Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

  • Thread starter Hien
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình xin phép copy bài của tác giả Trịnh Đức Vinh trên VICA để thảo luận chơi:
http://www.vica.org.vn/tin-tuc/trao...uan-muc-ke-toan-va-danh-gia-tinh-kha-thi.html

Bài 1: Chuẩn mực kế toán số 01: Khuôn khổ của việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) và Chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho.

1. Chuẩn mực số 01 – Khuôn khổ của việc lập và trình bày BCTC

1.1. Về tổng quan

CMKT “Khuôn khổ cho việc lập và trình bày BCTC” chính là “Chuẩn mực chung” trước đây, nay đổi tên gọi và được trình bày theo hình thức mới để phù hợp với CMKTQT. Chuẩn mực này quy định những vấn đề chung nhất làm nền tảng cho các CMKT khác, vì vậy không có nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật kế toán như các chuẩn mực khác.
1.2. Bổ sung phần giới thiệu về mục đích, lợi ích và giới hạn của báo cáo tài chính (Chương 1)
a. Nội dung
Trong chương 1, Chuẩn mực này quy định những vấn đề mang tính lý thuyết chung, mô tả mục đích, lợi ích và giới hạn của BCTC để giúp người sử dụng BCTC nhận biết lợi ích cũng như phạm vi các thông tin có thể được cung cấp trong BCTC.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Do các quy định chỉ mang tính lý luận chung nên không có gì ảnh hưởng đến tính khả thi và gây khó khăn cho việc áp dụng vào thực tế.
Mặc dù các quy định của phần này chỉ mang tính lý luận nhưng theo mình khi áp dụng ở Việt Nam sẽ dẫn đến sự thay đổi khá lớn trong quan hệ giữa kế toán - thuế - quản lý nhà nước. Theo các quy định trong Khuôn mẫu (CF) của IASB thì đối tượng sử dụng chủ yếu là các nhà đầu tư và các chủ nợ. Các quy định này là phù hợp ở các nước mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các công ty, trong khi đó sự liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam là khá chặt chẽ. Hơn nữa theo các quan điểm truyền thống ở Việt Nam thì kế toán cũng là một công cụ quản lý của Nhà nước.
1.3. Sửa đổi cách thức diễn đạt về nguyên tắc kế toán (chương 2)
a. Nội dung
Trước đây, các đặc điểm của thông tin tài chính như thích hợp, trọng yếu, trung thực, so sánh... được quy định trong Chuẩn mực chung với tên gọi là các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên, trong CMKTQT thì các đặc điểm trên không gọi là nguyên tắc kế toán mà gọi trực tiếp là đặc điểm định tính. Chuẩn mực kế toán sửa đổi lần này cũng tôn trọng thông lệ quốc tế và đổi lại tên một số nguyên tắc kế toán thành các đặc điểm định tính.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các quy định trong chương 2 cũng hoàn toàn mang tính lý thuyết chung, đưa ra các yêu cầu đối với thông tin phải đảm bảo trung thực, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh... Về cơ bản các yêu cầu này không khác biệt so với CMKT Việt Nam hiện nay và vẫn đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Trong CF mới, nguyên tắc "nội dung hơn hình thức" không được đưa vào vì IASB cho rằng như vậy là thừa. Nguyên tắc "Thận trọng" bị loại bỏ vì nó mâu thuẫn với nguyên tắc "trung lập" (Neutral). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên tắc thận trọng vẫn thực hiện là hữu ích, nó góp phần bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ.
1.3. Bổ sung quy định về bảo toàn vốn (đoạn 3.57 đến 3.65 - chương 3)
a. Nội dung
Quy định về bảo toàn vốn là rất cần thiết, được hướng dẫn thông qua định nghĩa về vốn và bảo toàn vốn. Bảo toàn vốn có 2 dạng là bảo toàn vốn tài chính và bảo toàn vốn vật chất, cụ thể:
- Doanh nghiệp được coi là bảo toàn vốn tài chính nếu tài sản thuần cuối kỳ cao hơn đầu kỳ (ngoại trừ khoản vốn góp thêm của các cổ đông);
- Doanh nghiệp được coi là bảo toàn vốn vật chất nếu năng lực sản xuất vật chất cuối kỳ cao hơn đầu kỳ.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Việc quy định về bảo toàn vốn đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh của doanh nghiệp đó là bảo toàn và phát triển vốn. Đây cũng là nội dung đã được luật hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính doanh nghiệp nên việc bổ sung quy định này vừa đảm bảo phù hợp với CMKTQT, vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như thực tiễn tại Việt Nam.
Các chuẩn mực kế toán quốc tế và của các quốc gia hiện hành trong việc xác định thu nhập chủ yếu vận dụng quan điểm bảo toàn vốn tài chính, quan điểm bảo toàn vốn vật chất rất khó áp dụng trong thực tế
2. Chuẩn mực số 2: Hàng tồn kho
2.1. Bổ sung phạm vi ngoại trừ về áp dụng Chuẩn mực (Đoạn 02)
a. Nội dung vấn đề
Phạm vi ngoại trừ áp dụng bao gồm:
- Hợp đồng xây dựng (do thực hiện theo CMKT Hợp đồng xây dựng);
- Công cụ tài chính (do thực hiện theo CMKT về công cụ tài chính)
- Tài sản sinh học tại thời điểm thu hoạch (do thực hiện theo CMKT Nông nghiệp)
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các tài sản như tài sản sinh học, công cụ tài chính, hợp đồng xây dựng có những nguyên tắc kế toán và xác định giá trị khác so với hàng tồn kho thông thường, ví dụ tài sản sinh học như các sản phẩm nông nghiệp cần phải tính theo giá bán trừ chi phí bán ước tính tại thời điểm thu hoạch, công cụ tài chính được xác định theo giá trị thị trường... trong khi hàng tồn kho thông thường được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua. Vì vậy, việc bổ sung phạm vi ngoại trừ áp dụng CMKT là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
2.2. Bổ sung phạm vi ngoại trừ xác định giá trị hàng tồn kho (Đoạn 03)
a. Nội dung vấn đề
Một số loại hàng tồn kho của người sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, của người khai thác khoáng sản hoặc của nhà môi giới thương mại cần phải được xác định giá trị dựa trên giá bán trừ chi phí bán ước tính chứ không phải giá gốc như các loại hàng tồn kho khác. Vì vậy, mặc dù phương pháp kế toán đối với các loại hàng tồn kho đó vẫn tuân thủ theo CMKT này nhưng riêng việc xác định giá trị thì phải áp dụng các CMKT khác có liên quan như CMKT về nông nghiệp, tham dò và khai thác khoáng sản...
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Việc bổ sung phạm vi ngoại trừ về xác định giá trị đối với một số loại hàng tồn kho nêu trên là phù hợp với đặc điểm của ngành nghề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo lĩnh vực và thông lệ quốc tế.
2.3. Bổ sung quy định về xác định giá trị sản phẩm nông nghiệp (Đoạn 20)
a. Nội dung vấn đề:
Giá trị của sản phẩm nông nghiệp phải được xác định phù hợp với CMKT Nông nghiệp (Là giá bán trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch chứ không phải là giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp như đối với các loại hàng tồn kho khác). Giá trị này sẽ được coi là giá gốc của hàng tồn kho tại thời điểm ghi nhận ban đầu.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Sản phẩm nông nghiệp có đặc thù riêng là giá trị chỉ có thể xác định vào thời điểm thu hoạch chứ không phải thời điểm gieo trồng do các chi phí phát sinh trong giai đoạn gieo trồng, chăm sóc đến trước thời điểm thu hoạch chưa phản ánh hết giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Việc quy định như trên đảm bảo phản ánh đúng giá trị của hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Chính xác hơn là dự thảo VAS 02 loại trừ các tài sản sinh học và các sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch.
Việc áp dụng các quy định này sẽ làm thay đổi rất lớn trong cách hạch toán các sản phẩm nông nghiệp theo kế toán Việt Nam.
2.4. Bổ sung phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho theo chi phí chuẩn (Giá định mức) và phương pháp giá bán lẻ (Đoạn 21 và 22)
a. Nội dung vấn đề
- Thực chất phương pháp này không phải là phương pháp mới trong CMKTQT, tuy nhiên Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định về phương pháp này do tại thời điểm xây dựng Chuẩn mực (cách đây 14 năm) Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai nên mới chỉ đưa vào những phương pháp kế toán đã được sử dụng quen thuộc.
- Một số loại sản phẩm có định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, chi phí nhân công cụ thể như sản phẩm ngành dệt may, da dày... có thể áp dụng phương pháp chi phí chuẩn khi xác định giá trị hàng tồn kho. Phương pháp này thuận tiện và đảm bảo độ tin cậy khi xác định giá trị hàng tồn kho do được tính theo mức sử dụng theo định mức của nguyên vật liệu, nhân công, hiệu quả và năng suất sử dụng năng lực sản xuất. Khi áp dụng phương pháp này, các yếu tố đầu vào sẽ được rà soát thường xuyên và có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế.
- Phương pháp giá bán lẻ thường được dùng trong ngành kinh doanh siêu thị để tính giá trị của hàng tồn kho. Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
- Phương pháp chi phí chuẩn phù hợp với thực tiễn tại một số doanh nghiệp có xây dựng mức tiêu hao định mức về nguyên vật liệu, nhân công khi sản xuất sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp này vẫn thường dựa trên các định mức tiêu hao để xác định chi phí kế hoạch nên các thông tin là có sẵn và hoàn toàn khả thi.
- Ngành kinh doanh bán lẻ như hệ thống các siêu thị đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định cách tính giá gốc hàng tồn kho theo phương pháp bán lẻ nhưng thực tế các siêu thị vẫn áp dụng vì các phương pháp khác đã quy định trong Chuẩn mực không phù hợp để tính giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của siêu thị. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các thông tin về doanh số của siêu thị được xác định hàng ngày sẽ là căn cứ để xác định giá vốn và giá trị hàng tồn kho của siêu thị.
Để xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp giá lẻ, các siêu sử dụng tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu chứ không phải tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn. Phương pháp giá lẻ thường được sử dụng để ước tính giá trị hàng tồn kho, các công ty thường thực hiện kiểm kê hàng tồn kho vào cuối năm để xác định giá trị hàng tồn kho theo các phương pháp khác.
Phương pháp chi phí định mức áp dụng đã có các dạng biến thể trong kế toán Việt Nam là phương pháp giá kế hoạch. Việc áp dụng giá định mức trong hạch toán hàng tồn kho làm cho hệ thống kế toán trở lên đơn giản hơn.
2.5. Bỏ phương pháp Nhập sau – xuất trước khi xác định giá trị hàng tồn kho (Đoạn 25)
a. Nội dung vấn đề
CMKT Việt Nam hiện hành đang quy định 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho là: Nhập trước – xuất trước; Nhập sau – xuất trước; Thực tế đích danh; Bình quân gia quyền. Tuy nhiên hiện nay CMKTQT đã bỏ phương pháp Nhập sau – Xuất trước nên CMKT Việt Nam cũng bỏ phương pháp này.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Đặc điểm vật chất bình thường của hàng tồn kho là có thời hạn sử dụng, nên trong thực tế, các loại sản phẩm nào sản xuất trước thì sẽ phải tiêu thụ trước và vì vậy phương pháp Nhập sau – Xuất trước không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho. Hơn nữa, theo kinh nghiệm thế giới, phương pháp Nhập sau – Xuất trước chỉ có thể áp dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát và không phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. CMKTQT cũng có quy định riêng đối với nền kinh tế siêu lạm phát nên các quy định trong CMKT hàng tồn kho cũng như các CMKT khác được xây dựng dưa trên điều kiện kinh tế bình thường. Mặt khác, tại Việt Nam chưa có công ty nào áp dụng phương pháp Nhập sau – Xuất trước, vì vậy việc bỏ phương pháp Nhập sau – Xuất trước là phù hợp với thực tiễn.
Nói chính xác hơn là phương pháp LIFO thường không phù hợp với dòng vận động của hàng tồn kho. Áp dụng LIFO dẫn đến giá trị hàng tồn kho không có liên hệ với giá hiện hành của hàng tồn kho, có thể dẫn đến làm sai lệch lợi nhuận do LIFO liquidation.
LIFO thường được các doanh nghiệp sử dụng vì lợi ích về thuế TNDN do phương pháp này mang lại. Những người ủng hộ cho LIFO còn lập luận rằng LIFO loại trừ khỏi lợi nhuận ảnh hưởng do thay đổi của giá cả, lợi nhuận trên giấy.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Phần dưới đây minh họa đơn giản cho khái niệm "bảo toàn vốn", một khái niệm khá mới mẻ với nhiều dân kế toán Việt:

Định nghĩa các khái niệm bảo toàn vốn trong dự thảo VAS Chuẩn mực chung (trong IASB CF)
Bảo toàn vốn tài chính: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu giá trị (bằng tiền) của tài sản thuần tại thời điểm cuối kỳ cao hơn giá trị tài sản thuần tại thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho cổ đôngchủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ cổ đôngchủ sở hữu trong kỳ. Bảo toàn vốn tài chính có thể được xác định bằng đơn vị tiền tệ danh nghĩa hoặc đơn vị sức mua tương đương.
Bảo toàn vốn vật chất: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu năng lực sản xuất vật chất (hoặc năng lực hoạt động) của đơn vị tại thời điểm cuối kỳ cao hơn thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho cổ đông chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ cổ đông chủ sở hữu trong kỳ.

Ví dụ đơn giản minh họa cho các khái niệm bảo toàn vốn trong sách Advanced Financial Accounting: An International Approach của Kothari và Barone:

Một nhà buôn khởi sự bằng việc mua bán các xe hơi cũ. Trong năm kinh doanh đầu tiền của mình ông ta mua 1 chiếc xe với giá 4.000 EUR và bán nó với giá 8.000 EUR. Tại thời điểm ông bán chiếc xe, giá của việc mua một chiếc xe tương tự là 4.800 EUR và mức lạm phát chung giữa ngày mua và ngày bán là 10%.

Theo khái niệm bảo toàn vốn tài chính (bằng tiền danh nghĩa và thực tế) và bảo toàn vốn hoạt động (bảo toàn vốn vật chất), báo cáo kết quả kinh doanh của nhà buôn như sau:

201436303823-84a7-4807-885b-2745879a6119.png


Bảo toàn vốn tài chính bằng đơn vị tiền tệ danh nghĩa, cơ sở được sử dụng phổ biến nhất trong kế toán, không xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát. Lợi nhuận 4.000 EUR là khoản chênh lệch so với vốn ban đầu của đơn vị. Ở cột thứ 2, sự điều chỉnh do ảnh hưởng của lạm phát cho thấy rằng ảnh hưởng của sự thay đổi mức giá chung trên vốn tài chính đầu năm 4.000 EUR và cần đảm bảo rằng lợi nhuận chỉ là phần sau khi bảo toàn vốn ban đầu của đơn vị theo sức mua tương đương. Khoản lợi nhuận 3.600 EUR để lại vốn là 4.400 EUR trong kinh doanh của đơn vị để bảo toàn sức mua của mình (4.000 x 110% = 4.400 EUR).

Tuy nhiên khái niệm bảo toàn vốn hoạt động (bảo toàn vốn vật chất) cho rằng cần bảo toàn năng lực sản xuất (năng lực hoạt động) của đơn vị. Trong ví dụ này thì đó là khoản mà nhà buôn có thể thay thế mặt hàng đã bán. Theo khái niệm bảo toàn vốn hoạt động, nhà buôn có được lợi nhuận là 3.200 EUR và vốn hoạt động còn lại trong kinh doanh là 4.800 EUR là khoản đủ để mua một chiếc xe cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Về nội dung Bảo toàn vốn thì em nghĩ chỉ có Bảo toàn vốn tài chính bằng Đơn vị tiền tệ danh nghĩa thì có thể sử dụng để đánh giá, kiểm chứng được, chứ theo Sức mua tương đương hoặc Bảo toàn vốn vật chất thì khó mà xác định được.

Về Chuẩn mực Hàng tồn kho: Em thấy quy định khá chi tiết và dễ hiểu để áp dụng hơn:

Ví dụ:
- Giải quyết được thắc mắc mà mọi người hay nêu trong diễn đàn: Hàng tồn kho khác nhau có được áp dụng các các phương pháp tính giá khác nhau hay không.
- Phương pháp để phân bổ chi phí trong việc tính giá thành đối với các chi phí cần phân bổ
- Cách xử lý trong trường hợp sản xuất có sản phẩm phụ trong việc tính giá thành thành phẩm.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Về nội dung Bảo toàn vốn thì em nghĩ chỉ có Bảo toàn vốn tài chính bằng Đơn vị tiền tệ danh nghĩa thì có thể sử dụng để đánh giá, kiểm chứng được, chứ theo Sức mua tương đương hoặc Bảo toàn vốn vật chất thì khó mà xác định được.

Trong trường hợp nền kinh tế siêu lạm phát thì báo cáo tài chính được lập trên cơ sở khái niệm bảo toàn vốn tiền tệ theo sức mua tương đương hoặc bảo toàn vốn vật chất (IAS 29).

Về Chuẩn mực Hàng tồn kho: Em thấy quy định khá chi tiết và dễ hiểu để áp dụng hơn:

Ví dụ:
- Giải quyết được thắc mắc mà mọi người hay nêu trong diễn đàn: Hàng tồn kho khác nhau có được áp dụng các các phương pháp tính giá khác nhau hay không.
- Phương pháp để phân bổ chi phí trong việc tính giá thành đối với các chi phí cần phân bổ
- Cách xử lý trong trường hợp sản xuất có sản phẩm phụ trong việc tính giá thành thành phẩm.

Thực ra các quy định này đã có trong IAS 2 phiên bản 1993 và SIC 1 (VAS 2 phiên bản 2001 của Việt Nam dựa trên IAS 2 phiên bản 1993) nhưng chưa đưa vào VAS 2 phiên bản 2001 thôi. Những thay đổi chính của VAS 2 - 2015 (dự thảo) so với VAS 2 - 2001 chính là các thay đổi IAS 2 - 2003 so với phiên bản 1993 và tác giả Trịnh Đức Vinh đã viết trong bài của mình (Nội dung này nằm ở phần giới thiệu - các thay đổi chính trong IAS 2 -2003).

Việc quy định phân bổ chi phí chung (joint costs) theo giá trị thực hiện thuần tại điểm phân chia khắc phục tình trạng bốc thuốc của phương pháp tính giá thành hệ số trong kế toán Việt Nam trong trường hợp có joint cost.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Để xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp giá lẻ, các siêu sử dụng tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu chứ không phải tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn.
...

Thực tế các siêu thị làm như sau:

Ví dụ: Đối với hàng tươi sống, CoopMart quy định tỷ lệ lãi gộp là 8% x Giá vốn => Giá 1 kg thịt bò mua vào 200.000 đồng/ Kg => giá bán là 200.000 x 1,08 = 216.000.

Sau đó,để kiểm kê thì căn cứ Doanh thu bán ra để xác định giá vốn (=> xác định số lượng xuất bán => xác định được số tồn kho)

Như vậy, Em thấy ghi là Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn là đúng đấy chứ ạh.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Thực tế các siêu thị làm như sau:

Ví dụ: Đối với hàng tươi sống, CoopMart quy định tỷ lệ lãi gộp là 8% x Giá vốn => Giá 1 kg thịt bò mua vào 200.000 đồng/ Kg => giá bán là 200.000 x 1,08 = 216.000.

Sau đó,để kiểm kê thì căn cứ Doanh thu bán ra để xác định giá vốn (=> xác định số lượng xuất bán => xác định được số tồn kho)

Như vậy, Em thấy ghi là Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn là đúng đấy chứ ạh.

Phương pháp giá lẻ phải căn cứ trên doanh thu và tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu để xác định giá vốn.

Trong ví dụ của bạn, nếu tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn là 8% thì công ty không thể lấy 8% nhân với doanh thu để tính ra giá vốn được mà phải tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu: 8%/108% = 7,40741%. Nếu doanh thu trong kỳ là 10.000 thì giá vốn là 7.407,41.

Tuy nhiên phương pháp giá lẻ không tính toán như vậy (cách tính đó là theo phương pháp lãi gộp). Theo phương pháp giá lẻ, các công ty tính tỷ lệ giá vốn trên giá bán (của hàng sẵn có để bán), rồi lấy tỷ lệ đó nhân với giá lẻ của hàng tồn cuối để ra giá vốn (tương tự với việc lấy hàng tồn cuối theo giá bán lẻ trừ đi khoản lãi gộp trên giá bán lẻ).

Ví dụ về phương pháp giá lẻ thường áp dụng tại các công ty Mỹ có thể xem trong file đính kèm.

Phương pháp định giá truyền thống trong ngành bán lẻ bằng cách cộng một tỷ lệ vào giá vốn bị phê phán là không phải là giá tối ưu (xem bài review đính kèm).
 

Đính kèm

  • Emerging trends in retail pricing practice implications for research.pdf
    136.3 KB · Lượt xem: 12
  • Retail Inventory Method.pdf
    352.9 KB · Lượt xem: 13
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Bàn về dự thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Tiếp tục thảo luận về VAS 11 và 16 trên cơ sở bài viết của tác giả Trịnh Đức Vinh

Bài 2: Chuẩn mực số 11: Hợp đồng xây dựng và Chuẩn mực kế toán số 16: Tài sản cố định hữu hình.
3. Chuẩn mực số 11: Hợp đồng xây dựng:
3.1. Bổ sung quy định doanh nghiệp phải ghi nhận ngay khoản lỗ dự kiến trong tương lai phát sinh từ hợp đồng xây dựng vào chi phí (Đoạn 22 và 36).
a. Nội dung vấn đề:
Khi tổng chi phí thực hiện hợp đồng xây dựng ước tính cao hơn tổng doanh thu hợp đồng thì khoản lỗ dự kiến phải được ghi nhận ngay vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
- Chuẩn mực kế toán “Hợp đồng xây dựng” của Việt Nam trước đây chưa có quy định cụ thể về việc ghi nhận khoản lỗ dự kiến này, tuy nhiên Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” (ban hành sau Chuẩn mực “Hợp đồng xây dựng”) có yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận các khoản dự phòng đối với nợ phải trả nói chung và bảo hành công trình xây dựng nói riêng. Việc bổ sung quy định phải ghi nhận khoản lỗ dự kiến đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn (đã quy định ở Chuẩn mực chung của Việt Nam), theo đó các khoản lỗ có khả năng phát sinh cần phải được ghi nhận ngay.
- Việc xác định các khoản chi phí sẽ phát sinh đã nằm trong dự toán, đồng thời việc biến động giá của các loại vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến hợp đồng xây dưng là hoàn toàn có thể xác định được do giá nguyên vật liệu, nhân công... đều dễ dàng xác định trên cơ sở giá thị trường. Vì vậy, quy định về việc ghi nhận phần chi phí vượt doanh thu dự kiến của hợp đồng xây dựng là hoàn toàn khả thi và phù hợp với thực tiễn tại các doanh nghiệp xây dựng.
Các quy định này đã có trong IAS 11 trước khi Việt Nam xây dựng VAS 15 (2002). Có lẽ do lúc xây dựng VAS 15 lần đầu ban soạn thảo cho rằng nội dung này quá mới mẻ, khó áp dụng nên chưa đưa vào VAS 15 phiên bản 2002?
Việc ghi nhận khoản lỗ dự kiến vào báo cáo kết quả kinh doanh là theo nguyên tắc thận trọng, mặc dù trong CF 2010 IASB cho rằng nguyên tắc này mâu thuẫn với nguyên tắc trung lập (neutral)! Thực tế thì trong nhiều chuẩn mực kế toán cụ thể, nguyên tắc thận trọng vẫn được áp dụng.

3.2. Bổ sung thêm một số thuyết minh thông tin liên quan đến các khoản phải thu, phải trả liên quan đến hợp đồng xây dựng (Đoạn 42)
a. Nội dung:
Trong đoạn 42, yêu cầu doanh nghiệp thuyết minh thông tin cụ thể về các khoản phải thu, phải trả cho khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng và cách thức tính toán các khoản phải thu, phải trả (đoạn 43-44).
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Việc yêu cầu doanh nghiệp thuyết minh thông tin đối với các khoản phải thu, phải trả khách hàng là nhằm cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng BCTC. Các thông tin này về cơ bản đã được trình bày gộp với các khoản phải thu, phải trả thương mại khác trên BCĐKT, trên thuyết minh BCTC chỉ báo cáo thêm chi tiết nên việc bổ sung quy định này là khả thi và phù hợp với thực tiễn.

Theo hướng dẫn của IAS 11 thì các khoản phải thu, phải trả này không phải như các khoản phải thu, phải trả thương mại (hạch toán trên các tài khoản thuộc nhóm 13 hay loại 3 trong kế toán Việt Nam)!


4. Chuẩn mực kế toán số 16: Tài sản cố định hữu hình
4.1. Bổ sung quy định về phạm vi ngoại trừ áp dụng Chuẩn mực (đoạn 03)
a. Nội dung
Chuẩn mực này không áp dụng đối với:
- Tài sản dài hạn nắm giữ để bán (Do thuộc phạm vi của CMKT “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục”);
- Tài sản sinh học của hoạt động nông nghiệp (Thực hiện theo quy định của CMKT “Nông nghiệp”);
- Tài sản thăm dò và khai thác khoáng sản (Thực hiện theo CMKT “Thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản”);
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các ngành khai khoáng, nông nghiệp, có các đặc thù, vì vậy, việc sử dụng tài sản cũng như xác định giá trị một số loại tài sản cố định của các ngành, lĩnh vực nêu trên cần có quy định riêng trong CMKT cho các ngành, lĩnh vực đó. Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu các CMKT cho ngành khai khoáng, nông nghiệp và dự kiến sẽ ban hành trong 2-3 năm tới nên việc bổ sung quy định về phạm vi ngoại trừ là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn.

VAS 3 (2001) xây dựng khi Việt Nam chưa ban hành các chuẩn mực tương đồng với IFRS 5, IAS 41, IFRS 8. Khi Việt Nam xây dựng các chuẩn mực tương đồng với các chuẩn mực trên thì trong VAS 16 (2015) này cần phải có ngoại trừ. Tuy nhiên vì các chuẩn mực không được xây dựng đồng thời nên thời hạn có hiệu lực của các ngoại trừ này sẽ là thời điểm dự kiến các chuẩn mực liên quan có hiệu lực. Việc áp dụng các chuẩn mực có sử dụng giá trị hợp lý (fair value) sẽ gây ra nhiều thay đổi trong kế toán Việt Nam và sẽ gặp không ít khó khăn khi áp dụng trong thời gian đầu.

4.2. Bổ sung một số thuật ngữ (đoạn 06)
a. Nội dung
- Bổ sung thuật ngữ “Giá trị đặc thù của đơn vị”: Là giá trị hiện tại của luồng tiền mà đơn vị có được từ việc sử dụng tài sản liên tục và từ việc thanh lý tài sản hoặc giá trị hiện tại của luồng tiền đơn vị phải gánh chịu khi thanh toán nợ phải trả;
- Bổ sung thuật ngữ “Lỗ giảm giá trị tài sản”: Là khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản vượt quá giá trị có thể thu hồi;
- Bổ sung thuật ngữ “Giá trị sử dụng”: Là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự kiến thu được trong tương lại từ việc sử dụng tài sản.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các thuật ngữ nêu trên không phải là thuật ngữ mới trong CMKTQT, tuy nhiên là thuật ngữ mới trong CMKT Việt Nam vì có liên quan đến một số nội dung mới được bổ sung (được trình bày trong các mục sau). Vì vậy, việc bổ sung các thuật ngữ này là cần thiết để diễn giải các nội dung được bổ sung cho CMKT Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế
Các thuật ngữ này liên quan đến chuẩn mực “Giảm giá trị tài sản”. Đây cũng là một nội dung khá phức tạp đối với đa số kế toán Việt Nam.

4.3. Bổ sung quy định về khoản chi phí tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và khôi phục lại hiện trạng ban đầu được tính vào nguyên giá TSCĐ (đoạn 16).
a. Nội dung
Các chi phí ước tính cho việc phá hủy, điều chuyển tài sản, khôi phục hiện trạng ban đầu được tính vào nguyên giá của TSCĐ (ngoại trừ trường hợp các chi phí này được tính vào giá trị hàng tồn kho).
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam trước đây chưa có quy định về việc tính chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng, khôi phục hiện trạng ban đầu vào nguyên giá TSCĐ do chi phí này chưa thực sự phát sinh tại thời điểm ghi nhận TSCĐ.
Tuy nhiên, việc tháo dỡ, hoàn trả và khôi phục mặt bằng sau khi đã sử dụng TSCĐ là việc làm bắt buộc theo quy định của pháp luật về môi trường, nằm trong yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng một số tài sản như giàn khoan, khai mỏ, xây dựng... Chuẩn mực quốc tế cũng quy định rõ các chi phí nêu trên mặc dù là chi phí ước tính nhưng là cần thiết để được phép sử dụng TSCĐ, vì vậy, nguyên giá của TSCĐ cần phải được bao gồm các loại chi phí này để doanh nghiệp có nguồn (thông qua khấu hao) để thực hiện các công tác về môi trường. Việc bổ sung quy định này vào Chuẩn mực sẽ giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phù hợp với các nguyên tắc kế toán cơ bản là phải tính đúng, đủ chi phí sử dụng tài sản.
- Việc xác định chi phí ước tính để khôi phục, hoàn trả mặt bằng là cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian và mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí đã phát sinh trong quá khứ để xác định chi phí trong tương lại ở mức độ tương đối chắc chắn.

Việc ghi nhận vào nguyên giá của tài sản cố định chi phí phục hồi môi trường là để tuân thủ nguyên tắc giá gốc và phản ánh đúng nợ phải trả của doanh nghiệp (doanh nghiệp có nghĩa vụ phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động ngay tại thời điểm có được tài sản), chứ không phải tạo nguồn để chi trả sau này. Việc khấu hao không tạo ra nguồn vốn để chi trả mà khấu hao đơn thuần là phân bổ giá trị phải khấu hao vào chi phí!
Các quy định bổ sung vào VAS 16 (2015) này sẽ giải quyết được các vướng mắc của các doanh nghiệp trong ngành khai thác mỏ, tuy nhiên giá trị vốn hóa vào nguyên giá tài sản để khấu hao chỉ là các khoản mà không tính vào giá trị hàng tồn kho.
Chẳng hạn một công ty khai thác mỏ theo kiểu khai thác lộ thiên. Khi công ty mua lại mỏ đang khai thác thì giá trị ước tính của chi phí hoàn thổ, phục hồi môi trường tương ứng với phần đã đào thì tính vào nguyên giá (ghi tăng nguyên giá và tăng nợ phải trả). Tuy nhiên chi phí ước tính để hoàn thổ tương ứng với phần khai thác hàng năm thì được tính vào giá thành (ghi tăng giá thành và nợ phải trả).

4.4. Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc và căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ thông qua trao đổi (đoạn 24-26)
a. Nội dung
- Nguyên giá TSCĐ có được thông qua giao dịch trao đổi được xác định bằng gia trị hợp lý của tài sản nhận về trừ khi giao dịch không mang yếu tố thương mại và giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi và TSCĐ nhận về không xác định được một cách đáng tin cậy.
- Đoạn 25 và 26 đưa ra nguyên tắc xác định giao dịch trao đổi mang tính thương mại hay không dựa vào các yếu tố rủi ro, thời gian và giá trị của các dòng tiền liên quan đến tài sản nhận về phải có sự khác biệt với tài sản mang đi trao đổi và giá trị đặc thù của đơn vị.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Quy định nêu trên là phù hợp với quy định hiện hành của CMKT Việt Nam “Doanh thu và thu nhập khác”, theo đó nếu trao đổi tài sản tương tự về bản chất thì không tạo ra doanh thu nhưng nếu trao đổi tài sản khác nhau thì sẽ tạo ra doanh thu (được coi như một giao dịch mua và một giao dịch bán). Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam cũng có quy định tương tự trong trường hợp này và đã được thực tế chấp nhận từ trước tới nay. Việc đưa quy định này vào CMKT “TSCĐ hữu hình” mang tính chất nâng lên tầm Chuẩn mực đối với giao dịch trao đổi TSCĐ, vì vậy quy định này hoàn toàn khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Sự thay đổi này trong VAS 16 (2015) là do thay đổi trong cách phân loại và hạch toán trao đổi tài sản theo IAS 16 (2003). Việc phân loại thành trao đổi có bản chất thương mại và trao đổi không có bản chất thương mại sẽ logic, hợp lý hơn là phân loại thành trao đổi tương tự và không tương tự như trong phiên bản trước (có tài sản trao đổi tương tự nhưng lại không có bản chất thương mại và ngược lại).

4.5. Bổ sung mô hình đánh giá lại TSCĐ (đoạn 29 đến đoạn 34)
a. Nội dung
- Doanh nghiệp được lựa chọn mô hình giá gốc hoặc đánh giá lại TSCĐ;
- TSCĐ có giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy có thể đánh giá lại theo giá trị hợp lý trừ hao mòn lũy kế.
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
- Mô hình đánh giá lại là một quy định mới trong CMKT Việt Nam. Từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện đánh giá lại TSCĐ theo Quyết định của Nhà nước, khi cổ phần hóa, khi chuyển đổi hình thức sở hữu, khi mang TSCĐ đi góp vốn nhưng chưa tự đánh giá lại TSCĐ nếu không rơi vào các tình huống nêu trên.
- Mô hình đánh giá lại TSCĐ là một trong những điểm thay đổi lớn nhất của CMKT đợt này, theo đó sẽ làm thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và CMKTQT. Kỹ thuật đánh giá lại không phải là khó khăn đối với Việt Nam vì các doanh nghiệp khi cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu... đã thực hiện việc đánh giá lại. Mặt khác mô hình đánh giá lại cũng chỉ áp dụng đối với các TSCĐ mà giá trị hợp lý có thể xác định được một cách tin cậy nên không có nhiều rủi ro đối với thông tin trình bày trên BCTC.
- Một trong những khác biệt lớn nhất giữa CMKT Việt Nam và CMKTQT là mô hình đánh giá lại TSCĐ và phương pháp giá trị hợp lý trong các CMKT khác. Nếu đợt sửa đổi CMKT lần này không cập nhật mô hình đánh giá lại TSCĐ thì sẽ làm giảm đáng kể ý nghĩa của việc ban hành lại CMKT Việt Nam.
- Tại thời điểm hiện nay, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có khả năng đánh giá lại TSCĐ, tuy nhiên, để đảm bảo CMKT phù hợp với tương lai và ít phải thay đổi thì các quy định đưa ra cần tính đến tầm nhìn dài hạn. Hơn nữa, doanh nghiệp không bị bắt buộc áp dụng mô hình đánh giá lại mà được phép lựa chọn giữa mô hình giá gốc và mô hình đánh giá lại (nếu phù hợp với đặc thù và trình độ quản lý của doanh nghiệp). Trong văn bản hướng dẫn CMKT cũng có thể quy định trước mắt cho phép các công ty niêm yết lựa chọn áp dụng thí điểm, sau một thời gian sẽ mở rộng đối tượng áp dụng cho các công ty phải kiểm toán báo cáo tài chính theo Luật Kiểm toán độc lập.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó áp dụng mô hình đánh giá lại trong thời gian trước mắt. Theo các nghiên cứu ở các nước như Anh, Úc thì tỷ lệ các công ty áp dụng mô hình đánh giá lại trong kế toán TSCĐ cũng rất thấp (3-5%), chuẩn mực kế toán Mỹ hiện hành không cho phép đánh giá lại TSCĐ.

Một số nội dung mới của VAS 16 (2015) mà tác giả chưa đề cập:

- Chuẩn mực mới thay đổi trình bày cách ghi nhận các chi phí sau ban đầu (áp dụng cùng tiêu chuẩn như ghi nhận ban đầu), không áp dụng tiêu chuẩn “các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó” vì IASB cho rằng rất khó để xác định xem là việc sửa chữa, thay thế là để duy trì tình trạng ban đầu hay cải thiện trạng thái tiêu chuẩn ban đầu. Quy định này sẽ dẫn đến cách hạch toán sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán hiện hành.

- Chuẩn mực mới yêu cầu khấu hao riêng các bộ phận quan trọng của tài sản nếu các bộ phận này có thời gian hữu ích khác nhau, chuẩn mực cũ không quy định rõ ràng.

- Chuẩn mực mới yêu cầu khấu hao TSCĐ khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, và chỉ ngừng khấu hao khi chấm dứt ghi nhận tài sản, kể cả khi tài sản nhàn rỗi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA