Kinh nghiệm là gì, tại sao các công ty lại đòi kinh nghiệm?

  • Thread starter hai2hai
  • Ngày gửi
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
51
Hà nội
vnuni.net
KINH NGHIỆM LÀ GÌ? TẠI SAO CÁC CÔNG TY LẠI ĐÒI KINH NGHIỆM?

Trong tất cả những lần tiếp xúc với sinh viên hoặc đọc trên báo, tôi đều nhận thấy mối lo ngại lớn nhất của các bạn đó là “Mọi Công ty đều tuyển những người có kinh nghiệm?” và đây là một trong “thủ phạm” hàng đầu khiến các bạn không xin được việc. Vậy, kinh nghiệm là cái mẹ gì vậy? tại sao các Công ty lại cần nó? Tôi sẽ dành nguyên bài này để phân tích cho các bạn hiểu nghĩa của từ “kinh nghiệm” dưới góc độ Nhà tuyển dụng và nhiệm vụ của các bạn phải làm để chinh phục Nhà tuyển dụng.

Experience.jpg

- Kinh nghiệm nói 1 cách dễ hiểu đó là trải nghiệm của 1 người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm phù hợp nhất. Do đó, các cụ bảo Thất Bại đẻ ra Thành công là như vậy, thất bại cho chúng ta bài học và do đó những cái chúng ta nghiệm lại thấy kinh thì gọi là kinh nghiệm.

Vậy dưới góc độ Nhà tuyển dụng - Người có kinh nghiệm tức là người:

1) Có thể làm được việc ngay sau thời gian thử việc:
Thông thường các doanh nghiệp sẽ cho bạn 02 tháng thử việc và nhiệm vụ của các bạn là phải nắm được nhanh nhất có thể những kiến thức mà các bạn học được cả kỹ năng Cứng lẫn kỹ năng Mềm. Như vậy, sau thời gian này mà các bạn vẫn không lĩnh hội được thì cả những người đã đi làm vài ba năm cũng sẽ bị đuổi việc chứ không phải sinh viên mới ra trường.

2) Là người công ty tốn ít thời gian và công sức nhất để đào tạo:
Đối với người có kinh nghiệm, họ sẽ tạo ra cảm giác họ học nhanh hơn các bạn và do đó công ty không cần phải mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian để đào tạo. Nhiệm vụ của các bạn phải thể hiện được mình là người có tố chất, thông minh, nhanh nhẹn và học nhanh nhất.

--> Lời khuyên của tôi đó là nên chọn 1 vị trí không đòi hỏi quá sâu về chuyên môn vì kiến thức chuyên môn không thể tiếp thu nhanh được, thay vào đó hãy chọn những vị trí mà thiên về kỹ năng nhiều hơn (như bán hàng, tiếp thị, marketing…) để rút ngắn thời gian đào tạo.

3) Là người có kỹ năng mềm đủ tốt để xử lý những công việc “không tên” phát sinh hằng ngày:
Tôi từng hướng dẫn cho rất nhiều người mới vào công ty và đối với các bạn sinh viên mới ra trường, tôi mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn các bạn sử dụng máy photo, máy scan, cách viết báo cáo, thậm chí là cách dùng Powerpoint.

--> Vậy hãy đảm bảo các bạn xử lý những việc vớ vẩn này ngon lành, đừng lóng ngóng với đống giấy lộn khi sếp bạn yêu cầu.

4) Là người có thể tích nghi văn hóa của doanh nghiệp 1 cách nhanh nhất:
Hãy tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của công ty và TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ nội quy lao động. Hãy chuyên nghiệp hết mức có thể từ tác phong, ăn mặc, lời ăn tiếng nói và quan trọng nhất các bạn phải đúng hẹn về thời gian (deadline trong công việc).

Tóm lại, Kinh nghiệm nó là thứ tạo ra cảm giác cho Nhà tuyển dụng rằng họ yên tâm khi tuyển bạn, họ không cần mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian để đào tạo các bạn. Như vậy, nhiệm vụ của các bạn đó là thể hiện được bạn thừa khả năng để đáp ứng tốt 4 điều bên trên.

Trong quá trình tuyển dụng, các bạn bị toạch hồ sơ nhiều nhất tại giai đoạn LOẠI HỒ SƠ và PHỎNG VẤN. Các bạn viết CV rất tệ và tỷ lệ qua vòng loại hồ sơ chỉ khoảng 10%. Tôi bật mí về 1 số thủ thuật cho các bạn như sau:

TẠI VÒNG LOẠI HỒ SƠ:
Hãy đảm bảo viết CV rõ ràng và cụ thể hết mức những cái mà các bạn đã từng làm được, đó chính là kỹ năng Nhà tuyển dụng cần. Trong hàng trăm bộ CV, Nhà tuyển dụng chỉ có khoảng trên 10 giây để đọc CV của các bạn, nếu không thể hiện được khác biệt các bạn sẽ out ngay. Các bạn cần thể hiện được điểm khác biệt của mình dựa trên 3 yếu tố chính:

1) Điểm mạnh nhất của các bạn:
- Sự nhiệt tình, năng động không ngại vất vả
- Quan trọng là chi phí thuê các bạn rẻ

2) Điểm yếu nhất của đối thủ:
Có kinh nghiệm --> Lương sẽ cao.
Độ nhiệt tình, độ chịu vất vả giảm
Thậm chí hay có yêu sách, đòi hỏi về công việc (tôi đã phỏng vấn 1 số Nhà tuyển dụng để check điều này)

3) Nhà tuyển dụng cần gì:
Phải thể hiện được cụ thể và chính xác nhất những cái mà Nhà tuyển dụng cần.
ví dụ:
- Tôi có thằng bạn hồi ĐH rất hay xem xxx, nó có thể tìm được mọi thể loại phim về bất kỳ đối tượng nào bị rò rỉ phim xxx (thế mới tài). Thể loại phim này bị cấm mà nó còn tìm được thì chứng tỏ với các thông tin chính thống khác nó cũng tìm được --> suy ra nó có Kỹ năng tìm kiếm thông tin tốt, kỹ năng thu thập thông tin khách hàng tốt, nắm vững các kỹ thuật về tìm kiếm online (Các bạn có thể ghi trong CV như vậy).

- Tôi ngày xưa thường xuyên phải xử lý văn bản, giấy tờ do bố tôi nhờ, do đó tôi có thể ghi trong CV rằng --> Khả năng xử lý văn bản, làm báo cáo tốt đặc biệt là word, excel, powerpoint

- Thằng bạn khác của tôi nghiện chơi game, nó nghiện đến độ không qua được bàn nào là nó lên mạng search các tài liệu về game đó để chơi lại và do đó nó luyện được khả năng đọc tiếng anh của các game mà nó chơi --> Kỹ năng đọc tiếng anh tốt đặc biệt về tài liệu ứng dụng, công nghệ thông tin.

Vậy đó, đâu phải cứ ra trường mới có kinh nghiệm và kỹ năng, các bạn mỗi người đều đã có những kỹ năng nhất định, chỉ có điều các bạn không biết cách thể hiện ra cho Nhà tuyển dụng biết. Hãy thể hiện rõ Điểm mạnh của mình + Đánh mạnh vào điểm yếu của đối thủ + Thể hiện rõ cái Nhà tuyển dụng cần. Các bạn sẽ có tỷ lệ qua vòng loại trên 70%.
(Tôi sẽ có bài phân tích chi tiết về Cấu trúc của 1 CV, những sai lầm kinh điển của các bạn ghi viết CV…)

TẠI VÒNG PHỎNG VẤN:
Đây là vòng các bạn đã qua được vòng loại hồ sơ và Nhà tuyển dụng muốn gặp trực tiếp các bạn để làm rõ những cái mà bạn đã viết trong CV. Hãy đảm bảo các bạn hiểu rõ và thuần thục những thứ mà các bạn đã viết trong CV vì họ chỉ hỏi những gì bạn đã viết, trừ khi bạn khai thêm những thứ khác (kỹ năng trả lời phỏng vấn tôi sẽ viết sau)
Vậy đó, mỗi cá thể và mỗi người đã là 1 sự khác biệt và các bạn chỉ cần thể hiện rõ những điều này cho Nhà tuyển dụng biết. Đơn giản vậy thôi

Tham khảo thêm các chủ đề chia sẻ với sinh viên về nghề nghiệp, việc làm: http://bit.ly/wkt-nghenghiep

(Theo Tìm việc không khó fb)​
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: hungkt2014 and puxu
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA