GT Quyết toán A-B lớn hơn GTQT các cấp có thẩm quyền phê duyệt?

  • Thread starter PTSC
  • Ngày gửi
P

PTSC

Guest
19/10/06
2
0
0
Vũng tàu
Các bác cho em hỏi Chủ đầu tư thanh toán cho bên B(5% giá trị còn lại) theo GTQT giữa CĐT và nhà thầu ( sau khi nhà thầu cung cấp bảo lãnh cho CĐT). Sau đó GTQT dc các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhỏ hơn GTQT A-B vậy khi bên B hoàn trả lại cho CĐT số tiền chênh lệch hai bên phải xuất hóa đơn và hạch toán như thế nào mong các bác chỉ giáo giùm :)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Theo tôi có thể phân tích như sau:
Đối với quyết toán mà bên A không được phép duyệt quyết toán mà là "cấp có thẩm quyền" duyệt, thì biên bản duyệt quyết toán của bên A chỉ có tính chất tạm thời, chưa đủ đk để bên B xuất hoá đơn. Trường hợp của bạn thì có chữ "bảo lãnh" ở đây, do đó việc xuất hoá đơn cũng không sai. Nhưng khi phải sửa lại BBQT theo yêu cầu của "cấp có thẩm quyền", bên B phải lập biên bản điều chỉnh hoá đơn. Nguyên nhân điều chỉnh là điều chỉnh lại "giá bán" do "cấp có thẩm quyền" điều chỉnh giá quyết toán.
Bên B ghi giảm trực tiếp vào doanh thu của công trình hoặc xoá bút toán doanh thu cũ hạch toán lại. Nếu đã xác định KQKD thì giảm trực tiếp vào doanh thu trong kỳ. hạch toán Có 111, Có 511 số âm.
Bên A ghi giảm giá trị công trình và thu tiền trả lại. Nợ 111, Nợ 211 số âm.
Tuỳ theo đó mà vận dụng như những trường hợp điều chỉnh giá bán khác, không có gì phức tạp cả.
 
P

PTSC

Guest
19/10/06
2
0
0
Vũng tàu
Em cám ơn bác, có nghĩa là hai bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn mặc dù thời điểm xuất hóa đơn khác năm tài chính với thời điểm điều chỉnh hả anh? Các bút toán thì mình hạch toán ngược lại đúng bằng phần điều chỉnh giảm phải ko Bác?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
PTSC nói:
Em cám ơn bác, có nghĩa là hai bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn mặc dù thời điểm xuất hóa đơn khác năm tài chính với thời điểm điều chỉnh hả anh? Các bút toán thì mình hạch toán ngược lại đúng bằng phần điều chỉnh giảm phải ko Bác?
Nếu khác năm tài chính thì cách xử lý sẽ phức tạp hơn nhiều cho bên B. Giả sử xuất hoá đơn năm 2005, giá trị điều chỉnh giảm khá lớn thì B phải điều chỉnh báo cáo tài chính, ghi giảm doanh thu, kết chuyển doanh thu này vào phải trả khác. Hạch toán Có 338/Có 511 số âm. Nếu giá trị điều chỉnh nhỏ thì hạch toán ngay vào thời điểm hiện tại. Việc quyết định xem nó là nhỏ hay lớn cần căn cứ vào biên bản quyết định của HĐQT vì số liệu đó ảnh hưởng tới BCTC của cả 2 năm.
Đối với bên A, nếu TSCĐ chưa trích KH thì bạn ghi giảm TSCĐ (bút toán âm) và ghi tăng phải thu khác (138). Nếu đã trích KH ảnh hưởng tới KQKD của năm 2005 thì xử lý như của bên B: Giá trị lớn thì điều chỉnh báo cáo tài chính, giá trị nhỏ thì ghi giảm khấu hao luôn và chi phí/giá vốn trong kỳ.
Khi trả lại tiền, Bên B ghi giảm phải trả 338, Bên A ghi giảm phải thu 138.
Về hoá đơn thì tôi không chắc, nhưng theo tôi lập biên bản điều chỉnh là đủ. Cũng có thể bên A phải xuất hoá đơn cho phần điều chỉnh giảm... bạn nên tìm đọc những quy định hướng dẩn cụ thể cho trường hợp này.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Theo tôi thì bạn cũng có thể vận dụng chi phí và thu nhập bất thường cho trường hợp này.
Bên A xuất hoá đơn điều chỉnh giảm, nhận tiền lại hạch toán vào thu nhập bất thường. Bên B nhận hoá đơn trả tiền hạch toán vào chi phí bất thường.

Cách xử lý này tuy không đúng bản chất của nghiệp vụ kế toán nhưng là cách xử lý gọn gàng và đơn giản. Các bạn khác có ý kiến gì không?
 
M

mrngocdinh

Guest
4/3/05
39
0
0
44
TP Buồn Muôn Thủa
adam_tran nói:
Theo tôi thì bạn cũng có thể vận dụng chi phí và thu nhập bất thường cho trường hợp này.
Bên A xuất hoá đơn điều chỉnh giảm, nhận tiền lại hạch toán vào thu nhập bất thường. Bên B nhận hoá đơn trả tiền hạch toán vào chi phí bất thường.

Cách xử lý này tuy không đúng bản chất của nghiệp vụ kế toán nhưng là cách xử lý gọn gàng và đơn giản. Các bạn khác có ý kiến gì không?

Hơ hơ cái vụ này em thấy hạch toán vào thu nhập bất thường thì ko ổn vì đây liên quan đến vốn đầu tư cho công trình, tất cả các khoản tăng giảm đều phải theo dõi cho công trình đó, nếu như thế thì nguyên giá tài sản cố định hình thành bao gồm cả phần bị cắt giảm khối lượng ..., về vụ này em có ý kiến như sau:
1/ Trong trường hợp giá trị trên quyển quyết toán A-B (là giá trị đã xuất hoá đơn) cao hơn giá trị trong Quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp có thẩm quyền cũng có thể là bên A) thì bên A không phải xuất hoá đơn GTGT mà bên B phải xuất hoá đơn. Em xin trích dẫn một
đoạn trong thông tư 120/2003/TT-BTC
ngày 12 tháng 12 năm 2003:
………….
5.9/ Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách ...phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
..........
5.12/ Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giảm giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán như trường hợp quy định tại Điểm 5.9 mục này.
……………..

Như vậy là Bên B phải xuất hoá đơn điều chỉnh giảm, số tiền ghi trên hoá đơn là ghi dương (+) nhưng ghi rõ là "điều chỉnh giảm giá trị KLXL HT công trình ... hoá đơn số ... ngày ... theo Biên bản điều chỉnh hoá đơn ...." (Bác nào có nhu cầu tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh thì liên hệ với tui - cái này tui thiết kế ra Yahoo ID: mrngodinh)

2/ Hạch toán của bên A: Khi nhận khối lượng theo hoá đơn GTGT lần đầu bạn đã hạch toán: (công trình được khấu trừ thuế GTGT)
Nợ TK 241 (2)
Nợ TK 133
Có TK 3312, 33..., 111, 112

Khi nhận hoá đơn điều chỉnh giảm tốt nhất là hạch toán qua tài khoản công nợ TK33... kể cả trường hợp nhận bằng tiền mặt, TGNH:
BT1 Giá trị trước thuế
Nợ TK 2412 (ghi âm)
Có TK 3312, 33... (Ghi âm)

BT2 hạch toán giảm thuế GTGT đầu vào
Nợ Tk 133 (ghi âm): - 123.456....đ
Có TK 3312, 33.... (ghi âm)

Nếu bên B hoàn trả tiền ngay thì ghi giảm công nợ

Ai có ý kiến gì thì góp ý nhé
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA