Xây dựng & quản lý hệ thốnh kiểm soát NB

  • Thread starter tranvanhung
  • Ngày gửi
Khóa học Quản trị dòng tiền
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Mời bạn mở màn đi.
 
S

Sans-frontiere

Guest
24/4/04
139
0
0
Chú này hay thật, nếu chú muốn thảo luận thì phải bỏ ra cái mồi câu, còn nếu chú buông cần ko mồi thế thì cá nào chịu cắn cho chú?
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Chào bác San & bác Iso. Em muốn thử xem có ai tham gia không rồi mới viết vì lần trước có post lên nhưng không thấy ai tham gia cả

Trước hết em nêu ra một số vấn đề sau:

Lợi ích của một hệ thống kiểm soát nội bộ:
• Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty;
• Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra;
• Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty;
• Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty;
• Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ.

Những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công hệ thống kiểm soát nội bộ:
• Một môi trường văn hoá nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công trách nhiệm rõ ràng;
• Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty;
• Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa những nhân viên khác nhau;
• Tất cả các giao dịch phải được thực hiện với sự uỷ quyền thích hợp;
• Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ;
• Trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng;
• Định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập;
• Mọi giao dịch quan trọng phải được ghi lại dưới dạng văn bản;
• Định kỳ phải kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.

Tuy nhiên để xây dựng cho được một hệ thống KSNB tốt và để cho nó đi vào hoạt động có hiệu quả thì không phải là điều dễ dàng. Hai bác hãy cho em một số kinh nghiệm trong vấn đề này được không (vì thực ra em cũng không có kinh nghiệm trong thực tế trong việc xây dựng hệ thống KSNB mà cũng chỉ dựa trên lý thuyết thôi). Ví dụ như: Quy trình hoạt động của một hệ thống KSNB, Các biện pháp để kiểm soát các phần hành như bán hàng, mua hàng, sản xuất...

Mong nhận được sự chỉ giáo của các bác.

:bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
Có lẽ hai bác trình bày cái thực tiễn chứ đồng chí tranvanhung chỉ đưa ra lý thuyết này thì ai đã từng đi học kiểm toán đều biết nó. Thí dụ một công ty nào đó đi. Như ở Việt nam thì công ty vận tải công cộng chẳng hạn. đấy là nơi cần phải có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhất. Nhưng vẫn không làm được ! Tại sao? Do sự chấp hành kém hay do hệ thống không hiệu quả. Và theo các bác phải làm thế nào bây giờ. Em được biết thì hệ thống KSNB của những cty của người Nhật rất hiệu quả bởi họ biết dự vào tính truyền thống trung thành và tuân thủ 100%. Và họ chỉ cần quản lý bởi một người duy nhất chứ không lùi xùi như chúng ta. Em nghĩ rằng ở ta có một đặc điểm muôn thuở, luôn luôn được nhắc đến đấy là không chuyên nghiệp và quan liêu. Nhất là đối với các DN quốc doanh. Cho nên nó ảnh hưởng mạnh đến hệ thốg. Các bác nghĩ sao?
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Nói đi nói lại thì HTKSNB có thể thiết kế trên giấy tờ để̉ tốtt chẳng phải là quá khó́ nhưng khi đem thực hiện nó thì rủi ro lớn nhất để HT bị phá vỡ là con người trong cái HT đó. HTKSNB tức là making rules, mà rules thì base on trên Personnel và Organization ( P&O ), vì thế anh khẳng định không có HTKSNB nào mà hoàn toàn perfect cả̉, nó không đơn thuần chỉ là̉ các bộ phận chi tiết của 1 chiếc máỳ. 1 HTKSNB mạnh thực ra là nó phải có sự thống nhất cao từ trên xuống dưới và dựa trên nền tảng TRUST, 1 nhà quản lý giỏi thì sẽ làm được cái UAAO, ngắn gọn là khi đưa ra rules thì phải creating understanding first, acceptance next, then agreement, and obedience.

Về thằng Nhật, nó có kiểu quản lý truyền thống gia đình, thằng chủ nó là tâm của hình tròn, mọi thứ quay xung quanh nó, trong tầm bao quát của nó hết. Nhưng kiểu quản lý đó không phải là không có nhược điểm, quy mô lớn thì không thể làm thế được, không phải cứ Nhật đã là tốt đâu em Casablanca. Có điều theo anh biết bọn Nhật nó tuyển người cực kỹ lưỡng, chẳng hạn ̉đứa nào mà CV đã từng làm cho 1 công ty Nhật thì cực ít khi được nhận vào làm 1 công ty Nhật khác lắm vì chúng nó cực đề cao tính trung thành, cảm thấy có một gợn nào đó không trust được là chúng nó không nhận hoặc đuổi ngay. Thanh niên mà làm cho bọn Nhật ngay từ đầu thì chán bỏ xừ.

Ở VN mình theo những gì anh quan sát được ở các DN quốc doanh thì̀ anh thấy con người là một obstacle quá lớn, có rất nhiều nguyên nhân chẳng hạn như cung cách làm việc không nghiêm túc, hay nể̉ nang nhau, tác phong công nghiệp kém, dân trí còn thấp, trình độ có hạn và quan trọng là trong DN quốc doanh thì từ chủ cho đến tớ đều bị cái vấn đề moral hazard ( từ này anh không biết dịch thế nào ) đại loại hiểu là cha chung không ai khóc, vốn đã có Nhà nước lo, tranh thủ tư lợi là chính chứ làm gì đâu. Ở VN, anh có điều kiện được đi nhiều nơi vùng sâu vùng xa, dân mình còn rất nghèo nhưng nghịch lý đáng buồn là anh chưa thấy các vị quan chức nào nghèo cả, mua ô tô còn xịn hơn cả thành phố.

Hình như anh lạc đề rồi nhở :leu:
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Bác Iso :

Bác có thể đề ra một số biện pháp để xây dựng một hệ thống KSNB thực sự mạnh coh em chứ. Nói thật vói bác là em cũng không có kinh nghiệm trong vấn đề này nên những điều em nêu vẫn chỉ là lý thuyết thôi (như Casablanca dumus nói). Em cũng có một số tài liệu nhưng quả thật là không thể áp dụng được cho công ty em vì vậy em mới nhờ các bác.
Điều quan trọng là phải xây dựng được 1 quy trình kiểm soát từ sản xuất tới tiêu thụ. Tuy là có đề ra quy trình nhưng có thể trong quá trình thực hiện thì nhân viên để xẩy ra sai sót không trọng yếu (do sơ suất.....) Vậy thì có biện pháp nào để kiểm tra những sơ suất đó (ngoài làm bài test, kiểm tra chứng từ hạch toán) không mà không cần kiểm tra sổ sách chứng từ (internal audit)
Mong bác chỉ giáo cho em nhiều hơn.
Hình như vấn đề này cũng ít người gặp hay sao mà ít người tham gia quá ta ?????????
:bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia
 
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
846
10
18
42
Nha Trang
Em xin nêu ra một ý kiến.
Theo những gì em được học về kiểm soát nội bộ. Vấn đề quan trọng là con người như các bác nói ở trên và trọng tâm là người đứng đầu DN như bác ISO đề cập. Em muốn nhấn mạnh điều này. Yếu tố con người của HTKSNB chính là ý thức về nó của người đứng đầu DN. Người đứng đầu DN có quán triệt được vấn đề này thì hệ thống KSNB mới có cơ sở để nói là nó có hữu hiệu và hiệu quả.
Nếu Bác Tranvanhung muốn xây dựng cho công ty mình một HTKSNB hửu hiệu và hiệu quả bạn phải bắt đầu từ việc trình bày nó với ban giám đốc về tầm quan trọng của nó và các yếu tố cấu thành nên nó từ đó nêu ra một số vấn đề về con người trong hệ thống kiểm soát nội bộ quy định rõ ràng về phân quyền và phân nhiệm và đặc biệt cần chú ý tới các vấn đề phạt trong sai phạm khi thực thi HTKSNB mình xin nói rỏ là phạt bất kể sai phạm đó có gây ra hậu quả hay không.
Mong nhận được ý kiến phản hồi của các bác
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Tớ tham gia với, trước hết thì xin bỏ qua vấn đề hiệu quả của Công tác kiểm soát nội bộ đi, cái này chúng ta rõ rồi, và nếu nó đến tay ta thực thi cũng có nghĩa là lãnh đạo công ty cũng đã có chút hiểu biết về tính chất của Kiểm soát nội bộ, chúng ta bàn ở đây là vấn đề thực thi nó thế nào, các bước tiến hành để setup hoàn chỉnh một hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở đây Trần Văn Hùng muốn chúng ta bàn tới việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ cho Công ty có nhiều chi nhánh, cái mà từ đầu bài viết tới giờ chưa có ai đề cập tới, và có lẽ đây là một Công ty tại Việt Nam do người Việt Nam điều hành - tính chất hoàn toàn không giống với các Công ty có người điều hành đứng đầu là nguời nước ngoài.

Nào xem nhé, lấy ví dụ một công ty có các chi nhánh là xưởng sản xuất, kho chứa thành phẩm, xí nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối tiêu thụ sản phẩm, đơn vị trực thuộc hoạt động độc lập tại một địa phương thật xa được Công ty giao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, như vậy đã đầy đủ các yếu tố chưa nhỉ? Hệ thống phân cấp tài chính đã được thống nhất toàn diện trong đó Công ty là người nắm quyền cao nhất về tài chính, cân đối, điều phối ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, trong phạm vi quyền hạn của mình các đơn vị này hoạt động, và để hoạt động được trơn chu thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ vận hành.

Bước đầu tiên của người thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ là mô tả được sơ đồ hệ thống quản lý nhân sự, sơ đồ này là bản đồ dạng hình thang chi tiết với các đường link quan hệ hơi nhằng nhịt (quan hệ ngang cấp, quan hệ kiểm tra chéo, quan hệ kế thừa vv....), sơ đồ nhân sự sẽ đính kèm một báo cáo chi tiết chức năng nhiệm vụ của từng chức danh: chức danh giám đốc ........ nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng qua khảo sát thực tế, nghĩa là mô tả lại công việc đang thực thi của từng chức danh trong hệ thống.

Tiếp đến, vẫn là phần nhân sự, mà có lẽ chỉ là phần đóng góp phụ trợ nhưng lại rất quan trọng cho cái sơ đồ tổ chức đó là: Nội quy lao động của đơn vị, sổ tay nhân viên, những thứ này thực ra sẽ hoàn thiện hơn sau khi hệ thống kiểm soát nội bộ được hình thành, tuy nhiên, như đã nói, hệ thống kiểm soát nội bộ luôn luôn nằm sẵn trong mỗi đơn vị kinh tế dù muốn hay không.

Bây giờ chuyển qua khảo sát các vấn đề khác: vấn đề sản xuất, đây là vấn đề hoàn toàn mang tính kỹ thuật, quy trình sản xuất luôn có sẵn trong công nghệ, công việc của người khảo sát chỉ là mô tả lại sự vận hành của cỗ máy sản xuất trong đó nhấn mạnh tới "con người" và chỗ đứng của họ trong từng công đoạn, lại nói đến công đoạn, hãy xem xem trong quy trình sản xuất thì người ta tách ra đâu là đầu đâu là cuối của mỗi đoạn công việc, có thể căn cứ vào tính chất sản phẩm sản xuất, tính chất của thiết bị máy móc hay tác nghiệp của người lao động để phần đoạn, việc phân đoạn này sẽ là rất cần thiết cho người phân tích thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ khi gắn kết quy trình tác nghiệp vào với các loại văn bản, chứng từ (sau này sinh ra nhằm chứng thực cho quy trình kiểm soát), các quy trình đi kèm như KCS, quản lý nhập xuất kho nguyên vật liêu, nhập xuất kho thành phẩm với các quy định về định mức vật tư (nếu chưa có quy định về định mức vật tư thì đây cũng chính là công việc của người khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng được hệ thống tính định mức vật tư, chi phí sản xuất là điều tiên quyến trong khâu KSNB quy trình sản xuất).

Bây giờ thì chúng ta có được một bức tranh toàn cảnh của xưởng sản xuất chưa nào, các thứ trên sẽ là chất liệu và nhiệm vụ của người khảo sát là gắn kết chúng lại trên bức tranh hoàn công vừa nói, mỗi quy trình, mỗi công đoạn đều được kết hợp các chất liệu: con người, công việc, vật liệu đầu vào, vật liệu đầu ra, các chế tài lao động, định mức sản xuất, từ đó đánh giá đưa ra các loại chứng từ cần thiết để xác lập chứng thực hoạt động của từng công đoạn.

Thực ra phân hệ sản xuất này chưa xong, cái thiếu ở đây là kế hoạch sản xuất và dự kiến sản xuất căn cứ theo một tiêu thức nào đó: như hợp đồng, tồn kho, vận chuyển vv.... những thứ này liên quan tới cả bán hàng, có lẽ cần thiết được đưa vào khu vực khảo sát bán hàng.

Tiếp tới là xem xét tới vấn đề quản lý hàng hóa - thành phẩm, quy trình nhập xuất kho thành phẩm đem bán hoặc đem giao cho các cơ sở, khảo sát vấn đề này cần có đôi chút kinh nghiệm về việc bố trí lưu trữ, đánh giá lưu trữ thế nào là hợp lý tùy thuộc tính chất sản phẩm, tính chất khí hậu vùng miền và tính chất địa lý, bảo quản sản phẩm thế nào, sắp xếp sản phẩm trong kho ra sao? vvv... Với quy trình sản xuất hiện đại, người ta không có kho nữa (gọi là gì nhỉ: sản xuất không lưu kho?) nhưng cứ đưa vào đây cho đủ.

Quản lý bán hàng: ở đây cách khảo sát cũng tương tự như các vấn đề trên, quy trình bán hàng hiện thời của đơn vị ra sao, phương pháp ký kết hợp đồng, nội dung chung nhất trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, quy trình bán hàng, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhân sự trong công tác bán hàng, kết quả cuối cùng của người khảo sát là phải thiết lập được một sơ đồ workflow quy trình vận động của hàng hóa từ khi khách hàng yêu cầu đơn hàng đến khi hàng hóa giao tới tay khách. Quy trình này cũng sẽ được phân đoạn ra theo tính chất như quy trình sản xuất, nghĩa là phân đoạn ra theo tính chất tài sản, tính chất địa lý, nhân sự liên quan và quyền quản lý hay quyền sở hữu tài sản, từ đó gắn vào cái workflow trên đây trách nhiệm của từng tế bào trong từng công đoạn là con người. Khi đã khảo sát toàn bộ quy trình bán hàng nên nhớ có rất nhiều phương thức bán hàng: bán lẻ, bán buôn, bán cấp độ công ty, bán cấp độ chi nhánh, cửa hàng, ủy quyền bán hàng từ công ty tới chi nhánh cửa hàng vv.. và mỗi cấp độ bán hàng thì tính chất và trách nhiệm của từng cá nhân trong các công đoạn bán hàng này là khác nhau. Từ đó đánh giá các quy định sẵn có về công tác bán hàng, đánh giá hệ thống chứng từ gắn kết với trách nhiệm của từng con người trong hệ thống,

À từ đầu tới giờ quên mất một vấn đề quan trọng trong công tác thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ là việc giả định rủi ro tại từng công đoạn, từng khâu công việc trong sơ đồ do người khảo sát thiết lập. Việc thử giả định rủi ro và đối chiếu với các văn bản quy định hiện thời để xem xét trách nhiệm từng cá nhân khi xảy ra thiệt hại ở mọi cấp độ, từ đó hoàn thiện lại các loại văn bản chứng từ chứng thực công việc cho các công đoạn, đánh giá trên cơ sở "nhân lực" các vị trí trọng yếu tiềm tàng rủi ro cao.

(Còn tiếp - Các vấn đề quản lý tài chính, quản lý tiền, quản lý công nợ vv.. khi đó thực sự mới ra được một hệ thống kiểm soát nội bộ công ty có nhiều chi nhánh) Hôm nay viết thế này là quá kinh khủng rồi :wall
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Mời bác cứ tiếp đi. Bác viết rất gần với thắc mắc của em. Tuy vậy nếu được thì bác nhấn mạnh vào khâu tiêu thụ giúp em. Công ty em là công ty 100% vốn nước ngoài. Các chi nhánh chỉ có chức năng tiêu thụ sản phẩm, hạch toán độc lập, tự quyết định về chính sách bán hàng, công nợ (như giá cả, chiết khấu, khuyến mãi, hạn mức tín dụng...nhưng phải nằm trong mức quy định của tổng công ty). Việc thực hiện kiểm soát nội bộ (nói là internal audit thì gần nghĩa thực tế hơn vì chi nhánh không có chức năng sản xuất & quy trình kiểm soát nội bộ đã được xây dựng) phải thực hiện như thế nào cho hiệu quả và ít tốn kém chi phí ?

Mới bác :bia :bia :bia :bia uống cho đỡ mệt để lấy sức viết tiếp.

:thank :thank :thank :thank
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
OverAC nói rất đúng, muốn thiết lập bất cứ 1 HT nào trước tiên phải thiết lập từ leadership.
Bác HyperVN viết tương đối đầy đủ về các yếu tố cho việc setup một HTKSNB, bạn tranvanhung cứ theo cách tiếp cận đấy tôi thấy là rất tốt. Nhưng vì mỗi một đơn vị KD khác nhau thì HTKSNB sẽ phải được thiết kế cho phù hợp, không có 1 HTKSNB nào áp dụng chung cho tất cả các trường hợp được. Muốn thiết lập một HTKSNB thì trước hết là phải khảo sát, thu thập thông tin và tiến hành phân tích dữ liệu như bác Hyper nói. Qua việc phân tích phải làm rõ được ở khâu nào, quá trình nào chứa đựng rủi ro, cả rủi ro về thủ tục kiểm soát đã thiết kế lẫn rủi ro về con người thực hiện. Sau khi xác định được các problem đã từng xảy ra và có khả năng có thể xảy ra thì chúng ta sẽ tiến hành bổ sung, sửa đổi thiết kế lại HTKSNB. Thực sự là chưa có đủ thông tin về DN bạn tranvanhung đang làm nên rất khó đưa ra 1 giải pháp cụ thể nào cả. Chẳng hạn chính sách tín dụng có thể gây ra rủi ro không? liệu có chắc chắn được là chính sách khuyến mại được nhân viên bán hàng thực hiện đúng không? đã có cách kiểm tra chưa? Hay để đảm bảo sự trung thực của các số liệu chứng từ kế toán và sổ sách thì đã đảm bảo các nguyên tắc kiểm soát chéo, bất kiêm nhiệm, độc lập hay thậm chí cả cách lưu trữ tài liệu kế toán, hạch toán kế toán có khoa học dễ dàng để kiểm tra đối chiếu không? Nhiều lắm, bạn có thể tự đặt ra rất nhiều câu hỏi khi tiến hành phân tích xác định rủi ro của hệ thống. Đấy là một cách, ngoài ra bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác có sản phẩm, mô hình tương tự để học tập họ. Hãy tưởng tượng DN của bạn là một chiếc ô tô, thì HTKSNB chính là hệ thống các đồng hồ nhiên liệu, tốc độ, nhiệt độ, độ ẩm, bảo hiểm ...v..v luôn thông báo tình trạng của chiếc xe
và để phòng ngừa sự cố.

Đây là 1 ví dụ về HTKSNB được đánh giá là chặt chẽ này: Giả sử trong DN, phòng KD muốn mua thêm 1 vài máy vi tính, GĐ và phòng KD, kỹ thuật sẽ phải xác định xem nhu cầu này có thực sự cần thiết không? Nếu GĐ đồng ý thì bộ phận kỹ thuật cùng phòng KD sẽ tiến hành xác định cấu hình của chiếc máy cần mua, trình báo giá của ít nhất 3, 4 công ty bán máy tính cho GĐ xem xét, phòng kế toán sẽ thẩm tra về vấn đề giá cả thị trường lại. Khi GĐ đồng ý duyệt chi thì việc giao máy giữa nơi bán cho phòng KD sẽ có sự chứng kiến, kiểm tra của cả bên kỹ thuật. Việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ tiến hành với bộ phận kế toán. Nói tóm lại là chỉ với NVụ mua sắm TSCĐ không lớn lắm này cũng có rất nhiều bộ phận độc lập tham gia vào, không có chuyện phòng KD đề nghị mua máy gì thì được phép chi tiền mua máy đó luôn, không có kiểm soát chéo. Có thể trên thực tế nhiều khi không làm được đủ các thủ tục này, tuy nhiên ở đây tôi muốn nói đến đó là 1 nguyên tắc của HTKSNB.

Nếu bạn tranvanhung muốn hỏi về internal audit thì hãy bắt đầu từ các rủi ro về nghiệp vụ. Bộ phận internal audit sẽ có nhiệm vụ kiểm toán tính tuân thủ trong việc thực hiện các quy định, tham gia vào việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận cũng như sai sót. Nói chung bạn không có thông tin gì cụ thể hơn về DN của bạn để phân tích thì tôi chỉ nói được đến thế thôi.
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
Bác HyperVN nói được mấy phần về hoạt động KSNB . Về hoạt động KSNB thì rất nhiều lĩnh vực như bán hàng, mua hàng, kế toán...Nhất hệ thống KSNB của công ty nhiều chi nhánh nữa. Em cũng trình bày một chút về các vấn đề còn lại, đến đâu thì hay đến đó.Em có đề nghị là đưa cái Topic này vào Box Kiểm toán thì hay hơn.

Vấn đề về Kế toán
Kế toán là hoạt động cơ bản, bản thân nó không có ý nghĩa nếu nó không trợ giúp cho các hoạt động vận hành của công ty đúng không ạ.Vì vậy nó luôn tồn tại song song với tất cả mọi hoạt động của DN. Mối quan hệ qua lại này nhấn mạnh một điểm là tất cả các hoạt động của công ty đều theo hướng hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động Kế toán.Trách nhiệm của hệ thống nội bộ là phải thiết lập bằng nhiều cách thông tin và hệ thống thông tin chính xác và nhanh chóng và cung cấp các vấn đề cơ bản để được kiểm soát . Điều này là thực tế khi ngày càng hoạt động Kế toán cơ bản được máy tính hoá và trộn lẫn với các hoạt động rộng hơn.

Thực tế hiện nay kiểm soát nội bộ với Kế toán rất được quan tâm nhiều bởi xoay quanh các khía cạnh.
-Chúng ta cũng thấy rằng Kế toán là một trong những hoạt động của cty cần được xem xét đánh giá như các hoạt động khác.Rõ ràng công tác Kế toán được coi như một nghề đáp ứng nhu cầu toàn bộ tổ chức và phải có chi phí hoạt động kế toán là tất nhiên rồi ( Nếu không có thì anh HyperVn sống bằng gì ?..). Cho nên luôn hy vọng đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động này . Vì vậy nó rất được quan tâm.
- Các KTV thì luôn lăm le các hoạt động Kế toán rồi!Vì nó là nguồn cung cấp số liệu đầu vào cho việc đưa ra các quyết định của cty.Và đồng thời đặt ra câu hỏi. Liệu rằng các hoạt động kế toán có hoạt động hiệu quả như một khu vực hoạt động riêng biệt hay không?.

Vấn đề về gian lận( Cái này rộng quá, các Bác bổ sung)
Em chỉ nêu mấy cái hạn chế tiềm tàng trong HTKSNB, hạn chế đối với khả năng ngăn chặn gian lận là luôn có đối với bất kỳ tổ chức nào. Không một kế hoạch KSBN nào có thể ngăn chặn một nhân viên đánh cắp tiền mặt mà hàng ngày anh ta giữ nó và cũng không có sự kiểm soát ngăn chặn giữa bộ phận mua hàng kết cấu với nhà cung cấp để hưởng hoa hồng hoặc là chiết khấu hoặc là các cái khác. Cũng vì vậy mà dường như người ta cũng không trông đợi sẽ có một sự kiểm soát nào có đủ khả năng vạch rõ lập tức gian lận khi có nó.Nhưng mọi mọi cty đều mong muốn trông đợi rằng Kiểm toán viên mình biết hình dung và cảm giác, đạo đức nghề nghiệp khi áp dụng các chu trình Kiểm toán toàn diện và triệt để . Nếu gian lận tồn tại thì sẽ có sự đảm bảo rằng nó sẽ bị phát hiện.

Cái gian lận này như đề cập ở trên và bác ISO cũng nói đó và nó xảy ra đau đầu nhất ở nghiệp vụ mua hàng . Với mức thoả thuận ngầm thì bộ phận mua hàng có thể hưởng lợi rất nhiều.Hoặc là Dn vay ngân hàng chẳng hạn thì anh kế toán trưởng có thể có rất nhiều “hoa hồng” của các Ngân hàng nếu công ty anh vay vốn họ và anh được phần trăm ở mứa thoả thuận lãi suất. Cho nên mấy anh Kế toán trưởng có đồng ra đồng vào là đó.
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
Không biết các bác bỏ của chạy lấy người hay sao mà không thấy lên tiếng nữa! Chứ bây giờ đối với hệ thống KSNB rất được đánh giá cao nhất lại với cty nhiều chi nhánh như bác tranvanhung nói! Và nó là mục tiêu đầu tiên của anh kiểm toán để xoi mói sai sót hoặc gian lận nào đó. Và từ đó đặt ra những câu hỏi vì sao, tại sao, yêu cầu làm rõ...! Cho nên mấy cha làm DNNN thấy kiểm toán là như thấy Trần Kiên hoặc Đỗ Mười ngày xưa! NGoài thì vui vậy thôi chứ nó đang dự tính nhà mình cần bao nhiêu lít xăng cho đủ đó!

Bác ISO nói không phải Nhật là tốt ! cũng có cái đúng nhưg trong trường hợp này có vẻ bác không thích nó lắm. Nhưng riêng em đánh giá nó rất cao ở cái tính hiệu quả trong công tác này.Như bác biết đó, nó chỉ cần một mà có thể quản hàng trăm thậm chí hàng vạn! Nó không những yêu cầu về hình thức mà như bác nói đấy là tuyệt đối trung thành. Nối tiếp truyền thống Võ sĩ đạo ngày xưa.Sẵn sàng mổ bụng để chết chứ không lôm côm lủi thủi lung tung.Một công ty mà nhiều chi nhánh. Nếu anh đưa ra được một biện pháp xử lý tốt và hiệu quả cao anh sẽ rất được trọng dụng. NHiều khi không chỉ trên giấy tờ và các nguyên tắc này khác để làm dự án thành công mà anh phải có Đắc nhân tâm trong câu chuyện nội bộ nữa.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
To Casa !

Bác viết hay lắm, tôi nhiều khi có ý nhưng cũng không làm sao mà diễn tả cho hay được

Không biết bác có găp phải vấn đề như tôi không nhưng tôi nghỉ có lẽ chỉ có tôi với bác là muốn thảo luận về nó thôi.

Theo tôi thì không chỉ những công ty Nhật họ mới đề cao lòng trung thành đâu mà các công ty khác cũng vậy (các công ty lớn, có nhiều chi nhánh...)
Việc xây dựng cho được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh đã là khó nhưng để mọi người thực hiện cho tốt hệ thống đó mới là vấn đề nan giải (còn khó hơn xây dựng ISO nữa) vì đặc thù riêng của nghề kế toán không giống như các nghề khác. Nhưng vấn đề là không phải mình sợ nhân viên của các chi nhánh không trung thành hay trung thực mà vấn đề là làm sao để kiểm soát được công việc của họ một cách hiệu quả nhất (Không phải mất nhiều thời gian ra ngoài chi nhánh để kiểm tra) vì chắc chắn sẽ có sai sót nhưng không nên để xảy ra sai sót trọng yếu. Đối với các công ty lớn thì hàng tháng phải gởi báo cáo về tập đoàn và báo cáo đã gởi đi thì không thể sửa lại nữa và những sai sót phát hiện ra sau khi đã gởi báo cáo thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của kỳ này và những sai sót đó chỉ có thể điều chỉnh vào tháng sau (có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của 2 tháng)

Hôm nay tôi viết vậy thôi, mời bác Casa trao đổi tiếp nhé.

:bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
Ý của bác nói chí phải! Thực ra tôi chỉ đề cao nó xem như nó là một mô hình để mà học tập. Trung thành thì có thể, nhưng hiệu quả thì chưa chắc ! Nhưng thằng NHật nó yêu cầu cả hai! Thực trạng như ở chúng ta thì khi anh đã vào làm cho một cty lớn thì cái niềm kiêu hãnh anh cũng lớn theo. Và từ đó nó kéo theo tâm lý trung thành và gắn bó với nó suốt đời, thề non hẹn biển với cty. Và công ty ngày càng ăn nên làm ra thì anh ta lại càng cho mình là đúng đắn. Nhưng tai sao chúng ta vẫn không được gọi là những kẻ trung thành . Bởi bác tranvanhung biết không. Thằng Nhật khi nó gặp hoạ thì nó không nghĩ đến chuyện ngày mai mình sẽ làm ở cty nào đây mà bằng mọi giá, đánh đổi cả cuộc sống gia đình thân yêu của nó để cứu bằng được cty. Cho nên nó rất ngại cái chuyện mà ngày hôm nay ở thiên đường này rồi tới đây mình sẽ đến thiên đường khác. Thường các ông lớn hay có mấy câu đó. Tớ làm cho 2 cty nước ngoài chẳng hạn.


Tôi thấy rằng chỉ khó khăn thực hiện ở DNNN thôi còn bây giờ những cty lớn, kinh doanh hay sản xuất thì điều quan tâm vẫn là nội bộ. Họ có rất nhiềư phòng ban phục vụ cho Dn. Nhiều phó giám đốc trực tiếp quản lý và điều họ mong muốn là xây dựng thương hiệu vững chắc, đánh vào tình yêu và lòng mong muốn của khách hàng chứ không phải nghĩ rẳng kiếm lời trong một sớm một chiều rồi nhảy sang lá bèo khác để ngồi như con ếch.DNNN thì thường rất khó thực hiện đó là bởi vì tư tưởng làm cho nhà nước mà. Mình làm nhiều thì cũng vậy., lương cũng nhiêu đó thì làm chi cho mệt. Cho nên hình thức cổ phần hoá hoàn toàn DNNN là điều hoàn toàn đúng đắn. còn chế độ kế toán thì mình nghĩ các DN này luôn có một đội ngũ tứ vấn tài chính kế toán hẳn hoi chứ không chỉ phụ thựôc vào những kế toán viên hay anh kế toán trưởng để làm công chưyện đó.và tất nhiên tất cả đều được cty mẹ của nó kiểm soát cho nện ít nhật sai sót trọng yếu là không có nhiều. Đối với cty lớn một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả lớn nên nó không dám làm liều hay làm lung tung như mấy ông TNHH đâu.

Cái vụ BIBICA Biên Hoà chắc bác cũng biết.KHai khống lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu. TRong đó có một đặc điểm nhỏ rằng. TRên báo cáo doanh thu vào những ngày giáp tết lại là thấp nhất mà thị trường ai cũng biết rằng vào những ngày gần tết thì người ta mới mua kẹo nhiều. kHông biết họ muốn nói với Kiểm toán là " lạy ông con ở bụi này" thì phải. Bác tiếp đi nhé..Mỏi mắt quá.. :f_o
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Thấy các đồng chí kêu gọi, vào viết vài chữ vậy. Nhưng cái topic này từ đầu đã hơi chung chung rồi, về công nghệ chung để thiết kế HTKSNB đều đã được nói tới, bàn tiếp thì phải đưa ra cụ thể hơn, ví dụ như cái này : http://www.webketoan.com/forum/index.php?s...ý+tiền+mặt

Casablanca_dumus , mô hình quản lý kiểu gia đình của thằng Nhật thiếu gì cái không hay, mà như anh đã nói rồi quy mô lớn 1 người làm thế nào được, quản lý bây giờ là một nghề, không cứ là phải là chủ sở hữu. Hơn nữa, chả có 1 người nào có thể quản lý hàng trăm hàng vạn như em nói được :leu: , khi đến 1 quy mô lớn người ta phải phân cấp quản lý ra, vừa hiệu quả vừa phát huy khả năng sáng kiến, sáng tạo. Thằng chủ được gọi là thằng goal maker, dưới nó là hệ thống các managers nhiều kiểu cơ cấu để kiểm soát. Về lòng trung thành, điều này chủ nào chẳng muốn, tạo ra được nó mới là khó, và trách nhiệm đó phải thuộc về thằng chủ chứ không phải là của người nhân viên. Anh lại suy nghĩ khác, ngày nay xu thế của thế giới là freedom of choice, người ta muốn thử sức trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, thay đổi đang trở thành 1 nhu cầu, nhất là đối với thanh niên, nó sẽ phát huy được nhiều thứ trong đó có kinh nghiệm, hiểu biết và sự sáng tạo. Không có lý gì mà cứ ở mãi một nơi, làm mãi cho 1 DN từ trẻ cho đến lúc già, cực kỳ boring! Thay đổi là một nhu cầu chính đáng, vấn đề là khi làm ở đâu thì làm cho tốt, đi mà để người ta lưu luyến thế mới là khó. Cái nên học của thằng Nhật là tìm hiểu xem nó làm thế nào để lôi kéo được cả trái tim của người nhân viên. Mà anh hỏi nhỏ Casa đang làm cho Nhật à? :leu:
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
To bác ISO

Tại topic mà bác đưa đường link chỉ đơn thuần nói về việc kiểm soát tiền mặt thôi chứ không hề nói gì về hệ thống KSNB cả. Đó chỉ là 1 vấn đề nhỏ trong việc xây dựng hệ thống KSNB thôi.
Sao bác kỳ này ít lên tiếng thế làm em chờ dài cổ luôn. Hình như bác và Casa là hai mặt đối nghịch hay sao mà em thấy hai bác toàn tranh luận về tổ chức quản lý của các công ty Nhật không vậy ? Bác hãy chỉ cho em một vài chiêu để áp dụng cho công ty Việt Nam được không ??
Kính bác vài ly nhé :bia :bia :bia :bia :bia :bia :bia
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
Bác iso nhiều kinh nghiệm lắm đó! là iso mà nên khai thác cho hết! Còn áp dụng đối với Việt nam thực ra vấn đề này rất nhiềư câu tra lời lắm. Bởi thực sự mà nói thì mình cũng học theo mấy thằng Tây thôi. Ngay cả bộ luật mình cũng "tham khảo" người khác là nhiều. Cái này khi nào có thời gian nhiều nhiều tui sẽ vào mổ nó ra.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA