chi phí trả trước ngăn han hạch toán thế nào khi bỏ TK 142

  • Thread starter vuductrong
  • Ngày gửi
V

vuductrong

Trung cấp
20/4/11
63
2
8
33
nam dinh
TT 200/BTC bỏ TK 142 thì sẽ hoach toán thay thế bằng tk nào hay cho thẳng vào chi phí, thanks các bạn ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Le tuyet bay

Trung cấp
2/4/13
189
48
28
Thanh Hoa
TK 142 chi phí trả trước phân bổ dưới 1 năm . Nếu bỏ thì hạch toán vào 154; 627;642 đưa vào chi phí trong kỳ luôn
 
  • Like
Reactions: vuductrong
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Tất cả các chi phí trả trước (các chi phí cần phân bổ từ 2 kỳ kế toán trở lên) đều đưa vào TK 242. Khi lập Bảng cân đối kế toán cần bóc tách các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng (hoặc 1 chu kỳ KD đối với các DN có chu kỳ KD dài) kể từ thời điểm trả trước để đưa vào tài sản ngắn hạn, phần còn lại đưa vào tài sản dài hạn.

Để thuận tiện cho việc hạch toán và lập báo cáo thì có thể chi tiết TK 242 - Chi phí trả trước như sau:
- TK 2421 - Chi phí trả trước ngắn hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
- TK 2422 - Chi phí trả trước dai hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.

Ví dụ:
1. Ngày 1/10/2015, công ty A trả tiền thuê nhà cho khoảng thời gian từ 1/10/2015 - 30/09/2016 với tổng số tiền thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 528.000.000 đồng (giá chưa thuế 40.000.000 đ/tháng). Công ty hạch toán tiền thuê nhà trả trước này vào TK 2421


2. Ngày 1/7/2015, Công ty B mua laptop trị giá 24.000.000 và dự tính phân bổ 3 năm. Khi phát sinh nghiệp vụ này sẽ hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn 2422.


3. Ngày 1/1/2015, công ty C xuất sử dụng một số dụng cụ trị giá 180.000.000 đồng, dự tính phân bổ trong thời gian 18 tháng, công ty C chỉ lập Báo cáo tài chính năm vào ngày 31/12. Tại thời điểm 31/12/2015, thời hạn phân bổ của số dụng cụ trên chỉ còn 6 tháng nhưng theo quy định kế toán không phân loại lại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn nên hạch toán vào 2412 và báo cáo ở chỉ tiêu Chi phí trả trước dài hạn trên Báo cáo tài chính 2015.

4. Ngày 1/1/2015, công ty D thanh toán tiền thuê xe con cho thời gian thuê từ 1/1/2015 - 31/12/2015 với số tiền thuê chưa thuế là 360.000.000 đ (30.000.000 đ/tháng). Công ty D lập báo cáo tài chính theo quý. Ngày bắt đầu niên độ kế toán là 1/1. Mặc dù khoản tiền thuê này chỉ liên quan đến 1 niên độ kế toán nhưng do cần phân bổ cho nhiều kỳ lập báo cáo nên công ty D hạch toán khoản chi phí này vào TK 2421. Nếu công ty D chỉ lập báo cáo tài chính năm thì công ty D hạch toán toàn bộ tiền thuê xe này vào TK chi phí (642) mà không cần đưa vào chi phí trả trước để phân bổ.
 
Sửa lần cuối:
A

Anim

Guest
28/5/15
6
0
1
33
Các a/c ơi cho e hỏi ké vấn đề này với ạ, chẳng là cty e thuê dịch vụ kế toán cho năm nay, đến tháng 12 mới nhận được hóa đơn 59 triệu, vậy e đưa chi phí này vào chi phí trả trước ngắn hạn 142 được ko a? vì e thấy tk này được đinh nghĩa là trả trước nhưng đến thag 12 e mới chi số tiền này vậy thì thành ra là "trả sau" hay sao?
Mong mọi người giúp đỡ ạ
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các a/c ơi cho e hỏi ké vấn đề này với ạ, chẳng là cty e thuê dịch vụ kế toán cho năm nay, đến tháng 12 mới nhận được hóa đơn 59 triệu, vậy e đưa chi phí này vào chi phí trả trước ngắn hạn 142 được ko a? vì e thấy tk này được đinh nghĩa là trả trước nhưng đến thag 12 e mới chi số tiền này vậy thì thành ra là "trả sau" hay sao?
Mong mọi người giúp đỡ ạ
Nếu cuối năm mới nhận được hoá đơn dịch vụ cho cả năm mà công ty chỉ lập báo cáo năm thì chỉ cần hạch toán vào cuối năm khi có hoá đơn. Trường hợp công ty bắt buộc phải lập báo cáo quý nhưng chi phí đó không trọng yếu thì cũng không cần trích trước mà để quý IV hạch toán.

Trường hợp chi phí này là trọng yếu thì định kỳ hàng quý kế toán trích trước: Nợ 642/Có 335
 
A

Anim

Guest
28/5/15
6
0
1
33
Trường hợp chi phí này là trọng yếu thì định kỳ hàng quý kế toán trích trước: Nợ 642/Có 335.
Trích trước thì là N 642/C 142 chứa a? e ko hiểu chỗ này lắm ạ,a có thể giải thích cho e ko a?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trường hợp chi phí này là trọng yếu thì định kỳ hàng quý kế toán trích trước: Nợ 642/Có 335.
Trích trước thì là N 642/C 142 chứa a? e ko hiểu chỗ này lắm ạ,a có thể giải thích cho e ko a?
Trích trước chi phí thì phải ghi tăng chi phí, tăng nợ phải trả chứ.
Nợ 642/Có 335. Khi lập Báo cáo tài chính 335 sẽ có số dư có. 142 không thể có số dư Có cuối kỳ.
 
  • Like
Reactions: roses_123
A

Anim

Guest
28/5/15
6
0
1
33
Trích trước chi phí thì phải ghi tăng chi phí, tăng nợ phải trả chứ.
Nợ 642/Có 335. Khi lập Báo cáo tài chính 335 sẽ có số dư có. 142 không thể có số dư Có cuối kỳ.
Thế ko cần dùng đến 142 nữa ạ? e mới vào nghề nên gà mờ lắm ạ :( hixhixx
 
T

thutrang2610

Guest
14/10/15
30
0
6
30
Cả nhà ơi cho em hỏi chút ạ. Bên em có 2 hóa đơn đầu vào tháng 9/15 về lắp đặt hòa mạng mới internet. Hai hóa đơn này xuất trong ngày 04/09/15. Một hóa đơn xuất với nội dung: FTTH hòa mạng mới với số tiền là 1.390.000đ đã bao gồm VAT, còn 1 hóa đơn với số tiền là 50.000đ.
Em có đọc trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký ngày 04/09/15 với trị giá 1,440.000đ (đúng bằng số tiền 2 hóa đơn cộng lại) trả trước 6 tháng mỗi tháng là 240.000đ/tháng.
Vậy chi phí này em hạch toán hết vào chi phí trong tháng 9 có được không ạ hay phải phân bổ trong 6 tháng ạ?
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Cả nhà ơi cho em hỏi chút ạ. Bên em có 2 hóa đơn đầu vào tháng 9/15 về lắp đặt hòa mạng mới internet. Hai hóa đơn này xuất trong ngày 04/09/15. Một hóa đơn xuất với nội dung: FTTH hòa mạng mới với số tiền là 1.390.000đ đã bao gồm VAT, còn 1 hóa đơn với số tiền là 50.000đ.
Em có đọc trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký ngày 04/09/15 với trị giá 1,440.000đ (đúng bằng số tiền 2 hóa đơn cộng lại) trả trước 6 tháng mỗi tháng là 240.000đ/tháng.
Vậy chi phí này em hạch toán hết vào chi phí trong tháng 9 có được không ạ hay phải phân bổ trong 6 tháng ạ?
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
Phân bổ 6 tháng.
 
  • Like
Reactions: thutrang2610
T

thutrang2610

Guest
14/10/15
30
0
6
30
Em cảm ơn anh Kin. Em định khoản như này phải không ạ
Ngày 04/09 khi nhận 2 hóa đơn:
Hóa đơn 1:
- Nợ 242: 1.263.636
- Nợ TK1331: 126.364
Có TK 111: 1.390.000
Hóa đơn 2:
- Nợ 242: 45.454
- Nợ TK1331: 4.546
Có TK 111: 50.000
Cuối mỗi tháng:
Nợ TK 6427: 218.182 ((1.263.636 + 45.454)/6)
Có TK 242: 218.182
Nhưng em có thắc mắc là ký hợp đồng trong tháng 9/2015 mà trả trước 6 tháng thì sẽ trả từ tháng 9 phải không ạ?
Vậy mà em lại nhận được hóa đơn ngày 01/10/15 với trị giá 170.000đ (đã bao gồm VAT) nội dung ghi là thu cước internet từ ngày 01/09/15 đến ngày 30/09/15.
Không lẽ trả trước cho 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/15 ạ?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Em cảm ơn anh Kin. Em định khoản như này phải không ạ
Ngày 04/09 khi nhận 2 hóa đơn:
Hóa đơn 1:
- Nợ 242: 1.263.636
- Nợ TK1331: 126.364
Có TK 111: 1.390.000
Hóa đơn 2:
- Nợ 242: 45.454
- Nợ TK1331: 4.546
Có TK 111: 50.000
Cuối mỗi tháng:
Nợ TK 6427: 218.182 ((1.263.636 + 45.454)/6)
Có TK 242: 218.182
Nhưng em có thắc mắc là ký hợp đồng trong tháng 9/2015 mà trả trước 6 tháng thì sẽ trả từ tháng 9 phải không ạ?
Vậy mà em lại nhận được hóa đơn ngày 01/10/15 với trị giá 170.000đ (đã bao gồm VAT) nội dung ghi là thu cước internet từ ngày 01/09/15 đến ngày 30/09/15.
Không lẽ trả trước cho 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/15 ạ?
1. Khoản 50k cho thẳng vào chi phí.
2. Bạn phải xem lại hợp đồng. Hoặc hỏi bên cung cấp xem thực hư là thế nào. Không đoán mò được.
 
  • Like
Reactions: thutrang2610
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Thế ko cần dùng đến 142 nữa ạ? e mới vào nghề nên gà mờ lắm ạ :( hixhixx
Bạn phân biệt giữa chi phí phải trả 335 và chi phí trả trước 242 (142 không còn sử dụng).
242 và 335 giống nhau đều thuộc nhiều kỳ kế toán
Để phân biệt: Bạn để ý bạn trả tiền lúc nào ấy.
242: đã trả tiền trước, chỉ phân bổ số tiền đó
335: chưa chi trả nhưng chắc chắn sẽ trả trong tương lai và có ảnh hưởng nhiều kỳ kế toán
mục đích phân bổ các khoản chi phí này để nó đúng kỳ và phù hợp với doanh thu, chi phí không bị tăng đột biến
khoản chi này hiện tại bạn chưa chi nên là 335
cái dịch vụ kế toán này của bạn chỉ trong 1 kỳ kế toán không liên quan mấy kỳ sau nên bạn có thể hạch toán thẳng
Nợ 642
Có 111,112
không cần dùng 335
 
T

thutrang2610

Guest
14/10/15
30
0
6
30
1. Khoản 50k cho thẳng vào chi phí.
2. Bạn phải xem lại hợp đồng. Hoặc hỏi bên cung cấp xem thực hư là thế nào. Không đoán mò được.
Vâng em cảm ơn anh.
Em đã xem lại hợp đồng và hỏi lại bên nhà cung cấp họ nói bắt đầu tính cước trả trước từ tháng 10 ạ.
Tiện đây em còn 1 vấn đề muốn hỏi anh và mọi người nữa ạ:
Công ty em kinh doanh bán nguyên liệu nghành nhựa cụ thể là hạt nhựa. Mặt hàng hạt nhựa này mình chỉ mua về bán lại thì em hạch toán theo dõi trên TK 1561 có đúng không ạ?
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Vâng em cảm ơn anh.
Em đã xem lại hợp đồng và hỏi lại bên nhà cung cấp họ nói bắt đầu tính cước trả trước từ tháng 10 ạ.
Tiện đây em còn 1 vấn đề muốn hỏi anh và mọi người nữa ạ:
Công ty em kinh doanh bán nguyên liệu nghành nhựa cụ thể là hạt nhựa. Mặt hàng hạt nhựa này mình chỉ mua về bán lại thì em hạch toán theo dõi trên TK 1561 có đúng không ạ?
Em xin cảm ơn nhiều ạ.
Ok. Hạch toán vào hàng hóa.
 
  • Like
Reactions: thutrang2610
T

trungtamketoanhoasen

Guest
27/1/16
14
4
3
36
Bạn phân biệt giữa chi phí phải trả 335 và chi phí trả trước 242 (142 không còn sử dụng).
242 và 335 giống nhau đều thuộc nhiều kỳ kế toán
Để phân biệt: Bạn để ý bạn trả tiền lúc nào ấy.
242: đã trả tiền trước, chỉ phân bổ số tiền đó
335: chưa chi trả nhưng chắc chắn sẽ trả trong tương lai và có ảnh hưởng nhiều kỳ kế toán
mục đích phân bổ các khoản chi phí này để nó đúng kỳ và phù hợp với doanh thu, chi phí không bị tăng đột biến
khoản chi này hiện tại bạn chưa chi nên là 335
cái dịch vụ kế toán này của bạn chỉ trong 1 kỳ kế toán không liên quan mấy kỳ sau nên bạn có thể hạch toán thẳng
Nợ 642
Có 111,112
không cần dùng 335
Thông tư 200 có sự thay đổi so với quyết định 15 về tài khoản, đó là không còn tách dài hạn với ngắn hạn ra riêng nữa ví dụ như trả trước ngắn hạn với dài hạn, gộp chung vào 1 TK cấp 1 là 242. Vay ngắn hạn và dài hạn đưa chung vào 311. Tuy nhiên khi lập BCTC thì kế toán lại phải tách ra, ngắn hạn riêng và dài hạn riêng.

Về bản chất chi phí trả trước có nghĩa là đã trả tiền, đã nhận chứng từ dịch vụ hoặc hàng hóa đã nhận hoặc vẫn còn đang nhận (ví dụ như bảo hiểm xe cộ, nhà xưởng...). Và một đặc điểm nữa là chi phí này sử dụng cho nhiều kỳ. Theo nguyên tắc phù hợp của kế toán chi phí trả cho nhiều kỳ thì phải trích trước, chứ không được ghi vào kỳ trả tiền. Vậy tài khoản 242 nhằm mục đích tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Về bản chất của TK 335, chi phí đã phát sinh tuy nhiên chứng từ chưa kịp về nên tạm thời không thể ghi là khoản. Như vậy đây là nguyên tắc thận trọng và dồn tích của kế toán, ghi nhận chi phí khi phát sinh chứ không phải thời điểm chi tiền.

Về câu hỏi của bạn, mỗi tháng bạn nên ghi nhận N642/C335. Cuối năm nhận được hóa đơn rồi thì offset cái 335 này. Ghi Nợ 335/Có 331. Hoặc hàng tháng ghi luôn Nợ 642/Có 331 coi như đây là khoản ứng trước theo hợp đồng. Cần nhớ là những khoản tiền này phải chi qua ngân hàng nhé bạn vì cuối năm bên kia xuất cho bạn 1 HĐ 59t>20t rồi.

Còn thắc mắc nào bạn liên hệ với Trung Tâm Kế toán Hoa Sen: Hiển- 0915390397- Kế toán viên công chứng, để được tư vấn nhé. Miễn phí bạn cứ yên tâm
 
  • Like
Reactions: zungcoca
L

letran1611

Guest
23/3/15
149
8
18
43
Tất cả các chi phí trả trước (các chi phí cần phân bổ từ 2 kỳ kế toán trở lên) đều đưa vào TK 242. Khi lập Bảng cân đối kế toán cần bóc tách các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng (hoặc 1 chu kỳ KD đối với các DN có chu kỳ KD dài) kể từ thời điểm trả trước để đưa vào tài sản ngắn hạn, phần còn lại đưa vào tài sản dài hạn.

Để thuận tiện cho việc hạch toán và lập báo cáo thì có thể chi tiết TK 242 - Chi phí trả trước như sau:
- TK 2421 - Chi phí trả trước ngắn hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.
- TK 2422 - Chi phí trả trước dai hạn: Để phản ánh các khoản chi phí trả trước có thời hạn phân bổ trên 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo kỳ gần nhất.

Ví dụ:
1. Ngày 1/10/2015, công ty A trả tiền thuê nhà cho khoảng thời gian từ 1/10/2015 - 30/09/2016 với tổng số tiền thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 528.000.000 đồng (giá chưa thuế 40.000.000 đ/tháng). Công ty hạch toán tiền thuê nhà trả trước này vào TK 2421


2. Ngày 1/7/2015, Công ty B mua laptop trị giá 24.000.000 và dự tính phân bổ 3 năm. Khi phát sinh nghiệp vụ này sẽ hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn 2412.


3. Ngày 1/1/2015, công ty C xuất sử dụng một số dụng cụ trị giá 180.000.000 đồng, dự tính phân bổ trong thời gian 18 tháng, công ty C chỉ lập Báo cáo tài chính năm vào ngày 31/12. Tại thời điểm 31/12/2015, thời hạn phân bổ của số dụng cụ trên chỉ còn 6 tháng nhưng theo quy định kế toán không phân loại lại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn nên hạch toán vào 2412 và báo cáo ở chỉ tiêu Chi phí trả trước dài hạn trên Báo cáo tài chính 2015.

4. Ngày 1/1/2015, công ty D thanh toán tiền thuê xe con cho thời gian thuê từ 1/1/2015 - 31/12/2015 với số tiền thuê chưa thuế là 360.000.000 đ (30.000.000 đ/tháng). Công ty D lập báo cáo tài chính theo quý. Ngày bắt đầu niên độ kế toán là 1/1. Mặc dù khoản tiền thuê này chỉ liên quan đến 1 niên độ kế toán nhưng do cần phân bổ cho nhiều kỳ lập báo cáo nên công ty D hạch toán khoản chi phí này vào TK 2421. Nếu công ty D chỉ lập báo cáo tài chính năm thì công ty D hạch toán toàn bộ tiền thuê xe này vào TK chi phí (642) mà không cần đưa vào chi phí trả trước để phân bổ.
cam on thong tin huu ich cua Hien
 
T

thutrang2610

Guest
14/10/15
30
0
6
30
Cả nhà ơi cho em hỏi 1 chút ạ:
Chữ ký số BKAV phân bổ trong 12 tháng bắt đầu từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016 mới phân bổ hết
Tiền cước Internet trả trước 6 tháng bắt đầu trả từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 mới phân bổ hết
Thế thì tài khoản 242 em có cần chi tiết 2421 và 2422 ko ạ? Vì cũng có 1 số CCDC phân bổ trong 2 năm.
Em xin cảm ơn nhiều ạ!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA