Mỗi tuần một chuyên đề

Đơn giá trong hóa đơn

  • Thread starter Nga Hoàng 22
  • Ngày gửi
H

haduong3415

Trung cấp
12/8/15
59
12
8
33
Đây là 1 tình huống khá hay các bạn nên tham gia trao đỗi.Theo mình:
+ Hình như chúng ta chưa phân biệt giữa căn cứ pháp lý với căn cứ Hạch toán thì phải.
+ Trên góc độ Pháp lý chúng ta cần tìm hiểu thế nào là: Bằng chứng, Căn cứ, Hiệu lực .. pháp lý để giải quyết tình huống.
Chúng ta thử đặt câu hỏi: Trong trường hợp này nếu xảy ra tranh chấp 2 bên đưa ra bằng chứng ( chứng cứ )
- Hợp đồng mua bán được lập trước, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )
- Hóa đơn bán hàng được lập sau, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )
Vậy Tòa sẽ sử dụng bằng chứng nào làm căn cứ ???
Trả lời xong câu hỏi đó thì sẽ biết có cần: ( .. xuất HĐ lại cho khớp với hợp đồng kinh tế .. ) Hay sữa lại HĐ không.
Câu trả lời này không sai, nhưng tôi cũng sẽ đưa ra một tình huống để bạn và mọi người cùng thảo luận.
Giả dụ tình huống ghép luôn giống bạn này:
- Hợp đồng mua bán được lập trước, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )
- Hóa đơn bán hàng được lập sau, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )

Nếu tôi nhìn vào đây rõ ràng hai cái này đã đầy đủ chữ ký của hai bên nhưng vẫn sẽ có hỏi tiếp đó được đặt ra nguyên nhân, lý do tại sao lại cùng một hợp đồng lại có đến 3 đơn giá khác nhau (trên 1 hợp đồng, trên hóa đơn 1, trên hóa đơn số 2) bạn không nghĩ đây là sơ xuất. vậy thỏa thuận ở đây là gì? cũng phải có công văn hay cái gì đó kèm hợp đồng để đính chính và cv đó cũng phải nêu rõ vì sao lại thay đổi giá như vậy (trừ khi trong hđ đã có sẵn điều khoản này). Bạn không thể ngồi yên một chỗ cho rằng nó đúng thì người khác cũng sẽ cho rằng đúng như bạn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Câu trả lời này không sai, nhưng tôi cũng sẽ đưa ra một tình huống để bạn và mọi người cùng thảo luận.
Giả dụ tình huống ghép luôn giống bạn này:
- Hợp đồng mua bán được lập trước, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )
- Hóa đơn bán hàng được lập sau, có chử ký 2 bên ( Thỏa thuận )

Nếu tôi nhìn vào đây rõ ràng hai cái này đã đầy đủ chữ ký của hai bên nhưng vẫn sẽ có hỏi tiếp đó được đặt ra nguyên nhân, lý do tại sao lại cùng một hợp đồng lại có đến 3 đơn giá khác nhau (trên 1 hợp đồng, trên hóa đơn 1, trên hóa đơn số 2) bạn không nghĩ đây là sơ xuất. vậy thỏa thuận ở đây là gì? cũng phải có công văn hay cái gì đó kèm hợp đồng để đính chính và cv đó cũng phải nêu rõ vì sao lại thay đổi giá như vậy (trừ khi trong hđ đã có sẵn điều khoản này). Bạn không thể ngồi yên một chỗ cho rằng nó đúng thì người khác cũng sẽ cho rằng đúng như bạn.

Bạn đứng ở góc độ nào( pháp lý hay kế toán ) để hỏi vậy?
Chúng ta thường gặp loại HĐ XL do nhà nước quản lý vốn nên có nhiều QĐ như: HĐ ban đầu, HĐ bổ sung, Phụ lục, thanh lý HĐ .... phục vụ cho các ĐV trong C.tác QL ĐT. Nhưng trong thương mại chỉ có 2 bên ( bán - mua Không liên quan đến nhà nước ) thì không nhất thiết phải có HĐ chứ chưa nói đến những cái khác. Người ta chỉ căn cứ vào bằng chứng pháp lý được lập gần nhất thôi. Trường hợp trên sau khi thỏa thuận lập Hóa đơn bán hàng thì 2 bên có thể bỏ ( hủy ) Hợp đồng ban đầu không cần nhắc đến.
 
Sửa lần cuối:
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
Cũng liên quan về vấn đề đơn giá thay đổi, mình có tình huống sau nhờ các bạn tư vấn.
Cty con ký hợp đồng nguyên tắc với cty mẹ thỏa thuận 1 giờ công tiết kế VD: 150.000 (hợp đồng quy định rõ là VNĐ)
Khi có nhu cầu, cty mẹ sẽ gửi đơn đặt hàng yêu cầu làm gì trong thời gian bao lâu. VD yêu cầu thiết kế bộ phận A trong 10 tiếng. Sau khi hoàn thành, cty sẽ gửi yêu cầu thanh toán ( số tiền yêu cầu sẽ là USD). Đơn giá USD có được = 150.000/ tỷ giá ngày ra yêu cầu đòi tiền. VD tỷ giá ngày ra yêu cầu là 22.285.
Số tiền yêu cầu thanh toán là 10 x (150.000/22.285)= 67.3098(USD) nhưng ở dòng tổng cộng dùng công thức làm tròn nên chỉ còn 67 USD. VD trên yêu cầu thanh toán có 4 dòng thì bên thiết kế cũng dùng công thức tính theo cách trên. Đến dòng tổng họ làm tròn đến hàng đơn vị. Khi mình làm lại hóa đơn thương mại (chỉ để đủ hồ sơ giấy tờ về thuế thôi, bên cty mẹ không yêu cầu, họ chỉ dựa vào dòng tổng tiền trên yêu cầu thanh toán để thanh toán) thì đơn giá của mình sẽ bị lệch so với yêu cầu thanh toán do mình phải chỉnh để khi cộng từng dòng phải bằng dòng tổng.
VD trên yêu cầu thanh toán
1. 43 giờ x (316.400 / 22.285 ) USD = 610.51 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
2. 8 giờ x (149.000 / 22.285) USD = 53.49 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
3. 145 giờ x (153.000 /22.285) USD = 995.51 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
4 781 giờ x (153.000 / 22.285) USD =5,362.04 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
Tổng 7022 USD (đã làm tròn)
Trên hóa đơn thương mại:
1. 43 giờ x 14.2 USD = 610.56 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
2. 8 giờ x 6.69 USD = 53.52 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
3. 145 giờ x 6.866 USD = 995.57 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
4 781 giờ x 6.866 USD =5,362.35 USD (có số lẻ phía sau nhưng chỉ hiển thị sau dấu phẩy 2 số)
Tổng 7,022 USD (Cộng lại Trên excel khớp, không làm tròn)
Vậy giữa hai chứng từ trên có sự không đồng nhất như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Mong các bạn cho ý kiến
Cảm ơn nhiều.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA