For my love and for all

  • Thread starter em ngoc
  • Ngày gửi
N

nuketoan

Guest
4/5/06
39
0
8
40
Hà Nội
Truyện này tôi đọc lần đầu tiên trên blog của chị Trang Hạ. Và tôi đã đọc nhiều lần ở các web khác nhau nhưng không ngờ là đọc trên webketoan. Cảm ơn bạn đã post lên. Tại sao các câu chuyện tình yêu có kết thúc thường buồn nhỉ. Và tôi không muốn post lên một câu chuyện buồn nữa mà là một câu chuyện có hậu, được không bạn

....
Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.


Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” - chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?

<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :“Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

“Em yêu,
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.

“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.
Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…/.”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.

Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Nhưng mà Bố…Lucy Wade

"Đi mà Bố.. Bố cho con đi nhé", tôi đứng khoanh tay ngay trước chiếc ti vi cố thuyết phục Bố rằng tôi là người duy nhất ở trường không tham dự buổi dạ hội. Thật không may, Bố chẳng dễ dàng bị thuyết phục thay đổi quan niệm mà hai tuần trước đây ông đã nói rằng tôi còn chưa trưởng thành. Sau hai tiếng đồng hồ nài nỉ, tôi vẫn không thề đạt được mục đích. Chẳng mấy chốc, cuộc tranh luận lại trở thành một trận khẩu chiến khi tôi cứ tiếp tục lý sự bằng bất cứ lời biện minh nào vừa chợt nghĩ ra.

Bố chẳng mảy may xúc động trước những lời nài nỉ của tôi, ông vẫn chăm chú nhìn vào chiếc ti vi với chương trình Những Tuyệt Tác Thế Giới và Arnold Palmer đang nhắm vào gôn. Đấy là cách bố biểu lộ cho tôi biết rằng tôi sẽ chẳng bao giờ giành được kết quả, rằng chuyện của tôi đang bị bỏ qua. Tôi chẳng thích bị bỏ qua chút nào, tự nhiên, tôi cứ ngoan cố, và thế là tôi đã đẩy mọi việc đi quá trớn.

"Vậy thì còn ra cái thể thống gì nữa chứ?",0 tôi nói với một cái giọng cáu kỉnh ngoài ý muốn.

Trong giây lát, Bố rời mắt khỏi trận gôn quay lại nhìn tôi. Tôi ngồi xuống chiếc đi-văng, vắt tréo chân, cố tạo ra vẻ bình tĩnh, chờ đợi câu trả lời của Bố. Nhưng Bố lại hướng mục tiêu trở lại phía anh chàng đang đánh gôn vào lỗ, đầu gật gù theo cú đánh, rồi mới hướng ánh mắt lạnh lùng như thép về phía tôi.

"Bố đã bảo không rồi mà, không nói chuyện này nữa", giọng của bố vang rền trong phòng khách.

Trong cơn giận dữ vì bị xúc phạm, tôi lồng lên khi những lời cuối cùng của Bố cứa vào niềm kiêu hãnh đã bị tổn thường hoàn toàn của tôi:

"… này cô gái, nếu bố còn nghe một lời nào nữa về việc này thì con sẽ bị giam lỏng thêm tuần nữa đấy."

Tôi nhìn ông với tất cả hận thù được dồn nén của một đứa trẻ mười lăm, vừa lao về phòng vừa hét lên: "Con ghét bố! ước gì bố chết cho rồi".

Em gái tôi, Jody, đưa cho tôi tấm khăn giấy để tôi lau giòng nước mắt đang chảy tràn trên má khi tôi kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 20 năm.

"Cheryl, chị không bao giờ khước từ một cơ hội tranh cãi nào cả", nó nói. Nhận thức của nó về thời thơ ấu của tôi càng dày vò tôi hơn khi nó tiếp tục nói cho tôi biết rằng câu chuyện mà tôi vừa nhớ lại, không phải là lần duy nhất Bố và tôi cãi nhau, về lũ con trai, về sự trưởng thành và về cuộc sống nói chung.

"Chị trông giống Bố, cách nói cũng giống Bố và hành động cũng y hệt như Bố, đặc biệt là khi muốn làm theo ý mình. Đó là lý do mà Mẹ vẫn thường gọi chị và Bố là những người Đức cứng đầu cứng cổ".

"Ừ, thì cũng bởi vì Bố chẳng bao giờ thừa nhận là Bố sai cả." Tôi cãi, vẫn còn cố biện minh cho bản chất hay lý sự của mình.

"Còn chị thì chẳng bao giờ thừa nhận là Bố đúng", Mike, em trai tôi nãy giờ đang đứng dựa vào tường lắng nghe, nói xen vào. "Có lần, quá đau khổ vì một trận cãi cọ, Bố đã bảo rằng một ngày nào đó chị sẽ trở về với bố và thừa nhận rằng Bố đã đúng nhưng em cá là chị không bao giờ làm điều đó".

Tôi nhìn xuống Bố đang nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Bỗng dưng tôi cảm thấy một nỗi xót xa ân hận vì tôi chưa bao giờ xin lỗi Bố, vì tôi nhận ra rằng giờ đây đã quá muộn màng. Chẳng những không bao giờ tôi nói "Bố đúng rồi, Bố ơi," mà tôi còn chưa bao giờ nói rằng "Con yêu Bố". Tại sao tôi lại đợi đến ngày hôm nay tôi mới cảm thấy ân hận dường này? Jody, đang đứng phía bên kia giường bệnh của Bố, lặng lẽ nhìn tôi như thể em hiểu hết những gì tôi đang nghĩ. Nó là đứa em gái duy nhất, thế mà tôi chẳng bao giờ nói với nó một câu "Chị thương em" cả. Động từ "yêu thương" không phải là từ phổ biến trong gia đình tôi. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi không yêu thương nhau, mà chỉ vì chúng tôi không bao giờ diễn đạt bằng lời. Vả lại, sự bộc phát của các tính khí và những ý kiến đối nghịch nhau là những chuyện hoàn toàn khác.

Theo Jody, tâm trạng tôi đang ở trong trạng thái tồi tệ nhất, vì vậy nó ngần ngại không muốn nói ra điều đó khi chúng tôi tiếp tục kể những câu chuyện về thời thơ ấu.

"Chị là người không bao giờ chịu sửa sai", nó nói với một nét cười trong giọng nói.

"Chị đã phải tranh đầu để có thể được làm bất cứ điều gì", tôi mỉm cười bác bỏ lời trêu chọc của nó.

Thật không dễ dàng gì khi phải làm một người chị cả, mặc dù Michael và tôi chỉ cách nhau có 11 tháng. Jody cách Michael 2 năm. Kế đến là Gus, tên thật của nó là Warren, nhưng biệt hiệu Gus đã gắn với nó kể từ khi nó lắp bắp những trọng âm đầu tiên: "Gu-Gu"

"Nhớ cái hồi mà mẹ mở cửa sau để gọi bốn đứa mình từ nhà hàng xóm về, mẹ gọi y như gọi một cái tên thật dài' Tôi nói.

Mike bụm tay lên miệng cười khúc khích và kêu lên y như mẹ thường kêu: "Cheryl-michael-jo-gus".

Chúng tôi ngả nghiêng cười khi nghe lại những âm thanh quen thuộc.

Cheryl, Michael, Jo và Gus. Bốn đứa chúng tôi tuổi gần kề nhau nên Mẹ thường gọi chúng tôi là những bậc thang; chúng tôi đã là những bậc thang trong mười ba năm, cho đến khi Chuck ra đời.

Bỗng dưng tôi thấy tiếc cho Chuck, em trai út của tôi, nó đang ngồi trong góc lắng nghe chúng tôi nói chuyện với nhau. Nó đã không có mặt trong những câu chuyện "người lớn" của chúng tôi. Những bậc thang đã trưởng thành và ra đời lập thân trong khi nó vẫn còn nhỏ. Nhưng tôi biết nó rất thích nghe những câu chuyện của chúng tôi. Nó cười khi nghe chuyện hồi đó Bố mẹ mua cho bốn đứa chúng tôi những chiếc xe đạp nhân dịp Lễ Phục Sinh; thế rồi đến cuối mùa hè, chỉ còn một chiềc sử dụng được vì Mike đã tháo trộm từng phần từ những chiếc xe của chúng tôi để lắp chiếc xe cho nó. Nó lắng nghe chúng tôi thuật lại chuyện chúng tôi gạt Jody đặt mua kem Tootie-Fruitie, chỉ khi chúng tôi phải giải thích rằng cái thời ấy xảy ra khá lâu trước khi kem Baskin Robbin 32 mùi trở nên khá bình dân như bây giờ, nó mới có thể cười theo.

Những chuyện ấy đã được kể không biết bao nhiêu lần khi chúng tôi sum họp cùng nhau. Nhiều năm trôi qua, những câu chuyện càng thêm phần chi tiết; nhưng không phải tất cả mọi chuyện đều tiếc hận như chuyện của tôi. E rằng chuyện của mình sẽ làm cho bầu không khí vốn ảm đạm lại thêm phân sầu não tôi cố đổi đề tài.

"Chị hy vọng Gus sẽ đến đây sớm" Tôi nói và liếc nhìn đồng hồ. "Nó đã rời Cincinnati hơn 4 tiếng đồng hồ rồi"

"Chị kể chuyện cái ngày đầu tiên anh Gus lên đồi đi học mẫu giáo đi chị". Chuck nói khi băng ngang qua phòng để đến bên cạnh tôi.

"Chúng ta hãy đợi Gus đến đây đã".Tôi nói và cười khúc khích, "Nó ghét nghe chuyện này lắm"

Một luồng không khí bỗng tràn vào phòng khi cô y tá đẩy cửa nhẹ nhàng bước vào và tiến về phía cuối giường bố nằm. Cô cầm tấm biểu đồ lên, liếc nhìn chiếc máy nối với cơ thể Bố, ghi một vài chữ. Thế rồi, cô khẽ mỉm cười với chúng tôi như thể cô có cảm giác chúng tôi không dễ chịu cho lắm với sự hiện diện của cô. Khi cô y tá rời phòng, Mike cầm tấm biểu đồ lên và nhìn như thể nó đang đọc một bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài.

"Ở trong đó viết gì vậy?", Jody hỏi

Mike nhún vai đặt tấm bảng vào chỗ cũ rồi nhìn Bố. Tôi nhìn theo ánh mắt của Mike, Bố với cơn bệnh tim đang thở một cách bất thường qua máy giúp thở mà bác sĩ đã gắn vào người bố cách đây bốn ngày. Phút chốc, chúng tôi lại chìm vào những suy nghĩ riêng tư. Tôi nhìn ngực Bố, dưới tấm khăn màu trắng, đang nhô lên hạ xuống một cách khó khăn. Thậm chí khi bơm oxy vào người, bố thở cũng rất khó nhọc. Thỉnh thoảng Bố lại khò khè như thể Bố đang giành lấy không khí, giành lấy sự sống.

Trên khuôn mặt vốn nhẵn nhụi của bố đã xuất hiện những đám râu lởm chởm trắng như tuyết. Màu trắng của râu cùng với mái tóc rối bời đã tạo cho bố vẻ bề ngoài già hơn nhiều so với tuổi 62. Tôi thầm nghĩ, lẽ ra Bố không phải ở đây. Lẽ ra Bố phải đang có mặt tại một trận gôn nào đó hoặc đang ở nhà tranh cãi với tôi. Lẽ ra Bố phải ở bất cứ một nơi nào đó, trừ nơi đây.

Bốn chúng tôi ở cạnh Bố gần một tiếng rưỡi. Chúng tôi thay phiên nhau nắm lấy tay Bố và trông chừng Bố. Đó là cách duy nhất chúng tôi giúp mẹ nghỉ ngơi. Bác sĩ nói rằng chỉ còn trong khoảnh khắc là tim Bố ngừng đập. Bốn ngày trước đây Bố bị đau nhói trong ngực, Bố bị lên cơn đau tim kịch phát lần thứ ba. Bây giờ thì Bố đang hôn mê.

Bác sĩ nói với chúng tôi tình trạng của Bố lần này không có hy vọng mấy, từ lúc 90 % các mạch máu trong người bố bị nghẽn. Nhưng Mẹ không muốn Bố cảm thấy cô đơn khi thức dậy. Dù không ai nói ra, nhưng tất cả chúng tôi đều biết Bố không bao giờ thức dậy nữa. Bố sắp ra đi vĩnh viễn, nhưng chúng tôi không muốn thừa nhận điều đó, vì vậy chúng tôi đứng cạnh giừờng Bố và kể cho nhau nghe những chuyện thời thơ ấu. Có ai đó nói rằng những người trong trạng thái hôn mê, cũng có thể nhận thức được xung quanh họ. Mặc dù không ai trong chúng tôi thật sự chắc chắn về điều đó nhưng chúng tôi vẫn cứ nói và kể chuyện nọ chuyện kia, cho đến khi từ chiếc máy dò tim phát ra âm thanh báo hiệu nỗi kinh hoàng của chúng tôi_ tim ngừng đập. Rất nhanh ngay sau đó căn phòng nhỏ bé bỗng chật ních các bác sĩ và y tá.

Một toán nhân viên bệnh viện bảo chúng tôi ra ngoài và đóng cửa lại. Vài phút trôi mà qua dài như hàng giờ, chúng tôi đứng xúm lại, chờ đợi, băn khoăn, cố níu giữ chút hy vọng cuối cùng.

Mẹ là người đầu tiên được các bác sĩ mời vào phòng sau khi họ tháo những chiếc ống dây cuối cùng ra khỏi người Bố. Thế rồi, từng người một, các anh, các chị và tôi bước vào phòng để nói lời vĩnh biệt.. Tôi nán lại bên thi hài của Bố. Căn phòng yên tĩnh quá. Không còn một âm thanh nào của các thiết bị cấp cứu hay những tiếng rì rầm của các cô y tá. Không còn tiếng cười đùa và cũng không còn chuyện gì để kể nữa. Tôi nghiêng người đặt chiếc hôn lên má Bố và thì thầm: "Con xin lỗi Bố. Con không bao giờ muốn Bố chết cả".

Khuya đêm ấy, chúng tôi ngồi quây quần trong phòng Mẹ và bàn định về tang lễ. Nước mắt lăn dài trên má, tôi kể với mẹ về giây phút cuối cùng tôi vĩnh việt bố.

"Cheryl, con", Mẹ nói, "Bố con chưa bao giờ có dịp để nói cho các con biết Bố đã tự hào về các con như thế nào. Nhưng những ngày gần đây, trước khi Bố bị bệnh, Bố đã ngồi trên chiếc ghế Bố hằng ưa thích và không nói chuyện gì khác ngoài chuyện các con của Bố. Các con là tất cả tài sản duy nhất mà bố có được trên đời này. Bố của con chưa bao giờ nói điều đó với các con, nhưng Bố rất yêu thương các con, yêu thương từng đứa một, theo mỗi cách đặc biệt riêng. Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó".

Chúng tôi an táng Bố vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Sáu _ Ngày Lễ Cha.

Vài ngày sau đám tang, đứa con trai 7 tuổi đến bên tôi nài nỉ được đi cắm trại với bạn bè. Sau khi tôi lặp lại lời từ chối, cậu bé nổi khùng lên, dậm chân thình thịch trở về phòng và đóng sầm cửa lại. Nhưng trước khi tôi nghe được tiếng la: ""Con ghét mẹ, con trông mẹ chết đi", thoát ra khỏi buồng phổi của cậu bé thì trong đầu tôi đã vang lên những lời nói của Mẹ "Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó". Tôi nhẹ nhàng gõ của phòng ngủ của con, và thì thầm: "Mẹ rất yêu con, con trai ạ".


(Theo Quảng Đức)
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Lời yêu thương mà ngày hôm nay tôi muốn nói:
Con yêu bố, bố ạ
 
T

trang ba gia

Trung cấp
8/6/06
86
0
0
Hà Nội
360.yahoo.com
Mấy ngày gần đây, trên các báo, đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi xem ai là kẻ giàu nhất nước. Vấn đề tưởng rằng đơn giản té ra phức tạp vô cùng. Ông được nêu danh có một ngàn tỉ thì bảo rằng mình đang nợ một ngàn lẻ một tỉ.
Ông có một triệu đô la cổ phiếu than thở mình chả sánh được với đứa có trăm ngàn đô la tiền mặt. Ông có hai trăm căn biệt thự khai là mình thiếu tiền điện đủ cả hai trăm căn.


Cãi nhau om sòm, chưa ngã ngũ thì các nhà kinh tế đã mở cuộc hội thảo khoa học lớn, mang tên: “Đi tìm người nghèo nhất Việt Nam”.
Tưởng rằng hội thảo vắng người, vì ban tổ chức thông báo trước đây là hội thảo nghèo nên tiền ăn trưa và tiền phong bì nhỏ lắm. Đã vậy, để tiết kiệm, cứ hai người mới được phát một chai nước suối loại thường. Nhưng may quá, số đại biểu đến dự vẫn rất đông, trong đó có cả nhiều ông có tên trong danh sách giàu, chứng tỏ nghèo và giàu chỉ cách nhau gang tấc.
Mở đầu hội thảo, một ông đứng lên, yêu cầu công nhận mình là kẻ nghèo nhất vì bao nhiêu năm qua, không có nổi một chiếc áo may-ô! Lập tức, có cụ đứng lên phản bác, nói rằng may-ô còn cao cấp quá, bản thân ông bao năm qua chưa có quần đùi!
Chưa kịp kết luận thì một vị lên diễn đàn nhận mình nghèo nhất, do chục năm nay chưa được ăn cơm. Lập tức chủ tịch đoàn đọc đơn tố cáo ông đó chẳng ăn cơm do toàn ăn tiệc. Kẻ ấy bẽn lẽn rút lui.
Một đại biểu xin nhận danh hiệu nghèo vì từ nhỏ tới lớn chưa khi nào vô nổi rạp xem phim. Nghe quá thương tâm thì một vị khác xông lên, kêu cả cuộc đời chưa xem tấu hài. Hội trường ồ lên kinh ngạc, ai cũng xót xa, nhưng anh ta lại dại dột thú nhận là đã từng xem kịch. Thế là danh hiệu nghèo nhất vẫn còn nguyên.
Như bất cứ ngành khoa học nào, khoa học nghèo cũng có vài tên gian lận. Có đại biểu khai mình chưa bao giờ trong túi có một xu, đến khi khám túi đầy thẻ tín dụng. Có đại biểu kêu nghèo cả đời chưa mua nổi tờ báo, nhưng khi ban tổ chức xông đến kiểm tra nhà thì đúng báo không có, mà phòng chất đầy tạp chí thời trang.
Một giáo sư phát biểu: Cái nghèo vật chất chẳng ăn thua gì, cái nghèo tâm hồn mới là khốn khổ. Ông than vãn ông chưa khi nào có bạn, ông phải là nghèo nhất thì một người khác dẫn chứng giáo sư đang có nhiều đối tác làm ăn. Hai bên cãi qua cãi lại coi đó phải bạn hay không, om sòm khiến chủ tọa phải mời cả hai xuống.
Nhưng dù sao, ý kiến của giáo sư cũng làm lộ ra một phương thức mới, đó là nếu không tính nghèo vật chất, cũng xét tới nghèo tinh thần. Một nhân viên sụt sùi tự nhận nghèo nhất về lòng dũng cảm vì chưa khi nào cãi sếp. Nhưng một nhân viên khác còn nghèo khủng khiếp khi chưa bao giờ biết sếp là ai. Nhân viên thứ ba nghèo vì thấy cơ quan ai cũng là sếp cả!
Cả hội nghị nổ tung khi có đại biểu lên diễn đàn thú nhận nghèo tới độ chưa khi nào biết mình nghèo, tới được đây mới biết.
Rồi cả hội trường lặng đi khi thấy có anh trình bày trong nước mắt, nói rằng nghèo tận cùng, nghèo khủng khiếp vì chưa khi nào có một giấc mơ dù tầm thường nhất trong đầu.
Tất cả đều reo lên “vô địch nghèo đây rồi” và giơ tay biểu quyết. Cả rừng cánh tay giơ lên, riêng một cậu ngồi im. Hỏi cậu ta tại sao? Cậu nói mình cả đời chưa khi nào có một quyết định gì trong tất cả mọi chuyện.
Cậu lập tức được bầu là nghèo không đối thủ.
Theo Lê Hoàng
thanhnien.gif
Câu chuyện này nên cười hay buồn nhỉ?
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Ngôn ngữ tình yêu

Đó là một ngày dài dằng dặc, quá mệt mỏi vì tôi phải chăm sóc chồng bị bệnh Alzheimer. Đến khi anh nhè viên thuốc ra, tôi cảm thấy buồn não nề và nói với giọng khó chịu: “Vì sao anh lại làm như thế?”

Tôi xuống dưới nhà lấy viên thuốc khác và nghe thấy như anh nói với tôi một cách nhẹ nhàng: “Nhưng đó là điều em bảo anh làm mà, đúng không?”

Tôi bật khóc. Làm sao tôi có thể cáu gắt với anh được khi anh đã làm theo đúng như cách anh hiểu tôi nói gì? Bác sĩ đã nói rằng có thể anh bắt đầu xử lý ngôn ngữ theo hướng ngược lại; như vậy, “có” của anh có thể hiểu là “không” và “không” có thể là “có”. Rõ ràng là, khi tôi yêu cầu anh nuốt viên thuốc, anh đã hiểu tôi nói điều ngược lại.

Khi thấy tôi khóc, anh giơ tay về hướng tôi. Tôi hiểu anh nói: “Đừng khóc nữa. Em đến đây với anh đi.” Điều đó càng làm cho tôi khóc nức nở hơn. Nhích người đến bên xe lăn của anh, tôi ngả đầu lên gối anh, còn anh vỗ nhẹ vào vai tôi.

Mặc dù không hiểu tôi yêu cầu anh nuốt viên thuốc, anh vẫn hiểu được nỗi buồn khổ và nỗi đau của tôi. Và dù đầu óc anh bị lẫn lộn và bị tổn thương do căn bệnh gây ra, tình yêu của anh vẫn khiến anh giơ tay ra an ủi tôi.

Cuối cùng, căn bệnh quái ác đã khiến anh không thể nói được tiếng nào, ngoại trừ từ “đây” hoặc “kia”. Và ngay cả khi anh không thể thể hiện bằng lời nói những gì anh suy nghĩ, anh vẫn còn có cách để giao tiếp. Khi tôi làm điều gì khiến anh cảm thấy thoải mái hơn, anh đều nhìn tôi với ánh mắt dịu dàng. Khi tôi trải ra giường hoặc thay áo quần cho anh, anh cầm lấy tay tôi và vuốt ve nó.

Những cử chỉ như thế nói với tôi một cách hùng hồn như thể anh nói ra được bằng lời, rằng nơi nào có tình yêu, nơi đó sẽ không bao giờ có rào cản ngôn ngữ không thể vượt qua.

(Theo internet)
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Lời yêu thương ngày hôm nay tôi muốn nói:
Anh yêu à, e yêu a, nhiều lắm
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
lâu quá rồi, hnay đọc được 1câu chuyện trên net, thật hay và cảm động, mình nhớ là đã đọc nó ở đâu rồi, nghĩ mãi mới nhớ ra là ở đây, lại muốn lôi nó lên để thỉnh thoảng vào đọc.
 
shmily

shmily

Trung cấp
4/7/06
144
0
0
Việt nam
Món quà của tình bạn

Có lần khi còn học trung học, tôi thấy thằng bạn cùng lớp đang trên đường về. Tên nó là Kyle. Có cảm tưởng như nó đang vác trên người tất cả số sách học.

Tôi tự nhủ: “Sao thứ sáu rồi mà có người lại mang cả đống sách như thế kia về nhà nhỉ? Thằng này hẳn là một con mọt sách”.

Riêng với tôi, tôi đã có hẳn kế hoạch cho những ngày cuối tuần (tụ tập với bạn bè và đá bóng cùng lũ bạn trong chiều mai), thế là tôi nhún vai mặc kệ nó và tiếp tục đi.

Nhưng khi đi qua Kyle, tôi thấy một lũ trẻ con đang chạy theo nó. Chúng xông vào đánh, đá tung tất cả số sách nó đang ôm trong tay và ngáng chân khiến Kyle ngã xuống đất. Kính của nó cũng bị văng ra tận bãi cỏ cách đó chừng ba mét. Lúc nó nhìn lên, tôi nhận thấy ánh mắt nó buồn thê thiết khiến tôi thực sự thương cảm. Tôi lại gần và khi nó đang mò mẫm tìm kính, tôi thấy trong mắt nó có nước.

Lúc đưa kính cho nó, tôi bảo: “Những thằng đó chỉ là lũ xuẩn ngốc. Cậu mặc xác chúng đi”. Kyle nhìn tôi và bảo: “Cảm ơn cậu!” rồi trên khuôn mặt nở một nụ cười rạng rỡ. Nụ cười của nó rõ là biểu thị lòng biết ơn thành thực. Tôi liền giúp nó thu lượm sách vở và hỏi nó sống ở đâu. Hoá ra nó ở gần chỗ tôi, tôi hỏi nó sao trước đây tôi không biết điều đó thì nó bảo, trước đây nó học trường tư mà tôi thì lại chẳng bao giờ chơi bời với bọn học trường tư cả.

Chúng tôi nói chuyện với nhau suốt trên đoạn đường về nhà và tôi nhận vác bớt sách giúp Kyle. Hoá ra nó lại là đứa rất dễ chịu. Tôi hỏi nó có muốn chơi đá bóng với chúng tôi hôm thứ bảy không, nó đồng ý.

Chúng tôi tụ tập suốt mấy ngày cuối tuần và càng hiểu thêm về Kyle, tôi càng thích nó. Bạn bè tôi cũng nghĩ vậy. Một sáng thứ hai nữa tới, tôi gặp lại Kyle với một đống sách trên tay. Tiến tới chặn đầu nó lại, tôi bảo: “Gã ngốc, cậu chắc hẳn sẽ rất cơ bắp với đống sách to ú mỗi ngày như thế này đấy!”. Song nó chỉ nhoẻn cười và đưa tôi cầm giúp nửa chỗ sách.

Bốn tuần trôi qua, Kyle và tôi đã thành đôi bạn thân. Khi lên tới cấp ba, chúng tôi đã bắt đầu nghĩ tới chuyện chọn trường đại học. Kyle quyết định sẽ vào Georgetown còn tôi chọn Duke. Tôi hiểu rằng dù muôn dặm cách trở, chúng tôi sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau. Kyle sẽ trở thành bác sĩ còn tôi theo ngành kinh doanh về học bổng bóng đá.

Kyle vinh dự sẽ là người đại diện cho lớp tôi đọc diễn văn từ biệt khi tốt nghiệp. Lúc nào tôi cũng trêu hắn là một tên mọt sách. Kyle phải chuẩn bị bài diễn văn còn tôi thì mừng vì may mà mình không phải trở thành diễn giả đứng trước bao người.

Ngày tốt nghiệp đã tới, tôi gặp Kyle, hắn trông thật sáng sủa. Hắn là một trong số ít những người biết được sở trường sở đoản của mình trong thời học trung học. Trông hắn lớn hẳn và chững chạc ra với cặp kính. Hắn cũng đã hò hẹn với bạn gái nhiều hơn tôi và có vẻ như tất cả các cô gái đều yêu hắn. Đôi khi tôi thoáng chút ghen tị với Kyle và hôm nay là một trong những số những lần hiếm hoi đó.Tôi nhận thấy hắn hơi hồi hộp về bài phát biểu. Thế là tôi vỗ mạnh lên lưng hắn bảo: “Này, gã béo, yên tâm đi, cậu sẽ làm tốt thôi!”. Hắn nhìn tôi mỉm cười, và lần này cũng là một nụ cười đầy vẻ biết ơn. “Cảm ơn cậu”, hắn nói.

Bài diễn văn của hắn bắt đầu, sau khi hắng giọng, hắn mở lời: “Lễ tốt nghiệp chính là thời khắc để chúng ta cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ ta trong suốt những năm học hành vất vả. Đó là cha mẹ, thầy cô, anh em, có thể đó là gia sư của ta… nhưng chủ yếu vẫn chính là những người bạn tốt của ta. Tôi muốn nói với tất cả các bạn rằng, khi trở thành bạn của ai đó chính là ta đã tặng họ một món quà quý giá nhất. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của riêng tôi.”

Và rồi tôi đã không thể tin được khi chứng kiến gã bạn kể lại buổi đầu hai chúng tôi gặp nhau. Thì ra khi ấy hắn đã nung nấu ý định sẽ tự tử trong những ngày cuối tuần đó. Hắn bảo hắn đã tự mình dọn dẹp tủ sách vở ở trường để mẹ hắn không phải nhọc sức làm gì sau khi hắn chết và đem tất cả đồ đạc về nhà. Nói tới đây, hắn chăm chú nhìn tôi và mỉm cười nói: “Cảm ơn bạn, mình đã được bạn cứu sống. Tình bạn của chúng mình đã cứu mình thoát khỏi những điều không thể diễn tả được thành lời”.

Tôi cảm nhận được những hơi thở dồn nén đầy xúc động trong đám đông người nghe khi gã bạn tôi - một thằng đẹp trai và nổi tiếng - kể với tất cả về giây phút yếu đuối, tuyệt vọng nhất của hắn. Tôi còn thấy bố mẹ hắn đang nhìn tôi và cười với vẻ đầy biết ơn. Cho tới giờ phút ấy, tôi mới hiểu được hết ý nghĩa của sự biết ơn trong nụ cười hôm ấy của hắn.

Đừng bao giờ coi thường những hành động của bạn vì có khi chỉ một cử chỉ rất nhỏ thôi, bạn có thể làm thay đổi cuộc đời người khác, tất nhiên, theo cả chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

(Theo net)
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Tại sao lại chợt nhớ người
Tại sao không nói lên lời cho nhau
Chắc là còn tại lỗi đau
Chôn trong ánh mắt nhuốm màu bơ vơ
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
.........
............

Cũng chẳng cho nhau những lời thề
Chỉ ánh mắt đôi khi buồn nhỏ lệ
Soi trong đó hình mình sao thật thế
..........
..............
Tạnh mưa rồi ... thôi về kẻo cơm khê .......................................
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA