Hóa đơn được sửa trong trường hợp nào?

  • Thread starter my memory
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
M

my memory

Guest
14/10/06
30
0
0
Ha Noi
Các bạn cho mình hỏi về việc sửa trên HĐ chút nhé:
mình có đọc qua về việc hướng dẫn viết HĐ nhưng không thấy nói gì về việc sửa HĐ. vậy trên tờ HĐ có được sửa chữa nội dung nào không. VD như viết sai về địa chỉ có nơi thì bảo chỉ cần ghạch đi viết lại và đóng dấu treo. như vậy bên thuế có chấp nhận k? thân!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Lê Phượng

Guest
Cung tùy từng cơ quan thuế, có chỗ thì chỉ cần gạch đi đóng dấu treo. Nhưng có chỗ thuế không đồng ý, nếu hóa dơn chưa xé cuống thì bạn nên viết lại hóa dơn khác cho chắc.
 
L

Lê Hồng Đào

Guest
Mình kg biết các cơ quan thuế khác như thế nào nhưng mình chưa bao giờ thấy sữa hđ bằng cách gạch và đóng dấu treo. Mình nghĩ cách đó không đúng, nếu sai những chi tiết về thông tin cty , mst thì sữa bằng cách làm biên bản điều chỉnh, còn sai về giá trị thì mới hủy và viết lại hđ khác.
 
M

my memory

Guest
14/10/06
30
0
0
Ha Noi
Cám ơn mọi người đã đóng góp ý kiến giúp mình nhé.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
my memory nói:
Các bạn cho mình hỏi về việc sửa trên HĐ chút nhé:
mình có đọc qua về việc hướng dẫn viết HĐ nhưng không thấy nói gì về việc sửa HĐ. vậy trên tờ HĐ có được sửa chữa nội dung nào không. VD như viết sai về địa chỉ có nơi thì bảo chỉ cần ghạch đi viết lại và đóng dấu treo. như vậy bên thuế có chấp nhận k? thân!
Bạn đọc trong hướng dẫn không thấy nói đến việc sửa hóa đơn có nghĩa là hóa đơn không được phép sửa. Ghi hóa đơn không cấm viết sai nhưng không cho phép sửa. Chỉ cho phép hủy viết lại cái khác. Đơn giản là thế thôi.
 
aThuan

aThuan

Cao cấp
27/9/06
347
5
18
Tp.HCM
OldNTV nói:
Bạn đọc trong hướng dẫn không thấy nói đến việc sửa hóa đơn có nghĩa là hóa đơn không được phép sửa. Ghi hóa đơn không cấm viết sai nhưng không cho phép sửa. Chỉ cho phép hủy viết lại cái khác. Đơn giản là thế thôi.

Việc sai mã số thuế, sai địa chỉ có công văn hướng dẫn cho sửa:
275/TCT-PCCS ngày 18/01/2006: và
2404 TCT/CS ngày 01/07/2003


Tuy nhiên, công văn hướng dẫn đối với cục thuế một tỉnh, mình ở tỉnh khác có được áp dụng không??? Đó là một thắc mắc mong được các Bác trả lời giúp.
 
L

Le Bao Thuan

Guest
15/11/06
11
0
0
TP.HCM
Mình xin trích dẫn nguyên văn quy định về việc sử dụng hóa đơn cho các bạn tham khảo. Quy định này vẫn còn hiệu lực thi hành đấy.

THÔNG TƯ 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002
Hướng dẫn thi hành Nghị định số: 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn

"VI. Sử dụng hoá đơn.

1. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn.

1.1. Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ phải lập hoá đơn theo quy định và giao cho khách hàng.

1.2. Thời điểm lập hoá đơn: Hoá đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Khi lập hoá đơn, bên bán phải phản ảnh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hoá đơn, gạch chéo phần bỏ trống (nếu có) từ trái qua phải. Việc lập hoá đơn có thể viết bằng tay, đánh máy 1 lần in sang các liên có nội dung như nhau.

Trường hợp viết sai cần hủy bỏ hoá đơn thì gạch chéo để huỷ bỏ và không được xé rời khỏi quyển hoá đơn và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn.

Trường hợp mẫu hoá đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì không nhất thiết thủ trưởng đơn vị phải ký duyệt mà có thể uỷ quyền cho người bán hàng ký, ghi rõ họ, tên khi lập và giao hoá đơn cho khách hàng. Việc uỷ quyền người ký duyệt hoá đơn bán hàng phải có quyết định của thủ trưởng đơn vị và hoá đơn này phải được đóng dấu của tổ chức, cá nhân vào góc trên, bên trái của liên 2 hoá đơn.

1.3. Hoá đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số.

1.4. Các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ sau đây không bắt buộc phải lập hoá đơn:

a. Trường hợp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị dưới 100.000 đồng mỗi lần thu tiền nếu người mua không yêu cầu lập và giao hoá đơn. Nếu người mua hàng yêu cầu giao hoá đơn thì người bán hàng vẫn phải lập và giao hoá đơn theo đúng quy định. Hàng hoá bán lẻ cho người tiêu dùng có giá trị dưới mức quy định tuy không phải lập hoá đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

b. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách Nhà nước, các đơn vị thực hiện dự án và các khoản chi khác, cần phải hạch toán kế toán thì khi mua hàng hoá có giá trị dưới mức quy định không bắt buộc phải lập hoá đơn vẫn phải yêu cầu người bán lập và giao hoá đơn theo đúng quy định để làm cơ sở kê khai tính thuế, thanh toán tiền theo quy định.

1.5. Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn và nộp lại toàn bộ số hoá đơn chưa sử dụng cho cơ quan thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngưng hoạt động.

1.6. Đối tượng sử dụng hoá đơn:
a. Đối với hoá đơn Giá trị gia tăng gồm:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

b. Đối với hoá đơn bán hàng thông thường gồm:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Các hộ sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, ấn định ổn định 6 tháng, cả năm, các hoạt động kinh doanh không thường xuyên được sử dụng hoá đơn lẻ do cơ quan thuế lập. Việc lập hoá đơn lẻ được quy định tại khoản 1.8 điểm này.

c. Tổ chức, cá nhân hoạt động thu mua hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến được sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản.

1.7. Hóa đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải là:

a. Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ.
Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng).
Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

b. Các trường hợp khác:
Tổ chức, cá nhân mua hàng làm mất hoá đơn mua hàng bản gốc (liên 2) do hoàn cảnh khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, bị mất cắp; khi xẩy ra mất hoá đơn trong các trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phải khai báo, lập biên bản về số hoá đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp thiên tai, hoả hoạn, xác nhận của cơ quan công an địa phương đối với trường hợp bị mất cắp. Hồ sơ liên quan đến hành vi làm mất hoá đơn gồm:
Công văn, đơn của tổ chức, cá nhân về việc làm mất hoá đơn.
Biên bản mất hoá đơn mua hàng.
Bản sao hoá đơn mua hàng (liên 1) có xác nhận ký tên, đóng dấu (nếu có) của bên bán hàng.
Khi tiếp nhận hồ sơ mất hoá đơn mua hàng, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo số hoá đơn mua hàng không còn giá trị sử dụng và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất hoá đơn.
Tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký sử dụng (xe ô tô, xe máy ...) mà liên 2 của hoá đơn phải lưu tại cơ quan quản lý tài sản (Công an) được thay thế hoá đơn mua hàng gồm các chứng từ sau: Phiếu thu tiền (liên 2, bản gốc) - Mẫu CTT 41, Biên lai trước bạ (bản Photocopy liên 2), hoá đơn (bản Photocopy liên 2) liên quan đến tài sản phải đăng ký.

1.8. Đối với cấp hoá đơn lẻ:
Các trường hợp cấp hoá đơn lẻ (không thu tiền) theo quy định tại khoản 1.2, mục IV, phần B của Thông tư này cho tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn, kể cả trường hợp bán hàng của hộ sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế ấn định cần sử dụng hoá đơn thì đều phải có đơn đề nghị sử dụng hoá đơn lẻ; loại hoá đơn cấp lẻ là: Hoá đơn bán hàng thông thường. Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra thực tế số hàng hoá, dịch vụ để cấp hoá đơn và thu thuế GTGT, thuế TNDN theo mức ấn định trên từng số hoá đơn. Hoá đơn được lập tại cơ quan thuế, liên 1, 2: Giao cho người được cấp hoá đơn; liên 3: Lưu tại cơ quan thuế. Hoá đơn cấp lẻ phải được đóng dấu của cơ quan thuế nơi lập hoá đơn vào phía trên bên trái của từng liên hoá đơn. Cơ quan Thuế phải mở sổ theo dõi riêng các tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn lẻ như một tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn.

1.9. Đối với các hoạt động bán đấu giá tài sản: Hội đồng giải thể doanh nghiệp, phá sản, cơ quan thi hành án được sử dụng hoá đơn để bán tài sản, hàng hoá thu tiền. Căn cứ công văn đề nghị, cơ quan thuế bán hóa đơn cho các tổ chức bán tài sản, hàng hoá sử dụng. Số hoá đơn sử dụng được đóng dấu của tổ chức bán hàng vào phía trên bên trái hoá đơn và thực hiện thanh, quyết toán số hoá đơn theo quy định với cơ quan thuế nơi bán hoá đơn.

1.10. Trường hợp lập lại hoá đơn:
Trường hợp mua, bán hàng hoá, khi người bán hàng đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, tổ chức, cá nhân mua hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định nhưng hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán, số tiền hàng, tiền thuế GTGT kèm theo Phiếu nhập kho, xuất kho (nếu có) làm căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh tiền hàng, số thuế GTGT khi kê khai thuế.

Những trường hợp hoá đơn đã được xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của bên mua hàng, bên bán hàng, nếu là tổ chức phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức; bên mua hàng, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn huỷ bỏ.

1.11. Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ:
Tổ chức, cá nhân khi mua, trao đổi hàng hoá, dịch vụ có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập, giao liên 2 hoá đơn để sử dụng theo nhu cầu thực tế của người mua hàng.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách Nhà nước, đơn vị thực hiện dự án khi mua hàng (kể cả trường hợp mua hàng hoá có giá trị dưới mức quy định không phải lập hoá đơn), người mua hàng phải nhận hoá đơn và kiểm tra nội dung ghi trên hoá đơn, ký, ghi rõ họ, tên người mua hàng, từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với thực tế số tiền thanh toán.
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, FAX thì bên mua hàng không phải ký trên hoá đơn nhưng ghi rõ là hàng mua qua điện thoại, FAX ...
Đối với người tiêu dùng có hoá đơn mua hàng, kể cả hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản phải lưu giữ để được hưởng các quyền lợi theo quy định như: Bảo hành sản phẩm, xác nhận tài sản hợp pháp, đăng ký sở hữu tài sản, dự bốc thăm hoá đơn trúng thưởng, kê khai chi phí khi tính thuế...

2. Đối với việc sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP."

Và mình còn có 1 công văn của Cục thuế TP.HCM gửi cho Cty mình hướng dẫn như sau : "Trên hóa đơn ghi sai tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc các chỉ tiêu khác và gạch bỏ hoặc sửa chữa là không đúng quy định hiện hành, sẽ không được kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế. Trong trg hợp này, bên mua và bên bán phải lập BB có chữ ký xác nhận của GĐốc 2 bên mua và bán; bên bán thu hồi và thực hiện hủy hóa đơn đã xuất theo quy định, đồng thời lập lại hóa đơn khác ghi rõ "hóa đơn này thay thế cho tờ hóa đơn số ... ký hiệu ... ngày ..."
Và Cục Thuế TP.HCM còn hướng dẫn mình có thể hủy và viết hóa đơn thay thế đvới cả những hóa đơn của tháng trước mà tháng này mới phát hiện sai sót.
Bạn aThuan ở TP.HCM có thể liên lạc Phòng Hỗ trợ DN Cục thuế TP.HCM để nhờ giải đáp bất cứ thắc mắc gì. ĐT 9330610 - 9330611. Mấy anh trên đó nhiệt tình lắm, mình hỏi hoài đó.

Chúc các bạn năm mới làm việc càng ngày càng ít sai sót nhé.
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
aThuan nói:
275/TCT-PCCS ngày 18/01/2006
Công văn này áp dụng đối với hóa đơn điện thoại và điện và với điều kiện: thiếu chỉ tiêu mã số thuế do người mua hàng không cung cấp kịp thời cho người bán; hóa đơn thì theo mã số thuế cũ do đơn vị mua hàng có sự thay đổi mã số thuế nhưng chưa thông báo lại với người bán.

Tại vì ngành bưu điện và điện thoại đều in hóa đơn theo địa chỉ của người mua đã có sẵn. Nếu người mua không thông báo kịp thời thì các hóa đơn sẽ mặc định theo mã số thuế cũ.

aThuan nói:
và 2404 TCT/CS ngày 01/07/2003
Thời điểm ra đời công văn này ra đời trước Thông tư 120/2003/TT-BTC nên đã lỗi thời rồi ạ. Thông tư 120/2003/TT-BTC không đề cập đến trường hợp sửa hóa đơn do lỗi viết sai. Không quy định tức là không được phép.

Thêm nữa, theo Luật kế toán: chứng từ kế toán đã sai là huỷ, lập cái khác.
 
aThuan

aThuan

Cao cấp
27/9/06
347
5
18
Tp.HCM
Tuy nhiên, công văn hướng dẫn đối với cục thuế một tỉnh, mình ở tỉnh khác có được áp dụng không??? Đó là một thắc mắc mong được các Bác trả lời giúp.

Cái này bác Le Bao Thuan bảo thường xuyên hỏi thì xin hỏi giúp luôn , khi nhận được câu trả lời thì suy nghĩ về điều này: tại sao cùng chịu sự quản lý của TCT mà một văn bản đưa ra đơn vị này được áp dụng đơn vị ở tỉnh khác thì không, vấn đề là đặt các đơn vị trên cùng 01 bàn cân, như các con có quyền bình đẳng ngang nhau trước Ông bố TCT.
 
aThuan

aThuan

Cao cấp
27/9/06
347
5
18
Tp.HCM
Nguyen Tu Anh nói:
Công văn này áp dụng đối với hóa đơn điện thoại và điện và với điều kiện: thiếu chỉ tiêu mã số thuế do người mua hàng không cung cấp kịp thời cho người bán; hóa đơn thì theo mã số thuế cũ do đơn vị mua hàng có sự thay đổi mã số thuế nhưng chưa thông báo lại với người bán.

Tại vì ngành bưu điện và điện thoại đều in hóa đơn theo địa chỉ của người mua đã có sẵn. Nếu người mua không thông báo kịp thời thì các hóa đơn sẽ mặc
định theo mã số thuế cũ.

Thêm nữa, theo Luật kế toán: chứng từ kế toán đã sai là huỷ, lập cái khác.

Mình nêu lên vấn đề là vẫn có CV cho điều chỉnh, TA đồng ý chỗ này chưa???
Nói tới nói lui thì cái hóa đơn đó là sai=> phải điều chỉnh.
Nếu đặt các đơn vị kinh doanh đều bình đẳng như nhau thì tại sao hóa đơn của bên điện thoại, điện thì được cho phép sửa, lập biên bản điều chỉnh. (phân biệt con nuôi, con ghẻ à?? - không phải điện thoại, điện cũng rơi và trường hợp tương tự thì sao???)


Mà mình tìm trong luật kế toán vẫn không thấy câu chữ nào nói là: chứng từ kế toán đã sai là huỷ, lập cái khác. TA send cho mình đoạn đó với, hoặc nêu lên nó ở điểm nào, khoản nào trong luật KT- Cám ơn trước nha.


Nguyen Tu Anh nói:
Thời điểm ra đời công văn này ra đời trước Thông tư 120/2003/TT-BTC nên đã lỗi thời rồi ạ. Thông tư 120/2003/TT-BTC không đề cập đến trường hợp sửa hóa đơn do lỗi viết sai. Không quy định tức là không được phép.

Công văn này không có gì trái đối với quy định trong 120/2003/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT,
Mà nữa, việc sử dụng hóa đơn được quy định trong TT 120/2002/TT-BTC, TT này vẫn còn hiệu lực, công văn này hướng dẫn sử dụng hóa đơn nên phải chiếu theo TT120/2002/TT-BTC mới phải chứ=> công văn này chưa thể bị coi là lỗi thời được :biggrin:

Mà rõ ràng trong CV cũng có nêu căn cứ là TT120/2002/TT-BTC:

"1. Tại Điểm 1.7, Mục VI, Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính đã nêu: “Hoá đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải là:…hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn. Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, đầy đủ chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xoá, sửa chữa".

Không bị tẩy xoá, sửa chữa.... mà sao vẫn cho sửa====>hay người nêu ra lại không hiểu vấn đề họ nêu???.
Nếu nói như TA thì người ký CV này chắc chưa đọc luật kế toán, hay họ không đọc cái họ ký??? (vì ai lại biết sai mà vẫn chỉ người khác làm, phạt DN chịu??)

Doanh nghiệp (công dân) được quyền làm những gì pháp luật không cấm chứ không phải chỉ được làm những gì pháp luật cho phép: điều này hình như có quy định thì phải???

P/s: To Tu Anh, bữa này hết ở "hóc bò tó" nào của Bình Dương rồi à? Tết tây ở BD có vui hơn ở Hà Nội không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
aThuan nói:
Nếu đặt các đơn vị kinh doanh đều bình đẳng như nhau thì tại sao hóa đơn của bên điện thoại, điện thì được cho phép sửa, lập biên bản điều chỉnh. (phân biệt con nuôi, con ghẻ à?? - không phải điện thoại, điện cũng rơi và trường hợp tương tự thì sao???)
Tại sao bạn không nghĩ rằng sẽ có một số trường hợp là con nuôi, con đẻ nhỉ? Trong câu của bạn cũng đã có từ "nếu" đấy thôi, như vậy sẽ có một số trường hợp khác xảy ra.

aThuan nói:
Mà mình tìm trong luật kế toán vẫn không thấy câu chữ nào nói là: chứng từ kế toán đã sai là huỷ, lập cái khác. TA send cho mình đoạn đó với, hoặc nêu lên nó ở điểm nào, khoản nào trong luật KT- Cám ơn trước nha.
Căn cứ vào khoản 3, điều 19 của Luật kế toán số 03/2003/QH11.

aThuan nói:
Công văn này không có gì trái đối với quy định trong 120/2003/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT,
Mà nữa, việc sử dụng hóa đơn được quy định trong TT 120/2002/TT-BTC, TT này vẫn còn hiệu lực, công văn này hướng dẫn sử dụng hóa đơn nên phải chiếu theo TT120/2002/TT-BTC mới phải chứ=> công văn này chưa thể bị coi là lỗi thời được :biggrin:

Mà rõ ràng trong CV cũng có nêu căn cứ là TT120/2002/TT-BTC:

"1. Tại Điểm 1.7, Mục VI, Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính đã nêu: “Hoá đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải là:…hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn. Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, đầy đủ chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xoá, sửa chữa".

Không bị tẩy xoá, sửa chữa.... mà sao vẫn cho sửa====>hay người nêu ra lại không hiểu vấn đề họ nêu???.
Nếu nói như TA thì người ký CV này chắc chưa đọc luật kế toán, hay họ không đọc cái họ ký??? (vì ai lại biết sai mà vẫn chỉ người khác làm, phạt DN chịu??)
Bạn có nghĩ rằng công văn lúc nào cũng đúng không? Và bạn đã từng đọc công văn trích dẫn đoạn không đúng chưa?

aThuan nói:
Doanh nghiệp (công dân) được quyền làm những gì pháp luật không cấm chứ không phải chỉ được làm những gì pháp luật cho phép: điều này hình như có quy định thì phải???
Mọi người tự hiểu thế chứ làm gì có quy định ấy?
 
aThuan

aThuan

Cao cấp
27/9/06
347
5
18
Tp.HCM
Nguyen Tu Anh nói:
Tại sao bạn không nghĩ rằng sẽ có một số trường hợp là con nuôi, con đẻ nhỉ? Trong câu của bạn cũng đã có từ "nếu" đấy thôi, như vậy sẽ có một số trường hợp khác xảy ra.

"Sống và làm việc theo pháp luật" câu này không thể áp dụng vào thực tế được nếu còn có phân biệt con nuôi, con đẻ=> nhà nước chỉ kêu gào xuông.:wall:
Còn dùng quyền hành để áp đặt đơn vị này được đơn vị kia không được thì xã hội không bao giờ có công bằng và văn minh được.
Cũng chính cái này nên mình mới đưa câu hỏi ở trên=> cái công văn trả lời cho tỉnh này mình ở tỉnh khác rơi vào tình trạng tương tự có được áp dụng không? (tương tự thì thế nào?? không thấy TA trả lời)
Nếu là "con nuôi"=> không được => từ nay có hướng dẫn đơn vị khác không thể post công văn lên làm gì, vì cũng có áp dụng được đâu...:wall: ...... mà xem cho phí công. Với lại công văn đó chắc gì đã đúng mà áp dụng. (vì như TA nói: Bạn có nghĩ rằng công văn lúc nào cũng đúng không?)

Nguyen Tu Anh nói:
Căn cứ vào khoản 3, điều 19 của Luật kế toán số 03/2003/QH11.
Xin cám ơn 01 lần nữa, mình đã xem lại. Nhưng rất tiếc người ký công văn 275/TCT-PCCS ngày 18/01/2006 lại chưa xem hay họ có quyền cãi cả luật???

Tại topic này bạn NGuyen Tu Anh có trả lời rằng:
Nguyen Tu Anh nói:
Theo quy định tại mục I, phần E Thông tư số 128/2003/TT-BTC và điểm 4 Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 1/9/2004 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 nêu trên thì: Điều kiện các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như sau:

2- Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm và có sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất là:
Đây là quy định thể hiện DN được làm những gì pháp luật không cấm, chứ không có quy định nào nói chỉ được làm những gì cho phép nên câu này:
Không quy định tức là không được phép.
Mọi người tự hiểu thế chứ làm gì có quy định ấy?
là sai.
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
aThuan nói:
cái công văn trả lời cho tỉnh này mình ở tỉnh khác rơi vào tình trạng tương tự có được áp dụng không? (tương tự thì thế nào?? không thấy TA trả lời)
Tương tự là sao? Là cơ quan điện lực và bưu điện chứ gì? Được chứ! Thế ấy biết tại sao không? Điện lực và bưu điện là ngành độc quyền của nhà nước, đương nhiên sẽ có sự ưu tiên rồi.

aThuan nói:
Nếu là "con nuôi"=> không được => từ nay có hướng dẫn đơn vị khác không thể post công văn lên làm gì, vì cũng có áp dụng được đâu... ...... mà xem cho phí công. Với lại công văn đó chắc gì đã đúng mà áp dụng. (vì như TA nói: Bạn có nghĩ rằng công văn lúc nào cũng đúng không?)
Đúng, công văn đó chắc gì đã đúng thì sao ấy còn post lên? Thích tranh luận với tớ chứ gì?

aThuan nói:
Xin cám ơn 01 lần nữa, mình đã xem lại. Nhưng rất tiếc người ký công văn 275/TCT-PCCS ngày 18/01/2006 lại chưa xem hay họ có quyền cãi cả luật???
Ngay bên dưới DN là cơ quan thuế. Nếu chỉ xét đến sự nhỏ nhoi của DN thì quyết định của cơ quan thuế còn to hơn cả bộ tài chính, chính phủ và quốc hội ấy chứ! Ấy có tin không? Con của bố, của mẹ, sao nỡ đánh đòn?

aThuan nói:
Tại topic này bạn NGuyen Tu Anh có trả lời rằng:
Tớ chỉ trích dẫn thôi! Bộ tài chính trả lời đấy chứ! Ấy nói thế khác nào tớ đạo văn? Thế có chết tớ không chứ?

aThuan nói:
Đây là quy định thể hiện DN được làm những gì pháp luật không cấm, chứ không có quy định nào nói chỉ được làm những gì cho phép nên câu này:

là sai.
Tớ mệt rồi, mai tranh luận tiếp.
 
aThuan

aThuan

Cao cấp
27/9/06
347
5
18
Tp.HCM
Tiếp tục nhé::biggrinda
Nguyen Tu Anh nói:
Tương tự là sao? Là cơ quan điện lực và bưu điện chứ gì? Được chứ! Thế ấy biết tại sao không? Điện lực và bưu điện là ngành độc quyền của nhà nước, đương nhiên sẽ có sự ưu tiên rồi.
Ví dụ: Cty A chuyên cung cấp hàng sỉ, hàng tháng cũng cứ việc dò theo MST, địa chỉ có sẵn để xuất hóa đơn sau đó giao hàng đến cho khách hàng theo 1 hợp đồng đã ký trước đó, đến nơi ĐV này đã đổi địa chỉ=> có được điều chỉnh không??
Cớ sao chỉ Điện lực, điện thoại thì được nhỉ, bạn khẳng định gián tiếp là có sự ưu tiên do độc quyền, nó có tương đương với sự không công bằng không nhỉ???

Đúng, công văn đó chắc gì đã đúng thì sao ấy còn post lên? Thích tranh luận với tớ chứ gì?
Mình nói là tất cả các công văn ấy, xin nói lại: cùng một cái công văn hướng dẫn người được áp dụng người không; thế thì... khi hướng dẫn, thành viên WKT post 1 cái CV nào đó lên chắc gì người được hướng dẫn có thể lấy đó làm cơ sở để áp dụng cho doanh nghiệp mình => việc hướng dẫn coi như công cốc :eyepop: :wall:

Ngay bên dưới DN là cơ quan thuế. Nếu chỉ xét đến sự nhỏ nhoi của DN thì quyết định của cơ quan thuế còn to hơn cả bộ tài chính, chính phủ và quốc hội ấy chứ! Ấy có tin không? Con của bố, của mẹ, sao nỡ đánh đòn?
Câu khẳng định của bạn hơi nặng, nó bôi nhọ cả cái XHVN mất rồi, nó thể hiện sự cường quyền của cơ quan thuế. Không còn trên dưới, phép tắc........nữa sao???. Hiến pháp, luật pháp xem như xếp só à??? Một tay cơ quan thuế che kín bầu trời???????????

Hay là gì..?.?..?.? cao siêu quá đọc không hiểu hết chăng?????
 
Sửa lần cuối:
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Chào bạn,
Thông thường cán bộ thuế chỉ chấp nhận cho đơn vị sửa trên hóa đơn ở những chổ rất nhỏ:ngày,tháng,năm-tên mặt hàng.Nhưng phải sửa đúng cách,ví dụ ngày đúng là 19,nhưng bạn viết 18,cách sửa duy nhất là gạch ngang 18 và viết 19 ở trên đầu 18.Quan trọng là phải rõ ràng chổ sửa,không được tẩy xóa,hay không thể thấy được,phân biệt được.Tên mặt hàng sai thì cũng tương tự,gạch ngang bỏ và viết hàng kế tiếp,không cần phải đóng dấu nào trên đó cả.
Ngoài ra sai về phần đơn vị mua hàng,MST,địa chỉ thì vẫn làm biên bản điều chỉnh giữa 2 bên.
Riêng phần nội dung hàng hóa,số tiền(bằng số) thì phải hủy thôi,lập lại tờ hóa đơn khác.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Các bạn đã dẫn ch­úng rất chi tiết ròi đó thôi. Tất cả các HĐ bị sủa chũa đều ko đc khấu trù VAT đầu vào. Nó chỉ có thể chấp nhận là chi phí mà thôi.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Hì.. mấy nay bác Nguyen Phuoc Thien nghỉ mất sức nên Tú Anh chưa có ai tranh luận cùng à?
Nguyen Tu Anh nói:
Đúng, công văn đó chắc gì đã đúng thì sao ấy còn post lên? Thích tranh luận với tớ chứ gì?
Nguyen Tu Anh nói:
Ngay bên dưới DN là cơ quan thuế. Nếu chỉ xét đến sự nhỏ nhoi của DN thì quyết định của cơ quan thuế còn to hơn cả bộ tài chính, chính phủ và quốc hội ấy chứ! Ấy có tin không? Con của bố, của mẹ, sao nỡ đánh đòn?
Híc.. tớ không tin!

Về chuyện sửa hóa đơn, aThuan nói cũng có cái lý của aThuan, Tú Anh nói có cái lý của Tú Anh, cả hai đều nói "không sai". Thôi thì tớ biết nào nói vậy, thực tế ở Cục thuế HN thì những lỗi sai nhỏ (ngày tháng, tên) có thể sửa sai bằng cách gạch đi viết lại và đóng dấu, mấy pác thuế cũng không khó dễ gì đâu. Nếu sai tới số học hoặc hết chỗ trống để ghi ký tự lại thì phải hủy hóa đơn và lập lại rồi.
 
Sửa lần cuối:
E

elita1983

Guest
12/1/07
32
0
6
TpHCM
Theo mình, thì mình đã hỏi trực tiếp cán bộ quản lý thuế của công ty mình cũng như hỏi các anh chị làm kế toán lâu năm mà mình quen thì hóa đơn khi ghi sai hoặc thiếu có thể giải quyết :

+ Khi ghi thiếu : Nếu liên 2 chưa được tách ra khỏi cuốn thì ghi bổ sung ( cái này ko có gì lạ cả), nếu đã tách ra thì kê lại cho đúng và ghi thêm, liên 2 bắt buộc phải ghi bằng chữ giấy than. Mình cũng hỏi trường hợp nếu đã tách rời mà thấy thiếu thì ghi lên và đóng dấu được không, cán bộ thuế của công ty mình ko chấp nhận, bắt là phải ghi chữ giấy than.

+ Khi ghi sai : thì tùy trường hợp
Nếu ghi sai những gì có thể thay đổi được hoặc không quan trọng lắm ( như : ngày, tháng, địa chỉ công ty) thì tùy vào đơn vị mua hàng, nếu họ thấy cần thiết thì có thể yêu cầu bên bán hàng cùng mình Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Nếu ghi sai những gì không thể thay đổi được hoặc quan trọng ( như : mã số thuế, số tiền cần thanh toán( ghi không rõ ràng, không đúng số tiền,ngoại tệ và Việt Nam đồng lẫn lộn) , năm ) thì bên mua phải yêu cầu bên bán Lập biên bản hủy hóa đơn và xuất hóa đơn mới.

Như cán bộ thuế của mình nói :
VD : công ty bạn ở đường Nguyễn Trãi, nhưng lại ghi nhầm là Nguyễn Thái Học, thì họ nhiều khi cũng không để ý lắm, vì học cũng chẳng nhớ địa chỉ công ty bạn là ở đâu, nên bạn có thể điều chỉnh hóa đơn.
nhưng nếu ghi số tiền không rõ ràng ( cái này thì quan trọng quá rõ rồi ), hoặc hóa đơn là tháng 1/2007 mà ghi nhầm là tháng 1/2006 thì chắc chắn cán bộ thuế sẽ không chấp nhận rồi. Nên chỉ có cách giải quyết là hủy HĐ và lập cái mới.
Đấy là tất cả những gì mình biết được, mình ở TpHCM nên ko biết các tỉnh và Tp khác có áp dụng giống như thế này không. Hy vọng các bạn đọc và tham khảo.
 
hungh123

hungh123

Trung cấp
1/2/05
53
0
6
47
Somewhere near you
Nói tóm lại là thế nào nhỉ? OK! vẫn được sửa trong một số trường hợp tự cho phép và đóng dấu cty lên chỗ sửa đó.
Còn trong trường hợp doanh nghiệp khi quyết toán thuế, ví dụ như là 4 năm sau ngày phát hành hoá đơn đi. Hoá đơn sửa đó thuế không chấp nhận và gạt ra. Vậy trong trường hợp này xử lý ra sao?(Có thể khi đó công ty phát hành hoá đơn đã phá sản rồi..)
 
Z

zephyr

Guest
20/1/07
27
0
0
Trần gian
Hoá đơn viết sai ngày thì sửa thế nào ạ ???

Cho em hỏi hoá đơn của em viết không theo thứ tự thời gian thì sửa thế nào ạ. Ví dụ hoá đơn số 123 em viết ngày 10/1/2007 nhưng số 124 thì em lại viết ngày 9/1/2007 thì có sửa được không. Giúp em gấp nhé???:alcon:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA