chi phí trả trước ngăn han hạch toán thế nào khi bỏ TK 142

  • Thread starter vuductrong
  • Ngày gửi
D

d05403054

Trung cấp
18/4/11
199
18
18
Đồng Nai
có chứ 2421, 2422. Để thuận tiện cho việc hạch toán và lập báo cáo thì có thể chi tiết TK 242 - Chi phí trả trước như sau:
- TK 2421 - Chi phí trả trước ngắn hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
- TK 2422 - Chi phí trả trước dai hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
có chứ 2421, 2422. Để thuận tiện cho việc hạch toán và lập báo cáo thì có thể chi tiết TK 242 - Chi phí trả trước như sau:
- TK 2421 - Chi phí trả trước ngắn hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
- TK 2422 - Chi phí trả trước dai hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
Của bạn là vẫn áp theo qđ 48 15 cũ rồi, tài khoản thì mới mà nội dung cách ghi nhận thì cũ ^ ^

Theo 200 (133 thì chưa đọc) được phân bổ linh hoạt theo năm tài chính hoặc theo 12 tháng kể từ lúc phát sinh. Ngày xưa thầy cô dạy đúng theo câu chữ chế độ nhưng cứ bị mang tiếng oan dạy sai đúng là khổ vì lũ học trò biết 1 mà ko biết 2
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bây giờ 242 không cần tái phân loại nữa, mà chốt luôn ở thời điêm phát sinh lựa chọn phân loại theo 12 tháng hay theo năm tài chính

Thông tư 200:
+
Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước - > khoản không cần biết bao nhiêu tháng, liên quan đến 2 năm tài chính được phép ghi nhận dài hạn hoặc ngắn hạn đều đúng
Quyết định 15:
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. => 3 tháng liên quan 2 năm tài chính là dài hạn không còn là ngắn hạn

Theo các vị ôn thi CPA:
Bạn phải hiểu khi nào thì dùng 12 tháng, khi nào dùng 1 chu kỳ kinh doanh thông thường để phân loại ngắn hạn, dài hạn. Trong VAS và các thông tư hướng dẫn đều có định nghĩa rất rõ ràng. Thông tư 23 hướng dẫn VAS 21 đây:

Theo quy định tại Chuẩn mực số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “Nguyên tắc bù trừ”.
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
b/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
a/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
b/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.

Câu trả lời đấy, theo qđ 48 15 thì 12 tháng sẽ tính từ ngày 1/1 giả sử nó là 3 tháng 11 12 1/n+1 thì chu kỳ của nó sẽ thu hồi vào tháng thứ 13 kể từ ngày 1/1 năm đó, vào năm tài chính sau được sếp dài hạn.
Theo tt 200 thì linh hoạt theo 2 cách tính từ ngày phát sinh hoặc theo năm tài chính.

Theo đúng câu chữ chế độ thì kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm khác kể từ ngày phát sinh nghiệp vụ

Với lại báo cáo tài chính thì khuôn khổ là theo qđ 48 15 200 133, có ai ghi là theo CMKT số ... đâu. Nên ở đây ko nói bạn sai mà là người khác ghi nhận theo kiểu liên quan 2 năm tài chính là dài hạn cũng không sai mà chỉ là đúng chế độ nhưng theo cách mà đa số kế toán ít dùng thôi
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Câu trả lời đấy, theo qđ 48 15 thì 12 tháng sẽ tính từ ngày 1/1 giả sử nó là 3 tháng 11 12 1/n+1 thì chu kỳ của nó sẽ thu hồi vào tháng thứ 13 kể từ ngày 1/1 năm đó, vào năm tài chính sau được sếp dài hạn.
Theo tt 200 thì linh hoạt theo 2 cách tính từ ngày phát sinh hoặc theo năm tài chính.

Theo đúng câu chữ chế độ thì kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm khác kể từ ngày phát sinh nghiệp vụ

Với lại báo cáo tài chính thì khuôn khổ là theo qđ 48 15 200 133, có ai ghi là theo CMKT số ... đâu. Nên ở đây ko nói bạn sai mà là người khác ghi nhận theo kiểu liên quan 2 năm tài chính là dài hạn cũng không sai mà chỉ là đúng chế độ nhưng theo cách mà đa số kế toán ít dùng thôi

Bó tay với các bạn kế toán nào mà hiểu như thế này luôn! Ngày xưa QĐ 15 ghi gây hiểu nhầm Vụ chế độ kế toán và kiểm toán đã có trả lời nhiều rồi mà vẫn còn người không chịu hiểu :D
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Bó tay với các bạn kế toán nào mà hiểu như thế này luôn! Ngày xưa QĐ 15 ghi gây hiểu nhầm Vụ chế độ kế toán và kiểm toán đã có trả lời nhiều rồi mà vẫn còn người không chịu hiểu :D
Mình chỉ thấy câu chữ trong TT 200 và phần bạn trích dẫn cũng đều ghi rất rõ ràng đấy chứ.

+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình chỉ thấy câu chữ trong TT 200 và phần bạn trích dẫn cũng đều ghi rất rõ ràng đấy chứ.

+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
Bạn xem VAS 21 mình đã trích dẫn ở trên để hiểu đúng về chu kỳ sản xuất kinh doanh theo định nghĩa của kế toán.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Theo mình bạn trích VAS việt hóa từ IAS nên có sự khác biệt giữa 2 cái này với chế độ kế toán của V, kế toán V in báo cáo sẽ là theo TT 200, ngày xưa là QĐ 15 cái này to lù lù trên đầu báo cáo rồi. Câu chữ chế độ kế toán dẫn đến cách hiểu như vậy, còn bạn hiểu kế toán V phải theo ias, vas mới là đúng thì theo mình không phải là sai, là đúng nhưng không phải chỉ có như thế mới được gọi là đúng. Không chỉ thầy này thầy kia mà rất nhiều người đều dạy như vậy, vì câu chữ chế độ kế toán VN đúng là phải hiểu như vậy mới đúng. Không thể hiểu sai từ QĐ 15 rồi đến TT 200 vẫn sai câu chữ. Bút sa gà chết, luật sai thì ta làm theo luật hay là ta làm đúng không theo luật, luật chưa sửa câu chữ thì ta vẫn phải theo cho đến khi nó sửa thôi.


+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước

đây là trích dẫn thông tư 200 của bạn, hiểu 3 tháng liên quan 2 năm tài chính là dại hạn hoàn toàn phù hợp với câu chữ này
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo mình bạn trích VAS việt hóa từ IAS nên có sự khác biệt giữa 2 cái này với chế độ kế toán của V, kế toán V in báo cáo sẽ là theo TT 200, ngày xưa là QĐ 15 cái này to lù lù trên đầu báo cáo rồi. Câu chữ chế độ kế toán dẫn đến cách hiểu như vậy, còn bạn hiểu kế toán V phải theo ias, vas mới là đúng thì theo mình không phải là sai, là đúng nhưng không phải chỉ có như thế mới được gọi là đúng. Không chỉ thầy này thầy kia mà rất nhiều người đều dạy như vậy, vì câu chữ chế độ kế toán VN đúng là phải hiểu như vậy mới đúng. Không thể hiểu sai từ QĐ 15 rồi đến TT 200 vẫn sai câu chữ. Bút sa gà chết, luật sai thì ta làm theo luật hay là ta làm đúng không theo luật, luật chưa sửa câu chữ thì ta vẫn phải theo cho đến khi nó sửa thôi.


+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước

đây là trích dẫn thông tư 200 của bạn, hiểu 3 tháng liên quan 2 năm tài chính là dại hạn hoàn toàn phù hợp với câu chữ này
Bạn sang bên này trao đổi nhé.

https://www.facebook.com/groups/webketoanface/permalink/1356792011094927/
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,197
988
113
Nói 1 hồi vẫn chả hiểu gì.
Vậy dài hạn là kể từ thời điểm lập báo cáo TC hay kể từ thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA