Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến Thông tư 200: Hạch toán, tài khoản kế toán

  • Thread starter vuquyen10693
  • Ngày gửi
M

maikansai

Guest
11/4/14
7
0
1
Bắc Ninh
Em chào các anh chị,
Các anh chị cho em bon chen hỏi 1 câu nho nhỏ với ạ. Công ty em có 2 tài khoản USD tại Vietin và Shinhan. Ngày hôm nay em chuyển 500,000 USD từ Shinhan sang Vietin thì em nên dùng tỷ giá mua hay bán và của ngân hàng nào ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Câu 5: Hạch toán các khoản tạm ứng:
Em hỏi một chút về việc hạch toán tạm ứng ạ, theo chuẩn thông tư 200 cũng như QD15 thì:
"Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, ...
Có TK 141 - Tạm ứng."
--
Như vậy chỉ sau khi "xong công việc" lúc đấy ms ghi nhận giả sử là chi phí thì ghi sai kỳ thì sao ạ? Ý em là giả sử tạm ứng tiền mua tài sản cố định hay gì đó năm 2014, nhưng đến 2015 ms "xong việc" thì lúc đó hạch toán vào chi phí 2015 sao ạ? Mong anh chị giải đáp ạ.
Mình nghĩ đó chỉ là câu từ chưa chặt chẽ của TT 200 thôi, bản chất chi phí phải hạch toán đúng kỳ, tài sản phải ghi nhận đúng thời điểm, nếu hoàn ứng trễ so với kỳ của hóa đơn, chứng từ thì đó là lỗi thuộc về công tác quản trị trong kế toán.

Giờ thanh toán trên 20tr phải qua Ngân hàng, nên không tạm ứng được các khoản lớn nếu chứng từ thanh toán là hóa đơn bán hàng. Do đó cũng chỉ tạm ứng được những khoản nhỏ như chi phí tiếp khách, mua văn phòng phẩm, CCDC ít tiền, hạch toán trễ chút so với hóa đơn cũng ko quá quan trọng (khác năm tài chính, còn khác tháng trong năm thì chả sao).

Câu 6: Tài sản cố định đem đi cầm cố có trích khấu hao không? nếu đã hạch toán ghi giảm 211, vậy hạch toán khấu hao Nợ 642/Có 214 có hợp lý không ạ?

Em cảm ơn cả nhà :)
Ồ, mới đọc TT 200 thấy chỗ này qui định hơi lạ, trước giờ mình cứ nghĩ cầm cố TSCĐ thì DN vẫn phải theo dõi và trích khấu hao bình thường chứ, vì nó vẫn là tài sản của DN mà.

Theo như TT 200 hướng dẫn hạch toán, đã ghi giảm TSCĐ (giảm Nguyên giá và Khấu hao lũy kế), tăng TK 244 - ký quỹ, ký cược, như vậy DN không còn theo dõi TSCĐ trong danh mục tài sản của cty nữa, đồng nghĩa với việc không được trích khấu hao.

Mình thấy qui định này đang bị mâu thuẫn với Thông tư 45 hướng dẫn Quản lý và trích khấu hao TSCĐ trong DN cũng như mâu thuẫn với chính nội dung hướng dẫn TK 214 trong TT 200. Theo đó thì DN phải trích khấu hao đối với tất cả các TSCĐ liên quan đến hđ sxkd, gồm cả các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hay chờ thanh lý. Trong khi đó bản chất hoạt động của 1 tài sản mang đi cầm cố cũng không khác một tài sản chưa dùng, không cần dùng hay chờ thanh lý?

Tài sản mang đi cầm cố có thể được bên nhận cầm cố sử dụng hoặc không sử dụng, trong cả 2 trường hợp đó thì nó vẫn bị hao mòn, giảm giá trị theo thời gian, trong khi đó DN sở hữu lại không trích khấu hao, không phản ánh gì vào chi phí là ko hợp lý. Ví dụ 1 chiếc xe DN đang sử dụng và trích khấu hao, giờ mang đi cầm cố và được bên nhận cầm cố sử dụng, chiếc xe vẫn hoạt động bình thường, giảm tuổi thọ, nhưng lại không hề được phản ánh vào chi phí? Khi nhận lại TSCĐ, TT 200 cũng chỉ ghi nhận tăng trở lại Nguyên giá và Hao mòn lũy kế, không thấy đề cập gì tới khấu hao trong thời gian cầm cố?

Theo mình trong trường hợp này có thể lựa chọn 2 cách ghi nhận kế toán:

1. Vẫn ghi giảm TSCĐ, giảm khấu hao như hướng dẫn TT 200, tuy nhiên khi nhận trở lại tài sản, thì phải đánh giá lại giá trị của tài sản này, phản ánh khấu hao trong thời gian cầm cố vào chi phí, ghi giảm giá trị tài sản. Khấu hao này có thể dựa vào đúng khung khấu hao mà DN đang theo dõi trước đó, hoặc theo đánh giá thực tế. Tại thời điểm lập BCTC, nếu vẫn chưa nhận về tài sản này, thì cần đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, phản ánh lại giá trị số dư trên TK 244 này.

2. Khi cầm cố, không ghi giảm TSCĐ, vẫn theo dõi TSCĐ như 1 tài sản dưới dạng chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, nghĩa là vẫn trích khấu hao, hạch toán vào chi phí khác - TK 811 (khả năng cao sẽ bị loại trừ khi tính thuế TNDN). Trong phần Thuyết minh BCTC cần ghi rõ TSCĐ đang đưa đi cầm cố để truyền tải thông tin tới người sử dụng BCTC. Mình thấy thay vì hạch toán vào TK 244 thì vẫn để nguyên trên TK 211 và thuyết minh chi tiết thì cũng như nhau. Nhưng nếu để trên TK 244 mà ko trích khấu hao là ko phản ánh đúng tình trạng TSCĐ.

Em chào các anh chị,
Các anh chị cho em bon chen hỏi 1 câu nho nhỏ với ạ. Công ty em có 2 tài khoản USD tại Vietin và Shinhan. Ngày hôm nay em chuyển 500,000 USD từ Shinhan sang Vietin thì em nên dùng tỷ giá mua hay bán và của ngân hàng nào ạ?
Hơ, theo mình nếu đúng ra đã rút khỏi 1 NH này và chuyển vào 1 NH khác, thì phải ánh theo tỷ giá mua của 2 NH đó (Nợ 112 - Vietinbank - Tỉ giá mua Vietinbank/Có 112 - Shinhan - Tỉ giá mua Shihan), nếu tỷ giá mua của Vietin cao hơn thì ps lãi, thấp hơn thì lỗ. Nhưng của bạn giao dịch trong 1 ngày, lại chỉ là chuyển NH, nên mình nghĩ chỉ theo dõi số dư ngoại tệ từ NH này chuyển sang NH kia thôi, khi ps giao dịch thanh toán số ngoại tệ này (hoặc khi đánh giá lại lúc lập BCTC) thì mới cần phản ánh chênh lệch tỷ giá.
 
M

maikansai

Guest
11/4/14
7
0
1
Bắc Ninh
Hơ, theo mình nếu đúng ra đã rút khỏi 1 NH này và chuyển vào 1 NH khác, thì phải ánh theo tỷ giá mua của 2 NH đó (Nợ 112 - Vietinbank - Tỉ giá mua Vietinbank/Có 112 - Shinhan - Tỉ giá mua Shihan), nếu tỷ giá mua của Vietin cao hơn thì ps lãi, thấp hơn thì lỗ. Nhưng của bạn giao dịch trong 1 ngày, lại chỉ là chuyển NH, nên mình nghĩ chỉ theo dõi số dư ngoại tệ từ NH này chuyển sang NH kia thôi, khi ps giao dịch thanh toán số ngoại tệ này (hoặc khi đánh giá lại lúc lập BCTC) thì mới cần phản ánh chênh lệch tỷ giá.

Dạ nhưng trên sổ kế toán của bên em mỗi tài khoản USD này được theo dõi ở một tiểu khoản riêng. Nên khi chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác em vẫn phải lập bút toán để số dư trên sổ chi tiết tiền ngân hàng phản ánh đúng số dư ở từng tài khoản ạ.
 
nguyenduy2702

nguyenduy2702

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...
Dạ nhưng trên sổ kế toán của bên em mỗi tài khoản USD này được theo dõi ở một tiểu khoản riêng. Nên khi chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác em vẫn phải lập bút toán để số dư trên sổ chi tiết tiền ngân hàng phản ánh đúng số dư ở từng tài khoản ạ.

Ở đây bạn chuyển 500.000 USD từ Shinhan sang Vietin thì làm bút toán Nợ 112 Vietin / Có 112 Shinhan. Có 112 Shinhan bạn dùng tỷ giá xuất bình quân của tài khoản tiền Shinhan, Nợ 112 Vietin thì dùng tỷ giá xuất kia của Shinhan.

Lưu ý trong trường hợp này không xảy ra Chênh lệch tỷ giá nha bạn.

 
L

lananh2251

Guest
25/6/15
1
0
1
29
cảm ơn bạn đã chia sẻ nè
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ở đây bạn chuyển 500.000 USD từ Shinhan sang Vietin thì làm bút toán Nợ 112 Vietin / Có 112 Shinhan. Có 112 Shinhan bạn dùng tỷ giá xuất bình quân của tài khoản tiền Shinhan, Nợ 112 Vietin thì dùng tỷ giá xuất kia của Shinhan.

Lưu ý trong trường hợp này không xảy ra Chênh lệch tỷ giá nha bạn.
Uh ghi Có 112 tỷ giá bình quân TK tiền Shinhan, mình bị nhầm.
 
M

maikansai

Guest
11/4/14
7
0
1
Bắc Ninh
Ở đây bạn chuyển 500.000 USD từ Shinhan sang Vietin thì làm bút toán Nợ 112 Vietin / Có 112 Shinhan. Có 112 Shinhan bạn dùng tỷ giá xuất bình quân của tài khoản tiền Shinhan, Nợ 112 Vietin thì dùng tỷ giá xuất kia của Shinhan.

Lưu ý trong trường hợp này không xảy ra Chênh lệch tỷ giá nha bạn.
Em cũng nghĩ là không có chênh lệch tỷ giá vì việc chuyển này xảy ra cùng ngày và giữa 2 tiểu khoản với nhau. Em vẫn còn nguyên 500.000 USD đó mà tự nhiên lại sinh ra lỗ hay lãi tỷ giá thì hơi vô lý.
Cảm ơn anh nhé.
 
T

tung33

Trung cấp
17/11/14
142
33
28
34
goo.gl
Ồ, mới đọc TT 200 thấy chỗ này qui định hơi lạ, trước giờ mình cứ nghĩ cầm cố TSCĐ thì DN vẫn phải theo dõi và trích khấu hao bình thường chứ, vì nó vẫn là tài sản của DN mà.

Theo như TT 200 hướng dẫn hạch toán, đã ghi giảm TSCĐ (giảm Nguyên giá và Khấu hao lũy kế), tăng TK 244 - ký quỹ, ký cược, như vậy DN không còn theo dõi TSCĐ trong danh mục tài sản của cty nữa, đồng nghĩa với việc không được trích khấu hao.

Mình thấy qui định này đang bị mâu thuẫn với Thông tư 45 hướng dẫn Quản lý và trích khấu hao TSCĐ trong DN cũng như mâu thuẫn với chính nội dung hướng dẫn TK 214 trong TT 200. Theo đó thì DN phải trích khấu hao đối với tất cả các TSCĐ liên quan đến hđ sxkd, gồm cả các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hay chờ thanh lý. Trong khi đó bản chất hoạt động của 1 tài sản mang đi cầm cố cũng không khác một tài sản chưa dùng, không cần dùng hay chờ thanh lý?

Tài sản mang đi cầm cố có thể được bên nhận cầm cố sử dụng hoặc không sử dụng, trong cả 2 trường hợp đó thì nó vẫn bị hao mòn, giảm giá trị theo thời gian, trong khi đó DN sở hữu lại không trích khấu hao, không phản ánh gì vào chi phí là ko hợp lý. Ví dụ 1 chiếc xe DN đang sử dụng và trích khấu hao, giờ mang đi cầm cố và được bên nhận cầm cố sử dụng, chiếc xe vẫn hoạt động bình thường, giảm tuổi thọ, nhưng lại không hề được phản ánh vào chi phí? Khi nhận lại TSCĐ, TT 200 cũng chỉ ghi nhận tăng trở lại Nguyên giá và Hao mòn lũy kế, không thấy đề cập gì tới khấu hao trong thời gian cầm cố?

Theo mình trong trường hợp này có thể lựa chọn 2 cách ghi nhận kế toán:

1. Vẫn ghi giảm TSCĐ, giảm khấu hao như hướng dẫn TT 200, tuy nhiên khi nhận trở lại tài sản, thì phải đánh giá lại giá trị của tài sản này, phản ánh khấu hao trong thời gian cầm cố vào chi phí, ghi giảm giá trị tài sản. Khấu hao này có thể dựa vào đúng khung khấu hao mà DN đang theo dõi trước đó, hoặc theo đánh giá thực tế. Tại thời điểm lập BCTC, nếu vẫn chưa nhận về tài sản này, thì cần đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, phản ánh lại giá trị số dư trên TK 244 này.

2. Khi cầm cố, không ghi giảm TSCĐ, vẫn theo dõi TSCĐ như 1 tài sản dưới dạng chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, nghĩa là vẫn trích khấu hao, hạch toán vào chi phí khác - TK 811 (khả năng cao sẽ bị loại trừ khi tính thuế TNDN). Trong phần Thuyết minh BCTC cần ghi rõ TSCĐ đang đưa đi cầm cố để truyền tải thông tin tới người sử dụng BCTC. Mình thấy thay vì hạch toán vào TK 244 thì vẫn để nguyên trên TK 211 và thuyết minh chi tiết thì cũng như nhau. Nhưng nếu để trên TK 244 mà ko trích khấu hao là ko phản ánh đúng tình trạng TSCĐ.
Theo minh TSCĐ cầm cố không trích khấu hao không hẳn là không hợp lý, vì khi cầm cố, bạn đã "bán non" TS đó rồi (bạn đã giao tài sản+ giấy tờ để nhận hay bù 1 số tiền nào đó), TS không được sử dụng (kể cả bên nhận cầm cố) cho đến khi hết thời hạn bị cầm cố. tất nhiên chi phí khấu hao chưa trích thì vẫn còn đó.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Theo minh TSCĐ cầm cố không trích khấu hao không hẳn là không hợp lý, vì khi cầm cố, bạn đã "bán non" TS đó rồi (bạn đã giao tài sản+ giấy tờ để nhận hay bù 1 số tiền nào đó), TS không được sử dụng (kể cả bên nhận cầm cố) cho đến khi hết thời hạn bị cầm cố. tất nhiên chi phí khấu hao chưa trích thì vẫn còn đó.
Chỉ là cầm cố thôi bạn, khoản tiền nhận về thực chất là một khoản nhận Nợ phải trả thôi (có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị TSCĐ nhiều), chưa ps giao dịch mua bán gì TSCĐ này hết. Chi phí khấu hao chưa trích thì vẫn còn đó, đúng vậy ở đây ko phải lo mất đi chi phí khấu hao, mà theo nguyên tắc thận trọng thì cần phải phản ánh sự sụt giảm giá trị (chính là khấu hao) của TSCĐ này trong thời gian cầm cố, lúc đó mới thể hiện đúng giá trị tài sản thực của công ty. Ví dụ như cty cầm cố xe ô tô trong nửa năm để được vay một khoản tiền, trong nửa năm nay xe vẫn bị hao mòn giảm giá trị, khi nhận trở lại xe đương nhiên giá trị của nó không thể bằng lúc mang đi cầm cố được.
 
T

tung33

Trung cấp
17/11/14
142
33
28
34
goo.gl
Chỉ là cầm cố thôi bạn, khoản tiền nhận về thực chất là một khoản nhận Nợ phải trả thôi (có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị TSCĐ nhiều), chưa ps giao dịch mua bán gì TSCĐ này hết. Chi phí khấu hao chưa trích thì vẫn còn đó, đúng vậy ở đây ko phải lo mất đi chi phí khấu hao, mà theo nguyên tắc thận trọng thì cần phải phản ánh sự sụt giảm giá trị (chính là khấu hao) của TSCĐ này trong thời gian cầm cố, lúc đó mới thể hiện đúng giá trị tài sản thực của công ty. Ví dụ như cty cầm cố xe ô tô trong nửa năm để được vay một khoản tiền, trong nửa năm nay xe vẫn bị hao mòn giảm giá trị, khi nhận trở lại xe đương nhiên giá trị của nó không thể bằng lúc mang đi cầm cố được.
Đúng là cầm cố TS thì chưa bán, nhưng nếu hết thời hạn cầm cố mà người cầm cố không thực hiện các điều khoản ... thì coi như tài sản đó bị bán, người nhận cầm cố sẽ phát mãi tài sản đó vô điều kiện để bảo bảo các nghĩa vụ mà Luật cho phép ...mình giải thích thêm từ "bán non" là như thế.

Theo minh biết, trong thời hạn cầm cố tái sản, người nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ... nếu không có thỏa thuận nào khác. Do đó TS cầm cố sẽ không được sử dụng nên không phát sinh hao mòn thực tế. Cái hao mòn mà bạn đề cập (nếu có) là hao mòn vô hình, hao mòn tự nhiên- nó phát sinh trong cả trường hợp tài sản đang sử dụng, cả không sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao khi TS đang sử dụng bạn chỉ tính hao mòn thực tế, không tính hao mòn vô hình mà khi tài sản không sử dụng bạn lại đề cập đến hao mòn vô hình? Hao mòn vô hình thường rất nhỏ (trừ 1 số TS đặc biệt) so với hao mòn thực tế.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Đúng là cầm cố TS thì chưa bán, nhưng nếu hết thời hạn cầm cố mà người cầm cố không thực hiện các điều khoản ... thì coi như tài sản đó bị bán, người nhận cầm cố sẽ phát mãi tài sản đó vô điều kiện để bảo bảo các nghĩa vụ mà Luật cho phép ...mình giải thích thêm từ "bán non" là như thế.

Theo minh biết, trong thời hạn cầm cố tái sản, người nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ... nếu không có thỏa thuận nào khác. Do đó TS cầm cố sẽ không được sử dụng nên không phát sinh hao mòn thực tế. Cái hao mòn mà bạn đề cập (nếu có) là hao mòn vô hình, hao mòn tự nhiên- nó phát sinh trong cả trường hợp tài sản đang sử dụng, cả không sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao khi TS đang sử dụng bạn chỉ tính hao mòn thực tế, không tính hao mòn vô hình mà khi tài sản không sử dụng bạn lại đề cập đến hao mòn vô hình? Hao mòn vô hình thường rất nhỏ (trừ 1 số TS đặc biệt) so với hao mòn thực tế.
Cách hiểu của bạn phù hợp với thực tế nhưng ko phù hợp với kế toán.

Khi bạn dùng từ bán non thì mình biết ý bạn muốn nói, nhưng đó là điều xảy ra trong tương lai khi DN ko thanh toán nợ đúng hạn, còn trong hiện tại thì TSCĐ vẫn đang thuộc về DN. Mọi nghiệp vụ ghi nhận fải có chứng từ chứng minh và thực hiện theo các nguyên tắc kế toán qui định.

Quan điểm khấu hao thực tế và khấu hao vô hình của bạn cũng chỉ là suy diễn trong thực tế. Trong kế toán chỉ có 1 loại khấu hao duy nhất chứ ko phân ra như bạn nghĩ. Theo bạn tại sao TT 45 và TT 200 lại qui định DN fải trích khấu hao TSCĐ kể cả trong trường hợp TCSĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý?

Và Vinalines mua ụ nổi hàng trăm tỉ đồng, về bỏ không, không sử dụng, ko trích khấu hao, làm hư hỏng tài sản, ko thu hồi được giá trị trong khi Nguyên giá tài sản vẫn như ban đầu, có hợp lý ko?
 
T

tung33

Trung cấp
17/11/14
142
33
28
34
goo.gl
Cách hiểu của bạn phù hợp với thực tế nhưng ko phù hợp với kế toán.

Khi bạn dùng từ bán non thì mình biết ý bạn muốn nói, nhưng đó là điều xảy ra trong tương lai khi DN ko thanh toán nợ đúng hạn, còn trong hiện tại thì TSCĐ vẫn đang thuộc về DN. Mọi nghiệp vụ ghi nhận fải có chứng từ chứng minh và thực hiện theo các nguyên tắc kế toán qui định.

Quan điểm khấu hao thực tế và khấu hao vô hình của bạn cũng chỉ là suy diễn trong thực tế. Trong kế toán chỉ có 1 loại khấu hao duy nhất chứ ko phân ra như bạn nghĩ. Theo bạn tại sao TT 45 và TT 200 lại qui định DN fải trích khấu hao TSCĐ kể cả trong trường hợp TCSĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý?

Và Vinalines mua ụ nổi hàng trăm tỉ đồng, về bỏ không, không sử dụng, ko trích khấu hao, làm hư hỏng tài sản, ko thu hồi được giá trị trong khi Nguyên giá tài sản vẫn như ban đầu, có hợp lý ko?
Suy diễn?
Theo BTC thì: “Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.” Như vậy, hao mòn do tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mình gọi là hao mòn vô hình không có gì là suy diễn cả.
Như vậy, Luật công nhận hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... lý giải tại sao TSCĐ chưa dùng mà vẫn được trích KH.

TSCĐ đem cầm cố vẫn là TS của DN?
Khi đem TS cầm cố, thường DN nhân được chừng 60-70% giá trị thực tế từ bên nhân cầm cố; điều đó có nghĩa là DN mất quyền sở hữu TS đó tương ứng 60-70% và mất quyền sử dung TS (có thể là tạm thời).
Do đó quan điểm cho rằng TSCĐ đem cầm cố vẫn là TS của DN, vẫn trích khấu hao là không thuyết phục.

Tại sao TT 45 và TT 200 lại qui định DN fải trích khấu hao TSCĐ kể cả trong trường hợp TCSĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý?
Hai ý trên mình đã giải thích điều này, nhưng mình muốn nhấn mạnh thêm là: TSCĐ còn nằm trên sổ, còn khấu hao thì kế toán cứ tiếp tục trích KH. Hay nói cách khác, TSCĐ chưa thay đổi mục đích sử dụng (mục đích sử dụng TSCĐ là phục vụ cho SXKD của DN) thì kế toán cứ việc trích KH.
Trường hợp TSCĐ chưa dùng, chờ thanh lý thì mục đích sử dung chưa thay đổi: trích KH; TSCĐ chuyển góp vốn liên doanh, cầm cố: đã thay đổi mục đích sử dụng (từ sxkd sang góp vốn, cầm cố)- Ngưng trích KH.

Truờng hợp ụ nổi Vinalines, bạn đi mà hỏi Dương Chí Dũng nhá:D

Tóm lại, theo mình (đối với trường hợp TSCĐ DN không còn quản lý, không còn sử dụng dù là tạm thời), để phản ánh sự liên tục, đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đúng bản chất, kế toán nên giảm TSCĐ (ngưng trích KH) đồng thời theo dõi TK 244 nếu TS đem cầm cố, hoặc TK 222,228 nếu góp vốn bằng TSCĐ.
Lưu ý thêm, TSCĐ khi đem góp vốn, cầm cố hay khi nhận lại về DN đều phải đánh giá lại giá trị thực tế, nên không lo gì việc hao mòn mà không được ghi nhận.
 
  • Like
Reactions: nguyenduy2702
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Suy diễn?
Theo BTC thì: “Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.” Như vậy, hao mòn do tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mình gọi là hao mòn vô hình không có gì là suy diễn cả.
Như vậy, Luật công nhận hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... lý giải tại sao TSCĐ chưa dùng mà vẫn được trích KH.

TSCĐ đem cầm cố vẫn là TS của DN?
Khi đem TS cầm cố, thường DN nhân được chừng 60-70% giá trị thực tế từ bên nhân cầm cố; điều đó có nghĩa là DN mất quyền sở hữu TS đó tương ứng 60-70% và mất quyền sử dung TS (có thể là tạm thời).
Do đó quan điểm cho rằng TSCĐ đem cầm cố vẫn là TS của DN, vẫn trích khấu hao là không thuyết phục.

Tại sao TT 45 và TT 200 lại qui định DN fải trích khấu hao TSCĐ kể cả trong trường hợp TCSĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý?
Hai ý trên mình đã giải thích điều này, nhưng mình muốn nhấn mạnh thêm là: TSCĐ còn nằm trên sổ, còn khấu hao thì kế toán cứ tiếp tục trích KH. Hay nói cách khác, TSCĐ chưa thay đổi mục đích sử dụng (mục đích sử dụng TSCĐ là phục vụ cho SXKD của DN) thì kế toán cứ việc trích KH.
Trường hợp TSCĐ chưa dùng, chờ thanh lý thì mục đích sử dung chưa thay đổi: trích KH; TSCĐ chuyển góp vốn liên doanh, cầm cố: đã thay đổi mục đích sử dụng (từ sxkd sang góp vốn, cầm cố)- Ngưng trích KH.

Truờng hợp ụ nổi Vinalines, bạn đi mà hỏi Dương Chí Dũng nhá:D

Tóm lại, theo mình (đối với trường hợp TSCĐ DN không còn quản lý, không còn sử dụng dù là tạm thời), để phản ánh sự liên tục, đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đúng bản chất, kế toán nên giảm TSCĐ (ngưng trích KH) đồng thời theo dõi TK 244 nếu TS đem cầm cố, hoặc TK 222,228 nếu góp vốn bằng TSCĐ.
Lưu ý thêm, TSCĐ khi đem góp vốn, cầm cố hay khi nhận lại về DN đều phải đánh giá lại giá trị thực tế, nên không lo gì việc hao mòn mà không được ghi nhận.
Như bạn nói tài sản không sử dụng thì chỉ có hao mòn vô hình, nhưng theo qui định thì dùng hay không dùng vẫn trích theo một mức Khấu hao chung, chứ ko phải ko dùng thì khấu hao theo tỉ lệ thấp hơn. Mặc dù thực tế thông thường thì nếu ko sử dụng mức khấu hao sẽ giảm đi.

TSCĐ mang đi góp vốn thì nó sẽ được bên nhận góp vốn sử dụng, trích khấu hao, còn cầm cố thì chẳng bên nào sử dụng cả, nên hao mòn chưa được phản ánh.

Ok như bạn nói phải đánh giá lại khi nhận về, thì cũng như ý của mình tách thành 2 phương pháp ghi nhận thôi. Chỉ có không phản ánh khấu hao kể cả lúc nhận về mới là vấn đề, vì mình xem TT 200 không thấy đề cập tới khi hướng dẫn hạch toán trở lại TSCĐ mà chỉ ghi Nợ 211/Có 244, Có 214 khi nhận về thôi, đồng thời trong TT 200 có ghi: "Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó" là chưa hợp lý.

Và cũng như mình nói, trong trường hợp lựa chọn phương án đánh giá lại TSCĐ khi nhận về, thì kể cả trong trường hợp chưa nhận về mà phải lập BCTC, khoản mục 244 này cũng cần đánh giá lại để phản ánh đúng giá trị của TSCĐ đang cầm cố.
 
Sửa lần cuối:
thanhhaha

thanhhaha

Cao cấp
8/1/11
325
56
28
33
hanoi
Mình nghĩ trường hợp này, sẽ không trích khấu hao, TK 244 sẽ được đánh giá lại vào cuối mỗi năm tài chính và ghi nhận vào lãi lỗ chưa thực hiện, giống như việc đánh giá chênh lệch tỷ giá
 
thanhhaha

thanhhaha

Cao cấp
8/1/11
325
56
28
33
hanoi
Anh chị ơi, em có 1 số câu hỏi về thông tư 200, mong mọi người giúp em với ạ, em cám ơn ạ
1) Trường hợp điều chuyển tài sản vô hình, thì đơn vị nhận tài sản ghi nhận nguyên giá theo nguyên giá trên sổ sách của đơn vị giao tài sản, như vậy nếu là 2 doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập điều chuyển tài sản cho nhau thì các chi phí phát sinh đến việc điều chuyển có được ghi nhận vào nguyên giá tài sản nhận về không ạ, và nếu là 2 doanh nghiệp phụ thuộc thì các chi phí này có được ghi tăng nguyên giá không ạ?
2) Đối với các tài sản phi tài chính và cũng không phải bất động sản đầu tư mà mua về nắm giữ chờ tăng giá được ghi nhận ở TK 2288 có được đánh giá tổn thất giống như BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá không ạ?
3) Tại sao nhà thầu xây lắp không được vốn hóa chi phí lãi vay ạ?
4) Trong bất động sản đầu tư có đoạn chi phí khi mới đưa BĐSĐT vào hoạt động lần đầu trước khi BĐS đạt trạng thái hoạt động bình thường như dự kiến không được ghi nhận vào nguyên giá của BĐSĐT, đoạn này được hiểu như thế nào ạ?
Em cám ơn anh chị ạ, mọi người cùng thảo luận nhé
 
H

htlong

www.ketoan.ga
23/2/06
59
18
8
Sài Gòn
www.ketoan.biz
Anh chị ơi, em có 1 số câu hỏi về thông tư 200, mong mọi người giúp em với ạ, em cám ơn ạ
1) Trường hợp điều chuyển tài sản vô hình, thì đơn vị nhận tài sản ghi nhận nguyên giá theo nguyên giá trên sổ sách của đơn vị giao tài sản, như vậy nếu là 2 doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập điều chuyển tài sản cho nhau thì các chi phí phát sinh đến việc điều chuyển có được ghi nhận vào nguyên giá tài sản nhận về không ạ, và nếu là 2 doanh nghiệp phụ thuộc thì các chi phí này có được ghi tăng nguyên giá không ạ?
Đơn vị nhận tài sản ghi nhận nguyên giá theo nguyên giá trên sổ sách của đơn vị giao tài sản, tức không cho đánh giá lại tài sản vô hình thì làm gì phát sinh chi phi? Không lẻ bạn phải thuê người tháo lắp tài sản vô hình, thuê xe bọc thép chở á:D
 
thanhhaha

thanhhaha

Cao cấp
8/1/11
325
56
28
33
hanoi
Thế mình hỏi bạn nhá, bây giờ công ty nhận tài sản điều chuyển phải thuê người về cài đặt phần mềm kế toán, thế thì chi phí thuê đó có đi vào nguyên giá không?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Thế mình hỏi bạn nhá, bây giờ công ty nhận tài sản điều chuyển phải thuê người về cài đặt phần mềm kế toán, thế thì chi phí thuê đó có đi vào nguyên giá không?

Theo mình:
- Khái niệm Điều chuyển tài sản ... chỉ sử dụng trong phạm vi nội bộ ( cùng chủ sở hữu ) như: cấp trên - cấp dưới, các thành viên với nhau ... Vì vậy: ( .. đơn vị nhận tài sản ghi nhận nguyên giá theo nguyên giá trên sổ sách của đơn vị giao tài sản .. ) các chi phí phát sinh ( không thay đỗi tính năng, công suất .. TSCĐ ) HT vào 242 để phân bổ.
Đối với trường hợp khác chủ sở hữu thì phải dùng khái niệm Mua, bán và các chi phí bạn hỏi sẽ làm tăng NG, chứ không điều chuyển.
- Việc: ( .. Cài đặt phần mềm kế toán, thế thì chi phí thuê đó có đi vào nguyên giá không .. ) Nếu giá mua + chi phí cài đặt ... đủ điều kiện theo QĐ về TSCĐ thì ghi nhận riêng không tăng NG của TS hình thành ban đầu ( máy vi tính ) và cũng có thể ghi tăng NG do làm thay đỗi tính năng, công suất máy.
 
thanhhaha

thanhhaha

Cao cấp
8/1/11
325
56
28
33
hanoi
Anh ơi, đối với tài sản cố định hữu hình thì việc điều chuyển giữa 2 đơn vị nội bộ không phải là đơn vị phụ thuộc, thì các chi phí phát sinh đi kèm được ghi tăng nguyên giá, còn nếu điều chuyển giữa 2 đơn vị nội bộ là đơn vị phụ thuộc thì các chi phí phát sinh không được ghi tăng nguyên giá.
ở tài sản vô hình người ta không tách ra điều chuyển 2 đơn vị nội bộ có phụ thuộc với nhau hay không? nên em mới đưa ra câu hỏi như vậy ạ.
 
H

htlong

www.ketoan.ga
23/2/06
59
18
8
Sài Gòn
www.ketoan.biz
Thế mình hỏi bạn nhá, bây giờ công ty nhận tài sản điều chuyển phải thuê người về cài đặt phần mềm kế toán, thế thì chi phí thuê đó có đi vào nguyên giá không?
Cần phân biệt TSCĐ vô hình là bản quyền sử dung PM kế toán chứ không phải PM kế toán cài đặt trong máy vi tính. Trường hợp máy tính bị sự cố (virus, hư OS) thì chỉ trả công cài lại (nếu có) chứ không trả tiền mua lại PM.
Trường hợp điều chuyển máy tính (có PM) thì đâu cần phải cài lại nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA