I
[h=1]Người mua thường có xu hướng bỏ qua số lẻ trong giá được niêm yết, coi tiền trong thẻ ngân hàng khác với tiền mặt và cho rằng giá cao hơn sẽ đi kèm chất lượng tốt hơn. Các lớp học doanh nhân dậy họ những điều không như vậy.[/h][h=1][/h]
Coi tiền trong thẻ khác với tiền mặt
Khi thanh toán bằng thẻ, người mua sẽ có cảm giác tiền mặt không bay khỏi túi ngay lập tức và bị thôi thúc tiêu nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn coi khoản tiền tiêu trong thẻ là một vấn đề tương lai, chứ không phải hôm nay. Các cửa hàng cũng tận dụng cơ chế này trong những chương trình tặng thưởng, khiến chúng ta cảm thấy vừa không phải tiêu tiền mặt, lại được cộng điểm tích lũy hoặc hoàn tiền, từ đó càng chi tiêu nhiều hơn.
Giải pháp trong trường hợp này là đừng bao giờ sử dụng thẻ để tậu những thứ đồ bạn hiếm khi mua. Khi bạn đi mua sắm, hãy lên một danh sách những thứ cần thiết và tập trung vào đó. Bạn cũng có thể rút tiền mặt từ thẻ và cố gắng không tiêu quá số đó.
Đánh đồng giá cả với chất lượng
Người mua thường nghĩ rằng khi chi nhiều tiền hơn cho một sản phẩm, bạn sẽ sở hữu sản phẩm chất lượng tốt hơn. Tất nhiên, bỏ nhiều tiền để mua đồ chất lượng tốt hơn không có gì là sai. Ví dụ, tiêu 100 USD để mua đôi giày có thể sử dụng trong 10 năm sẽ hơn là chi 40 USD để mua một đôi giày chỉ đi được 1 năm.
Nhưng đôi khi, điều này cũng có thể đánh lừa bạn. Uri Gneezy - Giáo sư kinh tế và chiến lược tại Đại học California-San Diego, đã tiến hành thí nghiệm tại một xưởng rượu vang. Trên một chai rượu có giá 10 USD, trong vài ngày, ông đã thử dán các mức giá khác nhau, khi là 20 USD, lúc là 40 USD. Kết quả là xưởng rượu này đã bán được gấp rưỡi ngày thường khi dán giá 20 USD và 40 USD. Giáo sư Gneezy cho rằng khách hàng đã đánh đồng giá cả cao hơn với chất lượng ngon hơn.
Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra một quyết định mua sắm Và đừng quên hỏi ý kiến những người xung quanh: Liệu họ có cho rằng sản phẩm bạn định mua có chất lượng tốt và xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không?
Bỏ qua đuôi 99 trên mác giá
Các khóa học marketing online dạy cho những nhà marketing biết: Chúng ta có xu hướng tập trung vào con số bên trái của giá niêm yết thay vì bên phải. Điều này có nghĩa khi người bán đặt giá một sản phẩm là 19,99 USD, bạn sẽ cảm thấy rẻ hơn so với 20 USD. Dù thực chất ta chỉ tiết kiệm được một cent. Cách hữu hiệu để đảm bảo liệu giá đó có thực sự rẻ hay không chính là dùng điện thoại khi đi mua sắm, truy cập internet và so sánh giá của sản phẩm tương tự tại những cửa hiệu khác.
Nhìn nhận cùng một khoản tiền theo các cách khác nhau
Giữa một phiếu giảm giá 25 USD khi mua chiếc áo 50 USD và phiếu giảm giá tương tự khi mua một chiếc sofa 2.000 USD - trường hợp nào được coi là tiết kiệm tiền hơn? Theo phóng viên tài chính - Gary Belsky và giáo sư tâm lý Thomas Gilovich tại Đại học Cornell người luôn được phân giảng dạy các khóa học quản lý lãnh đạo, con người có xu hướng nhìn nhận những khoản tiền giống nhau một cách khác nhau, căn cứ trên quy mô giao dịch hoặc lượng tiền phải chi tiêu.
Điều này có nghĩa với 2.000 USD, chúng ta cho rằng 25 USD ít quan trọng hơn. Nhưng thực chất, cả hai trường hợp bạn đều tiết kiệm được số tiền như nhau. Để tránh bẫy này, bạn hãy đặt nó vào hoàn cảnh. Thay vì nghĩ đó là 25 USD trên tổng giá trị 2.000 USD, hãy tự đặt câu hỏi: Bạn có thể mua gì với 25 USD này? Hoặc nghĩ về thời gian để bạn kiếm được số tiền đó. Bằng việc liên hệ với một sản phẩm cụ thể hoặc lượng thời gian tương ứng, bạn có thể hiểu rõ hơn được giá trị thực của 25 USD và ra quyết định chi tiêu chính xác.
Coi tiền trong thẻ khác với tiền mặt
Chi tiêu bằng thẻ khiến người mua có cảm giác không mất tiền ngay. Ảnh: World Of Female
Khi thanh toán bằng thẻ, người mua sẽ có cảm giác tiền mặt không bay khỏi túi ngay lập tức và bị thôi thúc tiêu nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn coi khoản tiền tiêu trong thẻ là một vấn đề tương lai, chứ không phải hôm nay. Các cửa hàng cũng tận dụng cơ chế này trong những chương trình tặng thưởng, khiến chúng ta cảm thấy vừa không phải tiêu tiền mặt, lại được cộng điểm tích lũy hoặc hoàn tiền, từ đó càng chi tiêu nhiều hơn.
Giải pháp trong trường hợp này là đừng bao giờ sử dụng thẻ để tậu những thứ đồ bạn hiếm khi mua. Khi bạn đi mua sắm, hãy lên một danh sách những thứ cần thiết và tập trung vào đó. Bạn cũng có thể rút tiền mặt từ thẻ và cố gắng không tiêu quá số đó.
Đánh đồng giá cả với chất lượng
Người mua thường nghĩ rằng khi chi nhiều tiền hơn cho một sản phẩm, bạn sẽ sở hữu sản phẩm chất lượng tốt hơn. Tất nhiên, bỏ nhiều tiền để mua đồ chất lượng tốt hơn không có gì là sai. Ví dụ, tiêu 100 USD để mua đôi giày có thể sử dụng trong 10 năm sẽ hơn là chi 40 USD để mua một đôi giày chỉ đi được 1 năm.
Nhưng đôi khi, điều này cũng có thể đánh lừa bạn. Uri Gneezy - Giáo sư kinh tế và chiến lược tại Đại học California-San Diego, đã tiến hành thí nghiệm tại một xưởng rượu vang. Trên một chai rượu có giá 10 USD, trong vài ngày, ông đã thử dán các mức giá khác nhau, khi là 20 USD, lúc là 40 USD. Kết quả là xưởng rượu này đã bán được gấp rưỡi ngày thường khi dán giá 20 USD và 40 USD. Giáo sư Gneezy cho rằng khách hàng đã đánh đồng giá cả cao hơn với chất lượng ngon hơn.
Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra một quyết định mua sắm Và đừng quên hỏi ý kiến những người xung quanh: Liệu họ có cho rằng sản phẩm bạn định mua có chất lượng tốt và xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không?
Bỏ qua đuôi 99 trên mác giá
Các khóa học marketing online dạy cho những nhà marketing biết: Chúng ta có xu hướng tập trung vào con số bên trái của giá niêm yết thay vì bên phải. Điều này có nghĩa khi người bán đặt giá một sản phẩm là 19,99 USD, bạn sẽ cảm thấy rẻ hơn so với 20 USD. Dù thực chất ta chỉ tiết kiệm được một cent. Cách hữu hiệu để đảm bảo liệu giá đó có thực sự rẻ hay không chính là dùng điện thoại khi đi mua sắm, truy cập internet và so sánh giá của sản phẩm tương tự tại những cửa hiệu khác.
Nhìn nhận cùng một khoản tiền theo các cách khác nhau
Giữa một phiếu giảm giá 25 USD khi mua chiếc áo 50 USD và phiếu giảm giá tương tự khi mua một chiếc sofa 2.000 USD - trường hợp nào được coi là tiết kiệm tiền hơn? Theo phóng viên tài chính - Gary Belsky và giáo sư tâm lý Thomas Gilovich tại Đại học Cornell người luôn được phân giảng dạy các khóa học quản lý lãnh đạo, con người có xu hướng nhìn nhận những khoản tiền giống nhau một cách khác nhau, căn cứ trên quy mô giao dịch hoặc lượng tiền phải chi tiêu.
Điều này có nghĩa với 2.000 USD, chúng ta cho rằng 25 USD ít quan trọng hơn. Nhưng thực chất, cả hai trường hợp bạn đều tiết kiệm được số tiền như nhau. Để tránh bẫy này, bạn hãy đặt nó vào hoàn cảnh. Thay vì nghĩ đó là 25 USD trên tổng giá trị 2.000 USD, hãy tự đặt câu hỏi: Bạn có thể mua gì với 25 USD này? Hoặc nghĩ về thời gian để bạn kiếm được số tiền đó. Bằng việc liên hệ với một sản phẩm cụ thể hoặc lượng thời gian tương ứng, bạn có thể hiểu rõ hơn được giá trị thực của 25 USD và ra quyết định chi tiêu chính xác.