Thực tế khi triển khai phần mềm cho các DN, mình thấy đến 3 cách hạch toán liên quan tạm ứng chứ không phải chỉ 2 cách (1 & 2) như các mem đang thảo luận:
1. Cách 1:Có thu tạm ứng toàn bộ số tiền tạm ứng (bút toán đảo bút toán tạm ứng).
Sau đó coi như mua trực tiếp NCC, không liên quan đến công nợ NV
2. Cách 2: Phần viết HĐ mua hàng đúng bằng số tiền mua hàng. TK có 141
Nợ 1561, 1331. Có 141
Chỉ thu (or chi) phần chênh lệch từ NV tạm ứng.
Cách thứ 3 như dưới đây:
3. Cách 3: Phần viết HĐ mua hàng đúng bằng số tiền mua hàng. TK có 331
Nợ 1561, 1331. Có 331
Tiến hành bút toán cấn trừ: Nợ 331, Có 141 đúng bằng số tiền mua hàng, đồng thời chỉ thu (or chi) phần chênh lệch từ NV tạm ứng
Cách 3 này có ưu điểm:
- Quản lý công nợ NCC bên cạnh quản lý công nợ NV
- Phân tích được doanh số mua từ NCC
Khi thiết kế PM thì cách 3 cũng không rườm rà, vì nó thực hiện ngay lúc tiến hành thu - chi phần chênh lệch bởi nghiệp vụ thanh toán tạm ứng
Nhu cầu sử dụng cách nào tùy vào DN nhưng về quan điểm của mình thì:
- Cách 2 sẽ được áp dụng nhiều nhất vì không dôi phát sinh và hợp lý
- Cách 1 không nên áp dụng như các bạn đã trình bày. Từ trước tới nay mình rất ghét cách này và cũng khuyến cáo khách hàng không nên áp dụng.
- Cách 3 nên áp dụng trong các công ty có nhu cầu quản lý công nợ 2 cấp ( cả NCC và NV) và phân tích Doanh số mua của NCC
Ngoài ra, một số DN áp dụng khi đưa tạm ứng cho NV thì không hạch toán, chỉ ký xác nhận, đến lúc hàng về mới hạch toán mua hàng.
ERPS