Gần đây có rất nhiều trao đổi, phản đối chuyện NTD tìm hiểu thông tin về ứng viên trên MXH (chủ yếu là facebook) để làm căn cứ bổ sung về quyết định tuyển dụng của mình. Có rất nhiều phản đối cho rằng facebook chỉ là ảo chứ ko phải con người thật, rồi có bạn nói chỉ có người rảnh việc mới chăm chỉ lên facebook chứ người tập trung làm việc thì họ thời gian đâu mà lên facebook. Nói chung, đứng ở góc độ nào cũng thấy đúng cả nhưng mình sẽ bổ sung một góc độ để mọi người thấy tại sao NTD vẫn sử dụng các kênh thông tin trên mạng để tìm hiểu về các ứng viên, đặc biệt là các ứng viên ở vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
NTD có thể nghĩ đối với một vị trí quan trọng mà họ đang tuyển thì thời gian phỏng vấn độ 2 tiếng hoặc 1 buổi và những gì họ đọc trong 2 trang CV của ứng viên là chưa đủ để tìm hiểu hết về những điểm mạnh, điểm yếu của một con người.
Ví dụ khi đánh giá về kỹ năng viết chẳng hạn, một CV toàn bảng biểu, viết rất trau truốt do được sửa đi sửa lại hoặc copy mẫu ở trên mạng thì không thể nào đánh giá được là người đó có kỹ năng soạn thảo, khả năng viết lách tốt. Nếu so với việc đọc comments, status, hay những bài viết của các ứng viên trên các diễn đàn thì sẽ dễ dàng nhận ra kỹ năng soạn thảo văn bản của họ hơn. Cũng dựa trên việc đọc status, comments, hay bài viết trên mạng mà biết người đó có tính cẩn thận hay không.
Ví dụ khi đánh giá về kỹ năng giao tiếp: Trong 2 tiếng đồng hồ của buổi phỏng vấn thì dĩ nhiên NTD cũng sẽ phần nào đánh giá được khả năng giao tiếp về mặt ngôn ngữ và cử chỉ. Nhưng liệu họ có đánh giá hết được ko khi ứng viên đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn đó? Mặt khác, giao tiếp là khả năng trao đổi thông tin giữa con người với con người qua các kênh khác nhau như nói, viết, cử chỉ hành động, v.v.... Nếu NTD xem xét sự giao tiếp của một ứng viên thông qua kênh viết trong một giai đoạn nào đó của một con người với tất cả bạn bè ở hàng trăm topic, comments, hàng trăm bài viết thì việc đánh giá qua kênh viết cũng ít nhiều đem lại một số thông tin nhiều hơn so với việc đọc 2 trang CV và 2 tiếng phỏng vấn.
Nếu các bạn biết thì việc đánh giá, lựa chọn ứng viên hiện nay thường theo những tiêu chí:
Nếu chỉ trong 2 tiếng đồng hồ pv, cùng với những thông tin ghi trong 2 trang CV thì liệu NTD có khám phá ra được vấn đề 1 & 2 ở trên ko? Các bạn sẽ nói là tại sao không thử việc ứng viên để phát hiện ra những điều trên. Dĩ nhiên là DN sẽ phải thử việc ứng viên rồi. Tuy nhiên đối với DN thì thời gian chính là tiền bạc. Họ tiết kiệm thời gian vô cùng trong khi việc tuyển dụng, nhận vào làm thử việc rồi sa thải nhân viên lặp đi lặp lại sẽ làm mất rất nhiều thời gian nên họ sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu những rủi ro trong tuyển dụng xuống mức thấp nhất, bằng cách đánh giá thật sát những ứng viên ngay từ những vòng đầu (trong đó có vòng nghiên cứu thông tin của ứng viên)
Tại sao MXH lại đem nhiều thông tin tới NTD như vậy? Mặc dù rất nhiều bạn nói MXH chỉ là ảo và ko phải ai cũng suốt ngày lên đó chia sẻ (dĩ nhiên là có một số người tuyệt đối ko chia sẻ thì ko nói làm gì rồi). Tuy nhiên như các bạn biết, phần lớn (số đông) là mọi người thường lên facebook để giải trí, để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, và họ thường comment khi có bạn bè comment vào những chia sẻ của họ. Nhưng thường thường mọi người hay post theo tâm trạng, theo bản năng của cá nhân rất nhiều. Họ post mà ko e dè gì cả (còn khi phỏng vấn thì họ rất thận trọng khi trả lời các câu hỏi). Vậy nếu dựa trên hàng đống thông tin post một cách rất tự nhiên đó, liệu NTD có đọc đc ra vấn đề gì ko? Phần lớn những NTD có nghề có khả năng "đọc vị" rất tốt qua cảm nhận khi đọc bài viết của người khác. Nếu để ý kỹ, ngay cả phong cách đá bóng cũng nói lên được tính cách của cầu thủ trên sân bóng.
Theo một số sách đào tạo kỹ năng quản trị con người thì người ta nhận thấy những người có thái độ tích cực trong cuộc sống sẽ làm việc hiệu quả, và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn so với những người có thái độ tiêu cực. Mà phần lớn những người có thái độ tiêu cực lại thể hiện ở nhiều nơi nhiều chỗ, và đặc biệt họ ko chia sẻ được với ai thì họ...post lên MXH. Những cụm từ như: "Tôi chán", "Tôi ko thể...", "Tôi buồn...", "Tôi ghét...",... đều là những câu nói, câu chia sẻ của những người tiêu cực. Thường thường những người này làm việc sẽ không hiệu quả bằng người có tư tưởng, thái độ sống tích cực (dù họ có chuyên môn giỏi đi nữa), không những thế còn làm ảnh hưởng tinh thần tới các đồng nghiệp khác. Đó là chưa kể có nhiều người thương xuyên lên mạng văng tục, chửi bậy, nói xấu đồng nghiệp hoặc bất cứ ai, lăng mạ mạt xát người khác, bình luận tất cả những chuyện xã hội của báo lá cải, chuyện chính trị,.... thì không thể chấp nhận được rồi.
Có thể đâu đó trên MXH có người sống 2 mặt, nhưng ít nhất việc đọc những gì họ viết trên thế giới ảo cũng cho NTD 1 phần thông tin về ứng viên đúng ko? Nếu ai đã đọc cuốn "Biết người, dùng người, quản người" và cuốn "Đọc vị bất kỳ ai" sẽ thấy ngoài việc quan sát các hành động, lời nói, thì việc đọc những gì người khác viết cũng có thể biết được phần nào về tính cách của con người đó. Đây là kỹ năng mà phần lớn những chủ DN đều phải học.
Việc tìm hiểu thông tin của ứng viên trên các MXH là chưa đủ, nhưng sẽ phần nào nguồn thông tin này cũng cho NTD biết thêm về ứng viên mà họ đang định tuyển vào các vị trí chủ chốt của công ty.
Đây là mình chỉ gợi ý tới các bạn để mọi người thấy tại sao có rất nhiều nhà tuyển dụng họ sẽ tham khảo thông tin trên mạng (không chỉ mỗi MXH đâu) của ứng viên để hiểu về người mà họ sẽ tuyển dụng hơn. Nhất là các vị trí chủ chốt càng phải tìm hiểu.
Tụi head hunter của các tập đoàn xuyên quốc gia còn tìm hiểu tới tận "chân răng, kẽ tóc" về các ứng viên ở các vị trí cấp cao của họ thông qua những người bạn thân, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,... Dĩ nhiên cách làm này chỉ xuất hiện ở các tập đoàn lớn ở nước ngoài là chủ yếu.
Rất ít khi các NTD họ đi viết những điều này. Dù bạn có phản đối hay ko thì hiện nay tất cả các DN từ trong nước tới nước ngoài (dĩ nhiên ko phải là tất cả) sẽ sử dụng mọi nguồn thông tin để đánh giá ứng viên (và trong đó chắc chắn sẽ có MXH) nhằm hạn chế những rủi ro trong việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Phần lớn những bài chia sẻ góc nhìn từ NTD thì các bạn chỉ đọc được từ các trang web của những bên trung gian như các trang tuyển dụng, các trang báo chí. Như mình thường nói với nhiều bạn ứng viên là sinh viên: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Việc các bạn ứng viên tìm hiểu kỹ về NTD cũng là cách để các bạn thắng ngay từ vòng gửi xe rồi.
Có bạn nói nếu NTD cứ đọc thông tin trên MXH thì mình viết gì cũng phải để ý à, mất cả sự riêng tư cá nhân của tôi. Theo mình các bạn nên nghĩ thế này: NTD họ tìm hiểu đấy là công việc của NTD. Còn việc ta viết thế nào trên trang cá nhân đấy là việc của ta. Tuy nhiên việc thể hiện trên trang cá nhân nên theo xu hướng tích cực bởi bạn ko chỉ làm đẹp hình ảnh của bạn đối với mỗi NTD đâu, mà bạn còn làm đẹp trong con mắt của bao bạn bè người thân của bạn nữa. Người ta nói: Gần mực thì đen. Người ta sẽ thực sự đánh giá cao đối với những người sống tích cực chứ ko ai muốn suốt ngày ở bên cạnh những người chỉ phàn nàn, buồn bực hay nói bậy đúng ko nào.
Các bạn ạ, việc tìm kiếm thông tin trên mạng bây giờ nó là phổ biến lắm rồi, không chỉ mỗi chuyện NTD tìm hiểu ứng viên qua mạng đâu mà chính ứng viên nên tìm hiểu thông tin NTD qua mạng để xem công ty đó thế nào, có phù hợp với mình hay không. Việc tìm hiểu thông tin qua mạng sẽ được sử dụng hàng ngày để học các kỹ năng, kiến thức ngành nghề. Cái này chắc ai cũng biết rồi, nếu ai học được nhiều, nắm nhiều thông tin chất lượng thì sẽ nâng giá trị của mình lên. Khi đó người người gọi bạn chứ phải không phải đi tìm gì cả. Giá trị con người thế nào sẽ nhận lại từ xã hội ở mức tương đương với giá trị đó. Chắc chắn vậy.
Có bạn bảo tôi hay nói là nên đứng trên nhiều góc nhìn nhưng lại suốt ngày đứng ở góc nhìn của NTD mà ko chịu đứng ở góc nhìn của ứng viên, của nhân viên. Như tôi vừa viết câu ở trên đó: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Đối với ứng viên thì ngoài tìm hiểu chính mình, bạn cần phải biết NTD nghĩ gì nữa thì mới thắng được họ (tức là thắng trong tuyển dụng). Tôi cũng từng là sinh viên ra trường và cũng từng đi xin việc trong và ngoài nước, cũng từng trải qua 15 năm làm việc ở nhiều doanh nghiệp, tôi cũng từng ngồi vị trí tuyển dụng ở nhiều công ty nên tại sao tôi lại không hiểu về sinh viên, về các ứng viên? Nhưng nếu tôi chỉ chia sẻ giống như các bạn (ở góc nhìn của các bạn) thì các bạn đâu có được gì trong câu nói ở trên. Vì tôi là người đứng về phía các bạn, nên tôi muốn chia sẻ ở góc độ mà các bạn chưa biết, và đang cần biết để mà hiểu NTD, hiểu DN. Có hiểu họ thì mới thắng trong các cuộc tuyển dụng chứ.
Viết hơi dài nhưng có một câu chốt là: Đối với bất cứ sự việc gì không có đúng, có sai. Đứng ở góc nhìn này thì có thể bạn thấy điều đó là sai, nhưng đứng ở góc độ khác thì bạn sẽ thấy điều đó là đúng. Nó có thể sai với bạn, sai với tôi, nhưng chưa chắc đã sai với người khác. Một khi họ đã ra quyết định thì hãy tôn trọng họ. Người thông minh, người có thái độ tích cực, có thái độ cầu tiến là xem mình có học hỏi được gì từ đó, chứ ko phải thấy đối lập ý kiến của mình là phải viết lại cho bằng được. Viết xong bạn cũng không học được thêm gì đâu.
Một số chủ đề liên quan trên các báo mạng:
>> Nhà tuyển dụng “đọc vị” gì từ mạng xã hội của ứng viên trẻ?
>> Nhà tuyển dụng khai thác gì từ mạng xã hội của bạn?
>> Mạng xã hội -Vũ khí cho “cuộc chiến” tìm ứng viên giỏi
>> Muốn có việc làm tốt, cần thạo Facebook
>> Chia sẻ về chủ đề "Sống ảo" của nhà sư Nhà sư Thích Tâm Nguyên, trong đó có phần nói về facebook và sự liên quan tới tuyển dụng
>> Nhà tuyển dụng tìm gì trên Facebook của bạn
>> v.v...
Chúc các bạn: TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG!
NTD có thể nghĩ đối với một vị trí quan trọng mà họ đang tuyển thì thời gian phỏng vấn độ 2 tiếng hoặc 1 buổi và những gì họ đọc trong 2 trang CV của ứng viên là chưa đủ để tìm hiểu hết về những điểm mạnh, điểm yếu của một con người.
Ví dụ khi đánh giá về kỹ năng viết chẳng hạn, một CV toàn bảng biểu, viết rất trau truốt do được sửa đi sửa lại hoặc copy mẫu ở trên mạng thì không thể nào đánh giá được là người đó có kỹ năng soạn thảo, khả năng viết lách tốt. Nếu so với việc đọc comments, status, hay những bài viết của các ứng viên trên các diễn đàn thì sẽ dễ dàng nhận ra kỹ năng soạn thảo văn bản của họ hơn. Cũng dựa trên việc đọc status, comments, hay bài viết trên mạng mà biết người đó có tính cẩn thận hay không.
Ví dụ khi đánh giá về kỹ năng giao tiếp: Trong 2 tiếng đồng hồ của buổi phỏng vấn thì dĩ nhiên NTD cũng sẽ phần nào đánh giá được khả năng giao tiếp về mặt ngôn ngữ và cử chỉ. Nhưng liệu họ có đánh giá hết được ko khi ứng viên đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn đó? Mặt khác, giao tiếp là khả năng trao đổi thông tin giữa con người với con người qua các kênh khác nhau như nói, viết, cử chỉ hành động, v.v.... Nếu NTD xem xét sự giao tiếp của một ứng viên thông qua kênh viết trong một giai đoạn nào đó của một con người với tất cả bạn bè ở hàng trăm topic, comments, hàng trăm bài viết thì việc đánh giá qua kênh viết cũng ít nhiều đem lại một số thông tin nhiều hơn so với việc đọc 2 trang CV và 2 tiếng phỏng vấn.
Nếu các bạn biết thì việc đánh giá, lựa chọn ứng viên hiện nay thường theo những tiêu chí:
- Thái độ (sống và làm việc);
- Tính cách và Đạo đức;
- Kỹ năng (sống và làm việc);
- Kiến thức nghề nghiệp và các kiến thức khác.
Nếu chỉ trong 2 tiếng đồng hồ pv, cùng với những thông tin ghi trong 2 trang CV thì liệu NTD có khám phá ra được vấn đề 1 & 2 ở trên ko? Các bạn sẽ nói là tại sao không thử việc ứng viên để phát hiện ra những điều trên. Dĩ nhiên là DN sẽ phải thử việc ứng viên rồi. Tuy nhiên đối với DN thì thời gian chính là tiền bạc. Họ tiết kiệm thời gian vô cùng trong khi việc tuyển dụng, nhận vào làm thử việc rồi sa thải nhân viên lặp đi lặp lại sẽ làm mất rất nhiều thời gian nên họ sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu những rủi ro trong tuyển dụng xuống mức thấp nhất, bằng cách đánh giá thật sát những ứng viên ngay từ những vòng đầu (trong đó có vòng nghiên cứu thông tin của ứng viên)
Tại sao MXH lại đem nhiều thông tin tới NTD như vậy? Mặc dù rất nhiều bạn nói MXH chỉ là ảo và ko phải ai cũng suốt ngày lên đó chia sẻ (dĩ nhiên là có một số người tuyệt đối ko chia sẻ thì ko nói làm gì rồi). Tuy nhiên như các bạn biết, phần lớn (số đông) là mọi người thường lên facebook để giải trí, để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, và họ thường comment khi có bạn bè comment vào những chia sẻ của họ. Nhưng thường thường mọi người hay post theo tâm trạng, theo bản năng của cá nhân rất nhiều. Họ post mà ko e dè gì cả (còn khi phỏng vấn thì họ rất thận trọng khi trả lời các câu hỏi). Vậy nếu dựa trên hàng đống thông tin post một cách rất tự nhiên đó, liệu NTD có đọc đc ra vấn đề gì ko? Phần lớn những NTD có nghề có khả năng "đọc vị" rất tốt qua cảm nhận khi đọc bài viết của người khác. Nếu để ý kỹ, ngay cả phong cách đá bóng cũng nói lên được tính cách của cầu thủ trên sân bóng.
Theo một số sách đào tạo kỹ năng quản trị con người thì người ta nhận thấy những người có thái độ tích cực trong cuộc sống sẽ làm việc hiệu quả, và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn so với những người có thái độ tiêu cực. Mà phần lớn những người có thái độ tiêu cực lại thể hiện ở nhiều nơi nhiều chỗ, và đặc biệt họ ko chia sẻ được với ai thì họ...post lên MXH. Những cụm từ như: "Tôi chán", "Tôi ko thể...", "Tôi buồn...", "Tôi ghét...",... đều là những câu nói, câu chia sẻ của những người tiêu cực. Thường thường những người này làm việc sẽ không hiệu quả bằng người có tư tưởng, thái độ sống tích cực (dù họ có chuyên môn giỏi đi nữa), không những thế còn làm ảnh hưởng tinh thần tới các đồng nghiệp khác. Đó là chưa kể có nhiều người thương xuyên lên mạng văng tục, chửi bậy, nói xấu đồng nghiệp hoặc bất cứ ai, lăng mạ mạt xát người khác, bình luận tất cả những chuyện xã hội của báo lá cải, chuyện chính trị,.... thì không thể chấp nhận được rồi.
Có thể đâu đó trên MXH có người sống 2 mặt, nhưng ít nhất việc đọc những gì họ viết trên thế giới ảo cũng cho NTD 1 phần thông tin về ứng viên đúng ko? Nếu ai đã đọc cuốn "Biết người, dùng người, quản người" và cuốn "Đọc vị bất kỳ ai" sẽ thấy ngoài việc quan sát các hành động, lời nói, thì việc đọc những gì người khác viết cũng có thể biết được phần nào về tính cách của con người đó. Đây là kỹ năng mà phần lớn những chủ DN đều phải học.
Việc tìm hiểu thông tin của ứng viên trên các MXH là chưa đủ, nhưng sẽ phần nào nguồn thông tin này cũng cho NTD biết thêm về ứng viên mà họ đang định tuyển vào các vị trí chủ chốt của công ty.
Đây là mình chỉ gợi ý tới các bạn để mọi người thấy tại sao có rất nhiều nhà tuyển dụng họ sẽ tham khảo thông tin trên mạng (không chỉ mỗi MXH đâu) của ứng viên để hiểu về người mà họ sẽ tuyển dụng hơn. Nhất là các vị trí chủ chốt càng phải tìm hiểu.
Tụi head hunter của các tập đoàn xuyên quốc gia còn tìm hiểu tới tận "chân răng, kẽ tóc" về các ứng viên ở các vị trí cấp cao của họ thông qua những người bạn thân, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,... Dĩ nhiên cách làm này chỉ xuất hiện ở các tập đoàn lớn ở nước ngoài là chủ yếu.
Rất ít khi các NTD họ đi viết những điều này. Dù bạn có phản đối hay ko thì hiện nay tất cả các DN từ trong nước tới nước ngoài (dĩ nhiên ko phải là tất cả) sẽ sử dụng mọi nguồn thông tin để đánh giá ứng viên (và trong đó chắc chắn sẽ có MXH) nhằm hạn chế những rủi ro trong việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Phần lớn những bài chia sẻ góc nhìn từ NTD thì các bạn chỉ đọc được từ các trang web của những bên trung gian như các trang tuyển dụng, các trang báo chí. Như mình thường nói với nhiều bạn ứng viên là sinh viên: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Việc các bạn ứng viên tìm hiểu kỹ về NTD cũng là cách để các bạn thắng ngay từ vòng gửi xe rồi.
Có bạn nói nếu NTD cứ đọc thông tin trên MXH thì mình viết gì cũng phải để ý à, mất cả sự riêng tư cá nhân của tôi. Theo mình các bạn nên nghĩ thế này: NTD họ tìm hiểu đấy là công việc của NTD. Còn việc ta viết thế nào trên trang cá nhân đấy là việc của ta. Tuy nhiên việc thể hiện trên trang cá nhân nên theo xu hướng tích cực bởi bạn ko chỉ làm đẹp hình ảnh của bạn đối với mỗi NTD đâu, mà bạn còn làm đẹp trong con mắt của bao bạn bè người thân của bạn nữa. Người ta nói: Gần mực thì đen. Người ta sẽ thực sự đánh giá cao đối với những người sống tích cực chứ ko ai muốn suốt ngày ở bên cạnh những người chỉ phàn nàn, buồn bực hay nói bậy đúng ko nào.
Các bạn ạ, việc tìm kiếm thông tin trên mạng bây giờ nó là phổ biến lắm rồi, không chỉ mỗi chuyện NTD tìm hiểu ứng viên qua mạng đâu mà chính ứng viên nên tìm hiểu thông tin NTD qua mạng để xem công ty đó thế nào, có phù hợp với mình hay không. Việc tìm hiểu thông tin qua mạng sẽ được sử dụng hàng ngày để học các kỹ năng, kiến thức ngành nghề. Cái này chắc ai cũng biết rồi, nếu ai học được nhiều, nắm nhiều thông tin chất lượng thì sẽ nâng giá trị của mình lên. Khi đó người người gọi bạn chứ phải không phải đi tìm gì cả. Giá trị con người thế nào sẽ nhận lại từ xã hội ở mức tương đương với giá trị đó. Chắc chắn vậy.
Có bạn bảo tôi hay nói là nên đứng trên nhiều góc nhìn nhưng lại suốt ngày đứng ở góc nhìn của NTD mà ko chịu đứng ở góc nhìn của ứng viên, của nhân viên. Như tôi vừa viết câu ở trên đó: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Đối với ứng viên thì ngoài tìm hiểu chính mình, bạn cần phải biết NTD nghĩ gì nữa thì mới thắng được họ (tức là thắng trong tuyển dụng). Tôi cũng từng là sinh viên ra trường và cũng từng đi xin việc trong và ngoài nước, cũng từng trải qua 15 năm làm việc ở nhiều doanh nghiệp, tôi cũng từng ngồi vị trí tuyển dụng ở nhiều công ty nên tại sao tôi lại không hiểu về sinh viên, về các ứng viên? Nhưng nếu tôi chỉ chia sẻ giống như các bạn (ở góc nhìn của các bạn) thì các bạn đâu có được gì trong câu nói ở trên. Vì tôi là người đứng về phía các bạn, nên tôi muốn chia sẻ ở góc độ mà các bạn chưa biết, và đang cần biết để mà hiểu NTD, hiểu DN. Có hiểu họ thì mới thắng trong các cuộc tuyển dụng chứ.
Viết hơi dài nhưng có một câu chốt là: Đối với bất cứ sự việc gì không có đúng, có sai. Đứng ở góc nhìn này thì có thể bạn thấy điều đó là sai, nhưng đứng ở góc độ khác thì bạn sẽ thấy điều đó là đúng. Nó có thể sai với bạn, sai với tôi, nhưng chưa chắc đã sai với người khác. Một khi họ đã ra quyết định thì hãy tôn trọng họ. Người thông minh, người có thái độ tích cực, có thái độ cầu tiến là xem mình có học hỏi được gì từ đó, chứ ko phải thấy đối lập ý kiến của mình là phải viết lại cho bằng được. Viết xong bạn cũng không học được thêm gì đâu.
Một số chủ đề liên quan trên các báo mạng:
>> Nhà tuyển dụng “đọc vị” gì từ mạng xã hội của ứng viên trẻ?
>> Nhà tuyển dụng khai thác gì từ mạng xã hội của bạn?
>> Mạng xã hội -Vũ khí cho “cuộc chiến” tìm ứng viên giỏi
>> Muốn có việc làm tốt, cần thạo Facebook
>> Chia sẻ về chủ đề "Sống ảo" của nhà sư Nhà sư Thích Tâm Nguyên, trong đó có phần nói về facebook và sự liên quan tới tuyển dụng
>> Nhà tuyển dụng tìm gì trên Facebook của bạn
>> v.v...
Chúc các bạn: TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG!
Sửa lần cuối: