131

  • Thread starter huyvl
  • Ngày gửi
H

huyvl

Guest
3/2/07
2
0
0
HN
:food-smil :trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được thì phải xử lý như thế nào ? các bạn trả lời giúp tôi!!!!!thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

duong thi my

Guest
10/1/07
119
0
0
Nơi ấy bình yên
khi khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý bạn đk:
nếu cty bạn có trích quỹ dự phòng phải thu kho đòi:
n139/131
nêu không có quỹ thi ghi nhận vào chi phí.
 
K

khiemtrinhx

Guest
6/2/07
6
0
0
Thường thì vào ngày cuối cùng của năm tài chính căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn phải lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của Bộ tài chính.
Khi bạn trích lập dự phòng ĐK nợ TK642/139
Khi bạn hoàn nhập dự phòng ĐK nợ Tk 139/131 ( thời điểm hoàn nhập dự phòng tiền hành tại thời điểm khóa sổ để lập báo cáo tài chính năm).
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số DP đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số DP đã trích năm trước.
- Ngược lại nếu DP đã trích cho năm KH thấp hơn số DP nợ phải thu khó đòi, thì DN hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch.
Chúc bạn thành công
 
S

saobang86207

Guest
28/9/06
24
0
0
38
thai binh
theo tôi thì nếu donh nghiệp co nập dự phòng thi ta nay dự phong đó ra va xoa sổ khoan nợ phai thu do va đưa vao tai khoản ngoài để theo dõi n139/131 và nế phải trich nập thêm n632/139
 
N

ngoctrang80

Guest
23/8/06
335
1
0
TPHCM
Đề nghị bạn saobang86207 đọc lại chính tả trước khi post bài lên web nhé, bạn cứ lẫn lộn "n" và "l" nên đọc bài bạn khó hiểu quá!
 
kidmandang

kidmandang

Giang Hồ Thuật Sĩ
10/11/05
522
2
18
HCM
Hic lập dự phòng phải thu khó đòi mà bác Saobang86207 đưa vào 632 ???
 
T

teppi135

Không nản chí
16/2/06
109
0
0
Hà Nội
Việc hạch toán có thể như các pác đang bàn, nhưng quan trọng để xóa nợ khó đòi, ta phải chứng minh được đó là khoản ko đòi được và chứng từ thể hiện điều đó.
Phải ko các pác!!!!
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Theo thu6 nghĩ, nếu sau nhiều lần yêu cầu thanh toán (KT công nợ đã đòi nhiều lắm rồi đấy) mà công ty kia vẫn không có ý định thanh toán hay cty bị phá sản, bỏ trốn...theo thời gian quy định thì có quyền coi là nợ khó đòi, chứ làm gì có chứng từ ghi nhận việc đó nhỉ?
Nếu cơ quan thuế hỏi này nọ, bạn cứ đưa hợp đồng kinh tế chứng minh là có phát sinh giao dịch giữa 2 bên hay chứng từ mua bán...nhưng ko đòi được và dĩ nhiên, cty bạn nên nhớ mà lập dự phòng.
 
K

kimhongyen

Guest
10/2/06
25
0
1
Sai Gon
chứng từ chứngminh là bảng đối chiếu công nợ hàng năm đó chứ. nếu công ty vẫn còn hoạt động thì cuối năm mình vẫn làm bảng đối chiếu công nợ cho bên nợ xác nhận và thời gian không thu hồi được theo mình biết là từ 2 năm trở lên. trường hợp công ty đó đã giải thể thì khỏi phải bàn rồi phải không các bạn
 
D

duong thi my

Guest
10/1/07
119
0
0
Nơi ấy bình yên
Việc hạch toán có thể như các pác đang bàn, nhưng quan trọng để xóa nợ khó đòi, ta phải chứng minh được đó là khoản ko đòi được và chứng từ thể hiện điều đó.
Phải ko các pác!!!!

Theo QD15 các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đói phải có các bằng chứng sau: - số tiền phải thu phải theo dõi chi tiết theo đối tượng, tứng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, kế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
+Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đói là:
- nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các kế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.
- nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ chốn.:friend:
 
L

Ly Ly

Guest
26/1/07
58
0
0
39
dong nai
:food-smil :trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được thì phải xử lý như thế nào ? các bạn trả lời giúp tôi!!!!!thanks

Đã có rất nhiều bạn trả lời cho bạn. mình tóm gọn lại như sau nhé.
1. trước tiên bạn nên kiêm tra lại toàn bộ giấy tờ có liên quan ( để phòng xa mọi trường hơp......hic)
2. nếu đã chứng minh được đó là khoản thu khó đòi thì tùy theo tình hinh cty mà ban hạch toán.
*nếu công ty bạn có trích lập quỹ dự phòng nợ khó đòi thì bạn hạch toán:
Nợ 139
Có 131
(nhớ xét xem quỹ dự phòng mà cty bạn lập có đủ để bù đắp ko nhé. nếu không thì phải trích thêm.)
*còn nếu mà cty bạn ko co lập quỹ DP nợ khó đòi thì bạn trích thẳng vào chi phí như các bạn đã nói.
:now:
 
Q

quyen_hh

Guest
19/1/07
6
0
0
Ha Noi
Theo mình được biết thì khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, theo chế độ tài chính (thông tư 13/2006/TT-BTC) sẽ ghi tăng thu nhập khác 711, nhưng theo chế độ kế toán hiện nay thì vẫn ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 642.

Theo mọi người thì nên hạch toán vào TK nào?
 
saomai1325

saomai1325

Guest
18/1/07
135
0
0
TP. Hồ Chí Minh
theo tôi thì nếu donh nghiệp co nập dự phòng thi ta nay dự phong đó ra va xoa sổ khoan nợ phai thu do va đưa vao tai khoản ngoài để theo dõi n139/131 và nế phải trich nập thêm n632/139

mình chưa nghe nói là : nếu trích lậo thêm nợ 632 /139
có cho cả giá vốn vào đây à bạn saobang86207:alcon:
 
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Theo mình được biết thì khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, theo chế độ tài chính (thông tư 13/2006/TT-BTC) sẽ ghi tăng thu nhập khác 711, nhưng theo chế độ kế toán hiện nay thì vẫn ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 642.

Theo mọi người thì nên hạch toán vào TK nào?

Không hiểu mình có nhớ nhầm ko nhưng: nếu hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi ( chưa xóa sổ ) thì ghi giảm trên 642; còn trong trường hợp đã xóa sổ rồi mà lại thu được thì ghi tăng trên 711
 
Q

quyen_hh

Guest
19/1/07
6
0
0
Ha Noi
Bạn giang nhớ không nhầm, nhưng đó là trước khi có TT 13/2006 của BTC, hiện nay TT 13 này không thống nhất với TT 89/2002 và với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Mình nêu vấn đề này, mong muốn các bạn đóng góp ý kiến riêng của mỗi người, các bạn thấy hạch toán như thế nào thì đúng hơn và vì sao?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA