Phân biệt hàng NK phi mậu dịch và hàng NK mậu dịch

  • Thread starter vienthanh
  • Ngày gửi
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
DN bây giờ phải biết vận dụng luật nữa đấy, ko phải chỉ có làm đúng luật đâu. Cái gọi là "phù hợp với thực tế DN" chính là việc vận dụng luật vào thực tế DN đấy.
Đúng rồi, hướng dẫn phải đúng. Phải biết làm đúng đã rồi mới có thể làm sai thành đúng sau. Khi xưa học kế toán, tôi đã được thầy chỉ dạy cho câu này đấy. Tuy nhiên, có người hiểu chưa đúng về bản chất mà vẫn chỉ bảo cho người khác đấy. Vấn đề là cần hiểu đúng đã rồi mới chỉ dẫn đúng đc.
Cái này thì đương nhiên thôi, chả có ai yếu kém mãi cả. Vì vậy càng cần phải biết vận dụng luật phù hợp với thực tế DN.Ối trời, sai luật à, sợ quá. Thuế bên đó là bên nào nhỉ? Thuế bên Lào thì ko cần quan tâm vì đó ko phải là VN. CÒn thuế quản lý cty mình thì chả có gì phải lăn tăn cả. Thuê nhà có hợp đồng công chứng đàng hoàng, anh Nào ở có khai báo với công an tử tế, chủ nhà lên Chi cục thuế mua hóa đơn lẻ hẳn hoi, nộp thuế đầy đủ, có trốn đồng nào đâu, có gì phải lo nhỉ. Cái Notebook của anh Lào đã coi là quà biếu cho tặng rồi thì ai lại coi là mua hàng nữa. NK PMD cũng nộp thuế đàng hoàng nha, ko trốn đồng nào của NN hết à. Mà quà biếu cho tặng cũng là TS đấy chứ, ko lẽ là đồng nát vứt đi à. Dù nó NK PMD cũng là TSCĐ của Cty đấy chứ nhỉ.
Vấn đề chính mà tôi muốn nêu lên qua ví dụ này là cách vận dụng pháp luật để xử lý tình huống sao cho hợp pháp, hợp lệ và phù hợp với DN.
Tôi xin trả lời là: bẻ luồng là từ dùng nôm na cho dễ hiểu chứ nói hoa mỹ một chút đó chính là sự vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế DN. Mà đã vận dụng thì phải đúng luật chứ có ai vận dụng sai mà sống đc đâu. NK MD cũng nộp thuế, PMD cũng nộp thuế, có ai trốn thuế đâu. Mà có khi đúng như bạn nói đấy NK PMD còn nộp thuế cao hơn cả MD, cái này có lúc vô lý, có lúc hợp lý. Nếu nó vô lý thì cần bẻ luồng cho nó hợp lý. Ko phải lúc nào hải quan áp thuế tính thuế đều đúng cả phải ko.Vụ đường sá này nó vĩ mô quá, ko dám bàn đến đâu. Chả phải ở HN có nhiều lòng đường dùng để xe đấy thôi. Vụ đường sá này thì phải cho topic khác để bình loạn.

Vận dụng theo kiểu né luật thì ở đây bàn làm gì?? hiểu luật để né luật, để bẻ luật thì là kế toán thì ai cũng đã từng 1 lần. Ở đây phân biệt mậu dịch và phi mậu dịch để doanh nghiệp biết mà mở tờ khai mậu dịch hay phi mậu dịch chứ không phải phân biệt rồi hướng dẫn người ta lách luật mà đi. Chẳng phải các ví dụ bạn đưa ra, nói cho đẹp là "vận dụng pháp luật", nói trắng ra đó đều là "mánh để hợp lý hóa chi phí". Dĩ nhiên, là kế toán ai chả có mánh này mánh kia để hợp lý hóa chi phí (như cái mánh mua notebook của anh Lào đó. Hơ hơ, mà với số tiền 100usd nhỏ như cái kẹo thì chưa thấy gì, chứ với số tiền là 10000, 20000usd thì truy ra thì chả phải anh Lào gì đó đang trốn thuế thu nhập cá nhân à??? mà để hợp lý hóa chi phí thuê nhà cho chuyên gia Lào thì chẳng phải bên cậu cũng làm giả 1 số giấy tờ xác nhận công việc thuê chuyên gia????). Mà nói về mánh hợp lý hóa chi phí thì không phải chỉ trong việc nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch đâu.... đó là cả 1 nghệ thuật kế toán đó chớ nhể, cậu càng nêu ra thì kế toán nhà ta có mà khóc thét vì vạch áo cho người xem lưng.

còn nói về nhập PMD thuế nhập khẩu cao hơn hàng MD mà người ta vẫn cố tình "vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế DN" để biến hàng mua thành hàng PMD vì sao??? có 2 câu trả lời:
1. Nhập cho nhanh, cần hàng gấp, bất chấp hậu quả.
2. Trốn thuế. hàng PMD không cần hợp đồng sao, không cần trình điện chuyển tiền của ngân hàng, giá trị thực của món hàng không cần chứng minh.

thế nào là hiểu rõ bản chất MD và PMD??? Bạn nghĩ mình hiểu sai bản chất của 2 loại MD và PMD sao?? Mình không nghĩ sai vì định nghĩa của bộ tài chính là quá rõ ràng, mình chỉ không thể cố tình hiểu theo cách của bạn mà thôi. Qua các bài viết của bạn mình hiểu thế này có đúng không nhé:
- đó chỉ là hình thức, quan trọng là mình biết cách làm GIẢ giấy tờ thì hàng Md cũng như hàng PMD thôi à. HÀNG MUA TRẢ TIỀN THÌ CHỈ CẦN LÀM GIẢ CHỨNG TỪ THIỆT KHÉO LÀ NHẬP PMD VÀ CHI PHÍ ĐÓ TRỞ THÀNH HỢP LÝ HỢP LỆ VÀ HỢP PHÁP.
Nếu thế thì nhà nước dẹp quách cái vụ phân biệt hàng MD, PMD đi, phân biệt chi cho mệt, chi cho mắc công doanh nghiệp làm giả invoice, làm giả chứng từ vì dù cho đó là hàng doanh nghiệp MUA thì doanh nghiệp cũng biến nó thành hàng biếu, tặng, hàng mẫu,....
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

Cao Anh Lai

Trung cấp
27/10/06
117
0
0
43
Tp Ho Chi Minh
Bây giờ người ta thường có xu hướng chuyển hàng phi mậu dịch (hàng biếu, hàng tặng, hàng mẫu...) thành hàng mậu dịch nếu như những hàng đem về có thể bán được. Thế mà bên cty em lại làm ngược lại. Nếu chuyển qua phi mậu dịch, các loại hàng đó đem về bán cho khách hàng khách hàng đòi hóa đơn thì lấy hàng đâu bên em xuất HĐ? Chỉ chuyển qua phimậu dịch khi các loại hàng đó nhập về không sử dụng cho mục đích hoạt động kinh doanh (tạo doanh thu bán hàng hoặc chi phí trong cty thì bắt buộc hàng đó phải là mậu dịch mới được).
 
Sửa lần cuối:
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
vitconlonton nói:
Vận dụng theo kiểu né luật thì ở đây bàn làm gì?? hiểu luật để né luật, để bẻ luật thì là kế toán thì ai cũng đã từng 1 lần. Ở đây phân biệt mậu dịch và phi mậu dịch để doanh nghiệp biết mà mở tờ khai mậu dịch hay phi mậu dịch chứ không phải phân biệt rồi hướng dẫn người ta lách luật mà đi. Chẳng phải các ví dụ bạn đưa ra, nói cho đẹp là "vận dụng pháp luật", nói trắng ra đó đều là "mánh để hợp lý hóa chi phí". Dĩ nhiên, là kế toán ai chả có mánh này mánh kia để hợp lý hóa chi phí (như cái mánh mua notebook của anh Lào đó. Hơ hơ, mà với số tiền 100usd nhỏ như cái kẹo thì chưa thấy gì, chứ với số tiền là 10000, 20000usd thì truy ra thì chả phải anh Lào gì đó đang trốn thuế thu nhập cá nhân à??? mà để hợp lý hóa chi phí thuê nhà cho chuyên gia Lào thì chẳng phải bên cậu cũng làm giả 1 số giấy tờ xác nhận công việc thuê chuyên gia????). Mà nói về mánh hợp lý hóa chi phí thì không phải chỉ trong việc nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch đâu.... đó là cả 1 nghệ thuật kế toán đó chớ nhể, cậu càng nêu ra thì kế toán nhà ta có mà khóc thét vì vạch áo cho người xem lưng.

.........

thế nào là hiểu rõ bản chất MD và PMD??? Bạn nghĩ mình hiểu sai bản chất của 2 loại MD và PMD sao?? Mình không nghĩ sai vì định nghĩa của bộ tài chính là quá rõ ràng, mình chỉ không thể cố tình hiểu theo cách của bạn mà thôi. Qua các bài viết của bạn mình hiểu thế này có đúng không nhé:
- đó chỉ là hình thức, quan trọng là mình biết cách làm GIẢ giấy tờ thì hàng Md cũng như hàng PMD thôi à. HÀNG MUA TRẢ TIỀN THÌ CHỈ CẦN LÀM GIẢ CHỨNG TỪ THIỆT KHÉO LÀ NHẬP PMD VÀ CHI PHÍ ĐÓ TRỞ THÀNH HỢP LÝ HỢP LỆ VÀ HỢP PHÁP.
Nếu thế thì nhà nước dẹp quách cái vụ phân biệt hàng MD, PMD đi, phân biệt chi cho mệt, chi cho mắc công doanh nghiệp làm giả invoice, làm giả chứng từ vì dù cho đó là hàng doanh nghiệp MUA thì doanh nghiệp cũng biến nó thành hàng biếu, tặng, hàng mẫu,....


:lol: :lol: :lol:
Nghe to tát, nặng nề quá, tranh luận cùng vịt hay ho ra phết. Tôi đâu dám bắt ai hiểu theo ý mình nhưng tranh luận thì phải dùng hiểu biết của mình, ko thể tranh luận bằng cái mà mình chả biết gì. Có thể hiểu đúng, có thể sai nhưng qua tranh luận sẽ đi đến cái đúng.
Cái gọi là nghệ thuật kế toán gì gì đó nghe nó cao siêu quá, chưa chắc đủ trình độ đến mức nghệ thuật đấy. Nhưng, phân biệt MD và PMD thì ko vấn đề gì :eek:know:.
Nói lại cho rõ, tôi phân biệt MD và PMD ở chỗ: hàng hóa NK có phải là hàng thương mại giữa người gửi và người nhận hay ko? Nếu là hàng TM (mua bán, đầu tư, ...) thì nó sẽ là hàng MD, còn ko thì nó là PMD. Việc sử dụng hàng NK đó để làm gì sau này thì ko quyết định được nó sẽ NK MD hay PMD. Việc bẻ luồng giữa MD và PMD, lại là việc khác cần tách bạch với việc phân biệt MD và PMD, đó chỉ là hình thức của vấn đề, để giải quyết vấn đề của DN mà thôi.


còn nói về nhập PMD thuế nhập khẩu cao hơn hàng MD mà người ta vẫn cố tình "vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế DN" để biến hàng mua thành hàng PMD vì sao??? có 2 câu trả lời:
1. Nhập cho nhanh, cần hàng gấp, bất chấp hậu quả.
2. Trốn thuế. hàng PMD không cần hợp đồng sao, không cần trình điện chuyển tiền của ngân hàng, giá trị thực của món hàng không cần chứng minh.
Vitcon nói những làm giả với trốn thuế gì gì đó nghe ghê gớm quá. Bây giờ HQ tính thuế theo GATT rồi, lại còn kiểm sau thông quan nữa chứ, trốn làm sao được, trốn bây giờ nhưng 5-10 năm sau có thể vẫn tòi ra hết, đi tù như chơi. Mà chưa chắc cái nào đã nhanh hơn cái nào đâu nhỉ.
Tôi đưa ra ví dụ chỉ là tình huống cụ thể, còn bản chất đúgn vẫn là cái đại thể. 2 câu mà bạn trả lời ở trên chỉ nên dành cho mấy anh DN ma, chụp giật rồi giả tán thôi. Quan niệm của tôi về việc "bẻ luồng" là vận dụng trong tình huống và trường hợp cụ thể chứ ko phải là áp dụng hàng loạt như bạn nói đâu. DN làm ăn KD bây giờ phải nhìn dài hạn, đã qua rồi cái thời chụp giật, DN ma mọc lên như nấm. Cái mà vitcon gọi là "biến hàng mua thành hàng PMD" nếu phải làm chẳng qua là trong xử lý từng tình huống cụ thể chứ ko ai dở hơi đi làm sai bản chất giao dịch như thế. Có thể tôi viết ở đây chưa rõ ràng nên bạn hiểu là việc này nên áp dụng hàng loạt, ko bao giờ như vậy.
Có lẽ ko nên tranh luận về bẻ luồng ở đây vì như vậy sẽ lạc đề và tôi sẽ bị trở thành phạm pháp mất, nên để topic khác tranh luận thì hơn.
Ở đây chỉ nên tranh luận về phân biệt MD và PMD mà thôi.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Cao Anh Lai nói:
Bây giờ người ta thường có xu hướng chuyển hàng phi mậu dịch (hàng biếu, hàng tặng, hàng mẫu...) thành hàng mậu dịch nếu như những hàng đem về có thể bán được. Thế mà bên cty em lại làm ngược lại. Nếu chuyển qua phi mậu dịch, các loại hàng đó đem về bán cho khách hàng khách hàng đòi hóa đơn thì lấy hàng đâu bên em xuất HĐ? Chỉ chuyển qua phimậu dịch khi các loại hàng đó nhập về không sử dụng cho mục đích hoạt động kinh doanh (tạo doanh thu bán hàng hoặc chi phí trong cty thì bắt buộc hàng đó phải là mậu dịch mới được).


Tôi cho rằng quan niệm như thế chưa đúng lắm. Theo tôi, cần phân biệt MD và PMD ở chỗ: hàng hóa NK có phải là hàng thương mại giữa người gửi và người nhận hay ko? Nếu là hàng TM (mua bán, đầu tư, ...) thì nó sẽ là hàng MD, còn ko thì nó là PMD. Việc sử dụng hàng NK đó để làm gì sau này thì ko quyết định được nó sẽ NK MD hay PMD. Việc bẻ luồng (từ dùng của tôi ở đây) giữa MD và PMD, lại là việc khác cần tách bạch với việc phân biệt MD và PMD, đó chỉ là hình thức của vấn đề, cách để giải quyết vấn đề của DN mà thôi.
Hàng NK MD về có thể dùng để tài trợ, làm từ thiện, cho tặng miễn phí, hoặc NK PMD về rồi bán lại có hóa đơn chứng từ đàng hoàng miến là hạch toán đúng chế độ kế toán là được.
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
:lol: :lol: :lol:
Nói lại cho rõ, tôi phân biệt MD và PMD ở chỗ: hàng hóa NK có phải là hàng thương mại giữa người gửi và người nhận hay ko? Nếu là hàng TM (mua bán, đầu tư, ...) thì nó sẽ là hàng MD, còn ko thì nó là PMD. Việc sử dụng hàng NK đó để làm gì sau này thì ko quyết định được nó sẽ NK MD hay PMD.
- Nếu là hàng TM (mua bán, đầu tư, ...) thì nó sẽ là hàng MD, còn ko thì nó là PMD: không chính xác. Hiện nay, hải quan cho phép các hàng hóa thương mại của công ty nhập qua đường phát chuyển phát nhanh nhập bằng hình thức PMD. Mà hàng mẫu không thanh toán, hàng gửi triển lãm có phải là thương mại hay không: câu trả lời của tôi là có (đọc phần định nghĩa của Luật thương mại 2005). Riêng đối với các mặt hàng cá nhân mua từ nước ngoài về rõ ràng có thương mại giữa người nhập và người xuất nhưng vẫn làm thủ tục nhập bằng hình thức PMD.

- Việc sử dụng hàng NK đó để làm gì sau này thì ko quyết định được nó sẽ NK MD hay PMD: cũng không chính xác. không thể nói nhập PMD xong thì muốn làm gì cũng được. Với các mặt hàng như thuốc, xe otô, điện thoại di động nhập PMD không thể bán (dĩ nhiên là tôi không bàn tới việc bán chui). Việc doanh nghiệp làm gì với hàng PMD thì nhà nước không quản lý được (có trời mới làm nổi chuyện đó) nên mới có suy nghĩ là việc quyết định nhập PMD hay không không liên quan đến mục đích sử dụng sau này. Tuy nhiên, khi nhập PMD sẽ có với các trường hợp miễn thuế nếu bị phát hiện là đã bán thì sẽ bị truy thu thuế.
- Tôi không hề nói mục đích sử dụng của món hàng sẽ quyết định việc nhập PMD hay MD vì mục đích sử dụng thì hải quan không cách nào quản lý được. Nhưng với tôi, với mục đích nhập hàng mua về bán thì sẽ không có việc nhập PMD.


tuankq nói:
:Vitcon nói những làm giả với trốn thuế gì gì đó nghe ghê gớm quá. Bây giờ HQ tính thuế theo GATT rồi, lại còn kiểm sau thông quan nữa chứ, trốn làm sao được, trốn bây giờ nhưng 5-10 năm sau có thể vẫn tòi ra hết, đi tù như chơi. Mà chưa chắc cái nào đã nhanh hơn cái nào đâu nhỉ.
Tôi đưa ra ví dụ chỉ là tình huống cụ thể, còn bản chất đúgn vẫn là cái đại thể. 2 câu mà bạn trả lời ở trên chỉ nên dành cho mấy anh DN ma, chụp giật rồi giả tán thôi. Quan niệm của tôi về việc "bẻ luồng" là vận dụng trong tình huống và trường hợp cụ thể chứ ko phải là áp dụng hàng loạt như bạn nói đâu. DN làm ăn KD bây giờ phải nhìn dài hạn, đã qua rồi cái thời chụp giật, DN ma mọc lên như nấm. Cái mà vitcon gọi là "biến hàng mua thành hàng PMD" nếu phải làm chẳng qua là trong xử lý từng tình huống cụ thể chứ ko ai dở hơi đi làm sai bản chất giao dịch như thế. Có thể tôi viết ở đây chưa rõ ràng nên bạn hiểu là việc này nên áp dụng hàng loạt, ko bao giờ như vậy.
Có lẽ ko nên tranh luận về bẻ luồng ở đây vì như vậy sẽ lạc đề và tôi sẽ bị trở thành phạm pháp mất, nên để topic khác tranh luận thì hơn.
Ở đây chỉ nên tranh luận về phân biệt MD và PMD mà thôi.
Chấp nhận ý kiến này của bạn. Nhưng bạn nên xem lại câu VD của bạn dành cho truờng hợp phân biệt PMD và MD vì nó không chứng minh được sự khác biệt của 2 loại hình này mà chứng minh 1 điều "BẠN DÙNG MÁNH ĐỂ NHẬP HÀNG MUA THÀNH HÀNG PMD" --> chả hay ho gì.
Mà làm thuế theo GATT thì càng có lý do để doanh nghiệp bẻ luồng nhập MD thành PMD.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Hiện nay, hải quan cho phép các hàng hóa thương mại của công ty nhập qua đường phát chuyển phát nhanh nhập bằng hình thức PMD.
Chưa chính xác. Nếu hàng NK có trị giá cao thì chắc chắn hq sẽ bắt mở TK MD ngay. Bản thân tôi nhiều lúc đã phải chiến đấu với hq về việc này, rõ ràng là hàng biếu cho tặng nhưng cứ bắt mở TK MD thế mới đau. Rốt cuộc thì vẫn NK đc nhưng mất thời gian đi lại, làm cv giải trình, cam kết các kiểu. Còn với hàng có trị giá thấp thì cty CPN sẽ thay mặt chủ hàng khai giá tính thuế, và tất nhiên là sẽ khai PMD, chả thấy ông CPN nào tự ý khai TK MD cả. Khi đó nếu người NK phải thanh toán tiền hàng thì lại giông như bạn đề cập là sai bản chất của giao dịch. Trong TB hàng về, Cty CPN luôn có một câu đại ý là: người nhận hàng cần xem xét khai TK MD hay PMD. Người NK có thể lựa chọn giữa khai hàng MD hay PMD theo cách nào thuận lợi cho mình. Ở đây, ko muốn nhắc đến từ "bẻ luồng" nhưng thực ra nó mang hình thức na ná như thế rồi.

Mà hàng mẫu không thanh toán, hàng gửi triển lãm có phải là thương mại hay không: câu trả lời của tôi là có (đọc phần định nghĩa của Luật thương mại 2005). Riêng đối với các mặt hàng cá nhân mua từ nước ngoài về rõ ràng có thương mại giữa người nhập và người xuất nhưng vẫn làm thủ tục nhập bằng hình thức PMD.
Bỏ cua cá cùng 1 rọ thế này, chúng nó đánh nhau chết hết. Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 3, phần I, điểm 5: Hàng mẫu ko thanh toán là hàng PMD. CŨng thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 11: hàng TNTX, TXTN dự hội trợ triển lãm là hàng TM. Cái gọi là "hàng cá nhân mua từ nước ngoài về" này hình như chưa có định nghĩa cụ thể ở đâu thì phải, nếu vitcon biết thì chỉ điểm giúp. Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 8: Hàng XNK nhằm mục đích TM ......... của cá nhân là hàng TM. Nếu là hàng TM mà mở TK PMD thì có đúgn bản chất ko nhỉ.

Với các mặt hàng như thuốc, xe ô tô, điện thoại di động nhập PMD không thể bán (dĩ nhiên là tôi không bàn tới việc bán chui).
Cái này thì bây giờ mới được biết nhưng chưa thấy bao giờ. Bạn biết nó đc quy định ở vb nào thì chỉ điểm giúp. Tôi trở lại ví dụ của tôi về xe ô tô mang từ Lào về, rõ ràng là bán trong nước hợp pháp có hóa đơn, đăng ký đàng hoàng đấy chứ, sao lại là bán chui.

Tuy nhiên, khi nhập PMD sẽ có với các trường hợp miễn thuế nếu bị phát hiện là đã bán thì sẽ bị truy thu thuế.
Cái vụ miễn thuế này quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC, phần D, mục I. Đọc lên thấy nhiều trường hợp quá nhưng tóm lại ko thể khẳng định hàng NK PMD miễn thuế sẽ bị truy thu đc. Tôi mang TS từ nứoc ngoài về, NK PMD, đc miễn thuế với trị giá trong định mức, nếu tôi ko dùng nữa mà bán đi thì cớ gì mà truy thu thế.

Nhưng với tôi, với mục đích nhập hàng mua về bán thì sẽ không có việc nhập PMD.
Mua hàng về bán thì còn gọi gì là PMD. Đã mua tức là phải trả tiền, nếu ko thì cũng phải hàng đổi hàng hoặc cấn trừ nợ, rõ ràng là thương mại, ko chạy đi đâu được.

Mà làm thuế theo GATT thì càng có lý do để doanh nghiệp bẻ luồng nhập MD thành PMD.
Câu này mà để các anh chị HQ nghe đc thì ko vui chút nào, nhất là cô An ở TCHQ. Tính thuế theo GATT là theo thông lệ QT, hòa mình vào cuộc chơi chung mà lại bảo là lý do để bẻ luồng MD thành PMD. HQ bây giờ cứ theo TT113 tính thuế ác liệt, nhiều khi vô lý quá, nhất là hàng PMD, cứ câu khẩu hiệu "giá tính thuế là giá CIF tính đến ck nhập" hô to lên để đưa đủ các thứ chi phí v/c, b/h vào giá hàng mà phang thuế. NHiều khi hàng có 10$ mà giá tính thuế thuế tới >100$, bạn từng làm thủ tục NK hàng CPN rồi còn lạ gì nữa. Tôi vẫn nói lại cho rõ: bẻ luồng chỉ để giải quyết tình huống cụ thể.
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
Chưa chính xác. Nếu hàng NK có trị giá cao thì chắc chắn hq sẽ bắt mở TK MD ngay. Bản thân tôi nhiều lúc đã phải chiến đấu với hq về việc này, rõ ràng là hàng biếu cho tặng nhưng cứ bắt mở TK MD thế mới đau. Rốt cuộc thì vẫn NK đc nhưng mất thời gian đi lại, làm cv giải trình, cam kết các kiểu. Còn với hàng có trị giá thấp thì cty CPN sẽ thay mặt chủ hàng khai giá tính thuế, và tất nhiên là sẽ khai PMD, chả thấy ông CPN nào tự ý khai TK MD cả. Khi đó nếu người NK phải thanh toán tiền hàng thì lại giông như bạn đề cập là sai bản chất của giao dịch. Trong TB hàng về, Cty CPN luôn có một câu đại ý là: người nhận hàng cần xem xét khai TK MD hay PMD. Người NK có thể lựa chọn giữa khai hàng MD hay PMD theo cách nào thuận lợi cho mình. Ở đây, ko muốn nhắc đến từ "bẻ luồng" nhưng thực ra nó mang hình thức na ná như thế rồi.

ở đây không bàn tới thái độ làm khó làm dễ của hải quan cũng như cách làm việc của CPN. dĩ nhiên với hàng nhập khẩu với số lượng quá nhiều thì khó mà xin để mở tờ khai PMD. ở đây, tôi nói đến quy định của pháp luật, căn cứ vào thông tư 33/2003/TT-BTC, Mục I, điều 5, khoản đ có quy định rất rõ:
- Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có yêu cầu gấp rút về mặt thời gian (phục vụ sản xuất), số lượng nhỏ nếu chủ hàng đề nghị được nhập khẩu theo chế độ phi mậu dịch thì Chi cục Hải quan Bưu cục Ngoại dịch hoặc Chi cục Hải quan sân bay quốc tế giải quyết theo đề nghị của chủ hàng ( làm thủ tục theo loại hình hàng phi mậu dịch nhập khẩu, thu đủ thuế (nếu có) trước khi thông quan, không hoàn thuế).
Nếu bạn không đủ lý do để chứng minh là bạn cần hàng gấp (như trình hợp đồng bán hàng...) thì bạn không được nhập PMD là chuyện đương nhiên. Còn nếu bạn chứng minh được và được nhập PMD thì lúc này không còn sai bản chất của hàng PMD vì nó được coi là 1 ưu đãi.
Tại sao công ty PCN thường hay ghi câu kêu doanh nghiệp chọn hình thức MD hay PMD, không phải để doanh nghiệp quyết định bẻ luồng hay không bẻ luồng mà họ có lý do là căn cứ vào thông tư 33 mà tôi vừa nêu, tùy theo mức độ cần hàng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lực chọn hình thức nhập
Do hiện nay, các chi cục hải quan lẫn công ty PCN quá nhiều việc mà không xem xét chu đáo sự cấp bách của hàng mà cho mở PMD lung tung nên dần dần đã làm sai mà không biết.

tuankq nói:
Bỏ cua cá cùng 1 rọ thế này, chúng nó đánh nhau chết hết. Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 3, phần I, điểm 5: Hàng mẫu ko thanh toán là hàng PMD. CŨng thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 11: hàng TNTX, TXTN dự hội trợ triển lãm là hàng TM. Cái gọi là "hàng cá nhân mua từ nước ngoài về" này hình như chưa có định nghĩa cụ thể ở đâu thì phải, nếu vitcon biết thì chỉ điểm giúp. Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 8: Hàng XNK nhằm mục đích TM ......... của cá nhân là hàng TM. Nếu là hàng TM mà mở TK PMD thì có đúgn bản chất ko nhỉ.

Cái mà bạn gọi là đúng bản chất thì còn tùy theo quan điểm bản chất của bạn hay của tôi.
Hàng mẫu không thanh toán là hàng được nhập PMD chứ thật sự bản chất của nó trong 1 mối quan hệ kinh tế giữa người gửi và người nhận lại là tính chất thương mại. Với tôi, hàng nhập PMD không hoàn toàn là hàng không mang mục đích thương mại giữa người gửi và người nhận.
Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 8: Hàng XNK nhằm mục đích TM ......... của cá nhân là hàng TM. Đó là lý do tranh luận ở đây. Với tôi, hàng cá nhân mua nước ngoài về sử dụng không phải là hàng nhằm mục đích TM chính vì thế việc cá nhân nhập hàng mở tờ khai PMD không sai bản chất. Cái này giống như bạn đi nước ngoài, mua 1 đóng đồ lung tung, rồi xách về nước thì bạn làm tờ khai PMD.
Với những hàng mua của cá nhân bao gồm cả chục cái máy tính, trăm chiếc điện thoại để về bán (mà không nói bán chui nhé, lên cục thuế mua hóa đơn luôn) mà nhập PMD thì mới gọi là sai bản chất.

tuankq nói:
Cái này thì bây giờ mới được biết nhưng chưa thấy bao giờ. Bạn biết nó đc quy định ở vb nào thì chỉ điểm giúp. Tôi trở lại ví dụ của tôi về xe ô tô mang từ Lào về, rõ ràng là bán trong nước hợp pháp có hóa đơn, đăng ký đàng hoàng đấy chứ, sao lại là bán chui..

Sorry vì chưa nói rõ ý. Theo quy định về chuyển nhượng otô, xe máy nhập bằng hình thức PMD đối với các đối tượng như Đối tượng ngoại giao, đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế, tạm nhập miễn thuế: thì trước khi chuyển nhượng (không tín đến chuyển nhượng chui) phải làm thủ tục hải quan, đóng thuế => chuyển hàng PMD thành hàng MD rồi mới đươc phép làm các thủ tục mua bán - Thông tư 02/2001/TT-TCHQ
Với trường hợp công ty bạn, cái xe ngay khi mua đã được coi là tài sản của công ty bạn (không phải của văn phòng đại diện nhé) nên khi nhập lại Việt Nam thì được coi với hình thức di chuyển trở lại tài sản của công ty. Tờ khai PMD lúc bấy giờ được coi là tờ giấy xác nhận sự di chuyển này. Đã là tài sản công ty thì có quyền bán. Đặt trường hợp ngược lại, 1 ông Tham tán nước nào đó đem xe của mình qua Việt Nam chạy (tờ khai PMD) rồi bán lại nó cho 1 ông nào đó có được không??? Muốn bán thì xin ông Tham tán vui lòng lên hải quan làm thủ tục chuyển cái xe của ông thành hàng thương mại rồi muốn bán thì bán nhé.

Còn về thuốc: Theo thông tư 09/2002/TT-BYT, mục 1, điều 3:
3. Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ để điều trị bệnh cho bản thân và gia đình, không được bán ra thị trường hay sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. (và dĩ nhiên không nói bán chui)

Về điện thoại di động: Bạn có thể tham khảo công văn 123/QLT năm 2004 của Quản lý thị trường, điều 2 trong đó ghi rất rõ, nếu cửa hàng bán điện thoại di động phải trình bản sao bản kê chi tiết tờ khai hải quan có xác nhận của nhà nhập khẩu, sao y bản chính và hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của điện thoại. Mà tờ khai có hóa đơn thì bạn biết là tờ khai gì rồi đó chứ??? Việc bán điện thoại cầm tay tràn lan không hóa đơn chứng từ hiện nay là bán không hợp pháp không ai kiểm nổi nên tưởng là hợp pháp thế thôi.


tuankq nói:
Cái vụ miễn thuế này quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC, phần D, mục I. Đọc lên thấy nhiều trường hợp quá nhưng tóm lại ko thể khẳng định hàng NK PMD miễn thuế sẽ bị truy thu đc. Tôi mang TS từ nứoc ngoài về, NK PMD, đc miễn thuế với trị giá trong định mức, nếu tôi ko dùng nữa mà bán đi thì cớ gì mà truy thu thế.

tóm lại ko thể khẳng định hàng NK PMD miễn thuế sẽ bị truy thu đc??? là sao??? Bạn xem cái thông tư 113/2005, phần truy thu thuế, trong đó ghi nếu hàng phi mậu dịch miễn thuế nếu sử dụng sai mục đích sẽ bị truy thu thuế. Chỉ nói 1 trường hợp nho nhỏ: 1 công ty nước ngoài gửi hàng sang 1 công ty phi chính phủ ở Việt Nam để viện trợ cho đồng bào bị bảo vừa qua ---> dĩ nhiên là nhập PMD và miễn thuế. Nếu công ty phi chính phủ đó không viện trợ mà lấy hàng đó đem bán lấy tiền thì lúc đó như thế nào? Nếu Hải quan phát hiện thì ra sao? Tự bạn có thể trả lời câu hỏi này
Mình trích 1 thông tư hơi cũ nhưng vẫn có thể dùng căn cứ trả lời câu hỏi về truy thu thuế
Thông tư Số: 65/TC-TCT Hướng dẫn việc xác định giá thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng được miễn thuế nay thay đổi lý do miễn thuế

Hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng thuộc diện được miễn giảm thuế quy định tại mục I nói trên, đã đưa vào sử dụng, nay được phép thay đổi lý do miễn, giảm thuế (thanh lý, chuyển nhượng, biếu tặng, .. .) thì phải truy thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá tính thuế làm căn cứ để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải truy thu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá tại thời điểm chuyển nhượng thanh lý hoặc biếu tặng,....


tuankq nói:
Mua hàng về bán thì còn gọi gì là PMD. Đã mua tức là phải trả tiền, nếu ko thì cũng phải hàng đổi hàng hoặc cấn trừ nợ, rõ ràng là thương mại, ko chạy đi đâu được.
Đã hiểu như vậy nên bạn coi lại câu trả lời trước đây bạn trả lời cho Viet thanh về trường hợp của bạn ấy đưa ra: Hàng công ty bạn ấy mua nhập về mà bên xuất nhập khẩu kêu mở tờ khai PMD ---> Câu trả lời của bạn là: tờ khai PMD hay MD gì cũng được bán ---> Tư vấn doanh nghiệp sai.
Câu trả lời của mình: nhập vậy là sai bản chất của nghiệp vụ ---> nếu bị phát hiện thì sẽ có thể bị Thuế bỏ số tiền mua ra khỏi giá vốn hàng hóa, ra khỏi chi phí ----> Mình sai chổ nào?


tuankq nói:
Câu này mà để các anh chị HQ nghe đc thì ko vui chút nào, nhất là cô An ở TCHQ. Tính thuế theo GATT là theo thông lệ QT, hòa mình vào cuộc chơi chung mà lại bảo là lý do để bẻ luồng MD thành PMD. HQ bây giờ cứ theo TT113 tính thuế ác liệt, nhiều khi vô lý quá, nhất là hàng PMD, cứ câu khẩu hiệu "giá tính thuế là giá CIF tính đến ck nhập" hô to lên để đưa đủ các thứ chi phí v/c, b/h vào giá hàng mà phang thuế. NHiều khi hàng có 10$ mà giá tính thuế thuế tới >100$, bạn từng làm thủ tục NK hàng CPN rồi còn lạ gì nữa. Tôi vẫn nói lại cho rõ: bẻ luồng chỉ để giải quyết tình huống cụ thể.

hehe, ở đây không bàn tới cách làm việc của các bác hải quan nhà ta. Bẻ luồng hay chi xiền lót tay thì đó là "giải quyết tình huống cụ thể". Còn đó đúng và hợp pháp không thì tự mình trả lời.
tính thuế GATT theo mình càng làm doanh nghiệp bẻ luồng sang PMD vì: không cần trình các chứng từ chứng minh giá thật của món hàng (nhất là món nào thuế cao)
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
dĩ nhiên với hàng nhập khẩu với số lượng quá nhiều thì khó mà xin để mở tờ khai PMD. ở đây, tôi nói đến quy định của pháp luật, căn cứ vào thông tư 33/2003/TT-BTC, Mục I, điều 5, khoản đ có quy định rất rõ:
- Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có yêu cầu gấp rút về mặt thời gian (phục vụ sản xuất), số lượng nhỏ nếu chủ hàng đề nghị được nhập khẩu theo chế độ phi mậu dịch thì Chi cục Hải quan Bưu cục Ngoại dịch hoặc Chi cục Hải quan sân bay quốc tế giải quyết theo đề nghị của chủ hàng ( làm thủ tục theo loại hình hàng phi mậu dịch nhập khẩu, thu đủ thuế (nếu có) trước khi thông quan, không hoàn thuế).
Chả biết cái Thông tư kia còn hiệu lực không nhỉ. Theo tôi biết thì vb hiện hành hướng dẫn về thủ tục hải quan là thông tư 112/2005/TT-BTC và các hướng dẫn, quy định khác của TCHQ sau đó. Ngay như cái thông tư kia cũng nói là "hàng số lượng nhỏ", thực ra cái "nhỏ" này cũng rất mơ hồ và ko thực tế, đây là sự linh động trong giải quyết thủ tục thông quan.


Hàng mẫu không thanh toán là hàng được nhập PMD chứ thật sự bản chất của nó trong 1 mối quan hệ kinh tế giữa người gửi và người nhận lại là tính chất thương mại. Với tôi, hàng nhập PMD không hoàn toàn là hàng không mang mục đích thương mại giữa người gửi và người nhận.
Nếu xem xét thế này thì quá rộng và vĩ mô quá. Đương nhiên là chả có người nào tự dưng gửi hàng mẫu cho người mà mình chả có quan hệ gì (gửi nhầm thì ko tính). Hàng mẫu ko thanh toán cũng phải xuất phát từ quan hệ làm ăn kinh tế, thương mại, đầu tư giữa người gừi và người nhận. Nếu căn cứ vào đây để xem xét hàng mẫu đó là hàng NK MD hay PMD thì bó tay. Đương nhiên, để thúc đấy TM thì người bán phải gửi mẫu cho người mua để xem xét đánh giá, chào hàng .v.v... Theo tôi, cái cần xem xét là bản thân chính cái hàng hóa NK đó chứ ko phải là các quan hệ phái sinh từ hàng hóa đó hoặc từ đó mà hàng hóa đó đc NK. Cái hàng hóa NK đó, xem xét cụ thể tính chất của nó khi di chuyển trong giao dịch gửi và nhận đó, cụ thể là khi NK hàng đó, nếu ko phải là nó đc gửi đi (từ người gửi) để đổi lấy 1 số tiền (từ người nhận) thì hãy coi nó là PMD, đứng gắn nó vào các mối quan hệ khác.



Theo thông tư 112/2005/TT-BTC, mục 1, phần I, điểm 8: Hàng XNK nhằm mục đích TM ......... của cá nhân là hàng TM. Đó là lý do tranh luận ở đây. Với tôi, [/I][/B] không phải là hàng nhằm mục đích TM chính vì thế việc cá nhân nhập hàng mở tờ khai PMD không sai bản chất. Cái này giống như bạn đi nước ngoài, mua 1 đóng đồ lung tung, rồi xách về nước thì bạn làm tờ khai PMD. Với những hàng mua của cá nhân bao gồm cả chục cái máy tính, trăm chiếc điện thoại để về bán (mà không nói bán chui nhé, lên cục thuế mua hóa đơn luôn) mà nhập PMD thì mới gọi là sai bản chất.
Đúng rồi, đây mới chính là điểm bất đồng của chúng ta khi phân biệt hàng NK PMD và MD. Tôi quan niệm rằng: mục đích TM là cái có lợi mà giao dịch giữa người gửi và người nhận hướng tới. Cái "có lợi" ở đây là: người gửi có được tiền khi gửi hàng đi, người nhận có được hàng cần có khi trả tiền. Cái có lợi ở đây phát sinh trực tiếp từ chính hàng hóa đó khi di chuyển từ bên này qua bên khác. Thương mại có nghĩa là mua bán, trao đổi. Anh bán đổi hàng lấy tiền, anh mua dùng tiền mua hàng. Về "hàng cá nhân mua nước ngoài về sử dụng", theo tôi cần xem xét xem nó di chuyển như thế nào: nếu cá nhân ra nước ngoài mua hàng ở nước ngoài rồi đem về VN sử dụng (hàng hóa rõ là hàng NK) thì đó là hàng cá nhân di chuyển, ko mang tính TM vì khi NK vào VN rõ ràng người nhận ko phải trả tiền cho người gửi. Nều cá nhân ở VN mua hàng từ nước ngoài về VN sử dụng (chắc chắn là hàng NK rồi) thì đó là hàng vì mục đích TM vì để có đc hàng hóa thì người nhận phải trả tiền cho người gửi. Khi đã NK hàng vào VN rồi cá nhân đó bán lại hoặc cho tặng thì ko cần xét đến nữa, đấy là quyền định đoạt của chủ hàng. Tôi xem xét cái mục đích TM (MD) hay PMD của hàng NK là ở tính chất của hàng khi di chuyển tại thời điểm NK, còn sau khi NK rồi thì ko xét đến.


Sorry vì chưa nói rõ ý. Theo quy định về chuyển nhượng otô, xe máy nhập bằng hình thức PMD đối với các đối tượng như Đối tượng ngoại giao, đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế, tạm nhập miễn thuế: thì trước khi chuyển nhượng (không tín đến chuyển nhượng chui) phải làm thủ tục hải quan, đóng thuế => chuyển hàng PMD thành hàng MD rồi mới đươc phép làm các thủ tục mua bán - Thông tư 02/2001/TT-TCHQ
Đặt trường hợp ngược lại, 1 ông Tham tán nước nào đó đem xe của mình qua Việt Nam chạy (tờ khai PMD) rồi bán lại nó cho 1 ông nào đó có được không??? Muốn bán thì xin ông Tham tán vui lòng lên hải quan làm thủ tục chuyển cái xe của ông thành hàng thương mại rồi muốn bán thì bán nhé.
tóm lại ko thể khẳng định hàng NK PMD miễn thuế sẽ bị truy thu đc??? là sao??? Bạn xem cái thông tư 113/2005, phần truy thu thuế, trong đó ghi nếu hàng phi mậu dịch miễn thuế nếu sử dụng sai mục đích sẽ bị truy thu thuế. Chỉ nói 1 trường hợp nho nhỏ: 1 công ty nước ngoài gửi hàng sang 1 công ty phi chính phủ ở Việt Nam để viện trợ cho đồng bào bị bảo vừa qua ---> dĩ nhiên là nhập PMD và miễn thuế. Nếu công ty phi chính phủ đó không viện trợ mà lấy hàng đó đem bán lấy tiền thì lúc đó như thế nào? Nếu Hải quan phát hiện thì ra sao? Tự bạn có thể trả lời câu hỏi này
Hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng thuộc diện được miễn giảm thuế quy định tại mục I nói trên, đã đưa vào sử dụng, nay được phép thay đổi lý do miễn, giảm thuế (thanh lý, chuyển nhượng, biếu tặng, .. .) thì phải truy thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá tính thuế làm căn cứ để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải truy thu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá tại thời điểm chuyển nhượng thanh lý hoặc biếu tặng,....
Vitcon lạc chủ đề từ xem xét phạm vi, điều kiện đc miễn thuế NK sang phân biệt tính chất của hàng hóa NK. Để đc miễn thuế bạn phải đáp ứng các điều kiện mà BTC quy định, nếu ko thì ko đc miễn thuế, phải nộp thuế, có tình vi phạm thì bị phạt và truy thu thuế. Cái đó nó khác với tính chất của hàng hóa NK là PMD hay MD. Nếu hnàg đc miễn thuế thì bất kể là hàng NK MD hay PMD cũng phải tuân theo đk để miễn thuế. Bạn NK hàng tạo TSCD theo dụ án ưu đãi đầu tư cũng đc miễn thuế và nó là hàng MD đấy chứ. Đừng lẫn lộn từ phạm trù này chạy qua phạm trù khác.


Còn về thuốc: Theo thông tư 09/2002/TT-BYT, mục 1, điều 3:
3. Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ để điều trị bệnh cho bản thân và gia đình, không được bán ra thị trường hay sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. (và dĩ nhiên không nói bán chui)
Cái này thì bây giờ mới thấy, lúc nào tôi tìm cái TT này xem còn hiệu lực ko. Về mặt logic thì vớ vẩn quá, Bộ Y tế lại đi quản cả thương mại, đá lẫn sân của BTM rồi.



Về điện thoại di động: Bạn có thể tham khảo công văn 123/QLT năm 2004 của Quản lý thị trường, điều 2 trong đó ghi rất rõ, nếu cửa hàng bán điện thoại di động phải trình bản sao bản kê chi tiết tờ khai hải quan có xác nhận của nhà nhập khẩu, sao y bản chính và hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của điện thoại. Mà tờ khai có hóa đơn thì bạn biết là tờ khai gì rồi đó chứ??? Việc bán điện thoại cầm tay tràn lan không hóa đơn chứng từ hiện nay là bán không hợp pháp không ai kiểm nổi nên tưởng là hợp pháp thế thôi.
Cái này chả liên quan gì đến phân biệt hàng NK MD với PMD. Đó là quy định để quản lý nguồn gốc ĐTDD trên TT của QLTT. "Tờ khai có hóa đơn" thì bây giờ mới được vitcon phát hành, tôi chưa gặp bao giờ. Mà dẫn chứng của bạn đưa ra liên quan nhiều đến lĩnh vực quản lý nhà nước về nguồn gốc hàng hóa, sử dụng hóa đơn chứng từ. Bao giờ dân ta quen với việc mua cái gì cũng đòi hóa đơn đỏ thì mấy cái vụ hàng lậu sẽ hết đất sống, nhưng cái đó chúgn nên tham gia vào topic khác, ko bàn ở đây.




Mình trích 1 thông tư hơi cũ nhưng vẫn có thể dùng căn cứ trả lời câu hỏi về truy thu thuế
Thông tư Số: 65/TC-TCT Hướng dẫn việc xác định giá thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng được miễn thuế nay thay đổi lý do miễn thuế
Nếu cũ mà vẫn có hiệu lực hiện hành thì cứ trích ra, nếu hết rồi thì thôi.



Đã hiểu như vậy nên bạn coi lại câu trả lời trước đây bạn trả lời cho Viet thanh về trường hợp của bạn ấy đưa ra: Hàng công ty bạn ấy mua nhập về mà bên xuất nhập khẩu kêu mở tờ khai PMD ---> Câu trả lời của bạn là: tờ khai PMD hay MD gì cũng được bán ---> Tư vấn doanh nghiệp sai.
Câu trả lời của mình: nhập vậy là sai bản chất của nghiệp vụ ---> nếu bị phát hiện thì sẽ có thể bị Thuế bỏ số tiền mua ra khỏi giá vốn hàng hóa, ra khỏi chi phí ----> Mình sai chổ nào?
Tôi trả lời cho Viet thanh với mục đích là xử lý tính huống, chưa dám nhận là tư vấn. Nếu muốn hiểu cặn kễ phân biệt hàng NK MD với PMD thì đọc topic này từ đầu đến cuối cũng đc mà. Việc thuế có loại giá vốn hay ko thì còn phải xem giá vốn được kết chuyển ntn đã, nếu kết chuyển đúng chế độ kế toán thì ko ai loại ra đc. Tôi vẫn khẳng định lại: hàng NK MD hay PMD đều mua đi bán lại đc. Nếu bạn dùng các điều kiện miễn thuế hay đk gì khác mà hàng hóa đó phải đáp ứng khi NK để phủ nhận thì đó lại là phạm trù khác.



tính thuế GATT theo mình càng làm doanh nghiệp bẻ luồng sang PMD vì: không cần trình các chứng từ chứng minh giá thật của món hàng (nhất là món nào thuế cao)
Ai nói ko cần chứng minh giá, nếu muốn thuế hợp lý đúng mức thì phải chứng minh giá chứ. Nếu chủ hàng ko chứng minh giá tính thuế thì HQ sẽ áp giá tinh thuế và chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho ngừoi NK. GATT nó hay ở chỗ đó.
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
Chả biết cái Thông tư kia còn hiệu lực không nhỉ. Theo tôi biết thì vb hiện hành hướng dẫn về thủ tục hải quan là thông tư 112/2005/TT-BTC và các hướng dẫn, quy định khác của TCHQ sau đó. Ngay như cái thông tư kia cũng nói là "hàng số lượng nhỏ", thực ra cái "nhỏ" này cũng rất mơ hồ và ko thực tế, đây là sự linh động trong giải quyết thủ tục thông quan.

Hiện giờ chưa thấy văn bản nào nói nó hết hiệu lực. hướng dẫn của 112/2005 chỉ là hướng dẫn chung. Chi tiết phải coi đến các văn bản hướng dẫn của cái hướng dẫn chung ấy. đúng đây là 1 sự linh động là ý của tôi muốn nói tới sự linh động của xuất nhập khẩu, sự linh động giữa PMD và MD. Chính vì sự linh động này, tôi không bao giờ kết luận rằng hàng PMD nhất nhất không thể bán và hàng mua nhất nhất phải nhập MD



tuankq nói:
Nếu xem xét thế này thì quá rộng và vĩ mô quá. Đương nhiên là chả có người nào tự dưng gửi hàng mẫu cho người mà mình chả có quan hệ gì (gửi nhầm thì ko tính). Hàng mẫu ko thanh toán cũng phải xuất phát từ quan hệ làm ăn kinh tế, thương mại, đầu tư giữa người gừi và người nhận. Nếu căn cứ vào đây để xem xét hàng mẫu đó là hàng NK MD hay PMD thì bó tay. Đương nhiên, để thúc đấy TM thì người bán phải gửi mẫu cho người mua để xem xét đánh giá, chào hàng .v.v... Theo tôi, cái cần xem xét là bản thân chính cái hàng hóa NK đó chứ ko phải là các quan hệ phái sinh từ hàng hóa đó hoặc từ đó mà hàng hóa đó đc NK. Cái hàng hóa NK đó, xem xét cụ thể tính chất của nó khi di chuyển trong giao dịch gửi và nhận đó, cụ thể là khi NK hàng đó, nếu ko phải là nó đc gửi đi (từ người gửi) để đổi lấy 1 số tiền (từ người nhận) thì hãy coi nó là PMD, đứng gắn nó vào các mối quan hệ khác.Đúng rồi, đây mới chính là điểm bất đồng của chúng ta khi phân biệt hàng NK PMD và MD. Tôi quan niệm rằng: mục đích TM là cái có lợi mà giao dịch giữa người gửi và người nhận hướng tới. Cái "có lợi" ở đây là: người gửi có được tiền khi gửi hàng đi, người nhận có được hàng cần có khi trả tiền. Cái có lợi ở đây phát sinh trực tiếp từ chính hàng hóa đó khi di chuyển từ bên này qua bên khác. Thương mại có nghĩa là mua bán, trao đổi. Anh bán đổi hàng lấy tiền, anh mua dùng tiền mua hàng. Về "hàng cá nhân mua nước ngoài về sử dụng", theo tôi cần xem xét xem nó di chuyển như thế nào: nếu cá nhân ra nước ngoài mua hàng ở nước ngoài rồi đem về VN sử dụng (hàng hóa rõ là hàng NK) thì đó là hàng cá nhân di chuyển, ko mang tính TM vì khi NK vào VN rõ ràng người nhận ko phải trả tiền cho người gửi. Nều cá nhân ở VN mua hàng từ nước ngoài về VN sử dụng (chắc chắn là hàng NK rồi) thì đó là hàng vì mục đích TM vì để có đc hàng hóa thì người nhận phải trả tiền cho người gửi. Khi đã NK hàng vào VN rồi cá nhân đó bán lại hoặc cho tặng thì ko cần xét đến nữa, đấy là quyền định đoạt của chủ hàng. Tôi xem xét cái mục đích TM (MD) hay PMD của hàng NK là ở tính chất của hàng khi di chuyển tại thời điểm NK, còn sau khi NK rồi thì ko xét đến.

với tôi, cái mà được định nghĩa "theo mục đích thương mại" được hiểu theo nghĩa rộng. mục đích thương mại của món hàng tôi xét ở góc độ quan hệ giữa người mua và người bán và cả việc sử dụng món hàng là gì. Bản thân 1 món hàng không thể tự nó phát sinh quan hệ mà. Nếu chỉ xét thương mại đơn thuần là việc gửi hàng và đổi lấy 1 món tiền, không gắn đến quan hệ thì bộ tài chính không cần định nghĩa 1 cách phức tạp "hàng phi mậu dịch là hàng không mang mục đích thương mại" mà nên đổi định nghĩa đó lại là "hàng phi mậu dịch là hàng người gửi gửi cho người nhận không tính tiền". Nếu đã định nghĩa "mang mục đích thương mại" thì phải xét mục đích thương mại theo nghĩa rộng. Cụ thể hiểu làm sao thì vui lòng coi phần định nghĩa thương mại là gì trong luật thương mại.

Theo luật thương mại 2005
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

chính vì thế tôi cho rằng hàng mẫu free cũng là hoạt động thương mại vì nó nhằm mục đích sinh lợi cho tương lai. Cái định nghĩa thương mại của bạn chỉ nằm ở nghĩa hẹp nên định nghĩa hàng MD và PMD của bạn mới khác của tôi.
ở đây, tôi không phủ nhận quyền định đoạt của chủ hàng với món hàng mình có. Hàng người ta biếu tặng mình thì mình có quyền định đoạt là cho hay bán. Tôi chỉ phủ nhận quyền hoàn toàn định đoạt của người nhận hàng PMD ở các trường hợp nhận hàng viện trợ, thuốc.....




tuankq nói:
Vitcon lạc chủ đề từ xem xét phạm vi, điều kiện đc miễn thuế NK sang phân biệt tính chất của hàng hóa NK. Để đc miễn thuế bạn phải đáp ứng các điều kiện mà BTC quy định, nếu ko thì ko đc miễn thuế, phải nộp thuế, có tình vi phạm thì bị phạt và truy thu thuế. Cái đó nó khác với tính chất của hàng hóa NK là PMD hay MD. Nếu hnàg đc miễn thuế thì bất kể là hàng NK MD hay PMD cũng phải tuân theo đk để miễn thuế. Bạn NK hàng tạo TSCD theo dụ án ưu đãi đầu tư cũng đc miễn thuế và nó là hàng MD đấy chứ. Đừng lẫn lộn từ phạm trù này chạy qua phạm trù khác

tôi không lạc chủ đề đâu, vì hàng miễn thuế là 1 phần của hàng PMD. tôi chỉ muốn chứng minh rằng việc bạn nói hàng nhập PMD xong rồi muốn làm sao thì làm là hoàn toàn không chính xác.
Hàng nhập tạo tài sản cố định theo dự án được miễn thuế là đó là sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Nhưng hàng miễn thuế của hàng PMD xét đến mục đích mậu dịch của món hàng chính vì vậy tôi mới đem nó ra chứng minh rằng khi mục đích mậu dịch đó bị sai thì người ta phải bị phạt và truy thu thuế



tuankq nói:
Cái này thì bây giờ mới thấy, lúc nào tôi tìm cái TT này xem còn hiệu lực ko. Về mặt logic thì vớ vẩn quá, Bộ Y tế lại đi quản cả thương mại, đá lẫn sân của BTM rồi

Hơ hơ, nếu luật quy định không giống ý của mình là vớ vẫn thì ở mình rất nhiều thứ vớ vẩn.




tuankq nói:
Cái này chả liên quan gì đến phân biệt hàng NK MD với PMD. Đó là quy định để quản lý nguồn gốc ĐTDD trên TT của QLTT. "Tờ khai có hóa đơn" thì bây giờ mới được vitcon phát hành, tôi chưa gặp bao giờ. Mà dẫn chứng của bạn đưa ra liên quan nhiều đến lĩnh vực quản lý nhà nước về nguồn gốc hàng hóa, sử dụng hóa đơn chứng từ. Bao giờ dân ta quen với việc mua cái gì cũng đòi hóa đơn đỏ thì mấy cái vụ hàng lậu sẽ hết đất sống, nhưng cái đó chúgn nên tham gia vào topic khác, ko bàn ở đây.

vậy theo bạn tờ khai pmd và md thì tờ khai nào cần đến bán hàng-invoice??? Chưa gặp bao giờ thì đừng có lẽ stop cái vụ tranh luận ở đây vì bạn chưa làm xuất nhập khẩu.
Nếu dẫn chứng đưa ra vụ làm mánh như cái notebook của bạn thì tôi cũng không nên tranh luận với bạn vì cách làm của bạn là theo "quy luật tự nhiên của xã hội Việt Nam". Tờ khai hải quan là 1 trong các chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hoá và đó cũng là 1 trong những sự mập mờ mà bọn buôn lậu lợi dụng. Chính vì vậy, tôi mới phải chứng minh với bạn rằng "hàng nhập PMD không phải muốn làm sao thì làm". Cái mà muốn làm sao thì làm bây giờ chỉ do nhà nước không quản lý nổi nên mới thế thôi.




tuankq nói:
Nếu cũ mà vẫn có hiệu lực hiện hành thì cứ trích ra, nếu hết rồi thì thôi.

cái công văn này cũng chưa thấy ở đâu nói nó hết hiệu lực



tuankq nói:
Tôi trả lời cho Viet thanh với mục đích là xử lý tính huống, chưa dám nhận là tư vấn. Nếu muốn hiểu cặn kễ phân biệt hàng NK MD với PMD thì đọc topic này từ đầu đến cuối cũng đc mà. Việc thuế có loại giá vốn hay ko thì còn phải xem giá vốn được kết chuyển ntn đã, nếu kết chuyển đúng chế độ kế toán thì ko ai loại ra đc. Tôi vẫn khẳng định lại: hàng NK MD hay PMD đều mua đi bán lại đc. Nếu bạn dùng các điều kiện miễn thuế hay đk gì khác mà hàng hóa đó phải đáp ứng khi NK để phủ nhận thì đó lại là phạm trù khác.

việc thuế có loại vốn ra hay không thì còn tuỳ doanh nghiệp "làm việc" với thuế như thế nào. Kết chuyển theo đúng chế độ kế toán nếu theo cách dùng mánh đi vòng vòng như cái notebook của bạn thì chả nói làm gì. nhưng trước mắt xét về nguyên tắc mà nói hàng mua nhập về bằng PMD với lý do là không tính thêm thuế trên phí vận chuyển và bán lung tung là điên. Hàng MD hay PMD đều mua đi bán lại được thì cũng xét ở 1 phần, nói chung chung kiểu bạn chết doanh nghiệp. Muốn mua đi bán loại thì hãy loại trừ các trường hợp cấm mua đi bán lại. Nếu 1 ngày đẹp trời nào đó, 1 ai đó đi bán thuốc của người nhà người ta gửi bị tó mà người đó nói rằng tuankq nói đồ nhập về rồi thì muốn làm sao cũng được thi.....







tuankq nói:
Ai nói ko cần chứng minh giá, nếu muốn thuế hợp lý đúng mức thì phải chứng minh giá chứ. Nếu chủ hàng ko chứng minh giá tính thuế thì HQ sẽ áp giá tinh thuế và chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho ngừoi NK. GATT nó hay ở chỗ đó.

hơ hơ, chứng minh bằng cách nào khi nó là hàng người ta tặng, biếu, viện trợ... không có hợp đồng, invoice ghi free of charge, không có điện chuyển tiền???? Hải quan áp giá thuế như thế nào, theo cảm tính và cảm tình ra sao thì ai mà không biết???? bạn nói "chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho người NK" là sai rồi. phải nói là "chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho người NK miễn phí cả"
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Mấy hôm bận việc quá ko lên WKT đc để tiếp tục tranh luận.

với tôi, cái mà được định nghĩa "theo mục đích thương mại" được hiểu theo nghĩa rộng. mục đích thương mại của món hàng tôi xét ở góc độ quan hệ giữa người mua và người bán và cả việc sử dụng món hàng là gì. Bản thân 1 món hàng không thể tự nó phát sinh quan hệ mà. Nếu chỉ xét thương mại đơn thuần là việc gửi hàng và đổi lấy 1 món tiền, không gắn đến quan hệ thì bộ tài chính không cần định nghĩa 1 cách phức tạp "hàng phi mậu dịch là hàng không mang mục đích thương mại" mà nên đổi định nghĩa đó lại là "hàng phi mậu dịch là hàng người gửi gửi cho người nhận không tính tiền". Nếu đã định nghĩa "mang mục đích thương mại" thì phải xét mục đích thương mại theo nghĩa rộng. Cụ thể hiểu làm sao thì vui lòng coi phần định nghĩa thương mại là gì trong luật thương mại.
...
Theo luật thương mại 2005
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
...
chính vì thế tôi cho rằng hàng mẫu free cũng là hoạt động thương mại vì nó nhằm mục đích sinh lợi cho tương lai. Cái định nghĩa thương mại của bạn chỉ nằm ở nghĩa hẹp nên định nghĩa hàng MD và PMD của bạn mới khác của tôi.
ở đây, tôi không phủ nhận quyền định đoạt của chủ hàng với món hàng mình có. Hàng người ta biếu tặng mình thì mình có quyền định đoạt là cho hay bán. Tôi chỉ phủ nhận quyền hoàn toàn định đoạt của người nhận hàng PMD ở các trường hợp nhận hàng viện trợ, thuốc.....
Theo quan điểm của tôi, nếu xem xét phân tích bản chất của sự việc mà dẫn ra các trường hợp phái sinh, trường hợp đặc thù hoặc cụ thể riêng biệt của sự việc thì ko biết bao giờ mới đi đến bản chất sự việc đc. Chính vì vậy, tôi chỉ đề cập đến bản chất của thương mại là quan hệ tiền - hàng. Văn bản pháp luật ko phải là một tài liệu học thuật, vì vậy các định nghĩa trong văn bản pháp luật ko thể coi là định nghĩa học thuật đc. Đó chỉ là định nghĩa pháp quy, có thể nói là định nghĩa quy ước hoặc đúng hơn là giải thích từ ngữ. Thực tế có những định nghĩa trong VBPL ko phản ánh nội hàm của khái niệm mà thay vào đó là liệt kê các loại hình, các dạng tồn tại của khái niệm. Có thể lấy ví dụ: định nghĩa Thương nhân trong LTM, hoặc như LTM 1997 liệt kê 14 hành vi thương mại. Thực tế là hàng NK PMD cũng chỉ được liệt kê 9 trường hợp trong TT 112/2005. Về nguyên tắc thì sẽ có trường hợp nào đó ko nằm trong 9 trường hợp đó.
Hoạt động XNK chịu sự đ/c của vbpl có liên quan thì tất nhiên những giải thích từ ngữ đó buộc phải áp dụng trong thực tế nhưng trên diễn đàn này tôi đang tranh luận về phân biệt hàng NK PMD và hàng NK MD, phân biệt về bản chất. Theo tôi, để phân biệt hàng NK thì phải xem xét đến bản chất của hàng hóa đó, các phái sinh cũng cần xem xét đến nhưng đó là những trường hợp riêng, đặc thù, cụ thể phản ánh thực tế sinh động.

...hàng miễn thuế là 1 phần của hàng PMD...Nhưng hàng miễn thuế của hàng PMD xét đến mục đích mậu dịch của món hàng chính vì vậy tôi mới đem nó ra chứng minh rằng khi mục đích mậu dịch đó bị sai thì người ta phải bị phạt và truy thu thuế
Gắn việc miễn thuế vào tính chất PMD của hàng hóa thì có lẽ ko hợp lý lắm vì đó là 2 lĩnh vực riêng biệt. Hàng miễn thuế có thể là hảng MD hoặc PMD, hàng PMD có thể đc miễn thuế hoặc phải chịu thuế. Nói cái này là 1 phần của cái kia thì ko chính xác. Miễn thuế và PMD là những tính chất của hàng hóa NK (dùng từ "tính chất" chưa đc chuẩn lắm nhưng tạm thời chưa tìm đc từ nào đắt hơn). Nếu bạn viện dẫn tính chất miễn thuế để phân tích xem xét hàng NK PMD thì ko đầy đủ và ko đi vào bản chất sự việc. Tôi xin trở lại ví dụ: Hàng NK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thì NK PMD và đc miễn thuế. Nếu tổ chức, cá nhân ngoại giao đó ko dùng cho ngoại giao nữa mà chuyển nhượng lại cho cá nhân, tổ chức ở VN thì sẽ phải nộp thuế. Khi đó hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng (từ phục vụ ngoại giao sang phi ngoại giao) vì vậy ko đủ đk đc hưởng ưu đãi miễn thuế nữa (thì phải nộp thuế và nộp ntn thì đã có quy định rõ rồi) nhưng ko thay đổi bản chất là hàng NK PMD.

vậy theo bạn tờ khai pmd và md thì tờ khai nào cần đến bán hàng-invoice??? Chưa gặp bao giờ thì đừng có lẽ stop cái vụ tranh luận ở đây vì bạn chưa làm xuất nhập khẩu
. TK PMD cũng có lúc cần xuất trình Inv để khai hải quan. Chắc bạn làm XNK từ rất nhiều năm rồi nên biết rõ, tôi chỉ mới làm XNK từ 1999, kinh nghiệm chỉ có vài năm còn phải học hỏi thêm.

Chính vì vậy, tôi mới phải chứng minh với bạn rằng "hàng nhập PMD không phải muốn làm sao thì làm". Cái mà muốn làm sao thì làm bây giờ chỉ do nhà nước không quản lý nổi nên mới thế thôi.
Cái muốn làm sao thì làm cũng phải trong khuôn khổ pháp luật ko cấm. Chúng ta đang tranh luận liên quan đến việc làm hợp pháp, hợp lệ chứ ko phải phạm pháp.

việc thuế có loại vốn ra hay không thì còn tuỳ doanh nghiệp "làm việc" với thuế như thế nào.
Cái "làm việc" này nghe có vẻ ko đc chuẩn tắc lắm nhỉ. Nếu đã đúng chế độ KT thì cớ gì mà thuế lại loại bỏ giá vốn hàng bán.

Nếu 1 ngày đẹp trời nào đó, 1 ai đó đi bán thuốc của người nhà người ta gửi bị tó mà người đó nói rằng tuankq nói đồ nhập về rồi thì muốn làm sao cũng được thi.....
Tôi đã check lại về cái quy định này, đúng ra, KD thuốc là ngành KD có điều kiện, vì vậy nếu ko phải thương nhân đủ đk thì ko đc kinh doanh. Chính vì vậy, mói có cái quy định cấm bán thuốc NK PMD ra thị trường.

hơ hơ, chứng minh bằng cách nào khi nó là hàng người ta tặng, biếu, viện trợ... không có hợp đồng, invoice ghi free of charge, không có điện chuyển tiền???? Hải quan áp giá thuế như thế nào, theo cảm tính và cảm tình ra sao thì ai mà không biết???? bạn nói "chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho người NK" là sai rồi. phải nói là "chả có hải quan nào áp giá tính thuế có lợi cho người NK miễn phí cả"
Bạn đã làm XNK rất lâu năm, kinh ngiệm đầy mình rồi chắc thừa biết cách chứng minh giá ntn. Hnàg biếu cho tặng, viện trợ, ... thì cũng phải khai báo hải quan và khai trị giá hàng. Làm gì có lô hàng nào vô giá trị, người ta cho tặng, viện trợ thì cũng phải biết trị giá đc cho tăng, viện trợ là bn chứ. Về việc áp thuế của HQ thì kể cả hàng miễn phí và hàng trả tiền đêu có thể bị bất lợi cho ngừoi NK.
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
Mấy hôm bận việc quá ko lên WKT đc để tiếp tục tranh luận.

Theo quan điểm của tôi, nếu xem xét phân tích bản chất của sự việc mà dẫn ra các trường hợp phái sinh, trường hợp đặc thù hoặc cụ thể riêng biệt của sự việc thì ko biết bao giờ mới đi đến bản chất sự việc đc. Chính vì vậy, tôi chỉ đề cập đến bản chất của thương mại là quan hệ tiền - hàng. Văn bản pháp luật ko phải là một tài liệu học thuật, vì vậy các định nghĩa trong văn bản pháp luật ko thể coi là định nghĩa học thuật đc. Đó chỉ là định nghĩa pháp quy, có thể nói là định nghĩa quy ước hoặc đúng hơn là giải thích từ ngữ. Thực tế có những định nghĩa trong VBPL ko phản ánh nội hàm của khái niệm mà thay vào đó là liệt kê các loại hình, các dạng tồn tại của khái niệm. Có thể lấy ví dụ: định nghĩa Thương nhân trong LTM, hoặc như LTM 1997 liệt kê 14 hành vi thương mại. Thực tế là hàng NK PMD cũng chỉ được liệt kê 9 trường hợp trong TT 112/2005. Về nguyên tắc thì sẽ có trường hợp nào đó ko nằm trong 9 trường hợp đó.
Hoạt động XNK chịu sự đ/c của vbpl có liên quan thì tất nhiên những giải thích từ ngữ đó buộc phải áp dụng trong thực tế nhưng trên diễn đàn này tôi đang tranh luận về phân biệt hàng NK PMD và hàng NK MD, phân biệt về bản chất. Theo tôi, để phân biệt hàng NK thì phải xem xét đến bản chất của hàng hóa đó, các phái sinh cũng cần xem xét đến nhưng đó là những trường hợp riêng, đặc thù, cụ thể phản ánh thực tế sinh động.

Gắn việc miễn thuế vào tính chất PMD của hàng hóa thì có lẽ ko hợp lý lắm vì đó là 2 lĩnh vực riêng biệt. Hàng miễn thuế có thể là hảng MD hoặc PMD, hàng PMD có thể đc miễn thuế hoặc phải chịu thuế. Nói cái này là 1 phần của cái kia thì ko chính xác. Miễn thuế và PMD là những tính chất của hàng hóa NK (dùng từ "tính chất" chưa đc chuẩn lắm nhưng tạm thời chưa tìm đc từ nào đắt hơn). Nếu bạn viện dẫn tính chất miễn thuế để phân tích xem xét hàng NK PMD thì ko đầy đủ và ko đi vào bản chất sự việc. Tôi xin trở lại ví dụ: Hàng NK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thì NK PMD và đc miễn thuế. Nếu tổ chức, cá nhân ngoại giao đó ko dùng cho ngoại giao nữa mà chuyển nhượng lại cho cá nhân, tổ chức ở VN thì sẽ phải nộp thuế. Khi đó hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng (từ phục vụ ngoại giao sang phi ngoại giao) vì vậy ko đủ đk đc hưởng ưu đãi miễn thuế nữa (thì phải nộp thuế và nộp ntn thì đã có quy định rõ rồi) nhưng ko thay đổi bản chất là hàng NK PMD.

Nếu xét quan điểm về hàng nhập MD theo kiểu Tiền - Hàng thì hàng nhập Mậu dịch tham dự triển lãm thuộc loại gì?????? và định nghĩa Mậu dịch là Tiền - Hàng là định nghĩa học thuật thì mình cho rằng định nghĩa học thuật kiểu đó là kiểu nong cạn.
Định nghĩa trong các Văn bản luật không chỉ đơn giản là giải thích từ vì để vậy người ta có thể dò từ điển tiếng Việt mà là tiêu chuẩn để mọi người cũng xét, ta không thể lấy định nghĩa cá nhân mà phủ định định nghĩa của Pháp Luật. Nếu Định nghĩa của Cá nhân có thể phủ định định nghĩa Pháp Luật và mọi người chỉ hiểu 1 hành vi nào đó theo kiểu đơn giản của mình thì xã hội này chả ra làm sao cả. Định nghĩa hàng MD và PMD ta đang tranh luận được trình bày trong 1 văn bản pháp luật thì nhữnng từ trong văn bản không rõ ràng thì cũng nên được hiểu rõ bằng 1 văn bản khác (đó là lý do làm sao mà có nghị định rồi thông tư hướng dẫn lung tung)
Tính chất miễn thuế là 1 trong các tính chất của hàng PMD mà không thể phủ nhận được. Tôi cho rằng tính chất miễn thuế của hàng PMD nó khác với tính chất miễn thuế ở hàng MD dịch ở chổ: hàng mậu dịch được miễn thuế là xét theo sự ưu đãi của Nhà Nước trong 1 số lĩnh vực. Còn hàng PMD được miễn thuế là được xét theo 1 phần tính chất PMD của nó - hàng nhập về sử dụng.
Khi hàng hóa nhập PMD miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng và đóng thuế thì trên thực tế nó đã thay đổi bản chất thành hàng MD chỉ khác là không thay thể thay đổi lại dạng tờ khai mà thôi.
Sự khác nhau của bản chất hàng MD và hàng PMD tôi nghĩa mình không nên xét ở 1 chiều là chiều người gửi và người nhận mà còn xét theo ở chiều đầu ra. Cần phải tùy tính huống cụ thể mà xét chứ không xét chỉ ở 1 chiều và đó là sự khác biệt giữa quan điểm của bạn và tôi. Cũng chính vì điểm đó mà khi 1 ai đó 1 mực cho rằng hàng nhập PMD thì sau đó muốn là gì cũng được không phân biệt tình huống cụ thể thì tôi cho rằng người đó giống như câu chuyện cười sau đây:
- Cô giáo nói với học sinh: chỉ có người ngốc mới lúc nào cũng chắc chắn 100% chuyện mình làm là đúng
- Học sinh hỏi lại: cô chắc chứ ?
- Cô giáo: Chắc chắn 100%


tuankq nói:
TK PMD cũng có lúc cần xuất trình Inv để khai hải quan. Chắc bạn làm XNK từ rất nhiều năm rồi nên biết rõ, tôi chỉ mới làm XNK từ 1999, kinh nghiệm chỉ có vài năm còn phải học hỏi thêm.

chỉ xuất trình khi nào Hải quan ép giá mình quá đáng để chứng minh giá mà thôi chứ không phải là bắt buộc nằm trong bộ tờ khai nhập hàng như tờ khai PMD

tuankq nói:
Cái muốn làm sao thì làm cũng phải trong khuôn khổ pháp luật ko cấm. Chúng ta đang tranh luận liên quan đến việc làm hợp pháp, hợp lệ chứ ko phải phạm pháp.

chính xác là vậy nên tôi mới cho rằng hàng mua về dù có muốn cũng không nên nhập PMD vì nó là sai -> sửa invoice, giấu Hợp đồng.... Còn bẻ nó thành hợp pháp và trong khuôn khổ pháp luật thì cũng chả phải do đã làm giả 1 số chứng từ mà hành vi làm giả chứng từ đã là vi phạm pháp luật.

tuankq nói:
Cái "làm việc" này nghe có vẻ ko đc chuẩn tắc lắm nhỉ. Nếu đã đúng chế độ KT thì cớ gì mà thuế lại loại bỏ giá vốn hàng bán.

Nói cái giá vốn bị bỏ ra thì chắc bạn không hiểu rõ. Tôi xin giải thích cái định khoản cụ thể nó như thế này:
- Giả sử doanh thu 511 là 1000, thu nhập khác là 0, tổng chi phí là 600. Sau khi doanh nghiệp mua 1 lô hàng và nhập khẩu tổng giá là 200 (hạch toán Nợ 156 Có 111, 112 = 200) và bán giá 300 (Nợ 632, Có 156 = 200 ; Nợ 111, 112, có 511 = 300
với trường hợp mở tờ khai MD thì hạch toán bình thường chi phí và doanh thu...như trên => tổng doanh thu là 1300, chi phí là 800 => lợi nhuận: 500 =>thuế TNDN 28% x 500

với trường hợp doanh nghiệp cố tình mở tờ khai PMD lúc này thuế sẽ coi là quà biếu tặng (dĩ nhiên loại trừ trường hợp chuyển tài từ công ty mẹ sang công ty con hay ngược lại, cũng dĩ nhiên trừ trường hợp không chứng minh được việc nhập PMD do cần hàng gấp với hàng bưu điện)

-> khi nhận hàng phải hạch toán Nợ 156 Có 711: 200
rồi sau đó hạch toán xuất kho, bán hàng, giá vốn bình thường
=> tổng doanh thu lúc này = 1000 + 300 (tiền bán hàng) + 200 (thu nhập khác từ quà tặng) = 1500 , chi phí là 800 => lợi nhuận khi này lên đến 700 => thuế TNDN = 28% * 700
như vậy bị tính thêm thuế trên cái phần tiền nhập hàng chả khác gì bị bỏ giá vốn hàng bán.

tuankq nói:
Tôi đã check lại về cái quy định này, đúng ra, KD thuốc là ngành KD có điều kiện, vì vậy nếu ko phải thương nhân đủ đk thì ko đc kinh doanh. Chính vì vậy, mói có cái quy định cấm bán thuốc NK PMD ra thị trường.
Không chỉ đơn giản ở ngành này mới thế. Nếu mình tìm ra cái biên bản xét xử vụ Đông Nam mà vô tình mình đã làm mất thì sẽ post lên bạn sẽ thấy rõ hơn. Chỉ nhớ rõ là trong tòa xét xử chánh án có hỏi bị cáo là cán bộ hải quan về các quy định về hàng PMD thì có hỏi câu này: "Bị cáo có biết hàng PMD để làm gì không?", bị cáo ấp úng rồi sau đó trả lời là "Hàng không được bán"

tuankq nói:
Bạn đã làm XNK rất lâu năm, kinh ngiệm đầy mình rồi chắc thừa biết cách chứng minh giá ntn. Hnàg biếu cho tặng, viện trợ, ... thì cũng phải khai báo hải quan và khai trị giá hàng. Làm gì có lô hàng nào vô giá trị, người ta cho tặng, viện trợ thì cũng phải biết trị giá đc cho tăng, viện trợ là bn chứ. Về việc áp thuế của HQ thì kể cả hàng miễn phí và hàng trả tiền đêu có thể bị bất lợi cho ngừoi NK.

vậy khai báo giá trị hải quan cho quà biếu tặng thì là do ai khai??? và khai với giá nào??? Cái đó bạn biết. Khai mà không cần chứng minh bằng các giấy tờ thì càng dễ dàng. Hải quan không áp giá với hàng biếu tặng. Hôm thứ 2, tôi đi nhận 1 lô hàng tôi mua cá nhân, mở tờ khai PMD (muốn mở TKMD cũng chả được), tôi khai chỉ có 300 trong khi hàng tôi 1500 mà chả ai làm gì nói gì, cứ thế mà lãnh. Thử hỏi nhập MD có được thế không nhỉ?? Có mà chết.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Nếu xét quan điểm về hàng nhập MD theo kiểu Tiền - Hàng thì hàng nhập Mậu dịch tham dự triển lãm thuộc loại gì?????? và định nghĩa Mậu dịch là Tiền - Hàng là định nghĩa học thuật thì mình cho rằng định nghĩa học thuật kiểu đó là kiểu nong cạn.
Định nghĩa trong các Văn bản luật không chỉ đơn giản là giải thích từ vì để vậy người ta có thể dò từ điển tiếng Việt mà là tiêu chuẩn để mọi người cũng xét, ta không thể lấy định nghĩa cá nhân mà phủ định định nghĩa của Pháp Luật. Nếu Định nghĩa của Cá nhân có thể phủ định định nghĩa Pháp Luật và mọi người chỉ hiểu 1 hành vi nào đó theo kiểu đơn giản của mình thì xã hội này chả ra làm sao cả. Định nghĩa hàng MD và PMD ta đang tranh luận được trình bày trong 1 văn bản pháp luật thì nhữnng từ trong văn bản không rõ ràng thì cũng nên được hiểu rõ bằng 1 văn bản khác (đó là lý do làm sao mà có nghị định rồi thông tư hướng dẫn lung tung)
Tôi nghĩ mình chưa đủ trình độ để đưa ra định nghĩa về mặt học thuật. Thực tế là tôi chưa thấy định nghĩa đó ở giáo trình hay tài liệu nghiên cứu nào (ai biết chỉ giùm). Quan điểm của tôi là xem xét vấn đề phải nhìn vào bản chất cơ bản của sự việc, các hiện tượng phái sinh là những trường hợp riêng biệt, cụ thể, mở rộng hơn trong thực tế. Nếu xem xét các hiện tượng phái sinh, các trường hợp râu ria, ko mang tính chất phổ biến chung, cơ bản để phân tích bản chất của sự việc thì sẽ ko chính xác. Ai thích xem xét như thế thì thôi tùy tâm vậy. Xem xét tính chất TM của hàng hóa mà ko phân tích quan hệ cơ bản là hàng - tiền thì còn xem xét cái gì cơ bản nữa nhỉ???

"Tính chất miễn thuế là 1 trong các tính chất của hàng PMD mà không thể phủ nhận được"
=> Nếu coi đó là 1 tính chất của hàng NK PMD thì tức là cứ là hàng NK PMD thì có tính chất đó, nghĩa là được miễn thuế. Ko phải bất cứ hàng NK PMD nào cũng được miễn thuế, hàng NK PMD muốn đc miễn thuế thì phải tuân theo các đk cụ thể và theo định mức cụ thể. Hàng NK thỏa mãn một hoặc một số đk nhất định thì được miễn thuế, bất kể hàng NK đó là MD hay PMD.


Khi hàng hóa nhập PMD miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng và đóng thuế thì trên thực tế nó đã thay đổi bản chất thành hàng MD chỉ khác là không thay thể thay đổi lại dạng tờ khai mà thôi
Không đúng, tính chất hàng NK MD hay PMD chỉ xem xét đến lúc NK để áp dụng thủ tục hq, đánh thuế. Sau thời điểm NK rồi thì xem xét xem nó là MD hay PMD còn có ý nghĩa gì nữa. Nếu hàng đc miễn thuế thì sử dụng phải tuân theo các đk miễn thuế đó, ko đáp ứng đc thì xin mời nộp thuế. Bạn hãy sửa câu trên để đúng hơn như sau: Khi hàng hóa nhập PMD miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng và đóng thuế thì trên thực tế nó đã thay đổi tính chất thành hàng MD trong nước.


Sự khác nhau của bản chất hàng MD và hàng PMD tôi nghĩa mình không nên xét ở 1 chiều là chiều người gửi và người nhận mà còn xét theo ở chiều đầu ra. Cần phải tùy tính huống cụ thể mà xét chứ không xét chỉ ở 1 chiều và đó là sự khác biệt giữa quan điểm của bạn và tôi. Cũng chính vì điểm đó mà khi 1 ai đó 1 mực cho rằng hàng nhập PMD thì sau đó muốn là gì cũng được không phân biệt tình huống cụ thể thì tôi cho rằng người đó giống như câu chuyện cười sau đây:
- Cô giáo nói với học sinh: chỉ có người ngốc mới lúc nào cũng chắc chắn 100% chuyện mình làm là đúng
- Học sinh hỏi lại: cô chắc chứ ?
- Cô giáo: Chắc chắn 100%
Việc xem xét ntn thì tùy quan điểm mỗi người thôi, ko ai áp đặt cho ai đc. Vấn đề là xem xét đúng bản chất sự việc hay ko mà thôi. Sự việc nào cũng có bản chất cơ bản của nó và cũng có những ngoại lệ, đặc thù riêng. Cái câu chuyện trên nên post vào mục thư giãn, giải trí thì đúng chỗ hơn, còn ở đây thì để dành cho riêng vitcon vậy. Câu chuyện đó ko liên quan gì đến phân biệt hàng NK MD và PMD mà là ví dụ về lý luận ngụy biện. Tranh luận nên bằng lý luận và minh chứng thuyết phục, đem mấy cái câu chuyện kiểu dở hơi đó để tranh luận thì hết chỗ nói luôn.


Nói cái giá vốn bị bỏ ra thì chắc bạn không hiểu rõ. Tôi xin giải thích cái định khoản cụ thể nó như thế này:
- Giả sử doanh thu 511 là 1000, thu nhập khác là 0, tổng chi phí là 600. Sau khi doanh nghiệp mua 1 lô hàng và nhập khẩu tổng giá là 200 (hạch toán Nợ 156 Có 111, 112 = 200) và bán giá 300 (Nợ 632, Có 156 = 200 ; Nợ 111, 112, có 511 = 300
với trường hợp mở tờ khai MD thì hạch toán bình thường chi phí và doanh thu...như trên => tổng doanh thu là 1300, chi phí là 800 => lợi nhuận: 500 =>thuế TNDN 28% x 500
với trường hợp doanh nghiệp cố tình mở tờ khai PMD lúc này thuế sẽ coi là quà biếu tặng (dĩ nhiên loại trừ trường hợp chuyển tài từ công ty mẹ sang công ty con hay ngược lại, cũng dĩ nhiên trừ trường hợp không chứng minh được việc nhập PMD do cần hàng gấp với hàng bưu điện)
-> khi nhận hàng phải hạch toán Nợ 156 Có 711: 200
rồi sau đó hạch toán xuất kho, bán hàng, giá vốn bình thường
=> tổng doanh thu lúc này = 1000 + 300 (tiền bán hàng) + 200 (thu nhập khác từ quà tặng) = 1500 , chi phí là 800 => lợi nhuận khi này lên đến 700 => thuế TNDN = 28% * 700
như vậy bị tính thêm thuế trên cái phần tiền nhập hàng chả khác gì bị bỏ giá vốn hàng bán.
Khác là khác mà ko khác là ko khác. Bản chất kế toán khác nhau lại bảo là không khác thì cũng đến chịu thôi.


Không chỉ đơn giản ở ngành này mới thế. Nếu mình tìm ra cái biên bản xét xử vụ Đông Nam mà vô tình mình đã làm mất thì sẽ post lên bạn sẽ thấy rõ hơn. Chỉ nhớ rõ là trong tòa xét xử chánh án có hỏi bị cáo là cán bộ hải quan về các quy định về hàng PMD thì có hỏi câu này: "Bị cáo có biết hàng PMD để làm gì không?", bị cáo ấp úng rồi sau đó trả lời là "Hàng không được bán"
Anh hq trả lời thế nên mới nhập kho. Đừng trả lời cái gì mà mình ko biết, đằng này trả lời bừa bãi thế nên đứt là phải, người hỏi đã hỏi câu sóc đểu thế mà còn đi trả lời bừa. DN nó NK xong nó bán đi hay để nó sử dụng hoặc đem vứt vào sọt rác thì HQ làm sao quản được mà đi trả lời thế.
 
Sửa lần cuối:
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
tuankq nói:
Tôi nghĩ mình chưa đủ trình độ để đưa ra định nghĩa về mặt học thuật. Thực tế là tôi chưa thấy định nghĩa đó ở giáo trình hay tài liệu nghiên cứu nào (ai biết chỉ giùm). Quan điểm của tôi là xem xét vấn đề phải nhìn vào bản chất cơ bản của sự việc, các hiện tượng phái sinh là những trường hợp riêng biệt, cụ thể, mở rộng hơn trong thực tế. Nếu xem xét các hiện tượng phái sinh, các trường hợp râu ria, ko mang tính chất phổ biến chung, cơ bản để phân tích bản chất của sự việc thì sẽ ko chính xác. Ai thích xem xét như thế thì thôi tùy tâm vậy. Xem xét tính chất TM của hàng hóa mà ko phân tích quan hệ cơ bản là hàng - tiền thì còn xem xét cái gì cơ bản nữa nhỉ???

=> Nếu coi đó là 1 tính chất của hàng NK PMD thì tức là cứ là hàng NK PMD thì có tính chất đó, nghĩa là được miễn thuế. Ko phải bất cứ hàng NK PMD nào cũng được miễn thuế, hàng NK PMD muốn đc miễn thuế thì phải tuân theo các đk cụ thể và theo định mức cụ thể. Hàng NK thỏa mãn một hoặc một số đk nhất định thì được miễn thuế, bất kể hàng NK đó là MD hay PMD.



Không đúng, tính chất hàng NK MD hay PMD chỉ xem xét đến lúc NK để áp dụng thủ tục hq, đánh thuế. Sau thời điểm NK rồi thì xem xét xem nó là MD hay PMD còn có ý nghĩa gì nữa. Nếu hàng đc miễn thuế thì sử dụng phải tuân theo các đk miễn thuế đó, ko đáp ứng đc thì xin mời nộp thuế. Bạn hãy sửa câu trên để đúng hơn như sau: Khi hàng hóa nhập PMD miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng và đóng thuế thì trên thực tế nó đã thay đổi tính chất thành hàng MD trong nước.



Việc xem xét ntn thì tùy quan điểm mỗi người thôi, ko ai áp đặt cho ai đc. Vấn đề là xem xét đúng bản chất sự việc hay ko mà thôi. Sự việc nào cũng có bản chất cơ bản của nó và cũng có những ngoại lệ, đặc thù riêng. Cái câu chuyện trên nên post vào mục thư giãn, giải trí thì đúng chỗ hơn, còn ở đây thì để dành cho riêng vitcon vậy. Câu chuyện đó ko liên quan gì đến phân biệt hàng NK MD và PMD mà là ví dụ về lý luận ngụy biện. Tranh luận nên bằng lý luận và minh chứng thuyết phục, đem mấy cái câu chuyện kiểu dở hơi đó để tranh luận thì hết chỗ nói luôn.



Khác là khác mà ko khác là ko khác. Bản chất kế toán khác nhau lại bảo là không khác thì cũng đến chịu thôi.


Anh hq trả lời thế nên mới nhập kho. Đừng trả lời cái gì mà mình ko biết, đằng này trả lời bừa bãi thế nên đứt là phải, người hỏi đã hỏi câu sóc đểu thế mà còn đi trả lời bừa. DN nó NK xong nó bán đi hay để nó sử dụng hoặc đem vứt vào sọt rác thì HQ làm sao quản được mà đi trả lời thế.


có 1 anh hải quan sau khi đọc xong bài của mình và nhắn như sau:
Em đừng có tranh luận tiếp chi cho nó mất thời gian. Có những người mún hiểu theo ý minh thì cứ để cho họ hiểu như vậy rồi khi nào bị vịnh rùi người ta sẽ hiểu rõ thế nào là đúng hay sai....
Thật sự mà nói, cảm giác của cuộc tranh luận này cuối cùng chả đi đến đâu vì các dẫn chứng của bạn đưa ra chẳng có thể thuyết phụ được tôi vì nó chả có văn bản pháp quy nào chứng minh là bạn đúng cả. Đồng thời, tôi cũng chả thuyết phục được bạn vì dù có dẫn chứng văn bản pháp quy thì cũng bị cho là văn bản "vớ vẩn" và đưa các định khoản kế toán ra để cho thấy bản chất sự khác nhau của hàng mua bán nhập MD và nhập PMD thì bạn cũng không hiểu.
cái vụ Hải quan trả lời như thế nào bạn cho rằng như vậy là sai thì tuỳ theo cách nghĩ của bạn. Tôi chỉ biết rằng sau khi họ trả lời như vậy thì chánh án nói: "Bị cáo đã biết vậy sao cố tình làm sai". Việc hải quan không kiểm soát nổi hết người nhận làm gì với món đồ nhập MD hay PMD thì do sự yếu kém của hệ thống hải quan nói chung và hệ thống khác nói riêng. Không thể vì sự không kiểm soát nổi để người ta muốn làm gì thì làm lại suy ra được định nghĩa của sự việc.
Thật tình, nói tóm lại, tôi xin phép không tranh luận với bạn nữa vì chả đi đâu vào đâu cả. Khi nào bạn đem văn bản nào đó ra chứng minh với tôi là: cái ý nghĩa của từ "hàng nhập mậu dịch là hàng mang mục đích thương mại" có nghĩa là "hàng nhập có sự thanh toán giữa người gửi và người nhận"

đã nhủ lòng thà nói với cái đầu gối sướng hơn mà cũng toi vài phút
 
K

khaihaiquan

Sơ cấp
15/6/13
5
0
0
Sài Gòn
Ðề: Phân biệt hàng NK phi mậu dịch và hàng NK mậu dịch

Tớ thấy mọi việc rất đơn giản sao mọi người cứ làm phức tạp hóa lên như thế nhỉ.

Hàng mậu dịch là hàng mua bán.
Hàng phi mậu dịch là hàng không phải mua bán (tức là không nhằm mục đích thương mại).

Thế nào là mua bán ngoại thương thì các bạn tự tìm hiểu.(ví dụ: Tôi mua 10 cái quạt múa rồi gửi tặng cho người thân là việt kiều đang ở Mỹ để biểu diễn. Hoặc tôi mua 1 cái Iphone 5 trên alibaba.com thì mở tờ khai thế nào, mậu dịch hay PMD).

Xem thêm các loại hình xuất nhập khẩu:

1. Loại hình Xuất kinh doanh

2. Loại hình Nhập kinh doanh

3. Loại hình sản xuất xuất khẩu

4. Loại hình gia công

5. Loại hình kinh doanh tạm xuất tái nhập

6. Loại hình Xuất nhập khẩu tại chổ

7. Loại hình Xuất nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư

8. Loại hình Xuất nhập khẩu của Doanh Nghiệp chế xuất

9. Hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại

10. Xuất trả hàng đã nhập cho nước ngoài

11. Loại hình Xuất nhập khẩu chuyển Cửa khẩu

12. Loại hình Xuất nhập khẩu Phi mậu dịch (in trên form tờ khai HQ/2011-PMD)
...


Các đồng chí tranh luận ở trên mỗi người một quan điểm, tôi đều hiểu hết. Cái chính là làm cho phù hợp thực tế thôi. (Không cần hơn thua dùng từ có tính chất dìm hàng như " nông cạn, cao siêu...Không phải dẫn ông nọ bà kia ra làm gì" mà phải tranh luận gay gắt thế. làm cho những người mới tìm hiểu đi vào mớ bòng bong, rối tung rối mù).

Làm theo các bạn hướng dẫn như trên cũng được.
hoặc theo tôi Cứ theo cái này mà làm: 3125/QĐ-TCHQ
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch được quản lý theo các quy định hiện hành về chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách thuế, hồ sơ hải quan của từng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch gồm:
a. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
b. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
c. Hàng hóa viện trợ nhân đạo;
d. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
đ. Hàng mẫu không thanh toán;
e. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh.
f. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
g. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế
h. Hàng hóa phi mậu dịch khác.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo quy định tại phần III, chương III Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn liên quan.
4. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu HQ/2011-PMD) được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch.
5. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo quy định hiện hành theo quy định tại Điều 19 Luật Hải quan.
6. Thực hiện mở sổ quản lý, theo dõi tờ khai xuất nhập khẩu phi mậu dịch đã được đăng ký theo quy định tại khoản 4, bước 1, Điều 6 quy định này.

Phải dựa vào thực tế mà linh động. Ví dụ xuất đi 1 triệu đôi dép theo loại hình SXXK , bị hỏng 1 đôi, bị trả về thì quất luôn là nhập PMD cho nó nhanh, chẳng ai hợp đồng hay thỏa thuận cho 1 đôi này. Thực tế thì nó là hàng xuất đi trả lại, đúng nguyên tắc thì phải ...tái xuất, tiêu thụ nội địa hay tiêu hủy hay xuất cho đối tác khácvà phải làm công văn này nọ).

Ai có nhu cầu mở tờ khai Phi Mậu Dịch hay Mậu Dịch hay thực sự có phát sinh hàng Phi Mậu Dịch, hàng triển lãm thì liên hệ với tôi, tôi hỗ trợ cho. khaihaiquankcx@gmail.com
Xem chi tiết thêm thông tin về loại hình Phi mậu dịch tại Quyết định 3125/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 12 năm 2012, Thông tư số 194/2010/TT-BTC,
rảnh thì xem thêm thông tư 128/2013/TT-BTC https://sites.google.com/site/dichvuhaiquancatlai/
2014 Chúc các bạn "Mã đáo thành công".
 
Sửa lần cuối:
N

ngo van thanh

Sơ cấp
9/3/10
15
0
1
38
tphcm
Cả nhà cho mình hỏi là tờ khai hải quan phi mậu dịch ngoài giá trị tiền hàng còn có chi phí F. chi phí này có phải là chi phí vận chuyển không? Và mình có cộng chi phí này vào giá vốn và công nợ khách hàng 331 không? hay chỉ là bên thuế kê ci phí F đó lên để tính thuế nhập khẩu thôi mình không được cộng vào giá vôn và công nợ? Thanks cả nhà nhìu nhé
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA