Xđ gtrị hàng tồn kho thừa, thiếu

  • Thread starter hongminh
  • Ngày gửi
H

hongminh

Guest
11/2/04
51
0
0
113
Hà Nội
www.mylinh.info
Bài viết của: Nguyễn Hữu Cường- ĐH Đà Nẵng
Đăng trên tạp chí Tài chính- Số 5 năm 2004

Việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ điều chỉnh tăng, giảm giá trị hàng tồn kho theo đúng kết quả kiểm kê đòi hỏi kế toán phải đáng giá lượng hàng tồn kho này dựa trên những nguyên tắc và phương pháp do chế độ kế toán quy định. Tuy nhiên vấn đề này lại chưa được đề cập trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán hiện hành.

Hàng tồn kho là 1 bộ phận TSLĐ của DN tồn tại dưới hình thái vật chất. Theo CMKT Việt Nam thì hàng tồn kho là những TS: được giữ để bán trong kỳ SX, KD bình thường; dang trong quá trình SXKD dở dang, NL, VL, công cụ, DC để sử dụng trong quá trình SX, KD hoặc cung cấp dvụ. Theo KN này hàng tồn kho chủ yếu bao gồm những TSLĐ được dự trữ cho quá trình SX cũng như quá trình lưu thông của DN nhắm mục đích đảm bảo cho quá trình SX, KD của DN được diễn ra bình thường, liên tục và không bị gián đoạn. Sự cần thiết phải dự trữ 1 lượng hàng tồn kho nhất định trong mỗi DN là tất yếu, vấn đề là tùy thuộc vào đặc điểm KD của mình để mỗi DN lựa chọn quy mô dự trữ tích hợp. Do tác động của các yếu tố như: điều kiện về kho quầy, t/c lí hóa của hàng tồn kho, khả năng về trình độ QL… nên quá trình dự trữ hàng tồn kho luôn có phát sinh nghiệp vụ thừa, thiếu hàng tồn kho và nó thường được xđ thông qua các đợt kiểm kê vật tư, hàng hóa. Đó là sự chênh lệch về mặt lượng của số hàng tồn kho thực tế kiểm kê với số hàng tồn kho theo dõi trên số sách KT theo dõi hàng tồn kho. Việc ghi sổ KT nghiệp vụ điều chỉnh tăng, giảm giá trị hàng tồn kho (HTK) theo đúng kết quả KK đòi hỏi KT phải đo lường được giá trị, tức là KT cần phải thực hiện đánh giá lượng hàng tồn kho này dựa trên nguyên tắc và phương pháp do chế độ KT quy định. Tuy nhiên vấn đề này lại chưa được đề cập trong bất kỳ tài liệu nào có liê quan đến việc hướng dẫn thực hiện CĐKT hiện hành. Điều này đã gây không ít khó khăn cho cho những người làm công tác KT, dẫn đến tình trạng mỗi DN xử lí khác nhau.
Vấn đề này có thể được làm rõ như sau:
*Trường hợp KK phát hiện thừa:
Trong trường hợp này, cách ghi nhận gtrị HTK hợp lí nhất là gtrị thuần có thể thực hiện được của số HTK phát hiện thừa (theo chuẩn mực “hàng tồn kho” thì gtrị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trong kỳ SX, KD bình thường trừ(-) chi phí ước tính để hoàn thành SP và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng). Theo đó gtrị hàng tồn kho được ghi như sau:
+Nếu chưa có Qđịnh xử lí của DN về số HTK thừa này (tức là DN chưa tìm ra nguyên nhân vì sao gây thừa hàng tồn kho) thì kế toán căn cứ vào kquả KK được phản ánh trên Biên bản KK vật tư, hàng hóa và gtrị thuần có thể thực hiện được của HTK thừa, ghi:
Nợ TK 152,153,155,156…
Có TK 338 (3381)
+Khi có Qđịnh xử lí, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, KT ghi:
Nợ 338
Có 711…..
*Trường hợp KK phát hiện thiếu:
Khi xảy ra trường hợp này, KT phải ghi bút toán điều chỉnh giảm gỉtị HTK trên sổ sách cho đúng bằng với số liệu KK thực tế. nếu không được xem xét kỹ thì nhiều người có thể cho rằng việc ghi giảm HTK do thiếu hụt phát hiện khi KK cũng được thực hiện đơn giản như bút toán phản ánh giá xuất kho củng HTK khi xuất dùng, nghĩa là gtrị HTK thiếu cũng được xác định theo 1 trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho (phương pháp tính giá đích danh; pp bình quân gia quyền;LIFO; FIFO). Tuy nhiên, khi phân tích bản chất của nghiệp vụ này chúng ta lại thấy rằng có sự không trùng khớp giữa thời điểm nhận biết nghiệp vụ và thời điểm thực tế xảy ra tình trạng thiếu hàng (bị mất cắp, hao hụt…). Rõ ràng là thì điểm nhận biết nghiệp vụ chính là tại thời điểm KK còn thời điểm thực tế xảy ra tình trạng thiếu hàng lại là 1 thời điểm nào đó trong kỳ kế toán chứ không phải thời điểm cuối kỳ KT-tức là lúc KK. Do vậy, không thể tính gtrị hàng tồn kho thiếu theo các pp tính giá xuất HTK bằng cách xem nghiệp vụ HTK phát hiện thếu khi KK là 1 nghiệp vụ xuất kho hàng tại thời điểm KK hàng như 1 giải pháp tình thế mà hiện nay các DN vẫn đang tạm dùng. Theo chúng tôi, việc xđ gtrị HTK thiếu trong trường hợp này cần được phân tích như sau:
+Đối với các DN dùng pp tính giá đích danh để tính gtrị xuấtcủa HTK thì gtrị hàng thiếu phát hiện khi KK cũng được tính theo pp thực tế đích danh. Cụ thể, do đặc điểm các Dn này có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được nên gtrị HTK thiếu dễ dàng được xđ chính xác thông qua việc đối chiếu các thông tin về số lô hàng, mã hiệu hàng, ký hiệu hàng… của số hàng thực tế có tại kho với các thông số này trên sổ KT. Có thể thấy rõ hơn nội dung này qua số liệu minh họa tại Cty ABC như sau:
Số liệu hàng hóa tồn kho căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa lập từ Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa của Cty (xem bảng)
Số liệu hàng hóa KK thực tế căn cứ vào biên bản KK HH của Cty (xem bảng)

Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa
Tên hàng hóa.......Số lô hàng...... Đơn giá(đ/gói).......... Số lượng
Kẹo 1......... ...........K1.................. 30.000................ 500
Kẹo 2..................... K2.................. 29.000................ 300
Kẹo 3..................... K3................. 40.000................ 200



Biên bản kiểm kê hàng hóa
Tên hàng hóa......... Số lô hàng..........Đơn giá(đ/gói)........Số lượng
Kẹo 1................... K1.................... 30.000................... 495
Kẹo 2................... K2................... 29.000.................. 297
Kẹo 3.................... K3.................... 40.000.................. 200

(Thông cảm nhé, tớ đã kẻ bảng mà lúc đưa lên nó lại không được nên đành phải làm bảng kiểu này)
Với số liệu này, KT tính ra được giá trị của số hàng thiếu gồm: giá trị kẹo1 thiếu thuộc lô K1 là 150.000 (=5x 30.000) cộng gtrị kẹo 2 thiếu thuộc lô K2 là 87.000(=3x29.000)
+Đối với các DN áp dụng pp LIFO (hoặc FIFO) để tính giá xuất của hàng tồn kho thì gtrị HTK thiếu, về nguyên tắc, là không thể xđ được. Đối với PP FIFO thì việc tính giá hàng xuất được dựa trên giả định HTK nhập trước thì được xuất trước, còn đối với pp LIFO tì HTK nhập sau được xuất trước để trên cơ sở đó lấy giá tương ứng của hàng nhập theo thứ tự đó tính cho hàng xuất. Theo đó, để tính được giá trị hàng xuất theo 2 pp này, DN phải theo dõi được thứ tự nhập, xuất hàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là không thể xđịnh được thời điểm thực tế xảy ra tình trạng thiếu hàng và do đó trong trường hợp này KT không thể xđ được gtrị của số hàng KK thiếu. Do vậy, xđ gtrị HTK phát hiện thiếu trong trường hợp này cần được quy định thống nhất để vận dụng ở các DN.
+Đối với DN áp dụng pp bình quân gia quyền theo cách tính đơn giá bquân cả kỳ (thường được gọi là pp bquân gia quyền cuối kỳ) để tính giá xuất của của HTK thì giá trị của HTK thiếu cũng được tính theo đơn giá bình quân đó. Còn nếu DN áp dụng pp bình quân gia quyền với đơn giá bquân được tính vào thời điểm sau mỗi lần nhập (pp bquân di động hay liên hoàn) thì gtrị hàng thiếu không thể xđ được vì lí do không xđ được thời điểm xảy ra tình trạng thiếu hàng. Vì vậy cũng cần có sự quy định thống nhất để các DN vận dụng. Theo chúng tôi, với những trường hợp hàng thiếu khi KK nhưng KT không thể sử dụng được pp tính giá xuất HTK đang áp dụng trong kỳ để đánh giá số hàng này trong các trường hơp nêu trên, chế độ KT nên chăng cho phép các DN dùng đơn giá bquân gia quyền cả kỳ để ghi nhận gtrị này.
Khi đã xđ được gtrị hàng thiếu phát hiện qua KK,KT thực hiện bút toán ghi giảm gtrị hàng thiếu theo hướng dẫn tại Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002.
Căn cứ vào Biên bản KK, KT ghi:
Nợ TK 138 (1381): Gtrị hàng thiếu
Có TK 152,153,156 (1561)….: Gtrị hàng thiếu
Sau đó, căn cứ vào quyết định xử lý kết quả KK, KT ghi:
Nợ TK 111,1388,334: Phần bắt bồi thường
Nợ TK 632 : gtrị hàng thiếu trừ (-) phần bồi thường
Có TK 1381: Gtrị hàng thiếu

Thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng phần nào làm cho những người làm công tác KT có sự nhìn nhận thỏa đáng hơn về pp xđ gtrị HTK thừa, thiếu khi KK cũng như mong muốn nội dung này sớm được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn CĐKT để đảm bảo tính thống nhất trong công tác KT giữa các DN.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hongminh

Guest
11/2/04
51
0
0
113
Hà Nội
www.mylinh.info
Lúc mới đầu mình đọc bài này cũng thấy ấn tượng, nhưng về cuối thì vẫn luôn nghe cái điệp khúc muôn thuở :"... trong trường hợp này cần được quy định thống nhất để vận dụng ở các DN" ,"Vì vậy cũng cần có sự quy định thống nhất để các DN vận dụng" lại thấy hơi chán, biết đén bao giờ chúng ta mới có một CĐKT hoàn thiện và đầy đủ nhỉ.

Trong DN của bạn trường hợp này thường được xử lí như thế nào, và quan điểm của bạn về vấn đề này ? Hãy lên tiếng các bạn ơi !
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Mình đọc rất kỹ bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Cường- ĐH Đà Nẵng này và có nhận xét ban đầu thế này: tác giả không có kinh nghiệm lắm trong công tác quản lý hàng hóa cũng như các thao tác và phương pháp xử lý giá nhập xuất khi áp dụng kế toán máy.

Thứ nhất: việc áp giá xuất cho lượng hàng đã xác định là mất mát và việc tính giá bồi thường cho chính lô hàng đó là hai việc khác nhau, về thời điểm xác định mất mát tính toán theo kiểu tác giả thì quả là rắc rối, không cần thiết. Để không ảnh hưởng tới quy trình tính giá của cả quá trình (nhiều chương trình kế toán máy không thể giải quyết được) thì chắc chắn khi viết phiếu xuất kho cho lượng hàng đó nên viết một cách bình thường. Hạch toán:

Nợ 138: giá vốn hàng tồn kho
Có 156

Khi xác định rõ nguyên nhân của việc mất mát, khi đó hãy bàn bạc tới giá phạt cho lô hàng, có thể phạt theo giá bán, có thể phạt theo giá vốn hoặc một mức giá cụ thể nào đó, khi phạt cũng coi như đối tượng bị phạt mua lại lô hàng và phát hành hóa đơn bán hàng bình thường:

Nợ Tiền phạt
Có 711, 511
Có 33311. (nếu có)

Nợ 632
Có 138 Giá vốn lô hàng xuất trên.

Cần nhấn mạnh thêm tại sao lại có thuế GTGT đầu ra ở đây? Vấn đề ở chỗ lô hàng mất mát đó đã được khấu trừ thuế đầu vào, nếu hạch toán kiểu tác giả nói trên thì cơ quan thuế có chấp nhận số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đó không? và nếu không tính toán tới nó khi xác định giá trị bồi thường thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với khoản thuế đó????????

Đó mới chỉ là một phương án giải quyết có dính dáng đôi chút tới vấn đề thuế GTGT (những cái chúng ta học trước đây chắc không thể đem áp dụng thời bây giờ được nữa). Ngoài ra hàng hóa là muôn hình vạn trạng, hàng mất mát cũng theo đó mà muôn hình vạn trạng theo: mất do trộm cắp, do sơ suất, do quản lý kém hay do thiên tai địch hoạ hoặc thậm chí do tự nhiên (bay hơi, ngót vv.. như xăng dầu, nông lâm thủy sản - tất nhiên là phần mất mát vượt định mức quy định) lúc đó xác định thế nào?
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Kể ra thì bài của bác Nguyễn Hữu Cường cũng có ý hay nhưng cách viết thì dở, đọc thấy rất lằng nhằng không thoát ý. Tóm tắt lại là nếu mà thực sự xác định được thời điểm mất hàng với đầy đủ bằng chứng( rất khó ) thì cũng nên cho dùng phương pháp đích danh để xác định thiệt hại, các phương pháp LIFO,FIFO áp dụng vào không hợp lý là đúng. Còn trong trường hợp không xác định được ( chủ yếu trên thực tế ) thì tốt nhất là dùng pp bình quân gia quyền.

Tuy nhiên, theo tôi tác giả lý luận về sự không hợp lý khi áp dụng LIFO hay FIFO trong t/h không xác định được thời điểm hàng mất là hơi luẩn quẩn. Đã không biết mất lúc nào thì tất nhiên là còn LIFO với FIFO gì nữa, bản chất ở chỗ chính là không phải việc tính giá cho xác định giá thành, mà đây là xác định để xử lý.
 
V

vitcoi

Guest
Bài viết chán phèo, toàn lý thuyết xuông, quanh đi quanh lại thì là những điều đã học ở trường ĐH. chả có ý kiến gì mới mẻ. đề nghị đồng chí Post bài khá khẩm một tý.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vitcoi chẳng đọc kỹ gì cả, khi bình luận nên có chủ kiến, đừng nhận xét suông và bừa bãi như vậy!!! :sorry
 
G

Greenfield242

Guest
2/4/08
1
0
0
Hòa Bình
Vậy cho mình hỏi nhé.Nếu trong TH mà công ty sử dụng cả 2 PP LIFO và Bình quân gia quyền để đánh giá 1 bộ phận hàng TK (mỗi PP đánh giá 1 phần ) thì KTV có thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần được hay ko?và tại sao?có thể cho mình 1 báo cáo htk hay VD cụ thể được ko?
 
C

cuong93k6

Guest
9/7/06
8
0
1
47
Da Nang
www.due.edu.vn
Chào bạn,

Tôi không biết là bạn có kinh nghiệm quản lí hàng tồn kho đến đâu mà dám cho tôi không có kinh nghiệm trong quản lí hàng tồn kho. Trong bài viết của tôi hoàn toàn không đề cập đến việc quản lí hàng tồn kho thì dựa trên cơ sở gì để bạn đánh giá kinh nghiệm của tôi về vấn đề này. Trên diễn đàng bạn phải phát biểu cẩn thận nhé.

Còn ý kiến của bạn đưa ra, khi hàng tồn kho thiếu, thì lập định khoản:

Nợ TK 138
Có TK 156
Lấy giá ở đâu ở định khoản? Vấn đề xác định không được cho nên bạn xem nó là rắc rối.

Còn giá trị bồi thường có già mà đắng bàn, mà bạn xem mình như là người giỏi gian đến thế?

Tác giả của bài viết.
 
C

cuong93k6

Guest
9/7/06
8
0
1
47
Da Nang
www.due.edu.vn
Chào bạn,

Tôi là tác giả của bài viết mà diễn đàn đã góp ý, rất tiêc là hơn 4 năm nay tôi không biết các bạn đang góp ý bài viết của tôi.

Bạn có viết: "Đã không biết mất lúc nào thì tất nhiên là còn LIFO với FIFO gì nữa, bản chất ở chỗ chính là không phải việc tính giá cho xác định giá thành, mà đây là xác định để xử lý."


Thứ nhất, cụm từ bạn dùng "không biết mất lúc nào mà còn LiFo, FIFO gì nữa". Đó chính là điều không làm được, nhưng doanh nghiệp đang dùng phương pháp FIFO hoặc LIFO hiện nay họ cứ xem hàng thiếu được xuất tại thời điểm thiếu để tình giá vì họ không có hướng giải quyết nào khác, bạn đã nghĩ đến điều này chưa?

Tôi viết bài này là xác định giá trị thiếu để ghi giảm hàng tồn kho (Ghi có TK 15X), chứ tôi không viết như bạn nghĩ như thế đâu. Mục đích của tôi là xác định "giá gốc" hàng tồn kho thiếu, còn bạn muốn bồi thường, căn cứ xác thực bạn có thể tham khảo giá trị thị trường, cần gì giá vồn.
 
C

cuong93k6

Guest
9/7/06
8
0
1
47
Da Nang
www.due.edu.vn
Chào bạn vitcoi,

Tôi là tác giả của bài viết trên. Bạn cho là bài viết của tôi chan pheo, toan la ly thuyet hoc o Truong dai hoc, changco y kien gi moi me, ban co hieu duoc nhung gi toi viet o day khong ma noi the? Nguoi da khong hieu thi khong nen phat bieu nhe, neu ban cho rang day toan la ly thuyet hoc o truong dai hoc, ban lam on chi ra nhung y suy nghi ma toi da dua ra trong bai viet nay xuat hien o tai lieu giang day nao ma ban cho rang do khong phai la y kien cua toi?

Tac gia cua bai viet
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chào Cường96k6.

Theo chủ quan mình nghĩ nếu bài viết của mình được đưa ra trao đổi thì đó là điều rất quý báu cho mình. Các ý kiến của các bạn đánh giá về bài viết của bạn có nhiều hướng khác nhau và từ đó bạn cũng thấy được quan điểm của các kế toán về vấn đề mà bạn quan tâm.

Về vấn đề mà bạn đưa ra trong bài viết thì ý kiến của mình như thế này:
Việc quá quan tâm đến tính đơn giá cho hàng phát hiện thiếu khi kiểm kê là không cần thiết. Việc kiểm kê có thể được tiến hành bất thường (khi xảy ra mất trộm, hoả hoạn,....) hay vào cuối kỳ khi lập BCTC. Khi đó có thể coi thời điểm phát hiện ra thiếu hàng là thời điểm mất hàng (như xuất hàng) và áp dụng các phương pháp tính giá mà doanh nghiệp áp dụng để xác định.

Tại sao vậy? Vì như trong bài của bạn cũng đã phân tích: rất khó (không thể) xác định được thời điểm cụ thể mất hàng để áp đơn giá đúng. Do vậy có thể giả định là thời điểm kiểm kê là thời điểm mất hàng là một giả thiết hợp lý (vận dụng nguyên tắc trọng yếu và lợi ích - chi phí).
Nếu việc kiểm kê do mất trộm hay hoả hoạn, thiên tai thì giả thiết trên hoàn toàn hợp lý.
Nếu việc kiểm kê chỉ thực hiện vào cuối kỳ thì thường không xảy ra mất mát quá lớn (không trọng yếu) và do vậy thì áp dụng giả thiết trên vẫn chấp nhận được.
Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ Cường và các bạn quan tâm.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Thứ nhất tôi mẫn cảm với những từ "hình như tác giả thiếu hiểu biết..."và mong người viết hãy lựa chọn ngôn từ tốt hơn cho mục đích viết của mình.
Thứ 2: bài viết của tác giả là vấn đề tác giả đang nghiên cứu về vấn đề phức tạp trong việc xác định giá vốn ghi nhận khi thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thiếu! Vì vậy mà tôi bôi đen chữ "giá vốn hàng tồn kho" của người viết! Làm sao để xác định chính xác bằng con số vào chỗ con chữ đã bôi đen ấy???
Thứ 3: về thuế GTGT thì đây là luận cứ đúng để có thể đưa ra rằng thuế GTGT không được khấu trừ với hàng mất mát ở trên nhưng không có cơ sở pháp lý nào để xuất hoá đơn và ghi nhận đầu ra như trên;
Người chịu trách nhiệm bồi thưòng sẽ gánh chịu cả phần thuế GTGT như là người tiêu dùng cuối cùng sử dụng mặt hàng đó chứ không xuất hoá đơn ngược để ghi nhận doanh thu và giá vốn (chi tiết liên quan sẽ phản ảnh trong biên bản kiểm kê và quyết định xử phạt)
Thứ 4: đến đây, lại có câu hỏi là giá vốn bao nhiêu để nhân với thuế suất GTGT để mà đền bù???
Thứ 5: Phương pháp giải quyết của Hien và tác giả có vẻ phù hợp nhất:
- Sử dụng giá bình quân gia quyền tại thời điểm kiểm kê để xác định giá vốn cho hàng tồn kho
- Sử dụng giá xuất kho tại thời điểm kiểm kê
 
Sửa lần cuối:
M

meocondungcam

Guest
Em thấy bác này nêu vấn đề khá hay,tiện cho em hỏi hiện nay trên thực tế có còn đuợc áp dụng LIPO ko ạ ?
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Lifo

Em thấy bác này nêu vấn đề khá hay,tiện cho em hỏi hiện nay trên thực tế có còn đuợc áp dụng LIPO ko ạ ?

Vẫn được sử dụng LIFO nhưng hơi rắc rối khi trình bày trên báo cáo tài chính; bạn xem chuẩn mực về lập các khoản dự phòng thì khi thực hiện hạch toán giá xuất kho của hàng tồn kho theo phương pháp này thì phải trình bày trên báo cáo tài chính hơi phức tạp. vì phải so sánh với giá trị thuần có thể thực hiện được với các phương pháp còn lại: bình quân gia quyền với cả Nhập trước xuất trước (FIFO)
 
C

cuong93k6

Guest
9/7/06
8
0
1
47
Da Nang
www.due.edu.vn
Em thấy bác này nêu vấn đề khá hay,tiện cho em hỏi hiện nay trên thực tế có còn đuợc áp dụng LIPO ko ạ ?

Chao Ban,

Thực tế các doanh nghiệp vẫn dùng phương pháp LIFO để xác định giá trị hàng xuất kho đó chứ. Nếu bạn đồng tình rằng xu hướng giá cả đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, thì tại sao không dùng phương pháp LIFO để giữ lại phần thu nhập cho Doanh nghiệp (vì phương pháp này sẽ làm cho Lợi nhuận kế toán nhỏ hơn 2 phương pháp FIFO và Bình quân trong điều kiện xu hướng giá cả biến động ngày càng tăng) trong khi chuẩn mực kế toán hàng tồn kho cho phép các Doanh sử dụng phương pháp này.:flowersun.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chao Ban,

Thực tế các doanh nghiệp vẫn dùng phương pháp LIFO để xác định giá trị hàng xuất kho đó chứ. Nếu bạn đồng tình rằng xu hướng giá cả đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, thì tại sao không dùng phương pháp LIFO để giữ lại phần thu nhập cho Doanh nghiệp (vì phương pháp này sẽ làm cho Lợi nhuận kế toán nhỏ hơn 2 phương pháp FIFO và Bình quân trong điều kiện xu hướng giá cả biến động ngày càng tăng) trong khi chuẩn mực kế toán hàng tồn kho cho phép các Doanh sử dụng phương pháp này

Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ áp dụng LIFO khi có lợi cho mục đích tính thuế trong trường hợp giá cả có lạm phát thôi.

Khi áp dụng LiFo cho kế toán thì cũng được xác định cho mục đích tính thuế. Do vậy khi có lạm phát thì cả Lợi nhuận kế toán và Thu nhập chịu thuế sẽ thấp hơn các phương pháp khác.

Tuy nhiên hiện nay Chuẩn mực quốc tế đã không cho phép sử dụng LiFo. Khi Việt Nam sửa đổi VAS 02 thì chắc cũng sẽ tuân thủ sự sửa đổi này của IAS 02.
 
C

cuong93k6

Guest
9/7/06
8
0
1
47
Da Nang
www.due.edu.vn
Chao ban,

Mình hiểu và biết rằng việc áp dụng PP LIFO là cho mục đích giảm bớt thu nhập chịu thuế trong điều kiện xu hướng giá cả các mặt hàng ngày càng tăng.

Thật khó có thể thuyết phục rằng là doanh nghiệp sẽ không lựa chọn phương pháp này ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp muốn đánh bóng kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn việc VAS có sửa đổi và không cho áp dụng phương pháp LIFO hay không thì chuyện đó còn phải đợi. Một điều mình muốn trao đổi ở đây là không phái adopt chuẩn mực kế toán quốc tế là full adoption, trong khi khả năng adopt chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt nam thì chưa ai đánh giá được mức độ như thế nào, vì có quá nhiều sự khác biệt do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: economic consequence hay political difference, ect, ...:biggthump

Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ áp dụng LIFO khi có lợi cho mục đích tính thuế trong trường hợp giá cả có lạm phát thôi.

Khi áp dụng LiFo cho kế toán thì cũng được xác định cho mục đích tính thuế. Do vậy khi có lạm phát thì cả Lợi nhuận kế toán và Thu nhập chịu thuế sẽ thấp hơn các phương pháp khác.

Tuy nhiên hiện nay Chuẩn mực quốc tế đã không cho phép sử dụng LiFo. Khi Việt Nam sửa đổi VAS 02 thì chắc cũng sẽ tuân thủ sự sửa đổi này của IAS 02.
 
M

muontennguoi

Trung cấp
19/1/08
84
0
6
24
sg
Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ áp dụng LIFO khi có lợi cho mục đích tính thuế trong trường hợp giá cả có lạm phát thôi.

Khi áp dụng LiFo cho kế toán thì cũng được xác định cho mục đích tính thuế. Do vậy khi có lạm phát thì cả Lợi nhuận kế toán và Thu nhập chịu thuế sẽ thấp hơn các phương pháp khác.

Tuy nhiên hiện nay Chuẩn mực quốc tế đã không cho phép sử dụng LiFo. Khi Việt Nam sửa đổi VAS 02 thì chắc cũng sẽ tuân thủ sự sửa đổi này của IAS 02.


Còn một khía cạnh khác nữa đó là: đôi khi DN phải xuất hàng mới nhập trước, hàng nhập trước xuất sau.

Giả tỷ người bán trái cây: khách chọn mua những quả còn tươi trước.

Với DN lớn vẫn có thể có tình huống đó. Khách vào tận kho chọn.

Như vậy hàng để càng lâu chi phí bảo quản càng lớn, kỹ thuật bảo quản cần cao ...

Nếu DN xuất LIFO thì sẽ sang bằng chi phí. Làm cho nó chính xác hơn, vì chi phí bảo quản sau này mới phát sinh do vẫn còn số hàng tồn quá lâu.

Như vậy áp dụng LIFO có thể là do nhu cầu thực tế của DN chứ không phải vì mục đích thuế.


Lý thuýêt là thế. Nhưng người ta có quyền áp dụng vì mục đích thuế, dù DN của họ đáng lẽ ra áp dụng giá bình quân thì tốt hơn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Còn một khía cạnh khác nữa đó là: đôi khi DN phải xuất hàng mới nhập trước, hàng nhập trước xuất sau.

Giả tỷ người bán trái cây: khách chọn mua những quả còn tươi trước.

Với DN lớn vẫn có thể có tình huống đó. Khách vào tận kho chọn.

Như vậy hàng để càng lâu chi phí bảo quản càng lớn, kỹ thuật bảo quản cần cao ...

Nếu DN xuất LIFO thì sẽ sang bằng chi phí. Làm cho nó chính xác hơn, vì chi phí bảo quản sau này mới phát sinh do vẫn còn số hàng tồn quá lâu.

Như vậy áp dụng LIFO có thể là do nhu cầu thực tế của DN chứ không phải vì mục đích thuế.


Lý thuýêt là thế. Nhưng người ta có quyền áp dụng vì mục đích thuế, dù DN của họ đáng lẽ ra áp dụng giá bình quân thì tốt hơn.

Tất nhiên đó cũng là một lập luận của những người ủng hộ LiFo. Tuy nhiên áp dụng LIFO cũng có nhiều hạn chế nên không phải Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế loại bỏ LIFO một cách không có căn cứ.

Dưới đây là tóm tắt các lập luận về việc loại bỏ LIFO:

BC9 The combination of the previous version of IAS 2 and SIC-1 Consistency—Different Cost Formulas for Inventories allowed some choice between first-in, first-out (FIFO) or weighted average cost formulas (benchmark treatment) and the last-in, first-out (LIFO) method (allowed alternative treatment). The Board decided to eliminate the allowed alternative of using the LIFO method.
BC10 The LIFO method treats the newest items of inventory as being sold first, and consequently the items remaining in inventory are recognised as if they were the oldest. This is generally not a reliable representation of actual inventory flows.
BC11 The LIFO method is an attempt to meet a perceived deficiency of the conventional accounting model (the measurement of cost of goods sold expense by reference to outdated prices for the inventories sold, whereas sales revenue is measured at current prices). It does so by imposing an unrealistic cost flow assumption.
BC12 The use of LIFO in financial reporting is often tax-driven, because it results in cost of goods sold expense calculated using the most recent prices being deducted from revenue in the determination of the gross margin. The LIFO method reduces (increases) profits in a manner that tends to reflect the effect that increased (decreased) prices would have on the cost of replacing inventories sold. However,this effect depends on the relationship between the prices of the most recent
inventory acquisitions and the replacement cost at the end of the period. Thus, it
is not a truly systematic method for determining the effect of changing prices
on profits.
BC13 The use of LIFO results in inventories being recognised in the balance sheet at
amounts that bear little relationship to recent cost levels of inventories. However, LIFO can distort profit or loss, especially when ‘preserved’ older ‘layers’ of inventory are presumed to have been used when inventories are substantially reduced. It is more likely in these circumstances that relatively new inventories will have been used to meet the increased demands on inventory.
BC14 Some respondents argued that the use of LIFO has merit in certain circumstances because it partially adjusts profit or loss for the effects of price changes.
The Board concluded that it is not appropriate to allow an approach that results in a measurement of profit or loss for the period that is inconsistent with the measurement of inventories for balance sheet purposes.
BC15 Other respondents argued that in some industries, such as the oil and gas industry, inventory levels are driven by security considerations and often
represent a minimum of 90 days of sales. They argue that, in these industries, the use of LIFO better reflects an entity’s performance because inventories held as security stocks are closer to long-term assets than to working capital.
BC16 The Board was not convinced by these arguments because these security stocks do not match historical layers under a LIFO computation.
BC17 Other respondents argued that in some cases, for example, when measuring coal dumps, piles of iron or metal scraps (when stock bins are replenished by ‘topping up’), the LIFO method reflects the actual physical flow of inventories.
BC18 The Board concluded that valuation of these inventories follows a direct costing approach where actual physical flows are matched with direct costs, which is a method different from LIFO.
BC19 The Board decided to eliminate the LIFO method because of its lack of
representational faithfulness of inventory flows. This decision does not rule out specific cost methods that reflect inventory flows that are similar to LIFO.
BC20 The Board recognised that, in some jurisdictions, use of the LIFO method for tax purposes is possible only if that method is also used for accounting purposes.
It concluded, however, that tax considerations do not provide an adequate
conceptual basis for selecting an appropriate accounting treatment and that it is not acceptable to allow an inferior accounting treatment purely because of tax regulations and advantages in particular jurisdictions. This may be an issue for local taxation authorities.

Còn việc VAS có sửa đổi và không cho áp dụng phương pháp LIFO hay không thì chuyện đó còn phải đợi. Một điều mình muốn trao đổi ở đây là không phái adopt chuẩn mực kế toán quốc tế là full adoption, trong khi khả năng adopt chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt nam thì chưa ai đánh giá được mức độ như thế nào, vì có quá nhiều sự khác biệt do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: economic consequence hay political difference, ect, ...

Một số chuẩn mực quốc tế khác thì mới phát sinh những vấn đề bạn nêu khi áp dụng ở Việt nam. Riêng vấn đề về tính giá hàng tồn kho (Cost formulas) không bị ảnh hưởng bởi các khác biệt về kinh tế, chính trị,...
Cơ sở của việc thay đổi này nhằm cung cấp thông tin hợp lý và đáng tin cậy hơn cho người sử dụng BCTC.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA