Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

  • Thread starter bi.b.bo.58
  • Ngày gửi
B

bi.b.bo.58

Guest
Mọi người cho em hỏi về vấn đề chênh lệch giữa kế toán và thuế.
Công ty mua chiếc xe giá trị 2200, thời gian khấu hao là 10 năm. Nhưng thuế chỉ cho phép giá trị tối đa là 1600. Tiếp cận theo 2 hướng BCDKT và BCKQKD.
Em làm ra thì 2 hướng tiếp cận lại cho ra kết quả khác nhau, mà vẫn không biết tại sao có sự khác biệt như vậy.
Như BCKQKD thì tạo ra tài sản thuế TNDN Hoãn lại, BCDKT thì tạo ra thuế TNDN Hoãn lại phải trả.
Suy nghĩ mấy nay mà chưa ra được lời giải.
Mọi người ai cao nhân chỉ giúp em với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

bi.b.bo.58

Guest
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Có ai giúp e khôngggggggggggggg
 
T

trungkien47a

Trung cấp
30/8/10
181
1
18
lam dong
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Bác nào trả lời giùm cái đi
 
bảo trân

bảo trân

Trung cấp
8/9/06
119
0
16
TP.HCM
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

1. Mình chưa hiểu ý bạn nói về việc tiếp cận theo 2 hướng BCDKT và BCKQKD. Khái niệm này hơi lạ.

2. Theo quy định tại thông tư 123 về thuế TNDN: thuế chỉ chấp nhận chi phí khấu hao của ô tô từ 9 chỗ trở xuống với nguyên giá từ 1,6 tỷ trở xuống, trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn.
- Bạn không nêu rõ công ty bạn kinh doanh ngành nghề nào, nhưng theo ý bạn thì mình đoán là không kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn, do đó thuộc đối tượng khống chế như nêu trên.
- Nguyên giá xe cty bạn mua: 2.200 tỷ. Trường hợp này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời nên không phát sinh thuế TNDN hoãn lại, mà phần chênh lệch 600 triệu (2,2 tỷ - 1,6 tỷ) so với quy định tại Thông tư 123 là VĨNH VIỄN không được tính vào chi phí khấu hao được trừ. Do thời gian khấu hao là 10 năm, thuộc khung khấu hao của TT45 nên:
+ Chi phí khấu hao hàng năm theo kế toán = 2.200/10 = 220 triệu.
+ Chi phí khấu hao hàng năm được trừ theo thuế = 1.600/10 = 160 triệu.
Chênh lệch : 60 triệu, loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Thân!
 
B

bi.b.bo.58

Guest
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

1. Tiếp cận theo BCDKT là dựa theo giá trị ghi sổ TS/NPtra và cơ sở tính thuế của nó, tiếp cận trên BCKQKD là dựa vào DT, CP Kế toán so với thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ theo thuế. Cái này bạn có thể tham khảo thêm ở VAS17 và TT123 cũng như ND218/2013 thuế TNDN mới được ban hành.
Đa phần 2 hướng tiếp cận này thì sẽ cho ra chung 1 kết quả nhưng có ví dụ này thì không hiểu sao lại khác biệt vậy.
2. Cái này mình đọc TT123 cũng biết rằng phần giá trị vượt trên 1600Tr khi mua oto không được xem là CP đc trừ. Nhưng theo mình đây là sẽ là chênh lệch tạm thời. Bạn dựa vào CP khấu hao theo kế toán =220, CP khấu hao thuế= 160. Vậy CP KToan>CP thuế. Vậy chứng tỏ LN KT<LN Thuế. Vậy có 1 khoản đã nộp thuế rồi năm sau sẽ được khấu trừ => Tạo ra chênh lệch tạm thời được khấu trừ=> Tạo ra TS Thuế TNDN Hoãn lại (TK243).
 
vinhlong

vinhlong

Cao cấp
31/5/08
240
92
28
Vĩnh Long-Sài Gòn
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Chào bạn bi.b.bo.58
Mình có ý kiến như sau:
1. Bạn xem lại khoản chênh lệch này là tạm thời được khấu trừ thì khi nào bạn sẽ được khấu trừ ??
--> nếu có thì nó là chênh lệch tạm thời còn không là chênh lệch vĩnh viễn
2. Mình làm BCTC là theo chuẩn mực theo Quyết định 15/48... chứ ko lập báo cáo tài chính theo Pháp luật thuế !? bởi như vậy tờ khai quyết toán mới có phần B cho bạn điền vào đó, mình cũng đi tư vấn nhiều doanhnghiep, doanh nghiệp nào điền nhiều vào Phần B phần đông theo mình đánh giá là doanh nghiệp đó có hệ thống kế toán vững và am hiểu chuẩn mực, pháp luật thuế
--> ở đây bạn cứ khấu hao theo đúng giá trị tài sản 2.2 tỷ, khi lên quyết toán phần khấu hao vượt mức cho phép bạn vào phần B điều chỉnh làm tăng lợi nhuận tính thuế...

Thân chào bạn
 
bảo trân

bảo trân

Trung cấp
8/9/06
119
0
16
TP.HCM
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Mình đồng ý với bạn vinhlong.
Bạn bi.b.bo.58 nên xem lại trường hợp nào thì làm phát sinh chênh lệch tạm thời. Trường hợp bạn đưa ra mình xin được trích lại bài đăng trước của mình:
+ Chi phí khấu hao hàng năm theo kế toán = 2.200/10 = 220 triệu. Toàn bộ giá trị bạn khấu hao sau 10 năm là 2.200 triệu.
+ Chi phí khấu hao hàng năm được trừ theo thuế = 1.600/10 = 160 triệu. Toàn bộ giá trị khấu hao theo thuế sau 10 năm chỉ là 1.600 triệu.
Tính cách nào đi nữa thì toàn bộ chi phí được theo thuế cũng chỉ 1.600 triệu. Do đó, toàn bộ 600 triệu chênh lệch là CHÊNH LỆCH VĨNH VIỄN.

Thân!
 
G

gacontapboi

Guest
7/10/14
113
7
18
33
Ðề: Chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Chào bạn bi.b.bo.58
Mình có ý kiến như sau:
1. Bạn xem lại khoản chênh lệch này là tạm thời được khấu trừ thì khi nào bạn sẽ được khấu trừ ??
--> nếu có thì nó là chênh lệch tạm thời còn không là chênh lệch vĩnh viễn
2. Mình làm BCTC là theo chuẩn mực theo Quyết định 15/48... chứ ko lập báo cáo tài chính theo Pháp luật thuế !? bởi như vậy tờ khai quyết toán mới có phần B cho bạn điền vào đó, mình cũng đi tư vấn nhiều doanhnghiep, doanh nghiệp nào điền nhiều vào Phần B phần đông theo mình đánh giá là doanh nghiệp đó có hệ thống kế toán vững và am hiểu chuẩn mực, pháp luật thuế
--> ở đây bạn cứ khấu hao theo đúng giá trị tài sản 2.2 tỷ, khi lên quyết toán phần khấu hao vượt mức cho phép bạn vào phần B điều chỉnh làm tăng lợi nhuận tính thuế...

Thân chào bạn
Anh ơi, cho em hỏi: Khi có sự chênh lệch giữa kế toán và thuế mà trường hợp có lợi nhuận kế toán <0 thì lên BCKQKD trên BCTC như thế nào ạ? Ví dụ: LNKT trên BCKQKD là: -5.000.000đ, khi quyết toán thuế TNDN thì Thu nhập chịu thuế còn: -4.000.000đ. Vậy khi làm BCTC năm em sẽ thể hiện số nào? TK 421 của em là số nào ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA