Mỗi tuần một chuyên đề

Làm thế nào để kinh doanh trên facebook

  • Thread starter simplesolutions
  • Ngày gửi
simplesolutions

simplesolutions

Sơ cấp
26/5/14
13
0
1
41
s3co.vn
www.s3co.vn
12 Cách gia tăng doanh số bán Online (Phần 3)

Bạn đã thử qua 6 chiêu tôi đã giới thiệu chưa? Bạn thấy hiệu quả ra sao. Hãy tiếp tục với 3 thử nghiệm mới của ngày hôm nay.

gia-tang-doanh-so-online-phan3-s3co.vn.jpg
gia-tang-doanh-so-online-1-s3co.vn.jpg


# Thử nghiệm 7: Tập trung vào khách viếng thăm trang web của bạn - không phải vào chính bạn.

gia-tang-doanh-so-online-phan3-2-s3co.vn.jpg

Nội dung bán hàng thành công nhất luôn tập trung vào người đọc. Các chủ kinh doanh rất thường xao lãng quy tắc vàng đơn giản này.

Hãy nhìn thật kỹ trang bán hàng của bạn. Nó có bị phủ đầy bằng những đại từ như “tôi”, hay “chúng tôi”? Thay vì sử dụng những câu như “Tôi thiết kế phần mềm quản lý thời gian của mình vời tâm trạng bận bịu trong đầu”, thì hãy thử “Phần mềm quản lý thời gian sẽ giải phóng thời giờ của bạn, dành nhiều hơn cho gia đình”.

Hãy thử tìm những từ “tôi”, “của chúng tôi” trong các nội dung của bạn và thay chúng bằng “bạn” hay “của bạn”.


# Thử nghiệm 8: Truyền cảm giác cấp bách vào nội dung của bạn - và thuyết phục người đọc rằng họ cần mua ngay!

skype-resized-600.jpg.png

Một điều rất quan trọng là nội dung bán hàng của bạn cần truyền tải cảm giác cấp bách cho khách viếng thăm, thu hút họ mua hàng ngay. Nơi tốt nhất để làm điều này là khoảng gần cuối sales letter, gần nút Call to action (khi bạn đề nghị chốt sale).

Dưới đây là một số cách hiệu quả nhất để tạo ra cảm giác cấp bách. Hãy thử từng cách trên nội dung hiện tại của bạn:

s3co_logo_bullet.png
Thông báo giảm giá trong thời hạn nhất định, buộc khách viếng thăm phải mua trước một thời điểm nào đó để được giảm giá.

s3co_logo_bullet.png
Tặng điểm miễn phí cho khách viếng thăm nếu họ mua trong một khung thời gian nhất định.

s3co_logo_bullet.png
Tặng sản phẩm hay dịch vụ với số lượng có hạn.

s3co_logo_bullet.png
Tặng điểm với số lượng có hạn.​


# Thử nghiệm 9: Bỏ ngay bất kỳ từ nào liên quan đến việc “mua” khỏi khu vực phía trên.

end-2.png

Người ta thường lên mạng để tìm thông tin miễn phí. Nếu bạn bắt đầu bài chào hàng của mình quá sớm, bạn có thể mất họ trước khi có cơ hội “câu” được họ.

Đầu tiên là bạn cần có được sự quan tâm của họ về những gì bạn trình bày bằng cách kết nối với vấn đề họ đang đối mặt - như đã thảo luận ở Thử nghiệm 5 - và cách bạn có thể giải quyết nó. Khi đạt được điều này, bạn có thể bắt đầu bán cho họ.

Đây là cách dễ dàng để cải thiện tông điệu trong sales letter của bạn: hãy bỏ những từ có liên quan đến “mua”, “chi phí” và “bán hàng” khỏi khu vực phía trên của bài viết, và so sánh kết quả với nội dung mà bạn đang sử dụng lúc này.

Hãy nhớ, đừng đề cập bất kỳ thứ gì liên quan tới việc mua hay chi tiền tới khi người đọc quan tâm đến sản phẩm của bạn và tin tưởng bạn đủ để quyết định mua.

~ Còn tiếp.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
simplesolutions

simplesolutions

Sơ cấp
26/5/14
13
0
1
41
s3co.vn
www.s3co.vn
12 Cách gia tăng doanh số bán Online (Phần cuối)

Chúc mừng bạn đã hoàn thành những thử nghiệm trong 3 phần trước, ở phần cuối này, bạn sẽ có cơ hội thực nghiệm 3 cách mới giúp gia tăng doanh số bán online của mình. Nào, hãy tiến lên!

gia-tang-doanh-so-online-phan-cuoi-s3co.vn.jpg
gia-tang-doanh-so-online-1-s3co.vn.jpg


# Thử nghiệm 10: Tăng “ham muốn” đối với sản phẩm của bạn bằng cách chèn hình ảnh.

skinnyties_com.jpg

Hình ảnh của sản phẩm làm chúng trở nên hữu hình hơn và “thực” hơn đối với khách viếng thăm, và đó là một công cụ sales rất hiệu quả. Nhưng đôi khi tiết lộ sản phẩm quá sớm trong quy trình sales có thể giết luôn hoạt động sales của bạn - bạn cần phải làm nổi bật lợi ích và giá trị sản phẩm trước khi cho biết chính xác nó là gì.

Hãy thử đặt hình ảnh gần đầu trang hoặc đặt chúng gần nút Call to action (kêu gọi hành động) ở gần đáy trang (nơi bạn kêu gọi mua hàng). Bạn cũng nên thử chèn hình ảnh vào trang đặt hàng của mình, và thử hồi đáp mà không sử dụng hình ảnh nào cả.

Bằng cách phân tích cẩn thận doanh số qua từng thử nghiệm, bạn sẽ biết chính xác cần đặt hình ảnh sản phẩm vào đầu để tối đa hiệu quả.​


# Thử nghiệm 11: Thu hút sự chú ý của các “thánh soi” bằng cách thay đổi định dạng và hình thức bài viết.

email%20blog%20formatting.png

Rất ít khách viếng thăm vào website của bạn sẽ đọc từng từ trong bài viết của bạn từ a tới z. Hầu hết chỉ đọc lướt qua khi họ cuộn trang, chỉ đọc một số từ và đoạn khi tình cờ nhìn vào chúng hoặc gây chú ý với họ.

Đó là lý do tại sao bạn cần thử nghiệm việc làm nổi bật những lợi ích chính của mình để tìm ra sự kết hợp tốt nhất nhằm thu hút sự chú ý của những người chỉ đọc lướt thay vì đọc thực sự. Chúng bao gồm:​

s3co_logo_bullet.png
Sử dụng in đậm, in nghiêng, và làm nổi để nhấn mạnh những lợi ích quan trọng nhất trong đề nghị của bạn.

s3co_logo_bullet.png
Điều chỉnh độ dài của các đoạn trong bài, để trang không giống một khối chữ được định dạng đồng bộ.

s3co_logo_bullet.png
Thêm tiêu đề phụ nhấn mạnh những thông điệp quan trọng của bạn và thu hút khách viếng thăm đọc những đoạn tiếp theo.

s3co_logo_bullet.png
Toàn bộ chữ để canh phải (sẽ dễ nhìn hơn là canh đều, vì nằm dàn trải toàn trang) Canh giữa những đoạn chữ quan trọng-nhưng ngắn, hoặc các tiêu đề phụ để làm nổi bật chúng so với toàn bài.

s3co_logo_bullet.png
Sử dụng liệt kê đầu dòng (giống như vầy) để nhấn mạnh những điềm quan trọng.​


# Thử nghiệm 12: Điều chỉnh quy trình chăm sóc của bạn để tối đa doanh thu và thu hút nhiều giao dịch lặp lại.

Social_email_marketing_flat.png

Chăm sóc khách hàng và khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng hệ thống tự động trả lời (email tự động) là rất quan trọng để tạo ra nhiều doanh số hơn vì thường trải qua vài lần tiếp xúc trước khi ai đó mua hàng từ trang của bạn.

Trong email chăm sóc của bạn đến khách hàng tiềm năng, những người chưa mua hàng lần nào, bạn có thể nhắc lại sản phẩm của bạn và đề nghị mua hàng một lần nữa. Hãy thử gửi email chăm sóc sau khi khách hàng tiềm năng mới đăng ký, hãy cung cấp cho họ lý do để trở lại trang web của trong cùng ngày mà họ đăng ký.

Bạn có thể thử gửi email chăm sóc khách hàng tiềm năng sau 3 ngày từ khi đăng ký để xem cách nào hiệu quả nhất.

Chăm sóc khách hàng hiện tại cũng rất quan trọng. Trên thực tế, các thử nghiệm cho thấy rằng 30% khách hàng sẽ mua lần nữa nếu họ có dịp.

Điều này giúp bạn gia tăng lợi nhuận, quan hệ lâu dài với họ và cho phép bạn đề nghị thêm những sản phẩm khác có liên quan. Bạn có thể thử gửi một đề nghị khác ngay khi họ mua hoặc cách 3 ngày từ lúc họ mua để xem cách nào tạo ra nhiều doanh số hơn.​

Chúc bạn thành công với những thử nghiệm tôi đưa ra, hãy cho tôi biết doanh số bạn tăng ra sao nhé!
 
simplesolutions

simplesolutions

Sơ cấp
26/5/14
13
0
1
41
s3co.vn
www.s3co.vn
Marketing Online dành cho Shop, Store, Boutique

Marketing? Online? Marketing Online?

Tôi khuyên bạn hãy quên nó đi! Tại sao? Đó chỉ đơn giản là cách gọi cho 1 giải pháp kinh doanh rất là chung chung!

Kinh doanh là cả một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì sao có công thức áp dụng cho tất cả trường hợp? Hôm nay, tôi và bạn cùng nhau xem xét một trường hợp cụ thể.

THỰC PHẨM SẠCH – ĐỒ NGON STORE

ruou-vang-phan-mem-quan-ly-ban-hang-quan-ly-kho-truc-tuyen.png


Đây là mô hình kinh doanh online thuộc nhóm hàng thực phẩm. Hãy xem họ làm marketing như thế nào nhé.

1. Xét về sản phẩm

Thực phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu. Ngày nào bạn không ăn, không uống phải không? Đối với nhóm sản phẩm này thì sự cạnh tranh rất lớn. Vì là nhu cầu thiết yếu nên có nhiều người tham gia vào thị trường này.

Tuy nhiên, họ định vị sẽ bán THỨC ĂN NGON – THỰC PHẨM SẠCH; Cung cấp những món đặc sản vùng quê, homemade (làm tại nhà) tại Sài gòn. Chính yếu tố khác biệt trên đã giúp họ thành công!

Nhắc lại 1 lần nữa, kinh doanh hay làm marketing là phải tìm ra điểm khác biệt nổi bật giữa bạn và đối thủ tiếp đó xây dựng thông điệp truyền thông.

Yếu tố thị trường, tôi sẽ không nói đến các chỉ số khô khan mà bạn đang nghĩ tới đâu. Hãy tự hỏi bản thân, nghiền ngẫm câu chuyện về một anh chàng rời vùng quê nghèo khổ lập nghiệp đất Sài Thành…

Khi anh đã ổn định, có cuộc sống đầy đủ, bất chợt nỗi nhớ quê da diết sống dậy một cách mạnh mẽ. Anh thèm được ăn món Bánh Bột Lọc quê mình. Tìm đâu ra, giữa cái đất Sài Thành này… Bánh Bột Lọc đậm chất Huế đang ở đâu ???

Đó là tôi chưa kể đến những trường hợp như người Sài Gòn thích khám phá những món lạ; hay xu hướng hiện nay thích món ăn, thức uống HomeMade.

Bài học: Họ có sản phẩm tốt, sản phẩm có nét riêng. Đây là những yếu tố nền tảng cho một mô hình kinh doanh. Còn bạn thì sao? Sản phẩm của bạn hiện nay như thế nào?

Bạn không cần có sản phẩm tốt nhất, nhưng quan trọng là phải tốt. Nếu bạn đang bán một sản phẩm kém chất lượng, xin hãy dừng ngay việc kinh doanh lại! CHÚNG TA KHÔNG BÁN HÀNG – HÃY BÁN SỰ KHÁC BIỆT.

banh-bot-loc-hue-phan-mem-quan-ly-ban-hang-va-kho-hang-s3-pos-online.png



2. Công cụ Marketing

Có sản phẩm, có điểm khác biệt, có thông điệp đã đến lúc những công cụ marketing phát huy sở trường của chúng. Tôi thấy rất nhiều cửa hàng, thậm chí là doanh nghiệp bỏ quên những công cụ marketing.

Họ thà thuê 1 em sinh viên ngồi online facebook spam linh tinh… (xin lỗi em!) hơn là chi tiền thuê hay mua lại những công cụ marketing cực kỳ hiệu quả và chi phí thì không đáng kể.

Trở lại câu chuyện Dongon.vn của chúng ta, với định vị là Thực Phẩm Sạch, Món Ngon họ đã mua ngay tên miền đơn giản, dễ nhớ và rất dễ nhận diện ra thông điệp đó là Dongon.vn

Công cụ đầu tiên họ sử dụng là Website

Tại sao bạn cần website? Thực chất Web chính là một nhân viên bán hàng chăm chỉ 24/7 và 365 ngày không biết mệt mỏi mà bạn trả công cho nó chưa tới 3 triệu VNĐ/năm… Con số này càng ngày càng nhỏ hơn vì các dịch vụ web hiện nay cạnh tranh nhau khốc liệt lắm. Họ làm gì với công cụ này.

Hiện nay người dùng mobile (thiết bị di động) rất nhiều, nên Web anh làm phải đáp ứng hiển thị trên màn hình nhỏ (smartphone, tablet). Hơn nữa, người làm kinh doanh hay mắc một cái lỗi lớn khi làm Web là nó phải đẹp, chuyên nghiệp, hoành tráng,… Thử hỏi có bao nhiêu người mua sản phẩm của bạn vì web bạn đẹp.

Thực ra, bạn chỉ cần trưng bày sản phẩm của mình ngắn gọn, súc tích; một hình ảnh rõ nét về sản phẩm, mô tả cơ bản, giá bán như vậy là đủ.

Chat trực tuyến

Nếu trước đây bạn dùng yahoo chat, skype… thì thật bất tiện khi khách hàng của bạn không phải là người dùng của dịch vụ yahoo hay skype. Bạn nên dùng dịch vụ LIVE CHAT, hãy nhìn vào góc bên phải của màn hình bạn sẽ thấy có cái box chat.

Khách vào xem sản phẩm, họ thích hỏi hơn là ngồi đọc 1 bài viết dài…như cái bài tôi đang viết cho bạn. Có muốn chat với tôi không nào! Bạn sẽ hiểu vì sao nên dùng công cụ này.

Tóm lại, web đơn giản là 1 đường link – cái mà bạn sẽ gửi đến nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Đứng ngoài đường phát tờ rơi, gửi thư chào hàng đến các công ty, đưa phiếu giảm giá… Tất cả chỉ cần 1 đường link.

Công cụ tiếp theo đó là Facebook. Không! Chính xác là Fanpage

Hãy tạo một kênh truyền thông trên mạng xã hội facebook để kéo nhóm khách hàng tiềm năng đến với cửa hàng. Lợi thế của quảng cáo trên mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng là bạn chọn lọc được đối tượng.

Nếu đối tượng của bạn là những người thích ăn uống, hãy đưa hình ảnh của bạn đến với nhóm này. Đây chính là lợi thế quảng cáo của facebook – chọn đối tượng. Hãy ghé thăm fanpage Dongon.vn để khám phá nhé.

fanpage-do-ngon-phan-mem-quan-ly-ban-hang-va-kho-hang-s3-pos-online.png



Tiếp nào! Phải làm gì với Fanpage để có khách hàng cho Dongon.vn? Nguyên tắc số 1 khi làm fanpage kinh doanh là chỉ nói về sản phẩm. Nguyên tắc số 2, là xem lại nguyên tắc số 1.

Đúng vậy, chúng ta chỉ đưa những bài viết nói về sản phẩm, rồi chạy quảng cáo chọn đối tượng. Đặt hàng. Một công cụ bán hàng trực tuyến thú vị. Nhìn vào hình trên, bạn có thấy nút đặt hàng không? Xem tiếp hình bên dưới, sau khi click vào Đặt hàng

Khi khách hàng đến fanpage của bạn, tìm hiểu về sản phẩm, họ muốn mua. Thì có thể đặt hàng ngay trên fanpage luôn. Tiện lợi không nào?

dat-hang-phan-mem-quan-ly-ban-hang-va-kho-hang-s3-pos-online.png



Đây mới là một giải pháp nhỏ trong mô hình kinh doanh khép kín và Dongon.vn đã ứng dụng.


3. Công cụ quản lý

Khách hàng ngày càng nhiều, số lượng chủng loại sản phẩm của bạn lên vài trăm đến cả ngàn. Phát sinh vấn đề đau đầu khi một ngày, một mình bạn phải xử lý cả trăm đơn hàng.

Đừng vội bực mình, hay thầm trách bản thân sao làm marketing giỏi quá, đến mức có nhiều đơn hàng như thế này. Excel, Access không thể đáp ứng được nhu cầu này của bạn.

Đây chính là lúc bạn cần đến một phần mềm quản lý đơn hàng, tồn kho, khách hàng, … và nhiều hơn nữa.

Người sáng lập Dongon.vn đã ứng dụng công nghệ này vào công việc kinh doanh của mình. Dường như tôi đang nói đến mô hình doanh nghiệp 1 người.

cong-cu-quan-ly-phan-mem-quan-ly-ban-hang-va-kho-hang-s3-pos-online.jpg


CHÍNH XÁC!!! Không chỉ là doanh nghiệp 1 người vận hành, mà tôi đang nói đến doanh nghiệp 1 người làm việc của 10 người cực kỳ hiệu quả!

Dongon.Vn là trường hợp thực tế mà hôm nay tôi chia sẻ với bạn trong bài viết này. Nhờ ứng dụng công nghệ vào kinh doanh mà một người có thể làm công việc của 10 người.

Còn bạn thì sao? Là chủ cửa hàng, là cá nhân kinh doanh, là chủ doanh nghiệp… bạn có muốn xây dựng một mô hình kinh doanh phát triển bền vững? Bạn có muốn nâng cao hiệu suất kinh doanh lên gấp 10 lần? Bạn có muốn biết làm sao 1 người có thể làm công việc của 10 người?
 
simplesolutions

simplesolutions

Sơ cấp
26/5/14
13
0
1
41
s3co.vn
www.s3co.vn
Xây dựng website bán hàng (eCommerce) – Những điều cần lưu ý khi bắt đầu (phần 1)

Website bán hàng là website mà bạn dùng để bán hàng, trưng bày sản phẩm hoặc giới thiệu dịch vụ.

gia-tang-doanh-so-online-2-s3co.vn.jpg
gia-tang-doanh-so-online-1-s3co.vn.jpg

Khi xây dựng website, bạn cần xác định rõ mục đích của mình: giới thiệu sản phẩm (Direct marketing) hay là giới thiệu bản thân (Branding Marketing).

Tất nhiên đa phần đều muốn được cả 2 mục đích, nhưng ở giai đoạn bắt đầu thực hiện (giai đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất trong suốt quá trình triển khai vận hành), bạn đừng mắc phải sai lầm cổ điển “chạy theo 2 con ngựa”, bạn sẽ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào.

Trừ phi công ty bạn ngang hàng với Sony, Toshiba v.v… thì bạn nên đặt mục tiêu Branding lên hàng đầu, nếu không thì tôi khuyên bạn nên tập trung và tập trung vào sản phẩm của bạn khi xây dựng website.

Trong quá trình tư vấn quản lý bán hàng và kho hàng cho khách hàng, tôi thường xuyên được họ nhờ tư vấn thêm về cách làm web. Điều làm tôi khá bất ngờ là đa phần sự đầu tư của Khách hàng cho website không tương xứng với tầm quan trọng của nó.

Nếu bạn là một doanh nghiệp trong ngành bán lẻ (retail), thì website của bạn ngày hôm nay có giá trị ngang hàng với showroom ngoài đường mặt tiền để bạn trưng bày giới thiệu sản phẩm rồi. Tại sao lại hời hợt với một công cụ có giá trị tuyệt vời như thế?

Và những lỗi sau đây sẽ khiến khách hàng rời khỏi website của bạn trong vòng 5 giây, hoặc quyết định sẽ không mua gì ở website của bạn.


1. Sản phẩm không có giá!

Đây là lỗi cơ bản mà rất nhiều nhà bán lẻ gặp phải khi bắt đầu triển khai website, đưa sản phẩm chào bán trên Internet.

website_khong_co_gia_ban_le.JPG

Minh họa website hàng không có giá bán lẻ

Với những khách hàng trên internet, điều đầu tiên họ đến với bạn là để tìm kiếm thông tin. Và họ cần nhất 2 thông tin quan trọng:

1. Bạn có bán cái mà khách cần mua?

2. Giá của nó là bao nhiêu?

Nếu website của bạn không “thỏa mãn” 2 thông tin cơ bản này thì bất chấp việc nó đẹp lung linh với những hiệu ứng bắt mắt, hoặc profile công ty trông rất “khủng”… khách hàng “tiềm năng” cũng sẽ rời bỏ website của bạn đế đến một website khác có bán sản phẩm tương tự (biết đâu đó là website đối thủ của bạn thì tình hình còn bi kịch hơn).

Thông tin số (1) chắc không cần bàn nhiều, website bán hàng mà không có thông tin hàng thì bán cái gì. Vấn đề số 2 mới là sự nhức đầu không hề nhẹ. Có nhiều lý do khiến bạn không thể để giá sản phẩm trên website, và tôi tổng hợp lại thì có 4 nguyên nhân chủ đạo như sau:

s3co_logo_bullet.png
Bảng giá của bạn chưa hoàn chỉnh, và có quá nhiều sản phẩm trên website đang thiếu giá mà bạn lại không có thời gian để bổ sung cập nhật

s3co_logo_bullet.png
Giá hàng hóa của bạn thay đổi liên tục, bạn không tài nào cập nhật liên tục.

s3co_logo_bullet.png
Bạn sợ đối thủ cạnh tranh sẽ khảo giá của bạn và bán với giá thấp hơn. Và khi khách hàng vào xem thông tin, họ thấy giá của bạn cao hơn đối thủ nên sẽ nghĩ rằng bạn bán đắt hơn đối thủ.

s3co_logo_bullet.png
Bạn là nhà phân phối (hoặc sản xuất), bạn sợ rằng khi tung giá bán của bạn ra sẽ ảnh hướng đến các đại lý bán lẻ đang phân phối sản phẩm của bạn.​

Tôi luôn quan niệm, tất cả mọi việc đều có mặt tốt và mặt xấu của nó, việc bạn để giá hoặc không để giá cũng vậy. Nhưng trong 4 tình huống kể trên, việc để giá sản phẩm của bạn vẫn có ý nghĩa tích cực nhiều hơn. Ta hãy cùng phân tích và xử lý.

1. Bảng giá chưa hoàn chỉnh

Thật ra đây chỉ là vấn đề thời gian và công sức. Sản phẩm của bạn dù đa dạng hay nhiều đến mức độ nào đi nữa thì 95% các trường hợp, bạn chỉ cần 1 tuần lễ để hoàn tất dữ liệu và cập nhật lên website.

Một tuần có thể là rất nhiều thời gian của các bạn, nhưng nếu không dùng 1 tuần đó thì hãy tưởng tượng 1 tháng sau website của bạn vẫn thiếu thông tin, 3 tháng sau cũng vậy và rất có thể 1 năm sau cũng như thế.

Bao nhiêu khách hàng tiềm năng sẽ mất đi chỉ vì bạn không bỏ 1 tuần ra hoàn tất thông tin và đưa lên trên web? Vấn đề này rất dễ xử lý, chỉ cần bạn đặt tay lên bàn phím hoặc ra mệnh lệnh cho nhân viên phụ trách. Là sẽ xong !​

2. Mặt hàng bạn đang kinh doanh có giá biến động liên tục?

Thì bạn cũng phải cập nhật liên tục. Đối với mặt hàng loại này thì việc có giá “sống” chính là giá trị lớn nhất mà website của bạn có.

Chính vì điều đó mà khách hàng sẽ thường xuyên tham khảo thông tin cái website của bạn hơn thay vì họ phải ra đến tận nơi hoặc gọi điện thoại cho bạn liên tục. Khách hàng tham khảo thường xuyên cũng tỉ lệ thuận với khả năng bán được hàng nhiều hơn.

Thế nên cho dù có phải thuê riêng một người chỉ để cập nhật dữ liệu lên website, bạn cũng phải thực hiện. Điều may mắn là ngày nay chúng ta đã có những công cụ tốt hơn để cập nhật dữ liệu lên website một cách nhanh chóng, ví dụ như ứng dụng giải pháp từ phần mềmS3co.vn (và tôi sẵn sàng tư vấn thêm phương pháp ứng dụng nếu bạn để lại thông tin liên hệ)​

Gold_price_in_USD.png

Mặt hàng có giá biến động như... vàng

3. Lộ thông tin về giá và bị canh tranh gay gắt?

Xin hỏi, điều gì làm bạn nghĩ rằng việc không để giá trên website sẽ khiến đối thủ không biết giá bán của bạn? Làm sao để bạn phân biệt một cú điện thoại hỏi giá là của khách hàng hay là của đối thủ giả làm khách hàng?

Họ – đối thủ – đâu cần phải gọi kiểm tra liên tục, chỉ cần 1 tháng hoặc 2 tháng một lần gọi hỏi 1,2 món hàng tiêu biểu của bạn thì họ nội suy ra được ngay giá bán của bạn là đang cao hay thấp hơn họ.

Việc không để giá trên website chẳng những không bảo vệ thông tin của bạn trước đối thủ mà lại làm cho bạn cách biệt với khách hàng nhiều hơn. Lợi hại như thế nào chắc bạn hoàn toàn có thể tự cân nhắc. Theo thống kê của cá nhân tôi, thường các doanh nghiệp đã tồn tại ổn định trên thương trường thì giá bán lẻ không bao giờ được liệt kê vào dạng thông tin cần được bảo mật.​

4. Bạn là nhà phân phối và sản xuất, bạn không thể đưa giá của bạn ra vì các đại lý sẽ không bán được hàng.

Vâng, nếu bạn đã xác định mình là nhà phân phối lớn, tất nhiên đừng cạnh tranh với chính đại lý của bạn về giá, mà hãy dùng giá để hỗ trợ cho họ. Nói một cách đơn giản, bạn hãy để giá bán lẻ là cao nhất, hãy làm cho bất kỳ đại lý nào cũng có giá bán thấp hơn của bạn.

Bên cạnh đó, giá bán lẻ cũng sẽ được dùng như một công cụ kiểm soát giá thành trên thị trường, tránh việc sản phẩm của bạn bị đội giá quá cao dẫn đến sức tiêu thụ giảm đi. Nếu có thể ứng dụng linh hoạt giá như thế, tại sao bạn lại thay vào đó bằng mấy chữ chán ngắn: “Liên hệ” hoặc “Call”.​

Nếu bạn làm website với mục đích bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm, hãy nhớ rằng, dù thế nào đi nữa, phải có giá cho sản phẩm nếu bạn không muốn bị loại ngay từ vòng giữ xe của cuộc chơi mang tên gọi Thương Mại Điện Tử.
 
simplesolutions

simplesolutions

Sơ cấp
26/5/14
13
0
1
41
s3co.vn
www.s3co.vn
6 Bước bảo đảm hiệu quả của chiến dịch Email Marketing

Bạn chuẩn bị gửi một chiến dịch Email marketing mà không chắc về hiệu quả của nó? Đó là điều rất dễ xảy ra khi bạn thiếu đi các bước kiểm tra cần thiết.

Email marketing là phương pháp phổ biến trong việc tiếp cận với Khách hàng tiềm năng, nhằm tạo cơ hội cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn trước mặt Khách hàng và để thu hút sự chú ý của họ đối với sản phẩm của bạn.

15444273446_1d75a19c7e.jpg

Thế nhưng rất nhiều chiến dịch email marketing được thực hiện mà hiệu quả lại không cao, Khách hàng tiềm năng hoàn toàn không chú ý tới thông tin bạn gửi đến hộp thư của họ và sẵn “tiễn” nó vào “thùng rác”. Đó là một dạng spam thông tin, và chẳng ai thích tiếp nhận thông tin kiểu như vậy.

Nói thế không có nghĩa rằng Email marketing đã đánh mất vị trí của mình trong bộ công cụ của bạn. Nếu sản phẩm của bạn thực sự giúp người khác thực hiện công việc của họ tốt hơn, hiệu quả hơn, kiếm được nhiều khách hàng hơn hay giúp cải thiện tình hình của họ… thì bạn cần đưa nó đến trước mặt họ. Họ cần biết về sản phẩm của bạn.

Nếu bạn chưa là ai, Khách hàng chưa hề biết đến bạn, hay thậm chí chưa nhận thức được nhu cầu của họ đối với sản phẩm của bạn thì Email marketing vẫn là hoạt động cần thiết để mang về Khách hàng.

Vậy làm sao để Email marketing đem lại hiệu quả cao hơn, thay vì một hình thức spam thông tin vô tội vạ?

Đầu tiên

Hảy đảm bảo nội dung email “đạt chuẩn” WIIFT (What’s In It for Them - Mang lợi ích gì cho Khách hàng). Nội dung đó nên được nghiên cứu tốt, mang tính cá nhân và chân thật, … và phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu để không làm phiền những ai không phải khách hàng tiềm năng của bạn. Vấn đề này tôi sẽ nêu cụ thể trong một bài viết khác.

Thứ hai

Đảm bảo thực hiện nghiêm túc 6 bước kiểm tra dưới đây trước khi gửi chiến dịch Email marketing. Hãy thành thật 100% với chính mình khi thực hiện những bước kiểm tra này, nếu bạn không thể, hãy nhờ ai đó.

1. “Tôi sẽ phản ứng ra sao khi nhận email này từ nơi hay từ ai đó tôi không biết?”

Tôi sẽ nghĩ email này là spam? Hay sẽ xem, mở ra, đọc nó và làm theo thông điệp trong đó nếu tôi là người nhận? Nó (email) ở dạng này sẽ thu hút người đọc hay quá đơn điệu?

Tông điệu có phù hợp để có được phản ứng tích cực từ người nhận?

Trong bước kiểm tra này, cụm từ “Tôi sẽ cảm thấy ra sao”,mặc dù thực sự bạn không giống như Khách hàng nên những gì bạn nghĩ và họ nghĩ có thể rất khác nhau.

Để đảm bảo email của bạn đáp ứng tốt bước kiểm tra này, hãy nhìn ở góc độ người nhận email và thử lại bước kiểm tra này từ góc nhìn của họ. Nếu làm một lần không đủ thì hãy làm tới làm lui nhiều lần, và hãy thành thật với bản thân.

2. Tôi đang nói VỚI họ hay VÀO MẶT họ?

Tôi có đang tạo ra sự trao đổi hay đang lờ đi yếu tố con người nơi họ? Bạn đang quăng “lời rao hàng” của mình vào đầu họ?

Hay đang cố gắng truyền đạt với một con người? Điều này rất dễ bị bỏ quên, hãy cẩn thận!

3. Nó giống như một “vụ nổ” hay là một email mà người này gửi đến người khác?

Nó có giống như robot đang nói chuyện với robot hay không? Sai lầm lớn nhất người ta mắc phải khi gửi email là đối xử với người nhận ở phía bên kia như … một con người.

1000% đảm bảo với bạn rằng nếu bạn dành thời gian để nói “cái này có giống một người bình thường viết cho một người bình thường khác hay không?” email của bạn sẽ nổi bật theo cách tích cực so với tất cả những thể loại khác.

Bạn nhận được bao nhiêu email kinh khủng mà phải lắc đầu mỗi ngày? Ai viết những thứ đó? Và họ kỳ vọng ai sẽ đọc nó? Đừng để điều đó xảy ra.

4. Email này có dài quá không?

Hãy rèn luyện khả năng nói bật lên điểm chính một cách nhanh chóng, bằng ít từ nhất có thể, mà không làm mất bối cảnh. Điều này áp dụng rất tốt cho email của bạn.

Bởi vì kết quả cuối cùng bạn muốn là khách hàng tiềm năng của bạn thực sự đọc email này? Vấn đề với 1 email dài.... là người ta có thể có ý định đọc nó, nhưng vì quá dài, nên họ gác lại…. rồi quên luôn.

Vậy độ dài tối thiểu bạn cần để thu hút chú ý của họ là bao nhiêu?

5. Email này đọc được VÀ thao tác được trên thiết bị di động hay không?

Điểm này đơn giản, nhưng rất dễ bị bỏ qua, nhất là khi bạn đang vội.

Hãy thử nó trên iPhone, iPad, Android, bất kỳ thứ gì bạn cho rằng Khách hàng có thể sử dụng.

Hãy bảo đảm tiêu đề email hiện ra trực quan trên thiết bị. Bảo đảm các dòng tiêu đề hoặc chế độ xem trước sẽ thu hút họ mở email. Đây là cơ hội để nâng cao tỷ lệ mở email.

6. Tôi có đang đánh lừa quá trình bằng cách nhảy đến việc đề nghị gặp mặt quá nhanh không?

Tôi có đang thiếu kiên nhẫn và đề nghị cuộc gặp ngay trong email đầu tiên thay vì tạo ra sự trao đổi cần thiết với người nhận?

Đây là một vấn đề lớn. Bạn biết bạn nên bắt đầu một cuộc trao đổi, rồi cho họ xem video, rồi đề nghị gặp mặt (bất cứ thứ gì), nhưng bạn đang vội để đạt mục tiêu / con số của mình…

Bạn nghĩ rằng “Nào, tôi chỉ đề nghị gặp ở email đầu tiên, nếu họ ko sẵn sàng gặp tôi, thì tôi lờ họ đi” “Tôi sẽ gửi nó đến 100 người và sẽ có 5 cuộc hẹn… kết quả tuyệt vời với tôi”

Nhưng thực sự là, khi bạn có được 5 cuộc hẹn kia, nếu bạn tuân thủ quy trình, thường chỉ mất vài phút (câu hỏi của bạn, câu trả lời của họ, bạn gửi link, họ trả lời, bạn đề nghị gặp… có thể mất vài phút để làm xong), bạn có thể có 20 hay 50 cuộc hẹn trên 100 địa chỉ email.

Nhưng thay vì vậy, bạn nhảy quá nhanh và bạn lãng phí 95 KH tiềm năng, những người coi bạn là spammer hơn là thực sự quan tâm đến họ.

♫ ♩ ♬Ok, hy vọng bạn sẽ có một chiến dịch Email marketing hiệu quả cao dựa trên những hướng dẫn tôi cung cấp. Trong bài viết khác, sẽ bật mí về cách viết một nội dung email hướng trọng tâm vào đối tượng Khách hàng bạn mong muốn.
 
M

MinhThuhhtb

Guest
13/1/12
38
4
8
36
Thái Binh
Một đại hội tầm cỡ như maketting online, quy mô 2000 người, toàn các cao thủ dạy SEO, Facebook marketting, Google adword, .... mà vẫn tuyển hàng trăm CTV để bán vé => em nghĩ hiệu quả vẫn là người thật việc thật.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA