Accrual

  • Thread starter mrbxp
  • Ngày gửi
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Anh Le nói:
Tuanktcdcn nói:
Accumulated Depreciation là khấu hao lũy kế. Tài khoản này thuộc loại tài sản (Asset).[/QU

Cái nè chính xác hơn là "Contra - Asset", đã vẽ chuột thì vẽ thêm vài cái chân nữa cho nó nhiều... Contra asset gì thì lại nhờ các WKTER dịch sang TV hộ HI HI

Tôi đọc các sách về Acc sao không biết từ "Contra - Asset" nhỉ? Bạn đọc được từ này ở sách nào? Trong chuyên ngành Acc thì để nói về khấu hao lũy kế người ta dùng Accumulated Depreciation chứ tôi chưa thấy từ Contra - Asset bao giờ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Contra Asset là Asset với Cr balance, đơn giản thế thui mừ, nhiều tài liệu của Úc và Mỹ đều nói vậy HI HI.
http://www.google.com.au/search?cli...=en&q="Contra+Asset"&meta=&btnG=Google+Search

Contra account

Definition

An account which offsets another account. A contra-asset account has a credit balance and offsets the debit balance of the corresponding asset.
A contra-liability account has a debit balance and offsets the credit balance of the corresponding liability.

Nhờ các WKTERs dịch ra tiếng Việt dùm mình, term này tiếng Việt thì mình chịu.
 
Sửa lần cuối:
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Anh Le nói:
Contra Asset là Asset với Cr balance, đơn giản thế thui mừ, nhiều tài liệu của Úc và Mỹ đều nói vậy HI HI.
Không phải tự nhiên tôi thắc mắc. Từ mà tôi dùng là từ chính thống trong trường học của Việt Nam và của Úc cho sinh viên chuyên ngành đó. sách từ google có rất nhiều loại nên tôi muốn biết sách bạn đọc để xem nó có đáng tin cậy không thôi để có cơ sở nâng cao kiến thức.

Không nên vội kết luận một việc gì đó là "đơn giản thế" trước một người mà mình chưa biết họ là ai.
 
Tuanktcdcn nói:
Không phải tự nhiên tôi thắc mắc. Từ mà tôi dùng là từ chính thống trong trường học của Việt Nam và của Úc cho sinh viên chuyên ngành đó. sách từ google có rất nhiều loại nên tôi muốn biết sách bạn đọc để xem nó có đáng tin cậy không thôi để có cơ sở nâng cao kiến thức.

Không nên vội kết luận một việc gì đó là "đơn giản thế" trước một người mà mình chưa biết họ là ai.

Thế thì bác có thể tham khảo ít nhất là hai nguồn nhé:

1. Accounting in Australia: em đã giới thiệu Book Companion Website với các em SV bác quay lại góc dành cho người học kế toán, lục lọi mục Grossary nhé, em không tiện paste link nên đây.

2. www.google.com: từ đây link ra các rất nhiều sources đến các textbook website, em vào đây để học Kế toán bằng tiếng Việt, em không chê tiếng Việt mình nhưng có một điều em dám khẳng định với bác là các references tiếng Anh được tổ chức tốt hơn các ref tiếng Việt. Các textbook mà đã được dùng ở tầm cỡ quốc tế tại Mỹ, Anh, Úc... em nghĩ là đáng tin hơn sách ở VN về mặt kiến thức, đó là quan điểm của em. Còn tin cậy hay không là nhận định của từng người đối với từng mục đích sử dụng khác nhau, sách academic khác, mà sách professional khác.

Còn về vấn đề Accrual, Deferals thì em nghĩ là quá đơn giản trong một biển kiến thức về kế toán (em không nói bác là đơn giản thế mà không biết!), ai cảm thấy phức tạp thì là do từng người.

Em vào đây với mục đích học hỏi, kill time, chứ không phải gây hấn cho nên bác nên relax một chút, Đây là cuộc sống online (hi vọng bác hiểu): em biết đến bác là Tuanktcdcn, em được mọi người gọi là Anh Le

Nếu bác là Mod or Smode thì nhờ bác dùng cái quyền của mình lock lại nếu không thích tiếp tục vấn đề Accrual or Deferal nữa.
 
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Anh Le nói:
Em vào đây với mục đích học hỏi, kill time, chứ không phải gây hấn cho nên bác nên relax một chút, Đây là cuộc sống online (hi vọng bác hiểu): em biết đến bác là Tuanktcdcn, em được mọi người gọi là Anh Le
Hi, tôi cũng thế thôi. Muốn nâng cao kiến thức, thêm bạn chứ không ai muốn thêm người ghét mình. Trong giao tiếp có nhiều khi sơ ý sẽ nói ra những từ "vô tư" nên có thể gây hiểu lầm nhau. Nói thật với bạn là các nhân tôi bị dị ứng với câu "đơn giản thế".
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Giải thích như Anh Lê cho Contra account thì không thể hiểu được. Bạn xem qua cái này thử nhé:

CONTRA ACCOUNT

1. is the reduction to the gross cost of an asset to arrive at the net cost; also known as a valuation allowance; e.g., accumulated depreciation is a contra account to the original cost of a fixed asset to arrive at the book value; or,

2. reduction of a liability to arrive at its carrying value; e.g., bond discount, which is a reduction of bonds payable.

Vậy Contra account là 1 tài khỏan sử dụng nhằm làm giảm nguyên giá của 1 lọai tài sản nào đó nhằm xác định giá trị còn lại của tài sản (net book value). Chẳng hạn như tài sản cố định sẽ có nguyên giá (Gross cost), khấu hao lũy kế (accumulated depreciation) và giá trị còn lại (net book value). Trong trường hợp này thì khấu hao lũy kế chính là 1 contra account. Tuy vậy mình cũng không biết phải dịch nó ra tiếng Việt như thế nào cho đúng. Các bác khác có ý kiến gì không ? Có thể gọi là tài khỏan điều giảm không nhỉ ?
 
Cái đó em túm từ Google về còn academic definition của nó thì ngắn gọn thế này thôi:

Contra account: An account that is deducted from a related account.

Cũng có thể do kế toán mình mượn từ nước ngoài nhiều, nên nhiều term dịch rất khó.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Contra account có nghĩa rộng hơn TVH nói, không chỉ đơn thuần là một tài khoản điều chỉnh tài sản. Contra acc nhiều khi còn là một kỹ thuật thường được sử dụng trong kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí nhằm theo dõi các khoản mục được cấn trừ lẫn nhau. Lấy ví dụ thế này

Khi bạn xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất trong kỳ, bạn ghi Nợ Sản xuất dở dang/ Có Hàng tồn kho (vật liệu). Khi bạn tính lương: bạn ghi Nợ Sản xuất dở dang/Có phải trả lương, v.v.

Có một vấn đề ở đây là để biết được trong sản phẩm dở dang có bao nhiêu chi phí vật liệu, bao nhiêu chi phí lương trong sản xuất dở dang, bạn sẽ phải nhìn vào số phát sinh bên có của từng tài khoản (vật liệu, phải trả về lương), chứ bạn không thể nhìn vào số dư của một tài khoản nào đó.

Để giải quyết vấn đề này người ta làm như sau:

Khi xuất vật liệu, đồng thời với bút toán: Nợ WIP (SX dở dang)/Có Tồn kho vật liệu, người ta đồng thời làm thêm bút toán: Nợ Chi phí vật liệu/Có CONTRA account- tạm dịch là tài khoản điều chỉnh. Tương tự, khi tính lương, đồng thời với bút toán Nợ WIP/Có phải trả, người ta đồng thời thực hiện bút toán Nợ Chi phí lương/Có CONTRA account.

Cuối kỳ ta thấy các tài khoản chi phí có số dư, các số dư này phục vụ mục đích phân tích của kế toán chi phí. Hơn nữa, các số dư này không ảnh hưởng tới các báo cáo tài chính, vì được cấn trừ với số dư của CONTRA account.

Nếu hệ thống tài khoản kế toán chi phí là interlocked/ độc lập với hệ thống kế toán tài chính, không bút toán điều chỉnh cần thực hiện. Nếu hệ thống kế toán chi phí là intergrated/ tích hợp với hệ thống kế toán tài chính, một bút toán điểu chỉnh đơn giản được thực hiện trong kỳ: Nợ CONTRA account/CÓ chi phí lương, chí phí vật liệu.

Một số sách nói các tài khoản chi phí lương, chi phí vật liệu, CONTRA account không phải là accounts thật theo đúng nghĩa mà chỉ là các memorandum accounts- nghĩa là các accounts lập ra để nhằm một mục đích quản lý nào đó, ví dụ quản lý chi phí.

Contra account cũng là kỹ thuật hay được dùng để theo dõi các khoản commitments (cam kết) hoặc công nợ tiềm tang khi chúng không được ghi vào nội bảng. Nguyên tắc ghi cũng tương tự nhu CONTRA account của chi phí thôi.

Có lẽ không nên cố dịch nghĩa của CONTRA account là gì thì hơn.
 
Cám ơn anh PC, AL không còn gì thắc mắc về cái này nữa cả. :thanx:
 
Sửa lần cuối:
Gau bong

Gau bong

Trung cấp
6/9/06
182
1
18
48
Ha noi
Contra asset thì em không biết, Contra Account thì em hoàn toàn đồng ý với anh PhamCung gọi nó là " TK điều chỉnh"

Ở đơn vị của em Contra A/c còn được dùng trong trường hợp có liên hệ giứa TK phải thu & TK phải trả ( VD: Cùng 1 đối tượng ( 1 Cty A chẳng hạn vừa mua dvu của bên Cty em mà cũng vừa bán Dvu)

Vậy là thi thoảng em " Contra" 2 TK ấy thì dùng Contra A/c. Nợ - Có bằng nhau vậy là giảm số dư của cả Phải thu & phải trả.
 
B

BuiNguyen Hoang

Guest
11/9/06
2
0
0
Ho Chi Minh City
Mình cũng đồng ý với bác Pham Cung và Gấu Bông.
Contra account được dùng rất tùy biến ở trong phạm vì quản lý về tài sản và liablities (trích trước). Tuy nhiên, mình thấy chủ yếu được dùng trong việc trích trước chi phí cho môt số các special spare parts with high value. Việc set up contra account cũng được phụ thuộc vào accounting system nữa và về company policies nữa.

Concept and practice cho contra account rất thú vị.
Mong các bạn share thêm kiến thức về chủ đề này.
 
T

tomitsu

Guest
23/2/08
22
0
1
46
Mynoi-Bachong-Donganh-Hanoi
Thực ra từ accrual dịch đúng ra là " Dồn tích" trong kế toán. Nhưng có một khái niệm khác ngược nghĩa với accrual. Có bạn nào biết không mách giùm với.
Trân trọng cảm ơn.
Tomitsu
 
vanvu

vanvu

Trung cấp
16/10/04
116
0
0
Đồng Nai
Thực ra từ accrual dịch đúng ra là " Dồn tích" trong kế toán. Nhưng có một khái niệm khác ngược nghĩa với accrual. Có bạn nào biết không mách giùm với.
Trân trọng cảm ơn.
Tomitsu

Hình như là "Cash accounting" không biết đúng không?
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Có 2 từ để chỉ 2 phương pháp kế toán khác nhau là "Accrual basis" và "Cash basis"

Giải thích ở đây nhé:

Most businesses typically use one of two basic accounting methods in their bookkeeping systems: cash basis and accrual basis. While most businesses use the accrual basis, the most appropriate method for your company depends on your sales volume, whether or not you sell on credit, and your business structure. The cash method is the most simple in that the books are kept based on the actual flow of cash in and out of the business. Income is recorded when it is received, and expenses are reported when they are actually paid. The cash method is used by many sole proprietors and businesses with no inventory.

From a tax standpoint, it is sometimes advantageous for a new business to use the cash method of accounting. That way, recording income can be put off until the next tax year, while expenses are counted right away.

With the accrual method, income and expenses are recorded as they occur, regardless of whether or not cash has actually changed hands. An excellent example is a sale on credit. The sale is entered into the books when the invoice is generated rather than when the cash is collected. Likewise, an expense occurs when materials are ordered or when a workday has been logged in by an employee, not when the check is actually written. The downside of this method is that you pay income taxes on revenue before you've actually received it
 
T

tonynice8x

Guest
20/12/12
2
0
0
Đồng Nai
Ðề: Accrual

Cám ơn các anh chị ở trong đây. Em thấy rất thích những bài bình luận và đưa ra ý kiến, em học được nhiều kiến thức mới, nhưng em hơi bở ngở một số khi mấy anh(chị) đang viết tiếng việt rồi lại dùng từ tiếng Anh, rồi tiếng Việt. Em thì đang học môn Principle of Accounting, do học toàn tiếng Anh nhưng vốn vocabulary em lại yếu, không nhiều, và giao tiếp không được. Em đang cố gắng cải thiện, em có một số thắc không biết anh(chị) có thể giải thích thêm bằng cách đưa thêm ví dụ thôi. Em chỉ nêu ra ý thôi, chứ nói lý thuyết, đọc một hồi em cũng rối chữ. À mà em muốn hỏi tí, em đang làm bài tập về một số phần này nhưng em lại không biết cách trình bày như thế nào. Em đem ra 1;2;3 câu trong bài, ai biết chỉ em với nha.(Không biết em post ở đây có đúng ko nửa, nhưng cũng liên quan đến Accrual). Emeril Corporation encounters the following situations:
1. Emeril collects $1,000 from a customer in 2008 for service to be performed in 2009.
2. Emeril incurs utility expense which is not yet paid in cash or recorded.
3. Emeril's employyees worked 3 days in 2008, but will not be paid until 2009.
Instructions
Identify what type of adjusting entry ( prepaid expense, unearned revenue(income), accrued expense, accrued revenue(income)) is needed in each stitutation, at December 31, 2008.
Minh sẻ trình bày như thế nào? :(.. hic hic.. em không biết bắt đầu làm và trình bày ra sao nửa.
 
A

atthemoment

Guest
30/11/10
3
0
1
33
TP HCM
Ðề: Accrual

Khi xuất vật liệu, đồng thời với bút toán: Nợ WIP (SX dở dang)/Có Tồn kho vật liệu, người ta đồng thời làm thêm bút toán: Nợ Chi phí vật liệu/Có CONTRA account- tạm dịch là tài khoản điều chỉnh. Tương tự, khi tính lương, đồng thời với bút toán Nợ WIP/Có phải trả, người ta đồng thời thực hiện bút toán Nợ Chi phí lương/Có CONTRA account.

Chú Pham Cung ơi cho cháu hỏi là Nợ WIP là gì vậy ah?
 
Sửa lần cuối:
A

atthemoment

Guest
30/11/10
3
0
1
33
TP HCM
Ðề: Accrual

cháu biết rồi hihi: WIP là Work in progress
 
A

atthemoment

Guest
30/11/10
3
0
1
33
TP HCM
Ðề: Accrual

Khi xuất vật liệu, đồng thời với bút toán: Nợ WIP (SX dở dang)/Có Tồn kho vật liệu, người ta đồng thời làm thêm bút toán: Nợ Chi phí vật liệu/Có CONTRA account- tạm dịch là tài khoản điều chỉnh. Tương tự, khi tính lương, đồng thời với bút toán Nợ WIP/Có phải trả, người ta đồng thời thực hiện bút toán Nợ Chi phí lương/Có CONTRA account.

Chú Cung Pham cho cháu hỏi là tại sao bút toán đầu mình ghi "Có tồn kho vật liệu" thì bút toán thứ hai ghi là " Nợ chi phí vật liệu"?

Cháu thấy trong Chart of accounts thì không có CONTRA account? vậy thì với nghiệp vụ này thì cụ thể mình ghi như thế nào vậy chú?

Chú tạm dịch CONTRA account là tài khoản điều chỉnh, vậy nó điều chỉnh cái gì vậy ạ?

Cháu cảm ơn chú.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA