu lực, có rất nhiều trường hợp nó đã bị chấm dứt hiệu lực bởi 1 văn bản pháp luật khác rồi thì căn cứ ấy "vô hiệu". Việc này các Bác chịu khó đọc ở những điều khoản cuối của các văn bản pháp luật, để xem văn bản ấy có hủy bỏ hiệu lực của văn bản nào hay không? nếu có hủy bỏ thì là hủy bỏ hoàn toàn (thay thế bằng văn bản mới) hay chỉ hủy bỏ 1 điều khoản nào trong văn bản cũ?
Và cũng cần phải lưu ý: nếu củng 1 lúc ta có 2 căn cứ mâu thuẩn nhau:
+ một là văn bản pháp luật (có các tên văn bản theo đúng quy định: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị);
+ một là công văn; công văn và thông báo không phải là "căn cứ pháp luật";
cũng của cơ quan Nhà nước ban hành thì các Bác phải áp dụng văn bản pháp luật, chớ có theo công văn mà oan mạng đó.

Xem ra dân kế toán bọn mình cũng còn phải học kiến thức pháp lý nữa rồi. các Bác nào dân Luật thì góp thêm để anh em WKT có nhờ nhé.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA