Dưới đây là một số thắc mắc, tôi nêu ra đây để các bạn cùng trao đổi:
Câu hỏi 1:
Khi được kiểm tra quyết toán thuế DN đã bị loại chi phí tiền lương tháng 13 ra khỏi chi phí được trừ khi DN bị lỗ; với lập luận rằng: DN bị lỗ thì làm sao mà thưởng cho nhân viên được. Theo tôi đây là một lập luận nghe có lý nhưng sai hoàn toàn, vì:
1. Không có một văn bản nào quy định khi DN khi bị lỗ thì có quyền không thực hiện cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng lao động là một cam kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện và số tiền tiền được hưởng của lương tháng 13 thì tại sao cơ quan thuế lại loại chi phí này. Lập luận này ở CCT Quận 1, Quận 5 đã lập luận như vậy.
2. Xét về ý nghĩa: tiền thưởng nhằm mục đích động viên, khuyến khích làm việc, đây không phải là chia lãi của DN nên không thể đợi khi nào có lãi mới có tiền thưởng.
Câu hỏi 2:
Đối với các khoản chi phí tiếp khách, ăn uống- một số cán bộ thuế cho rằng: nếu các hóa đơn này chỉ ghi là ăn uống, hoặc tiếp khách mà không liệt kê ra các món ăn, các thức uống thì sẽ không được tính vào chi phí được trừ, không được khấu trừ thuế GTGT.
Theo tôi đây là một " kỹ thuật" để loại trừ chi phí nhằm thu thuế - vì theo quy định thì bên bán sẽ phải kê chi tiết hàng hóa, việc kê hóa đơn chi tiết như vầy cũng được thực hiện ở nhiều nhà hàng có hệ thống quản lý và phát hành hóa đơn tốt. Còn đa số nhà hàng, quán ăn nhỏ thì không làm được điều này. Khi họ là người nộp thuế, họ bán ra ghi hóa đơn kiểu nào thì vẫn phải nộp thuế. Vì đây chỉ là thuế gián thu nên bản chất là đánh lên người tiêu dùng cuối cùng; khi DN sản xuất kinh doanh sử dụng thì đương nhiên DN chỉ là một người nộp thuế thay người tiêu dùng thôi nên đề nghị xem xét lại việc chấp nhận chi phí và thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp " Ăn uống, tiếp khách " như vầy.
Câu hỏi 3:
Trong các thông tư về thuế TNDN từ trước đến nay chưa có quy định nào bắt buộc phải có "cuốn vé" ( boarding pass) thì vé máy bay mới được tính vào chi phí được trừ. Chỉ đến TT 78 thì có quy định này đối với mua vé máy bay điện tử. Thế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế thì cứ đòi hỏi phải có cuống vé dù bất cứ trường hợp nào, với lập luận: không có cuốn vé thì mua vé cho người ngoài đi rồi tính vào chi phí công ty sao?
Lập luận trên nghe có vẻ có lý nhưng không thuyết phục. Vì:
1. Luật không quy định nên không được bắt buộc. Vì nếu lập luận trên được chấp thuận thì có rất nhiều chi phí của công ty, có hóa đơn chứng từ, thực tế phát sinh, phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng phải được chấp thuận chi phí được trừ vì cái từ " không lẻ"- Nhưng luật đã quy định không được thì phải chấp nhận là không được, còn luật cho phép thì đừng suy luận theo cảm nhận để loại trừ.
2. Đây là lúc cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế cán bộ thuế nghi ngờ đây là chi phí khống thi nên yêu cầu DN chứng minh chi phí này thực sự phát sinh, liên quan đến sản xuất kinh doanh của DN để quyết định chi phí đó có phải là chi phí của DN đúng theo quy định của luật thuế không chứ không nên phán theo kiểu chung chung như vậy.
Câu hỏi 4:
Liên quan đến chi phí BHXH, Kinh phí công đoàn- Đến thời điểm hiện tại, giữa cơ quan thuế và BHXH, Công Đoàn chưa có một quyết định thực hiện liên tịch nào để hướng dẫn chung cho DN thống nhất cách thực hiện. Đó là chi phí này có được tính vào chi phí được trừ không khi DN chưa đóng tiền BHXH, KP Công Đoàn.
Vì đây là nghĩa vụ phải trả của DN đối với các cơ quan này nên dù có nộp hay chưa thì đó cũng là khoản phải trả bắt buộc nên phải được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, một số DN thực tế đã lợi dụng việc này để kê khai thêm chi phí chứ thực tế không đóng, không kê khai nộp BHXH, nộp KPCĐ. Nên đề nghị Cục Thuế có sự chỉ đạo chung cho các cơ quan thuế để tránh khó khăn cho kế toán khi các sếp chủ DN so sánh "tay nghề" của kế toán về mức độ luồng lách này- Chẳn hạn: trong chúng từ để chấp nhận chi phí BHXH và KPCĐ thì DN phải có Danh sách đóng BHXH đến ngày 21 của tháng, như vậy là đủ để xác định chi phí và nghĩa vụ phải trả của DN rồi. Nếu DN không cũng cấp được cái này thì có cơ sở để loại trừ thuyết phục.
Còn đây là mục đích khi hỏi: Tuy nhiên, cũng nhờ Cục Thuế khi hướng dẫn thì chia từng giai đoạn xử lý cụ thể để DN và cán bộ thuế khi kiểm tra dể có sự thống nhất khi giải quyết.
Vì vậy khi trao đổi các bạn nên đưa ra lập luậ và đề xuất giải pháp phù hợp chứ đừng vào than phiền, chửi bới. Mình cần hướng đến việc xử lý đúng để khỏi khổ sở cho kế toán mình, và cũng không nên để cho ai làm rối một chuyện đơn giản rồi đưa nó về đúng tình trạng thực ban đầu lại được ca ngợi như siêu nhân.
Câu hỏi 1:
Khi được kiểm tra quyết toán thuế DN đã bị loại chi phí tiền lương tháng 13 ra khỏi chi phí được trừ khi DN bị lỗ; với lập luận rằng: DN bị lỗ thì làm sao mà thưởng cho nhân viên được. Theo tôi đây là một lập luận nghe có lý nhưng sai hoàn toàn, vì:
1. Không có một văn bản nào quy định khi DN khi bị lỗ thì có quyền không thực hiện cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng lao động là một cam kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện và số tiền tiền được hưởng của lương tháng 13 thì tại sao cơ quan thuế lại loại chi phí này. Lập luận này ở CCT Quận 1, Quận 5 đã lập luận như vậy.
2. Xét về ý nghĩa: tiền thưởng nhằm mục đích động viên, khuyến khích làm việc, đây không phải là chia lãi của DN nên không thể đợi khi nào có lãi mới có tiền thưởng.
Câu hỏi 2:
Đối với các khoản chi phí tiếp khách, ăn uống- một số cán bộ thuế cho rằng: nếu các hóa đơn này chỉ ghi là ăn uống, hoặc tiếp khách mà không liệt kê ra các món ăn, các thức uống thì sẽ không được tính vào chi phí được trừ, không được khấu trừ thuế GTGT.
Theo tôi đây là một " kỹ thuật" để loại trừ chi phí nhằm thu thuế - vì theo quy định thì bên bán sẽ phải kê chi tiết hàng hóa, việc kê hóa đơn chi tiết như vầy cũng được thực hiện ở nhiều nhà hàng có hệ thống quản lý và phát hành hóa đơn tốt. Còn đa số nhà hàng, quán ăn nhỏ thì không làm được điều này. Khi họ là người nộp thuế, họ bán ra ghi hóa đơn kiểu nào thì vẫn phải nộp thuế. Vì đây chỉ là thuế gián thu nên bản chất là đánh lên người tiêu dùng cuối cùng; khi DN sản xuất kinh doanh sử dụng thì đương nhiên DN chỉ là một người nộp thuế thay người tiêu dùng thôi nên đề nghị xem xét lại việc chấp nhận chi phí và thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp " Ăn uống, tiếp khách " như vầy.
Câu hỏi 3:
Trong các thông tư về thuế TNDN từ trước đến nay chưa có quy định nào bắt buộc phải có "cuốn vé" ( boarding pass) thì vé máy bay mới được tính vào chi phí được trừ. Chỉ đến TT 78 thì có quy định này đối với mua vé máy bay điện tử. Thế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế thì cứ đòi hỏi phải có cuống vé dù bất cứ trường hợp nào, với lập luận: không có cuốn vé thì mua vé cho người ngoài đi rồi tính vào chi phí công ty sao?
Lập luận trên nghe có vẻ có lý nhưng không thuyết phục. Vì:
1. Luật không quy định nên không được bắt buộc. Vì nếu lập luận trên được chấp thuận thì có rất nhiều chi phí của công ty, có hóa đơn chứng từ, thực tế phát sinh, phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng phải được chấp thuận chi phí được trừ vì cái từ " không lẻ"- Nhưng luật đã quy định không được thì phải chấp nhận là không được, còn luật cho phép thì đừng suy luận theo cảm nhận để loại trừ.
2. Đây là lúc cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế cán bộ thuế nghi ngờ đây là chi phí khống thi nên yêu cầu DN chứng minh chi phí này thực sự phát sinh, liên quan đến sản xuất kinh doanh của DN để quyết định chi phí đó có phải là chi phí của DN đúng theo quy định của luật thuế không chứ không nên phán theo kiểu chung chung như vậy.
Câu hỏi 4:
Liên quan đến chi phí BHXH, Kinh phí công đoàn- Đến thời điểm hiện tại, giữa cơ quan thuế và BHXH, Công Đoàn chưa có một quyết định thực hiện liên tịch nào để hướng dẫn chung cho DN thống nhất cách thực hiện. Đó là chi phí này có được tính vào chi phí được trừ không khi DN chưa đóng tiền BHXH, KP Công Đoàn.
Vì đây là nghĩa vụ phải trả của DN đối với các cơ quan này nên dù có nộp hay chưa thì đó cũng là khoản phải trả bắt buộc nên phải được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, một số DN thực tế đã lợi dụng việc này để kê khai thêm chi phí chứ thực tế không đóng, không kê khai nộp BHXH, nộp KPCĐ. Nên đề nghị Cục Thuế có sự chỉ đạo chung cho các cơ quan thuế để tránh khó khăn cho kế toán khi các sếp chủ DN so sánh "tay nghề" của kế toán về mức độ luồng lách này- Chẳn hạn: trong chúng từ để chấp nhận chi phí BHXH và KPCĐ thì DN phải có Danh sách đóng BHXH đến ngày 21 của tháng, như vậy là đủ để xác định chi phí và nghĩa vụ phải trả của DN rồi. Nếu DN không cũng cấp được cái này thì có cơ sở để loại trừ thuyết phục.
Còn đây là mục đích khi hỏi: Tuy nhiên, cũng nhờ Cục Thuế khi hướng dẫn thì chia từng giai đoạn xử lý cụ thể để DN và cán bộ thuế khi kiểm tra dể có sự thống nhất khi giải quyết.
Vì vậy khi trao đổi các bạn nên đưa ra lập luậ và đề xuất giải pháp phù hợp chứ đừng vào than phiền, chửi bới. Mình cần hướng đến việc xử lý đúng để khỏi khổ sở cho kế toán mình, và cũng không nên để cho ai làm rối một chuyện đơn giản rồi đưa nó về đúng tình trạng thực ban đầu lại được ca ngợi như siêu nhân.