Người lao động đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động.
Ngày 12/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Theo đó, điều kiện để được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là khi:
Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ...
Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng...; Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động...
Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
= Về mức hỗ trợ: kinh phí tối đa 01 triệu đồng/người/tháng... và không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí
Đối với khóa đào tạo có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người SDLĐ tự chi trả.
- Về tham gia và thực hiện đóng BHTN:
Người SDLĐ lập và nộp hồ sơ tham gia bảo BHTN của NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động của người lao động có hiệu lực.
NLĐ đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì: NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên mà chỉ hưởng trợ cấp BHXH, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN trong thời gian này.
- ...
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng BHYT và phải trả lại thẻ BHYT cho tổ chứcBHXH.
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2015. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Đồng thời, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Nghị định số 127/2008/NĐ-CP; Nghị định số 100/2012/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực.
Ngày 12/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Theo đó, điều kiện để được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là khi:
Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ...
Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng...; Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động...
Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
= Về mức hỗ trợ: kinh phí tối đa 01 triệu đồng/người/tháng... và không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí
Đối với khóa đào tạo có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người SDLĐ tự chi trả.
- Về tham gia và thực hiện đóng BHTN:
Người SDLĐ lập và nộp hồ sơ tham gia bảo BHTN của NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động của người lao động có hiệu lực.
NLĐ đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì: NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên mà chỉ hưởng trợ cấp BHXH, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN trong thời gian này.
- ...
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng BHYT và phải trả lại thẻ BHYT cho tổ chứcBHXH.
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2015. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Đồng thời, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Nghị định số 127/2008/NĐ-CP; Nghị định số 100/2012/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực.