Doanh thu xây dựng

  • Thread starter Hongminh1404
  • Ngày gửi
L

lieuarco

Guest
Theo mình các bạn hạch toán như vậy mỗi người có một cái lý nhưng nếu hạch toán theo dạng như bạn Nam hà nói thì chắc chắn là bạn sẽ bị phạt vì hành vi trốn lậu thuế nếu thuế vào quyết toán. Còn nếu bạn tự xuất hoá đơn trước khi thuế vào theo luật kế toán áp dụng vào ngày 1/7/2007 thì bạn sẽ bị sử phạt 10% trên phần thuế bạn không xác định đấy. Thực tế là bạn nhận tiền bạn phải thực hiện ghi nhận doanh thu theo 2 cách
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động SXKD
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Trường hợp ghi nhận doanh thu theo tiến độ kế hoạch kế toán ghi
Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tài khoản này không áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện được khách hàng xác nhận
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định
ghi:
Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền phải thu theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Theo mình theo hợp đồng xây dựng thường là tạm ứng trước thì bạn nên ghi nhận doanh thu chưa thực hiện và xác định nghĩa vụ thuế với nhà nước như vậy tránh chuyện thuế vào và lại kết luận là trốn lậu thuế vì thực tế là bạn được tạm ứng 1 số tiền trong đó có cả tiền thuế và như vậy bạn đang chiếm dụng vốn của nhà nước. Mình hiểu cái khó của doanh nghiệp xây dựng là bị nhà nước chiếm dụng vốn phải đi vay vốn của nhà nước và các nguồn khác về sxkd nhưng với nhà nước bạn ko thể làm việc ngược lại được đâu
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
>.< Chik is me

>.< Chik is me

Guest
Ôi vậy là mình chết rồi.. Mình đọc mấy cái của các bạn mà jờ lẫn hết cả.. Nhưng đại khái mình ko làm đc như vậy.. Mình lại làm theo kiểu, VD ký xong hđ XD có gtrị là 100tr, Bên A đồng ý tạm ứng cho mình là 20tr, mình chỉ đk: N111/C131 = 20tr.. Rồi những lần sau, tạm ứng lần nào thì cứ đk N111/C131=??.. Tới lúc quyết toán thì mình mới xem cái tổng tiền bên A tạm ứng, và số còn fải thu, lúc đó mới xuất hóa đơn và đk N131/C511 = 100tr (bỏ qua fần thuế).. Như vậy tức là mình đã làm sai fải ko các bạn?
 
  • Like
Reactions: ran889
T

tuhue

Guest
29/9/07
3
0
0
hcm
Cty mình cũng có trường hợp như hongminh1404, mình ghi nhận CP cho ctr ở 621,622,627 hàng tháng mình KC qua 154, còn khi nhận tiền của KH thì đưa vào 1111/1311, KH khi ký HD với Cty mình đơn giá là chưa thuế, người ta nói khi nào TC xong hoàn công thì xuất HĐ và thu thêm tiền, nhưng bạn cũng biết KH có nhiều người xong Ctr rồi mà họ ko chịu nghiệm thu làm Cty mình treo từ năm 2006 đến nay vẫn hoàn tất Ctr được. Mình hạch toán vậy là sai/đúng,
 
K

khoqua75

Guest
23/10/07
486
1
0
Mình có vấn đề này rất rất khổ tâm nhờ cám bạn cứu giúp
Minh mới nhận làm sổ cho một cty xây lắp đường dây điện cao hạ thế, trạm biên áp …..
Cty mình (A) thường nhận thầu chủ đầu tư (B) và giao thầu lại các thầu con (C1), (C2), (C3) …. Tùy theo từng khả năng từng thầu con mà công ty giao khoán từng hạn mục công trình, cũng có 1 số Hợp đồng công ty làm 1 phần.
Trên Hợp đồng (A) ký với (B) thanh toán theo tiến độ, nhưng thực chất ko như vây mà thanh toán theo từng lần thanh toán tiền, VD: Ngay sau khi ký HD (B) phải thanh toán cho (A) 30% giá trị HD, sau khi hoàn thành (B) phải thanh toán cho (A) 50% giá trị HD và 20% khi nghiệm thu bàn giao.
Mặt khác (A) giao thầu lại cho (C1), (C2), (C3)… cũng như trên chẳn theo tiến độ công trình gì cả, vả lại, bộ phận kỷ thuật lập kế hoạch cũng ko dáng tinh cậy ( chỉ lập cho có mà thôi)
Mặt khác dù là thanh toán theo từng lần như trên nhưng cũng có lúc (B) thanh toán cho (A) chậm, nhưng (A) phải thanh toán cho (C1), (C2), (C3)…
=> Các trường hợp thanh toán này đều có xuất hóa đơn GTGT
Điều này dẫn đến lúc thì
- (A) xuất hóa đơn (B) trị giá nhiều mà (C1), (C2), (C3)… xuất cho (A) rất ít => lãi nhiều
- (A) xuất hóa đơn (B) trị giá ít mà (C1), (C2), (C3)… xuất cho (A) rất nhiều => lỗ nhiều
Đến cuối tháng 9/07 các hóa đơn đầu vào đầu ra ko theo hệ thống gì cả.
Mình lấy 01 công trình đến cuối tháng 09/07 như sau:
-(A) nhận nhầu (B): kéo đường dây trung thế và trạm biến áp và công trình chiếu sáng nhà xưởng 5.2 tỷ
-(A) giao (C1) kéo đường dây trung thế: trị giá 3 tỷ
- (A) giao (C2) Làm trạm biến áp 1.5 tỷ
- (A) giao (C3) làm công trình chiếu sáng nhà xưởng trị giá .05 tỷ
=> (A) lãi .02 ty
* Cuối tháng 9/07 xẩy ra 4 TH sau:
TH1:
+ (A) xuất Hóa đơn (B) : 5.2 tỷ ( Qt toán xong với B)
+ (C1) xuất Hóa đơn (A) : 3 tỷ (QT xong)
+ (C2) xuất Hóa đơn (A) : 1 tỷ ( Chưa QT xong)
+ (C3) xuất Hóa đơn (A) : 0 ty ( Chưa QT xong)
=> 5.2 ty – ( 3 + 1 ) = + 1.2 ty
TH2:
+ (A) xuất Hóa đơn (B) : 4 tỷ ( chưa Qt)
+ (C1) xuất Hóa đơn (A) : 3 tỷ (QT xong)
+ (C2) xuất Hóa đơn (A) : 1.5 tỷ (QT )
+ (C3) xuất Hóa đơn (A) : 0.5 ty (QT )
=> 4 tỷ - (3.5 + 1.5 +.05) = - 1.5 ty
TH3:
+ (A) xuất Hóa đơn (B) : 1.56 tỷ ( 30%)
+ (C1) xuất Hóa đơn (A) : .09 tỷ (30%)
+ (C2) xuất Hóa đơn (A) : .04 tỷ (40%)
+ (C3) xuất Hóa đơn (A) : 0 ty (0%)
=> 1.56 ty – ( 0.9 + .04 ) = + 0.26 ty
TH4
+ (A) xuất Hóa đơn (B) : 1.56 tỷ ( 30%)
+ (C1) xuất Hóa đơn (A) : 1.2 tỷ (40%)
+ (C2) xuất Hóa đơn (A) : 0.4 tỷ (40%)
+ (C3) xuất Hóa đơn (A) : 0.2ty (40%)
=> 1.56 ty – ( 1.2 + 0.4 – 0.2 ) = - 0.16 ty

Theo minh làm cho từng TH như sau:
• TH1 vì (A) thầu chính đã Qt với chủ đầu tu (B) nên phần DT xem như ổn
Riêng phần chi phí C2, C3 chưa xuất đủ HD minh tạm tính chi phí
DK: Nợ TK 154..
Co TK 335
XDKQ T9/07 luôn
* TH2: phần 4 tỷ minh treo 337
Còn phần chi phí minh đưa 154..
* TH3 & TH4
(A) xuất cho (B) => TK337
(C1), C2, C3 xuất cho A => 154…

Không biết minh làm như vậy có đúng không, vì Hợp đồng quy định thanh toán theo tiến độ, và đã xuất hóa đơn mà lại treo 337 minh thấy ko hợp lý lắm, nhưng nếu làm theo các hóa đơn của đơn vị cung cấp, thì KQ KD loại xạ hết. Minh mong cả nhà cứu giúp minh với.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
không ai chịu giúp minh hết vậy

Nếu công trình thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì việc bạn ghi nhận doanh thu tách rời với việc bạn xuất hóa đơn thu tiền. Do đó khi xuất hóa đơn thu tiền bên B, bạn vẫn hạch toán Nợ 131/Có 337, 3331, thu tiền hạch toán Nợ 111,112 Có 131.
Đừng về phía bên chủ đầu tư, khi chi thanh toán và nhận hóa đơn thì bạn có thể hạch toán vào 154 rồi (Dù bên kia chưa ghi nhận doanh thu). Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thận trọng: Ghi nhận chi phí khi mới có dấu hiệu và chỉ ghi nhận doanh thu khi xác định chắc chắn.
Do đó:
TH1:
Nếu C1, C2, C3 đã xuất hóa đơn cho bạn nhưng chưa nghiệm thu, bạn vẫn có thể ghi nhận chi phí và KC giá vốn.
TH2:
C1, C2, C3 đã xuất hóa đơn, bạn đã có đầy đủ căn cứ ghi nhận chi phí 154. Tuy bạn chưa xuất hóa đơn cho B nhưng theo phương pháp ghi nhận doanh thu theo tiến độ thanh toán, bạn có thể ghi nhận doanh thu Nợ 337/Có 511 5,2 tỷ (ghi nhận doanh thu không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán). Tuy nhiên bạn cũng có thể ghi nhận doanh thu 4 tỷ, KC chi phí 154 tương ứng, chi phí còn lại treo 154.
TH3:
Doanh thu bạn tự ghi nhận, có thể là 30% hoặc nhiều/ít hơn 1 chút (Tùy vào bạn tự đánh giá khối lượng hoàn thành là bao nhiêu %). Chi phí bạn kết chuyển tương ứng với khối lượng hoàn thành, còn lại treo 154. Tuy nhiên điều này chỉ bắt buộc làm khi kết thúc niên độ tài chính. Còn với quý thì bạn có thể cứ treo 30% xuất cho B ở 337 và treo các chi phí của C1, C2, C3 ở 154.
TH4:
Tương tự trường hợp 3.

Bạn nên hạn chế sử dụng 335 và treo 335 qua niên độ tài chính khác (Trừ bạn áp dụng ví dụ được hướng dẫn trong sách như sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước lương nghỉ phép). Trích trước 335 hoàn toàn phù hợp với CM kế toán nhưng sẽ rất dễ gây rắc rối khi quyết toán thuế. Họ sẳn sàng loại ra và bắt bạn treo ở TK thuế thu nhập hoãn lại, theo dõi rắc rối và mệt.
 
K

khoqua75

Guest
23/10/07
486
1
0
Nếu công trình thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì việc bạn ghi nhận doanh thu tách rời với việc bạn xuất hóa đơn thu tiền. Do đó khi xuất hóa đơn thu tiền bên B, bạn vẫn hạch toán Nợ 131/Có 337, 3331, thu tiền hạch toán Nợ 111,112 Có 131.
Đừng về phía bên chủ đầu tư, khi chi thanh toán và nhận hóa đơn thì bạn có thể hạch toán vào 154 rồi (Dù bên kia chưa ghi nhận doanh thu). Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thận trọng: Ghi nhận chi phí khi mới có dấu hiệu và chỉ ghi nhận doanh thu khi xác định chắc chắn.
Do đó:
TH1:
Nếu C1, C2, C3 đã xuất hóa đơn cho bạn nhưng chưa nghiệm thu, bạn vẫn có thể ghi nhận chi phí và KC giá vốn.
TH2:
C1, C2, C3 đã xuất hóa đơn, bạn đã có đầy đủ căn cứ ghi nhận chi phí 154. Tuy bạn chưa xuất hóa đơn cho B nhưng theo phương pháp ghi nhận doanh thu theo tiến độ thanh toán, bạn có thể ghi nhận doanh thu Nợ 337/Có 511 5,2 tỷ (ghi nhận doanh thu không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán). Tuy nhiên bạn cũng có thể ghi nhận doanh thu 4 tỷ, KC chi phí 154 tương ứng, chi phí còn lại treo 154.
TH3:
Doanh thu bạn tự ghi nhận, có thể là 30% hoặc nhiều/ít hơn 1 chút (Tùy vào bạn tự đánh giá khối lượng hoàn thành là bao nhiêu %). Chi phí bạn kết chuyển tương ứng với khối lượng hoàn thành, còn lại treo 154. Tuy nhiên điều này chỉ bắt buộc làm khi kết thúc niên độ tài chính. Còn với quý thì bạn có thể cứ treo 30% xuất cho B ở 337 và treo các chi phí của C1, C2, C3 ở 154.
TH4:
Tương tự trường hợp 3.

Bạn nên hạn chế sử dụng 335 và treo 335 qua niên độ tài chính khác (Trừ bạn áp dụng ví dụ được hướng dẫn trong sách như sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước lương nghỉ phép). Trích trước 335 hoàn toàn phù hợp với CM kế toán nhưng sẽ rất dễ gây rắc rối khi quyết toán thuế. Họ sẳn sàng loại ra và bắt bạn treo ở TK thuế thu nhập hoãn lại, theo dõi rắc rối và mệt.

Cám ơn Adam Tran nhiều, cho minh hổi mốt ý nữa nhé
+ Công ty minh có mua dây điện (TK152) và các phụ kiện liên quan về điện để xây lắp, nhưng nếu có khách hàng mua với giá cao thì minh xuất bán, như vậy khi bán minh hạch toán như thế này có đúng ko?
Nợ TK 111,112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Dồng thời Nợ TK 632
Có TK 152
Hay mình chuyển muc đích NVL sang hàng hóa rồi mới bán
Nợ TK 156
Có TK 152

Thank
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cám ơn Adam Tran nhiều, cho minh hổi mốt ý nữa nhé
+ Công ty minh có mua dây điện (TK152) và các phụ kiện liên quan về điện để xây lắp, nhưng nếu có khách hàng mua với giá cao thì minh xuất bán, như vậy khi bán minh hạch toán như thế này có đúng ko?
Nợ TK 111,112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Dồng thời Nợ TK 632
Có TK 152
Hay mình chuyển muc đích NVL sang hàng hóa rồi mới bán
Nợ TK 156
Có TK 152

Thank

Đúng rồi, chẳng ai máy móc chuyển từ 152 sang 156 trừ khi bạn đã xác định bán NVL tồn kho không sử dụng trong tương lai gần.
 
V

vanquan772003

Guest
5/5/06
43
0
0
HCM
www.trungnam.com.vn
Theo các quy định hiện hành thì việc thanh toán trong XD chia làm 2 hình thức: Thanh toán theo tiến độ kế hoạchThanh toán theo khối lượng thực hiện..
Ví dụ về Thanh toán theo tiến độ kế hoạch: "Sau khi bên B thi công xong phần đổ sàn bê tông, bên A thanh toán cho bên B 30% giá trị dự toán của công trình tương đương là 300tr đồng".
Ví dụ về Thanh toán theo khối lượng thực hiện: "Sau khi bên B thi công xong phần sàn bê tông, bên A thanh toán cho bên B xx% giá trị khối lượng hoàn thành được hai bên nghiệm thu".
Tôi xin phép nêu ra 1 số bút toán hạch toán đối với khoản tiền thu, doanh thu và giá vốn cho cả 2 trường hợp.
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch:
Khi đến tiến độ thanh toán, bên thi công xuất hóa đơn tương đương với số tiền sắp nhận, hạch toán: Nợ 131/Có 337, 3331. (Chú ý liên hệ với khách hàng tránh bị việt vị, tốt nhất là họ trả tiền rồi rồi mới hạch toán và xuất hóa đơn). Khi nhận tiền hạch toán Nợ 111, 112/Có 131.
Doanh thu trong trường hợp này do doanh nghiệp hoàn toàn tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không căn cứ vào hóa đơn thanh toán hay số tiền nhận được. Nếu doanh nghiệp không tự xác định doanh thu thì cơ quan thuế sẽ xem như số tiền bạn nhận được là doanh thu. Nếu công trình kéo dài chỉ trong 1 niên độ tài chính thì bạn có thể ghi nhận doanh thu vào thời điểm kết thúc công trình.
Doanh thu trong trường hợp niên độ tài chính kết thúc trước khi công trình hoàn thành phải được ước tính 1 cách đáng tin cậy. Có 3 phương pháp xác định doanh thu:
- Căn cứ vào khối lượng các hạng mục đã hoàn thành, đã được theo dõi chặt chẽ, so sánh với giá trị dự toán để biết giá trị hoàn thành. Trường hợp này khó đối với kế toán. Z trong trường hợp này cũng phải xác định theo chính xác theo từng hạng mục.
- Căn cứ vào chi phí thực tế đã thực hiện: Xác định doanh thu theo công thức Dthu = DT dự kiến/Z dự kiến * Z đã thực hiện. Trường hợp này thì tổng Z chính là số dư 154 hiện có, sau khi KC thì số dư TK 154 = 0.
- Cả 2 PP trên, đối với hạng mục áp dụng được cách 1 thì áp dụng cách 1, không thì áp dụng cách 2 hoặc xác định doanh thu cho hạng mục đã xác định được Z, còn không thì treo.
Thanh toán theo khối lượng thực hiện:
Căn cứ vào khối lượng thực hiện và BB nghiệm thu, DN xuất hóa đơn hạch toán: Nợ 131/Có 511, Có 3331.
Khi nhận tiền hạch toán Nợ 111, 112/Có 131
Trường hợp này thì hạch toán đơn giản, nhưng theo dõi chi phí và tính toán khối lượng rất vất vả đòi hỏi giữa kế toán và đơn vị thi công phải kết hợp chặt chẽ.
Có 1 vài cách vận dụng để bạn có thể "cân đối" doanh thu và chi phí, phụ thuộc vào thực tế của bạn.

VỀ CƠ BẢN MÌNH THỐNG NHẤT VỚI Ý CỦA BẠN:

Theo quy định thuế Thông tư 32/2007/TT-BTC thì căn cứ vào khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu, bên nhân thầu xây lắp phải xuất hóa đơn. Công trình xong hoàn thành nếu có tăng giảm thì xuất hóa đơn điều chỉnh.

Về chuẩn mực kế toán thì tùy thuộc vào Hợp đồng giao nhận thầu quy định như thế nào, cơ bản có hai trường hợp ghi nhận doanh thu, được nói rõ trong Chuẩn mực " Doanh thu xây lắp" và Thông tư hướng dẫn Hợp đồng xây dựng.:bigok:
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Em ra số 8 Phan Huy Chú- mua sách kế toán xây dựng theo quyết định 48 hoặc 15 thiếu gì. A nghĩ khó có thể nói tài liệu hoàn chỉnh nào bằng sách của BTC ban hành cả.
Chỉ có tình huống thì có thể tham khảo ở đây thôi, cũng còn tùy vào quy mô, loại hình công ty nữa. Nếu có tình huống khó khăn nào cứ post lên mọi người chỉ giúp ! chúc thành công nhé!
 
V

vanquan772003

Guest
5/5/06
43
0
0
HCM
www.trungnam.com.vn
VỀ CƠ BẢN MÌNH THỐNG NHẤT VỚI Ý CỦA BẠN:

Theo quy định thuế Thông tư 32/2007/TT-BTC thì căn cứ vào khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu, bên nhân thầu xây lắp phải xuất hóa đơn. Công trình xong hoàn thành nếu có tăng giảm thì xuất hóa đơn điều chỉnh.

Về chuẩn mực kế toán thì tùy thuộc vào Hợp đồng giao nhận thầu quy định như thế nào, cơ bản có hai trường hợp ghi nhận doanh thu, được nói rõ trong Chuẩn mực " Doanh thu xây lắp" và Thông tư hướng dẫn Hợp đồng xây dựng.
 
D

dung1983

Guest
13/3/08
7
0
0
HA NOI
Bây giờ cả nhà ko phải tranh luận rồi nhé, theo quy định mới nhất của bên thuế thì các dn chắc chắn phải xuất hóa đơn khi các bạn nhận được tiền thanh toán của chủ đầu tư. Giá trị hóa đơn, các bạn phải viết đúng theo giá trị nghiệm thu A-B; Còn về số tiền nhận được là số tiền Chủ đầu tư thanh toán thôi. Hiện nay, một số DN viết giá trị hóa đơn bằng số tiền mà DN nhận được, như vậy là DN đã trốn thuế rồi. Các bạn cho mình ý kiến nhé. Thanks!

Bạn ơi, có lẽ bạn nên xem lại cách ghi nhận doanh thu thôi, kiểu nảy mà thuế vào thì chắc chắn bị phạt rùi.

Các bạn nói nhiều về việc sd TK 337 thanh toán theo tiến độ, nhg các bạn chú ý đọc kỹ chuẩn mực nhé, việc sử dụng tài khoản này chỉ sử dụng cho doanh nghiệp lớn thôi nhé, chứ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ko áp dụng được đâu.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Bây giờ cả nhà ko phải tranh luận rồi nhé, theo quy định mới nhất của bên thuế thì các dn chắc chắn phải xuất hóa đơn khi các bạn nhận được tiền thanh toán của chủ đầu tư. Giá trị hóa đơn, các bạn phải viết đúng theo giá trị nghiệm thu A-B; Còn về số tiền nhận được là số tiền Chủ đầu tư thanh toán thôi. Hiện nay, một số DN viết giá trị hóa đơn bằng số tiền mà DN nhận được, như vậy là DN đã trốn thuế rồi. Các bạn cho mình ý kiến nhé. Thanks!

Bạn ơi, có lẽ bạn nên xem lại cách ghi nhận doanh thu thôi, kiểu nảy mà thuế vào thì chắc chắn bị phạt rùi.

Các bạn nói nhiều về việc sd TK 337 thanh toán theo tiến độ, nhg các bạn chú ý đọc kỹ chuẩn mực nhé, việc sử dụng tài khoản này chỉ sử dụng cho doanh nghiệp lớn thôi nhé, chứ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ko áp dụng được đâu.

CM áp dụng chung không phân biệt DN lớn nhỏ. TK 337 được hướng dẫn kỹ trong tài liệu ban hành theo QĐ 15. Hiện nay thì luật thuế và các quy định sử dụng chứng từ còn nhiều khác biệt so với CM kế toán cũng như thông lệ quốc tế. Rất may là VAS và IAS gần như giống nhau. Ghi nhận doanh thu thì bạn phải căn cứ vào Luật kế toán và CM kế toán, đừng quan tâm đến luật thuế TNDN. Còn bạn xuất hóa đơn như thế nào thì phải xem quy định cụ thể. Đối với XD là 1 ngành lưỡng tính, vừa mà tính chất SX vừa mang tính chất DV do đó CM áp dụng cho phương thức thanh toán theo tiến độ kế họach gần với CM áp dụng cho doanh thu dịch vụ (có tính mềm dẻo và DN toàn quyền tự xây dựng PP cho riêng mình phù hợp với hoạt động của mình). Do đó việc xuất hóa đơn đê thu tiền dịch vụ rất bình thường thôi. Nếu bạn thu tiền dịch vụ cho 1 công ty LD hay công ty nước ngoài nào đó, hầu như bạn đều được yêu cầu xuất hóa đơn đó bất kể là DV đã hòan thành hay chưa.
 
Vàng phai

Vàng phai

Guest
CM áp dụng chung không phân biệt DN lớn nhỏ. TK 337 được hướng dẫn kỹ trong tài liệu ban hành theo QĐ 15. Hiện nay thì luật thuế và các quy định sử dụng chứng từ còn nhiều khác biệt so với CM kế toán cũng như thông lệ quốc tế. Rất may là VAS và IAS gần như giống nhau. Ghi nhận doanh thu thì bạn phải căn cứ vào Luật kế toán và CM kế toán, đừng quan tâm đến luật thuế TNDN. Còn bạn xuất hóa đơn như thế nào thì phải xem quy định cụ thể. Đối với XD là 1 ngành lưỡng tính, vừa mà tính chất SX vừa mang tính chất DV do đó CM áp dụng cho phương thức thanh toán theo tiến độ kế họach gần với CM áp dụng cho doanh thu dịch vụ (có tính mềm dẻo và DN toàn quyền tự xây dựng PP cho riêng mình phù hợp với hoạt động của mình). Do đó việc xuất hóa đơn đê thu tiền dịch vụ rất bình thường thôi. Nếu bạn thu tiền dịch vụ cho 1 công ty LD hay công ty nước ngoài nào đó, hầu như bạn đều được yêu cầu xuất hóa đơn đó bất kể là DV đã hòan thành hay chưa.
Cty em không hẳn là cty xd mà là thiết kế và thi công nội thất vp, quý4/07 cty có nhận rất nhiều HĐKT thi công nội thất với DT (tạm tính cao gấp 5.6 lần dthu dự kiến , thời gian thi công vô cùng cấp bách , hầu hết cp phát sinh q4, đến đầu t1/08 mới xuất hoá đơn , như vậy tất cả cp của các ctrình này em treo sang 242, chỉ có điều quỹ lương tăng đột biến vẫn thể hiện ở 334 gấp 4,5 lần cho nên em lo thuế không chấp nhận.Thứ nữa là cp 642 có phải phân bổ hay kết chuyển hết trong năm?
 
D

dung1983

Guest
13/3/08
7
0
0
HA NOI
CM áp dụng chung không phân biệt DN lớn nhỏ. TK 337 được hướng dẫn kỹ trong tài liệu ban hành theo QĐ 15. Hiện nay thì luật thuế và các quy định sử dụng chứng từ còn nhiều khác biệt so với CM kế toán cũng như thông lệ quốc tế. Rất may là VAS và IAS gần như giống nhau. Ghi nhận doanh thu thì bạn phải căn cứ vào Luật kế toán và CM kế toán, đừng quan tâm đến luật thuế TNDN. Còn bạn xuất hóa đơn như thế nào thì phải xem quy định cụ thể. Đối với XD là 1 ngành lưỡng tính, vừa mà tính chất SX vừa mang tính chất DV do đó CM áp dụng cho phương thức thanh toán theo tiến độ kế họach gần với CM áp dụng cho doanh thu dịch vụ (có tính mềm dẻo và DN toàn quyền tự xây dựng PP cho riêng mình phù hợp với hoạt động của mình). Do đó việc xuất hóa đơn đê thu tiền dịch vụ rất bình thường thôi. Nếu bạn thu tiền dịch vụ cho 1 công ty LD hay công ty nước ngoài nào đó, hầu như bạn đều được yêu cầu xuất hóa đơn đó bất kể là DV đã hòan thành hay chưa.
G­ửi Adam_Tran
Mình nghĩ rằng DT và giá trị trên HĐ thì phải bằng nhau chứ. Ko thể ghi nhận DT và giá trị HĐ khác nhau được. TRong DN XD khi có BB no thu A-B tức là Chủ đầu tư đã chấp nhận thanh toán cho SP mình hoàn thành và khi đó DN phải viết giá trị hoá đơn đúng bằng phần giá trị nghiệm thu A-B chứ.
 
B

binhcanh010607

Guest
27/3/08
16
0
0
41
Đà nẵng
Đối với ghi nhận doanh thu trong xây dựng cơ bản là bạn phải phân biệt rõ, Các bác ngành thuế chưa phạt bạn cái tội chiếm đoạt tiền thuế GTGT là may lắm rồi đấy Cụ thể:
- Bạn ký hợp đồng xây dựng 1 Công trình và trong dự toán công trình thường là phải thanh lý từng hạng mục công trình, khi thanh lý hạng mục công trình xong thì bên A (chủ đầu tư) sẽ tạm ứng cho mình lúc này gọi là doanh thu theo hạng mục công trình. Khi đó mình sẽ xuất hóa đơn và kê khai thuế bình thường (Theo luật thuế TNDN).
đồng thời sẽ kết chuyển giá vốn tương ứng với doanh thu (gọi là tạm ứng)
- Nếu không thanh lý theo hạng mục công trình mà để đến cuối khi công trình hoàn thành bàn giao rồi xuất hóa đơn (ít xảy ra nhưng đối với trường hợp của bạn). Khi bên A(chủ đầu tư) tạm ứng cho bạn một số tiền tương ứng với khối lượng công việc của bạn thì lúc này bạn phải kê khai tạm nộp thuế GTGT còn phần doanh thu thì chưa thể được bởi vì lúc này bạn chưa thể gọi là doanh thu.
HiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiHiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
B

binhcanh010607

Guest
27/3/08
16
0
0
41
Đà nẵng
Yes

Đối với ghi nhận doanh thu trong xây dựng cơ bản là bạn phải phân biệt rõ, Các bác ngành thuế chưa phạt bạn cái tội chiếm đoạt tiền thuế GTGT là may lắm rồi đấy Cụ thể:
- Bạn ký hợp đồng xây dựng 1 Công trình và trong dự toán công trình thường là phải thanh lý từng hạng mục công trình, khi thanh lý hạng mục công trình xong thì bên A (chủ đầu tư) sẽ tạm ứng cho mình lúc này gọi là doanh thu theo hạng mục công trình. Khi đó mình sẽ xuất hóa đơn và kê khai thuế bình thường (Theo luật thuế TNDN) đồng thời sẽ kết chuyển giá vốn tương ứng với doanh thu (gọi là tạm ứng)
- Nếu không thanh lý theo hạng mục công trình mà để đến cuối khi công trình hoàn thành bàn giao rồi xuất hóa đơn (ít xảy ra nhưng đối với trường hợp của bạn). Khi bên A(chủ đầu tư) tạm ứng cho bạn một số tiền tương ứng với khối lượng công việc của bạn thì lúc này bạn phải kê khai tạm nộp thuế GTGT còn phần doanh thu thì chưa thể được bởi vì lúc này bạn chưa thể gọi là doanh thu.
HiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiHiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
D

dung1983

Guest
13/3/08
7
0
0
HA NOI
Gửi ADam Tran!
Nếu mình chỉ ghi HĐ theo số tiền nhận được, thì chỉ được tính DT theo số tiền đó, như vậy giữa chủ đầu tư (Bên A) và đơn vị thi công (Bên B) luôn ko có khoản phải thu theo dõi trên TK 131 à???
BẠn trả lời nhanh giúp mình nha!!
Cảm ơn nhiều
 
NAA 07

NAA 07

Guest
24/8/07
72
0
0
39
HN-HCM
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch:
Khi đến tiến độ thanh toán, bên thi công xuất hóa đơn tương đương với số tiền sắp nhận, hạch toán: Nợ 131/Có 337, 3331. (Chú ý liên hệ với khách hàng tránh bị việt vị, tốt nhất là họ trả tiền rồi rồi mới hạch toán và xuất hóa đơn). Khi nhận tiền hạch toán Nợ 111, 112/Có 131.
Doanh thu trong trường hợp này do doanh nghiệp hoàn toàn tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không căn cứ vào hóa đơn thanh toán hay số tiền nhận được. Nếu doanh nghiệp không tự xác định doanh thu thì cơ quan thuế sẽ xem như số tiền bạn nhận được là doanh thu. Nếu công trình kéo dài chỉ trong 1 niên độ tài chính thì bạn có thể ghi nhận doanh thu vào thời điểm kết thúc công trình.

E có thể hiểu là nếu DN có thể tự xác định đc doanh thu thì cơ quan thế sẽ dựa trên số DT mà DN xác định chứ ko dựa trên hóa đơn ko ạ?!
 
kunkun

kunkun

(_ __')
18/9/07
467
0
16
Hồ Chí Minh
cho em hỏi cái này cái :
+ Bên em cũng là xây dựng, nhưng chỉ là C.Ty nhỏ thui. Doanh thu công trình và việc xuất hóa đơn sẽ căn cứ theo yêu cầu của Chủ đầu tư. VD : họ thanh toán cho bên em thời điểm đó là 50 tr và họ yêu cầu em xuất hóa đơn cho họ lun thỉ trong 50 tr đó khi em viết Hóa đơn thì em trừ phần thuế nghĩa là DT + VAT = 50 tr. viết hóa đơn thì em ghi là Thu tiền đợt .... theo HĐ số...! thế có được không.
+ có nhất thiết phải sử dụng tài khoản 337 đối với các DN XD nhỏ ko ? bên em toàn dủng 511 thui..!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA