Hội thảo trực tuyến "Hạch toán lợi nhuận trong đơn vị xây lắp"

  • Thread starter haiphan
  • Ngày gửi
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
Xin chào các bác.
Em mới được phân công làm kế toán cho một đơn vị xây dựng(Cầu đường). Em chưa biết phải hạch toán lợi nhuận như thế nào khi kết chuyển cuối kỳ.
Hiện tại đang làm:
642,635 kết chuyển lên 1422( phân bổ cho các CT theo PS 154)
lợi nhuận = 3%dt


Em đã đọc lại chế độ kt mới (theo 15) thì không còn TK 1422, bây giờ các chi phí 642,635 đưa vào đâu?(không thể phân bổ hết trong kỳ được vì liên quan đến nhiều kỳ và nhiều). Nếu đưa vào 242 rồi mới phân bổ lại thì phức tạp quá và phải sửa lại CT kế toán( mấy ông soạn chế độ kt đếch biết cái khổ của người làm, cứ sướng là thay). Kết chuyển LN trong đơn vị XDCB thì hạch toán như thế nào chứ cứ 3%DT em thấy nó không ổn tý nào.

Các bác cao thủ xem và giúp em với nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
TK 642:
Có lẽ bạn đã gặp khó khăn khi không tách bạch chi phí quản lý dự án (TK 627) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). Bạn đã không theo dõi hoặc không thể theo dõi riêng 2 loại chi phí trên.
Các đơn giản nhất bạn cứ kết chuyển vào 911, rồi lập đăng ký chuyển lỗ sang đúng năm doanh thu sẽ phát sinh.
Note: Bạn làm cầu đường không có nghiệm thu tiến độ hoàn thành để ghi nhận doanh thu à????
TK 635: Chi phí lãi vay để đầu tư thì được vốn hóa. Để dùng làm vốn lưu động (mua NVL cung ứng cho bên A...) thì kết chuyển vào KQKD trong kỳ.
 
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
TK 642:
Có lẽ bạn đã gặp khó khăn khi không tách bạch chi phí quản lý dự án (TK 627) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). Bạn đã không theo dõi hoặc không thể theo dõi riêng 2 loại chi phí trên.

Hai loại chi phí trên kết chuyển khác nhau. nên bản chất cùng khác nhau. Chi phí 627 la chi phí được kết chuyển vào 154, 642 kc vào 911 (or vào 1422 - Chế độ cũ). Việc theo dõi tách bạch 2 loại chi phí trên thì ở đơn vị nào cũng làm.
Các đơn giản nhất bạn cứ kết chuyển vào 911, rồi lập đăng ký chuyển lỗ sang đúng năm doanh thu sẽ phát sinh.
Con lạy bố, bố làm báo cáo tài chính mà lỗ thì con đố bố đi vay được tiền mà làm tiếp. Có mà đi vào Chí Hòa mà vay.
Note: Bạn làm cầu đường không có nghiệm thu tiến độ hoàn thành để ghi nhận doanh thu à????

Sao mà không có, nhưng nên biết rằng trong xây dựng cầu đường khi nào giá trị dở đang cuối kỳ rất lớn. Do vậy khi kết chuyển giá vốn thì kết chuyển bao nhiêu là đúng.

TK 635: Chi phí lãi vay để đầu tư thì được vốn hóa. .

Điều này chỉ đúng với trường hợp lãi vay phát sinh của dự án đầu tư. Đây là lãi vay vôn lưu động.

Dù sao cũng rất cảm ơn
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Con lạy bố, bố làm báo cáo tài chính mà lỗ thì con đố bố đi vay được tiền mà làm tiếp. Có mà đi vào Chí Hòa mà vay.
Sao bạn trả lời thành kiến vậy? Nói như thế thì người ích kỹ 1 chút liệu có thể hướng dẫn cho bạn chi tiết không?
Hiện tại đang làm:
642,635 kết chuyển lên 1422( phân bổ cho các CT theo PS 154)
Hiện tại bạn đã làm sai. TK 642 là chi phí thời kỳ, khi phát sinh thi không thể thu hồi do đó không được phép treo. Trừ chi phí quản lý giai đoạn trước hoạt động, lúc đó bạn hạch toán vào TK 142 hoặc 242 chứ cũng không hạch toán vào 642 sau đó KC ngược lại. Nếu đã hạch toán thì xử lý bằng các bút toán điều chỉnh nghiệp vụ sai (ghi âm chẳng hạn), không kết chuyển ngược lại như thế.
TK 635 chỉ được vốn hóa khi đầu tư XD. Trường hợp của bạn tôi phân tích là vay làm vốn lưu động (vay mua NVL chẳng hạn) do đó cũng không vốn hóa, phải KC vào 911, không KC vào 142. Trường hợp mua TS trả góp thì lãi vay trả góp hạch toán Nợ 242/Có 331 sau đó KC Nợ 635/Có 242, không có chuyện ghi Nợ 242/Có 635.
Không có hướng dẫn nào trong chế độ kế toán hiện hành cho phép kết chuyển chi phí QL và lãi vay đã phát sinh vào chi phí trả trước cả.
Vấn đề của bạn: Không muốn BCTC lỗ.
Giải quyết: Xem lại các hạng mục nào nghiệm thu rồi thì ghi nhận doanh thu. Chỉ cần bổ sung 1 số giấy tờ hành chính thì bạn đã có thể có đủ căn cứ để ghi nhận doanh thu cho các phần công việc đã phát sinh, phù hợp với CM ghi nhận doanh thu.
Khó khăn: Hạch toán giá vốn như thế nào?
Sao mà không có, nhưng nên biết rằng trong xây dựng cầu đường khi nào giá trị dở đang cuối kỳ rất lớn. Do vậy khi kết chuyển giá vốn thì kết chuyển bao nhiêu là đúng.
Các chi phí không thể theo dõi chi tiết thì có thể phân bổ. Tiêu thức phân bổ là % doanh thu, căn cứ vào tỷ lệ chi phí trong dự toán. Ban không phải lo đúng-sai ở con số phân bổ. Việc tính toán và lựa chọn tiêu thức phân bổ là chuyện ... kế toán quản trị, mà kế toán quản trị thì không thể chính xác như kế toán tài chính được. Với lại, không quan tâm nó chính xác hay không trong trường hợp này vì bạn không cần nó chính xác, chỉ lo là nó có phù hợp với chuẩn mực ghi nhận giá vốn hay không! Theo tôi thì ghi nhận 1 phần giá vốn căn cứ vào tỷ lệ doanh thu và dự toán hoàn toàn phù hợp CM.
Chúc bạn thành công và chú ý từ ngữ khi tham gia diễn đàn nghề nghiệp.
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Khó khăn: Hạch toán giá vốn như thế nào?

Các chi phí không thể theo dõi chi tiết thì có thể phân bổ. Tiêu thức phân bổ là % doanh thu, căn cứ vào tỷ lệ chi phí trong dự toán. Ban không phải lo đúng-sai ở con số phân bổ. Việc tính toán và lựa chọn tiêu thức phân bổ là chuyện ... kế toán quản trị, mà kế toán quản trị thì không thể chính xác như kế toán tài chính được. Với lại, không quan tâm nó chính xác hay không trong trường hợp này vì bạn không cần nó chính xác, chỉ lo là nó có phù hợp với chuẩn mực ghi nhận giá vốn hay không! Theo tôi thì ghi nhận 1 phần giá vốn căn cứ vào tỷ lệ doanh thu và dự toán hoàn toàn phù hợp CM.
Chúc bạn thành công và chú ý từ ngữ khi tham gia diễn đàn nghề nghiệp.[/QUOTE]


Việc phân bổ, xác định giá vốn, để lại dở dang đối với các doanh nghiệp xây lắp là chuyện làm hàng ngày, nhưng tôi còn gặp phải trường hợp doanh thu đã đủ điều kiện ghi nhận nhưng chi phí chưa tập hợp đủ (do giao cho các tổ đội làm, mà họ chưa kịp hoàn chứng từ), không biết có thể trích trước vào tài khoản 335 được không?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Việc phân bổ, xác định giá vốn, để lại dở dang đối với các doanh nghiệp xây lắp là chuyện làm hàng ngày, nhưng tôi còn gặp phải trường hợp doanh thu đã đủ điều kiện ghi nhận nhưng chi phí chưa tập hợp đủ (do giao cho các tổ đội làm, mà họ chưa kịp hoàn chứng từ), không biết có thể trích trước vào tài khoản 335 được không?

Đó là do lỗi của bạn khi quản lý. Đa số các bạn sẽ áp dụng cách trích trước chi phí: hạch toán Nợ 154/Có 335 nhưng quyết toán thuế TNDN tôi không dám chắc có được chấp nhận hay không. Nếu bạn có thể giải quyết khoản 335 này trong năm tài chính thì có thể dễ dàng hơn cho việc giải trình với cán bộ thuế khi quyết toán bước 2.
Cách giải quyết tốt hơn là... tìm cách kéo dài thời gian thi công ra và lùi lại thời điểm ghi nhận doanh thu, hoặc chỉ ghi nhận 1 phần nào đó. Có 1001 lý do để làm việc này (cách nào thì bạn tự tìm hiểu). Trường hợp bạn thi công cho DN hay nhà nước thì chỉ có cách tạm trích trước chi phí.
 
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
Hiện tại bạn đã làm sai. TK 642 là chi phí thời kỳ, khi phát sinh thi không thể thu hồi do đó không được phép treo. Trừ chi phí quản lý giai đoạn trước hoạt động, Không có hướng dẫn nào trong chế độ kế toán hiện hành cho phép kết chuyển chi phí QL đã phát sinh vào chi phí trả trước cả..

Vấn đề ở đây mình muốn hỏi là: Theo chế độ KT cũ bạn được phép KC chi phí 642 vào TK 1422 ( TK 1422 chứ ko phải TK 1421) sau đó kết chuyển dần vào TK 911. Điều này đúnmg với nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Nhưng hiện tại, theo 15 thì đã bỏ TK 1422 vậy phải làm sao để xử lý được trường hợp này. Vẫn biết là HT vào 242 rồi phân bổ dần, nhưng xin nói thật nếu HT vào 242 rồi phân bổ dần thì anh làm tổng hợp chỉ có mà ốm. Vì ở Cty mình có 20 người làm kế toán phần hành( 1 năm hơn 1 triệu record), chưa kể các đơn vị thành viên, giờ xác định cái nào là lớn, cái nào là nhỏ thì có mà toi. chưa kể kỳ này phân bổ rồi, kỳ sau, năm sau có nhớ mà phân bổ tiếp không?.
Vấn đề của bạn: Không muốn BCTC lỗ.
Giải quyết: Xem lại các hạng mục nào nghiệm thu rồi thì ghi nhận doanh thu. Chỉ cần bổ sung 1 số giấy tờ hành chính thì bạn đã có thể có đủ căn cứ để ghi nhận doanh thu cho các phần công việc đã phát sinh, phù hợp với CM ghi nhận doanh thu.
.

Trong xây lắp, khi lên doanh thu phải có hồ sơ thanh toán đã được A-B xác nhận chứ không lên bừa được đâu.

Khó khăn: Hạch toán giá vốn như thế nào?

Các chi phí không thể theo dõi chi tiết thì có thể phân bổ. Tiêu thức phân bổ là % doanh thu, căn cứ vào tỷ lệ chi phí trong dự toán. Ban không phải lo đúng-sai ở con số phân bổ. Việc tính toán và lựa chọn tiêu thức phân bổ là chuyện ... kế toán quản trị, mà kế toán quản trị thì không thể chính xác như kế toán tài chính được. Với lại, không quan tâm nó chính xác hay không trong trường hợp này vì bạn không cần nó chính xác, chỉ lo là nó có phù hợp với chuẩn mực ghi nhận giá vốn hay không! Theo tôi thì ghi nhận 1 phần giá vốn căn cứ vào tỷ lệ doanh thu và dự toán hoàn toàn phù hợp CM.

Sao mà lại không chính xác, bạn nói vậy giống như kiểu là tôi muốn lỗ lãi bao nhiêu cũng được ah? không được đâu bạn ai, như thế thì thuế TNDN khi nào cũng bằng con số o tròn trĩnh.
 
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
Việc phân bổ, xác định giá vốn, để lại dở dang đối với các doanh nghiệp xây lắp là chuyện làm hàng ngày, nhưng tôi còn gặp phải trường hợp doanh thu đã đủ điều kiện ghi nhận nhưng chi phí chưa tập hợp đủ (do giao cho các tổ đội làm, mà họ chưa kịp hoàn chứng từ), không biết có thể trích trước vào tài khoản 335 được không?


Việc này chỉ phù hợp với một số loại chi phí, ví dụ như: lãi vay, sữa chữa lớn, khấu hao....còn những chi phí cần có Hóa đơn GTGT thì chịu.
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Cách giải quyết tốt hơn là... tìm cách kéo dài thời gian thi công ra và lùi lại thời điểm ghi nhận doanh thu, hoặc chỉ ghi nhận 1 phần nào đó. Có 1001 lý do để làm việc này (cách nào thì bạn tự tìm hiểu).


He he, Bác này chắc chắn không làm trong doanh nghiệp xây dựng rồi, ai lại xui dại em thế, kéo dài thời gian thi công thì em sập tiệm sớm bác ơi.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
He..he.. Đúng là nỗi lòng không biết tỏ cùng ai!
1. Haiphan nói rất đúng, đúng là theo QD 15 thì chi phí 635 phải HT về TK 911 xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Nhưng áp dụng một thực tế trong doanh nghiệp xây lắp lại là cả một vấn đề. Đành rằng ông nhà nước bắt đi từ 635 về 911 là để tránh rủi ro tiềm tàng trong kỳ mà đang bị treo, nhưng lại khổ nỗi cho những ông xây dựng làm ăn chân chính. Nếu kế toán làm đúng thì quá dễ dàng, nhưng làm sao cho linh hoạt mà vẫn đúng mới là cái khó. Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí lãi vay thường rất lớn, nếu hạch toán hết tất cả vào 911 trong kỳ có khi lại thành lỗ to, nguyên do bởi rằng việc ghi nhận doanh thu chưa theo kịp tương ứng. Trước kia ghi nhận doanh thu chủ yếu dựa vào Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành A-B, bây giờ cởi mở hơn thì có thể ghi nhận theo tiến độ hoàn thành công việc. Nhưng hỡi ôi, những cái khối lượng đấy là những cái khối lượng do mình tự tính toán, tự làm, chưa có cơ sở chính xác cuối cùng, lỡ tay quyết toán mà đến khi xác nhận A-B bị cắt đi thì biết xử lý làm sao, điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế VAT đẩu ra thì dễ, nhưng điều chỉnh chi phí và thuế VAT đầu vào thì xử lý thế nào, lại còn vấn đề công nợ nữa chứ? Nếu làm đúng theo chế độ chuyển 635 vào 911 thì có khi tính toàn công trình là lãi nhưng năm đó do chưa thể ghi nhận doanh thu làm cho công trình lại thành lỗ to. Mà cái này mới là nỗi lòng của kế toán xây dựng, biết giải thích làm sao bây giờ? Nếu HT đúng để lỗ thì nó dẫn theo hàng loạt các vấn đề: vay vốn ngân hàng (nhất là đối với các DN đang vay bằng tín chấp), báo cao thành tích, đại hội đồng cổ đông,... có tài thánh mới giải thích được cho các vị ấy hiểu rằng lỗ nhỏ năm nay nhưng sẽ lãi to vào các năm sau. Thậm chí có khi đến ông Giám đốc cũng chẳng ngồi lại được thì ông kế toán trưởng làm sao đi mà giải thích được cái kiểu lỗ năm nay lãi sang năm (mà ông có dám chắc rằng sang năm là sẽ lãi không?), các vị ấy chỉ hiểu rằng kế toán gì mà lỗ thành lãi, lãi thành lỗ,... chẳng thể hiểu nổi. Ngoài ra, còn chưa kể đến cái hệ lụy, có khi ngân hàng đang cho vay, Cty đang hoạt động ngon lành, chỉ vì ông kế toán làm đúng chế độ, chuyển từ lãi dài hạn thành lỗ ngắn hạn làm cho các ông ấy stop ngay các khoản vay, đã nghèo lại còn khó, không có vốn dẫn tới chậm tiến độ, vừa bị chủ đầu tư phạt, vừa không có tiền về để đáo hạn, cái khó nọ đè cái khó kia, tín chấp xây dựng cả hàng chục năm đổ ra sông ra biển, nát một đời doanh nghiệp...
Chẳng biết bên haiphan làm thế nào, nhưng tôi bên này vẫn buộc phải làm sai. Có nghĩa rằng 635 vấn phải chuyển qua 154 rồi vào 632, cái nào có doanh thu thì chuyển vào 632 còn không thì cứ để ở 154 sang năm có doanh thu thì xác định kết quả lãi lỗ sau. Trong thuyết minh báo cáo tài chính tôi cũng nêu rõ vấn đề hạch toán trên, các bác thuế xuống quyết toán rồi cũng chẳng kiểm tra chi tiết, có bác nào thấy thì cũng chẳng dám điều chỉnh lại cho đúng, chẳng được gì, tự nhiên lại mất thành tích - thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước...he..he...
Thôi thì:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa
2. Còn vấn đề thu lãi bằng 3%DT là do các đơn vị xây lắp chủ yếu áp dụng theo hình thức khoán, mà nếu vậy thì cũng phải mở cửa cho người nhận khoán sống một chút. Cứ để 3% đó làm lãi đi, có ai quyết toán đem ra chia ngược đâu. Có lãi là tốt lắm rồi.
3. Cái mà deepblue nói cũng chẳng sai tẹo nào cả. Đúng là kế toán xây dựng trăm ngàn cái khổ, trên thì sắt thép nó rơi vào đầu, dưới thì bê tông nó kê ở đit... (sorry nhé, dân xây dựng hơi tục một chút) trên đe, dưới búa. Chuyện hoàn chứng từ chậm là chuyện thường nhật. Để xử lý vấn đề này trong quyết toán thuế thì bạn cứ ghi nhận doanh thu, ghi nhận chi phí cho đủ, chứng từ thì năm sau lấy (thường năm sau thuế mới vào duyệt quyết toán năm trước), đồng thời giải thích và chứng minh rằng hóa đơn năm nay là của chi phí năm trước (hợp đồng, BB giao nhận hàng, công nợ,...) thì mọi chuyện vẫn OK mà.
 
Sửa lần cuối:
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
He he, Bác này chắc chắn không làm trong doanh nghiệp xây dựng rồi, ai lại xui dại em thế, kéo dài thời gian thi công thì em sập tiệm sớm bác ơi.
Tôi không làm KT xây dựng thật vì hiện tôi làm cho công ty quảng cáo , (đã nghĩ cty XD được gần 1 năm) chỉ có NV của tôi làm KT xây dựng thôi :banana:
Kéo dài thời gian thi công là kéo dài trên giấy tờ, chứ có kéo dài thực tế đâu!!! Có cần phải nói rõ thể không nhĩ!!!!!!!!
Còn chuyện làm sao để vay ngân hàng, làm sao để hồ sơ được thẩm định thì tôi không biết, không bàn, không làm, vì đa số cty tôi làm đều làm B' còn B là ông kẹ nào đó......
Nếu bên A là nhà nước thì giấy tờ hành chính khó thật! Làm với bác nhà nước thì tôi chịu... không dám!
Còn phân bổ chi phí làm sao có thể là "muốn bao nhiêu cũng được". Thứ nhất nó chẳng bao giờ lớn hơn số thực tế đã phát sinh, thứ nhì nó không lớn hơn dự toán. Các bạn làm XD cầu đường (tôi đoán vậy) thì chủng loại vật tư chắc không nhiều lắm. Còn tôi làm XD tư nhân, các công trình sử dụng nhiều thiết bị điện - nước, không phân bổ mà theo dõi chi tiết nghìn loại vật tư điện nước chắc ... chết!
 
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
Có ông nào làm chế độ kế toán không ? Lên tiếng xem nào. Chứ mấy người làm thực tế thì ai cũng đang mắc như ai (kế toán Xây lắp khó và đặc thù).
Tôi không dám tự hòa tuy là mới làm kt được vài năm, nhưng tôi thấy nếu chế độ kế toán không thay đổi ( bỏ đi TK 1422 và 1 số tk khác) mà chỉ cần ban hành thêm vài cái TK mới cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế ( các tài khoản liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu....) thì sẽ dễ làm hơn và ngày càng phù hợp với xu thế phát triển.
Đằng này các ông làm một phát lên trên trời nào là thuế thu nhập hoãn lại (tra từ điển lòi con mắt mà chẳng tìm thấy nghĩa- chắc là không nên hoãn lại sự sung sướng)..... toàn vớ vẩn. Kế toán phải dựa trên nguyên tắc kế thừa, đằng này các ông bỏ cái TK 1422 xong rồi chẳng biết số dư của nó thì chạy vào đâu. hay lại kiểu bắt con bỏ chợ, sống chết mặc bây. Chán.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
He..he.. các ông ấy làm là có cái ý của các ông ấy, về cơ bản là đúng. Thế nên mới cần vận dụng chứ. Quan điểm của tôi về kế toán là: vừa hợp pháp, vừa phải bảo đảm yêu cầu về quản lý, còn mình muốn thêm tài khoản nào cũng được. Tôi thấy khó thì cũng khó nhưng cũng không phải là không giải quyết được. Qua mấy năm làm kế toán xây dựng tôi thấy mình cũng sỏi đá ra nhiều, hóa ra là sắt thép, bê tông không phải là cứng, kế toán không phải lúc nào cũng Nợ - có, có cái Nợ mà chẳng phải thu, có cái Có mà chẳng phải trả... nghĩ ra cũng thấy hay!
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Tôi không làm KT xây dựng thật vì hiện tôi làm cho công ty quảng cáo , (đã nghĩ cty XD được gần 1 năm) chỉ có NV của tôi làm KT xây dựng thôi :banana:
Kéo dài thời gian thi công là kéo dài trên giấy tờ, chứ có kéo dài thực tế đâu!!! Có cần phải nói rõ thể không nhĩ!!!!!!!!
Còn chuyện làm sao để vay ngân hàng, làm sao để hồ sơ được thẩm định thì tôi không biết, không bàn, không làm, vì đa số cty tôi làm đều làm B' còn B là ông kẹ nào đó......
Nếu bên A là nhà nước thì giấy tờ hành chính khó thật! Làm với bác nhà nước thì tôi chịu... không dám!
Còn phân bổ chi phí làm sao có thể là "muốn bao nhiêu cũng được". Thứ nhất nó chẳng bao giờ lớn hơn số thực tế đã phát sinh, thứ nhì nó không lớn hơn dự toán. Các bạn làm XD cầu đường (tôi đoán vậy) thì chủng loại vật tư chắc không nhiều lắm. Còn tôi làm XD tư nhân, các công trình sử dụng nhiều thiết bị điện - nước, không phân bổ mà theo dõi chi tiết nghìn loại vật tư điện nước chắc ... chết!


Đúng là bác adamtran lâu ngày không làm xây dựng nên quên rồi thì phải, kéo dài thời gian thi công, dù trên giấy tờ, là điều không ông doanh nghiệp xây dựng nào muốn cả. Thử tưởng tượng xem, nếu kéo dài thời gian thi công, tức là chưa nghiệm thu khi đó chưa có cơ sở để thu tiền, mà không thu được tiền là toi rồi. Vốn thì không có, vay ngân hàng để làm, một ngày không thu được tiền mà trả nợ thì mấy chục, thậm chí hàng trăm triệu nó đập vào đầu thì không chóng thì chầy cũng đi đứt thôi. Ngoài ra, khi làm cho các ban dự án, không nhanh nghiệm thu mà thanh toán mấy ông ấy giải tán ban thì lúc đó biết làm sao đây.

Chỉ cần thằng A nó nói một câu "Chú về làm nghiệm thu, viết hóa đơn để anh trả tiền cho" thì có mà chưa tập hợp được một đồng chi phí nào tớ cũng về viết ngay, thu tiền là trên hết.

Vấn đề ở đây không phải là doanh thu, mà vấn đề là quản lý chi phí cơ.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Thực ra vấn đề adam_tran nói là việc làm chậm lại việc ghi nhận doanh thu trên giấy tờ quyết toán thuế. Tuy nhiên, nó xuất hiện một cái khó là mình chỉ muốn chậm với thuế nhưng không muốn chậm với bên A. Trong khi A ký ngay cho mình mà mình giấu doanh thu, sang năm trình cái xác nhận, nghiệm thu năm trước ra, có khi nó lại phạt cho ấy chứ (còn chưa kể tới vấn đề là sau khi xong thì phải xuất hoá đơn cho A luôn). Bên mình năm ngoái quyết toán, chỉ vô tình nhìn thấy cái BB nghiệm thu bàn giao công trình mà mấy bác thuế đã bắt lôi hợp đồng ra rồi bắt ghi nhận vào doanh thu và quyết toán, trong khi bên A mặc dù đã ký BB nghiệm thu, bàn giao nhưng không chịu ký vào Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành. Thế là phải cãi nhau một phen, lúc này chuẩn mực kế toán cũng chẳng áp dụng được, nếu cứ theo BB bàn giao mà chưa có xác nhận khối lượng hoàn thành A-B thì về chuẩn mực là coi như hàng đã chuyển giao nhưng lại chẳng có số để mà quyết toán. Mấy pác thuế nói là lấy số quyết toán theo dự toán, nhưng làm sao mà làm thế được, nhỡ khi quyết toán A-B nó cắt của mình, lại qua bên cầu Kho bạc, cầu cơ quan chủ quản, cầu kiểm toán, mỗi nơi nó sà xẻo một tí thì cái chênh lệch giữa cái mình mong muốn với cái nó ký cho cuối cùng đã là cả một khoảng rộng rồi. Thế mới biết kế toán không thể không liều được!
Lại nói về vấn đề quản lý chi phí, chính vì bên xây dựng cơ bản có hàng nghìn mã vật tư nên việc quản lý chi phí rất khó, nhất là các công trình lại thường ở xa, chẳng ông kế toán nào cứ ngày ngày tới đếm được. Chính trong trường hợp này cơ chế khoán lại phát huy tác dụng. Bằng việc gắn quyền lợi và trách nhiệm của chủ nhiệm công trình nên công việc quản lý chi phí sẽ hiệu quả hơn, đồng thời san sẻ được một gánh rất nặng cho kế toán. Tuy nhiên, vấn đề khoán thế nào, khoán ra làm sao lại là cả một nghệ thuật, vì xét cho cùng, doanh nghiệp mới là người ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, nếu có vấn đề gì thì doanh nghiệp mới là pháp nhân chịu trách nhiệm, còn mấy ông chủ nhiệm công trình thì biến mất tiêu, cái hợp đồng khoán chỉ mang tính chất lưu hành nội bộ. Thế cho nên, quản lý chi phí ở đây sẽ chuyển sang vấn đề là cơ chế quản lý! Cách thức thực hiện cơ chế?
Các pác cho ý kiến tiếp nhé!
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
OK. Sorry vì quên ko nhìn chủ đề, cứ nghĩ là về vấn đề liên quan đến giải pháp cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Vì mình thấy phòng kế toán của một số đơn vị ngành xây dựng khá lớn đang gặp rắc rối ko phải về vấn đề nghiệp vụ mà chủ yếu công việc của họ quá overload nên mình mới hỏi trên đây. Chủ yếu là vấn đề quản lý và công nghệ ko đáp ứng được. Nhìn ai bận rộn làm báo cáo báo cày (xung quanh cái phòng kế toán rộng hơn 100 mét chồng chất hàng chục nghìn loại hồ sơ lên đến tận trần nhà... hic), lo lắng ko kịp tiến độ vào những dịp cao điểm (mà mình thấy họ nói chả lúc nào là ko cao điểm cả), v.v... thì thật thấy áy náy trong lòng vì ... chả biết giúp họ bằng cách nào.

Sorry again!
 
Sửa lần cuối:
haiphan

haiphan

Trung cấp
4/12/04
104
0
16
114
viet nam
Quả là mỗi ngành mỗi nghề lại có những khó khăn phức tạp riêng của nó. Theo mọi người, ngoài những vấn đề đó ra thì còn những vấn đề gì bức xúc của ngành xây dựng nữa ko?

Ví dụ:

Các công trình thì ở khắp đất nước, có những công trình cầu cống, đường xá ở những vùng .... chưa có Internet hoặc Internet thì tậm tịt qua đường dialup, nhiều khi còn phải gửi dữ liệu qua đường phát chuyển nhanh (vì thế việc centralized database là không khả thi rồi). Khi đó việc hạch toán ở dưới công trình thế nào? Có vấn đề như ở dưới công trình họ vừa tự mua vật tư và vừa nhận vật tư từ công ty chuyển đến. Họ tự thanh toán tiền lương cho anh em công nhân và sau đó chuyển số liệu đó lên công ty, Rồi một số chi phí phát sinh ngay dưới công trường mà họ sẽ phải tập hợp lại, v.v.... và sau đó họ chuyển những dữ liệu đó lên công ty bằng cách nào (nhất là những công ty có nhiều công trình xây lắp khắp cả nước)? Trên công ty nhập liệu cho tất cả các đội ở công trình hay là ở dưới họ tự làm và sau đó gửi dữ liệu (đã hạch toán theo mẫu) lên trên công ty để tổng hợp? Mọi người có kinh nghiệm và khó khăn gì trong lĩnh vực này thì chia sẻ cho anh em để mọi người cùng học tập nhé.

Thanks!


Càng ngày càng xa chủ đề chính.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Mạn phép cho vấn đề này vào đây để thảo luận: Vấn đề xuất hóa đơn tạm ứng trong các doanh nghiệp xây lắp. Theo các bác phải làm thế nào khi mà A kiên quyết phải có hóa đơn tạm ứng mới chuyển tiền? Các bác làm bên xây lắp chắc là gặp phải vấn đề này thường xuyên chứ?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Mạn phép cho vấn đề này vào đây để thảo luận: Vấn đề xuất hóa đơn tạm ứng trong các doanh nghiệp xây lắp. Theo các bác phải làm thế nào khi mà A kiên quyết phải có hóa đơn tạm ứng mới chuyển tiền? Các bác làm bên xây lắp chắc là gặp phải vấn đề này thường xuyên chứ?

Có chứ, nếu vận dụng thì chỉ vận dụng trường hợp thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Ghi nhận tiền xuất luôn hóa đơn Nợ 111, 112 Có 337, 3331. Doanh thu ghi nhận không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán.
Có điều, quy định 2 hình thức "Thanh toán theo tiến độ" và "Thanh toán theo khối lượng thực tế" thì nó cứng nhắc quá, vì thực tế 1 công trình có cả 2. Thanh toán đều đều theo tiến độ, lâu lâu nghiệm thu 1 phát! Hoặc nghiệm thu rồi nhưng bên A chưa muốn trả ngay, và bên B thì vì lý do bên A chưa trả ngay nên cũng xuất hóa đơn từ từ, trả đến đâu xuất đến đấy. Hoặc là nói nghiệm thu nhưng bên B vẫn "kèo nài" A trả trước 1 phần, A thì nói "muốn tui trả trước thì ông phải xuất hóa đơn".
Xử lý thì vẫn xử lý được, tức vận dụng cả 2: Mỗi hạng mục có thanh toán theo tiến độ kế hoạch (Xuất hóa đơn thu tiền theo tiến độ kế hoạch) Kết thúc hạng mục lại nghiệm thu. Nói chung là chỉ vất vả phần công nợ 1 tí.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Có chứ, nếu vận dụng thì chỉ vận dụng trường hợp thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Ghi nhận tiền xuất luôn hóa đơn Nợ 111, 112 Có 337, 3331. Doanh thu ghi nhận không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán.
Có điều, quy định 2 hình thức "Thanh toán theo tiến độ" và "Thanh toán theo khối lượng thực tế" thì nó cứng nhắc quá, vì thực tế 1 công trình có cả 2. Thanh toán đều đều theo tiến độ, lâu lâu nghiệm thu 1 phát! Hoặc nghiệm thu rồi nhưng bên A chưa muốn trả ngay, và bên B thì vì lý do bên A chưa trả ngay nên cũng xuất hóa đơn từ từ, trả đến đâu xuất đến đấy. Hoặc là nói nghiệm thu nhưng bên B vẫn "kèo nài" A trả trước 1 phần, A thì nói "muốn tui trả trước thì ông phải xuất hóa đơn".
Xử lý thì vẫn xử lý được, tức vận dụng cả 2: Mỗi hạng mục có thanh toán theo tiến độ kế hoạch (Xuất hóa đơn thu tiền theo tiến độ kế hoạch) Kết thúc hạng mục lại nghiệm thu. Nói chung là chỉ vất vả phần công nợ 1 tí.
Oh, lâu quá rồi không vào diễn đàn, sorry vì chưa trao đổi kịp thời với bác adam_tran. Thực ra, theo cách adam_tran nói (xuất hóa đơn theo tiến độ kế hoạch) thì trong thực tế hiếm có đơn vị nào thực hiện (tôi chưa gặp bao giờ), vì như thế sẽ nảy sinh ra vấn đề là giá trị hóa đơn xuất theo tiến độ kế hoạch lớn hơn giá trị A tạm thanh toán, trong trường hợp này làm phát sinh VAT đầu ra phải nộp của phần chênh lệch chưa thu được tiền, sẽ không phải là phương án tối ưu về kinh tế cho bên B. Ngoài ra, còn phải kể tới trường hợp như sau: Hợp đồng ký tại thời điểm 1/12 chẳng hạn, A tạm ứng trước 30% giá trị hợp đồng vào ngày 25/12, công việc thực tế sẽ thực hiện (khởi công) vào ngày 10/1 sang năm. Như vậy, trong quyết toán của năm sẽ có một khoản tạm ứng kể trên, trong trường hợp này thì không thể xuất hóa đơn theo tiến độ như pác nói được. Có lẽ vẫn phải làm theo kiểu xuất hóa đơn nhưng không phải ghi nhận doanh thu? Đây là căn bệnh kinh niên trong ngành xây dựng, cũng chính vì thế quyết toán thuế trong các đơn vị xây dựng luôn phức tạp vì có sự dây dưa năm trước, năm sau, năm trước nữa,.....
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA