Công văn 12568/BTC-CĐKT Giải thích nội dung Thông tư 200/2014

  • Thread starter Hien
  • Ngày gửi
ngannhat

ngannhat

Cao cấp
20/8/15
342
92
28
41
Sao mấy cái này không làm dự thảo trước đưa ra bàn luận rồi mới ra TT. TT ra rồi bắt làm theo khi có vấn đề phát sinh lại đổ cho lỗi đánh máy. Chán hết muốn làm kế toán luôn:(:(:(:(
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Sao mấy cái này không làm dự thảo trước đưa ra bàn luận rồi mới ra TT. TT ra rồi bắt làm theo khi có vấn đề phát sinh lại đổ cho lỗi đánh máy. Chán hết muốn làm kế toán luôn:(:(:(:(
Vấn đề này BTC đã rút kinh nghiệm rồi :)

Dự thảo Thông tư thay thế QĐ 48 đã được đưa lên mạng lấy ý kiến cách đây mấy tháng.

Có một vấn đề rất Việt Nam là sự tự nguyện trong việc tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật là rất yếu, kể cả các công ty kiểm toán, các kế toán trưởng, các giảng viên đại học.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Vấn đề này BTC đã rút kinh nghiệm rồi :)

Có một vấn đề rất Việt Nam là sự tự nguyện trong việc tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật là rất yếu, kể cả các công ty kiểm toán, các kế toán trưởng, các giảng viên đại học.

Chuẩn mực Kế toán sửa đổi và mới dự tính khi nào ban hành vậy anh @Hien?

Bữa giờ em cứ thắc mắc là Khái niệm bảo toàn vốn sẽ được áp dụng trong thực tế như thế nào, thể hiện ở điểm nào trong chế độ kế toán, trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Anh nói thêm cho mọi người học hỏi được không ạh. :)
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chuẩn mực Kế toán sửa đổi và mới dự tính khi nào ban hành vậy anh @Hien?

Bữa giờ em cứ thắc mắc là Nguyên tắc bảo toàn vốn sẽ được áp dụng trong thực tế như thế nào, thể hiện ở điểm nào trong chế độ kế toán, trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Anh nói thêm cho mọi người học hỏi được không ạh. :)
Chuẩn mực mới chắc năm nay ra, nhưng ít nhất cũng phải sau Luật kế toán vì vướng một số nguyên tắc của Luật kế toán 2003.

Để tìm hiểu khái niệm bảo toàn vốn thì anh copy nguyên văn dự thảo Khuôn mẫu lý thuyết lên đã:

Khái niệm bảo toàn vốn và xác định lợi nhuận

3.59 Dựa trên khái niệm về vốn ở đoạn 3.57, khái niệm bảo toàn vốn như sau:

(a) Bảo toàn vốn tài chính: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu giá trị (bằng tiền) của tài sản thuần tại thời điểm cuối kỳ cao hơn giá trị tài sản thuần tại thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Bảo toàn vốn tài chính có thể được xác định bằng đơn vị tiền tệ danh nghĩa hoặc đơn vị sức mua tương đương.

(b) Bảo toàn vốn vật chất: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu năng lực sản xuất vật chất (hoặc năng lực hoạt động) của đơn vị tại thời điểm cuối kỳ cao hơn thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ.

3.60 Khái niệm về bảo toàn vốn liên quan đến cách thức đơn vị xác định vốn cầnbảo toàn, tạo sự liên kết giữa khái niệm về vốn và khái niệm lợi nhuận thông qua việc cung cấp cơ sở để xác định lợi nhuận, cần phân biệt lợi nhuận trên vốn và việc thu hồi vốn góp của đơn vị. Lợi nhuận trên vốn là phần giá trị tài sản vượt quá giá trị vốn cần bảo toànhoặc là phần chênh lệch của thu nhập cao hơn chi phí (Có thể bao gồm cả các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn) ngược lại, lỗ là phần chênh lệch của chi phí cao hơn thu nhập.

3.61 Khái niệm bảo toàn vốn vật chất yêu cầu cơ sở xác định phải là giá hiện hành. Khái niệm bảo toàn vốn tài chính không yêu cầu cơ sở xác định cụ thể, việc lựa chọn cơ sở xác định phụ thuộc vào loại vốn tài chính màđơn vị phải bảo toàn.

3.62 Sự khác biệt chính giữa hai khái niệm bảo toàn vốn là cách thức xử lý ảnh hưởng đối với các thay đổi về giá của tài sản và nợ phải trả. Đơn vị đã bảo toàn được vốn nếu giá trị vốn vào thời điểm cuối kỳ bằng hoặc cao hơn tại thời điểm đầu kỳ.

3.63 Theo khái niệm về bảo toàn vốn tài chính nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị tiền tệ danh nghĩa thì lợi nhuận là giá trị vốn danh nghĩa tăng trong kỳ. Vì vậy, sự tăng giá tài sản nắm giữ trong kỳ về bản chất được coi là thu nhập hoặc lợi nhuận nhưng chưa được ghi nhận cho đến khi bán tài sản đó trong một giao dịch trao đổi. Nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị sức mua tương đương, lợi nhuận là phần tăng giá tài sản vượt quá sự tăng giá chung (do lạm phát). Phần còn lại của sự tăng giá là các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn và là một phần của vốn chủ sở hữu.

3.64 Theo khái niệm về bảo toàn vốn vật chất, khi vốn được xác định dưới hình thức năng lực sản xuất, lợi nhuận là sự gia tăng vốn trong kỳ. Tất cả các thay đổi về giá ảnh hưởng đến tài sản và nợ phải trả được xem là những thay đổi trong cách xác định năng lực sản xuất của đơn vị. Vì vậy những thay đổi đó được coi như khoản điều chỉnh bảo toàn vốn, là một phần của vốn chủ sở hữu chứ không phải là lợi nhuận.

3.65 Việc lựa chọn các cơ sở và khái niệm về bảo toàn vốn sẽ xác định mô hình kế toán được sử dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Các mô hình kế toán khác nhau thể hiện mức độ phù hợp và độ tin cậy khác nhau, cũng như trong các lĩnh vực khác, ban lãnh đạo phải xác định sự cân bằng giữa tính phù hợp và độ tin cậy. Chuẩn mực có thể áp dụng cho nhiều mô hình kế toán và cung cấp hướng dẫn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng theo mô hình đã chọn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa: Lợi nhuận là phần tăng thêm giữa cuối kỳ và đầu kỳ của khoản chênh lệch giữa tài sản và Nợ phải trả (Phần tăng lên của Tài sản thuần) theo giá trị danh nghĩa sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm vốn chủ trực tiếp (góp vốn, rút vốn, chia lợi nhuận). Mô hình kế toán giá gốc theo phương pháp này.

Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ thực tế: Theo mô hình trên nhưng giá trị tài sản đầu kỳ được điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Mô hình này áp dụng trong nền kinh tế siêu lạm phát (IAS 29, Việt Nam chưa áp dụng chuẩn mực này).

Bảo toàn vốn vật chất: Tính theo công thức trên nhưng tài sản được tính theo giá thị trường. Mô hình này áp dụng trong các chuẩn mực áp dụng fair value (Việt Nam chưa có chuẩn mực nào do Luật 2003 chỉ cho phép mô hình giá gốc).
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nguoilysu
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa: Lợi nhuận là phần tăng thêm giữa cuối kỳ và đầu kỳ của khoản chênh lệch giữa tài sản và Nợ phải trả (Phần tăng lên của Tài sản thuần) theo giá trị danh nghĩa sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm vốn chủ trực tiếp (góp vốn, rút vốn, chia lợi nhuận). Mô hình kế toán giá gốc theo phương pháp này.

Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ thực tế: Theo mô hình trên nhưng giá trị tài sản đầu kỳ được điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Mô hình này áp dụng trong nền kinh tế siêu lạm phát (IAS 29, Việt Nam chưa áp dụng chuẩn mực này).

Bảo toàn vốn vật chất: Tính theo công thức trên nhưng tài sản được tính theo giá thị trường. Mô hình này áp dụng trong các chuẩn mực áp dụng fair value (Việt Nam chưa có chuẩn mực nào do Luật 2003 chỉ cho phép mô hình giá gốc).

Như vậy, có phải khái niệm Bảo toàn vốn bao trùm lên các nguyên tắc kế toán và hình thành các loại giá như: Giá gốc, Giá trị hợp lý... không nhỉ?

Qua bài viết của anh, em thấy rằng việc đưa ra khái niệm bảo toàn vốn để cho Nhà đầu tư thấy thực sự số vốn mà họ bỏ ra thực tế đang tăng lên hay giảm đi tuỳ theo quan điểm của họ. Ví dụ: Họ bỏ ra 100 lượng vàng (tương đương 2,8 tỷ VND) để đầu tư, Sau 5 năm có kinh doanh có lãi vốn của họ tăng lên là 3,8 tỷ. Tuy nhiên, giá vàng lúc này là 39 tr/ lượng => không bảo toàn được vốn :)
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Như vậy, có phải khái niệm Bảo toàn vốn bao trùm lên các nguyên tắc kế toán và hình thành các loại giá như: Giá gốc, Giá trị hợp lý... không nhỉ?

OK. Bảo toàn vốn là cơ sở của các loại giá sử dụng trong đo lường giá trị tài sản.

Qua bài viết của anh, em thấy rằng việc đưa ra khái niệm bảo toàn vốn để cho Nhà đầu tư thấy thực sự số vốn mà họ bỏ ra thực tế đang tăng lên hay giảm đi tuỳ theo quan điểm của họ. Ví dụ: Họ bỏ ra 100 lượng vàng (tương đương 2,8 tỷ VND) để đầu tư, Sau 5 năm có kinh doanh có lãi vốn của họ tăng lên là 3,8 tỷ. Tuy nhiên, giá vàng lúc này là 39 tr/ lượng => không bảo toàn được vốn :)
Thực ra cái từ bảo toàn vốn là đo lường vốn làm sao hợp lý nhất, tránh dẫn đến việc đo lường lợi nhuận không hợp lý, rồi chia lợi nhuận mà không bảo toàn được vốn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Tính toán và hạch toán như thế nào cho đúng chi phí phát hành trái phiếu theo Thông tư 200.

Phần 1 của bài viết bàn về hạch toán đối với trái phiếu thường, Phần 2 bàn về xử lý kế toán chi phí phát hành với trái phiếu chuyển đổi.

Phần 1 trên trang chủ WKT:

http://www.webketoan.vn/ke-toan-phat-hanh-trai-phieu-phan-1.html
 
  • Like
Reactions: nguoilysu
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
@Hien
Tính toán và hạch toán như thế nào cho đúng chi phí phát hành trái phiếu theo Thông tư 200.

Phần 1 của bài viết bàn về hạch toán đối với trái phiếu thường, Phần 2 bàn về xử lý kế toán chi phí phát hành với trái phiếu chuyển đổi.

Phần 1 trên trang chủ WKT:

http://www.webketoan.vn/ke-toan-phat-hanh-trai-phieu-phan-1.html

Chi phí này là chi phí phát hành nên mục đích của chi phí đã hoàn thành khi DN hoàn tất việc phát hành trái phiếu => không còn thu được lợi ích trong tương lai nữa => không ghi nhận là Tài sản

Khi ghi nhận toàn bộ chi phí phát hành là nợ phải trả (đồng thời với ghi nhận 1 tài sản) => Nợ phải trả bằng tổng mệnh giá trái phiếu, tuy nhiên, nghĩa vụ hiện tại của Đơn vị chỉ bằng tổng mệnh giá tại thời điểm kết thúc thời hạn của trái phiếu, còn trong hiện tại thì nghĩa vụ hiện tại sẽ nhỏ hơn mệnh giá => không ghi toàn bộ chi phí phát hành là Nợ phải trả 1 lần lúc phát sinh chi phí.

Như vậy có đúng không anh?
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chi phí này là chi phí phát hành nên mục đích của chi phí đã hoàn thành khi DN hoàn tất việc phát hành trái phiếu => không còn thu được lợi ích trong tương lai nữa => không ghi nhận là Tài sản

Khi ghi nhận toàn bộ chi phí phát hành là nợ phải trả (đồng thời với ghi nhận 1 tài sản) => Nợ phải trả bằng tổng mệnh giá trái phiếu, tuy nhiên, nghĩa vụ hiện tại của Đơn vị chỉ bằng tổng mệnh giá tại thời điểm kết thúc thời hạn của trái phiếu, còn trong hiện tại thì nghĩa vụ hiện tại sẽ nhỏ hơn mệnh giá => không ghi toàn bộ chi phí phát hành là Nợ phải trả 1 lần lúc phát sinh chi phí.

Như vậy có đúng không anh?
Theo US GAAP (mới sửa 4/2015) và IGAAP thì chi phí phát hành trái phiếu được theo dõi tách biệt với mệnh giá, và khi trình bày báo cáo tài chính thì nó được trừ vào mệnh giá để tính giá trị thuần của khoản nợ.
Việc trình bày chi phí phát hành trừ vào khoản nợ chứ không ghi vào tài sản sẽ phù hợp với ghi nhận và trình bày chi phí phát hành cổ phiếu, khoản này làm giảm số vốn huy động được.

Một vấn đề kỹ thuật hơi phức tạp một chút là tính toán và phân bổ chi phí phát hành, chiết khấu/phụ trội theo phương pháp lãi thực. Khi đó lãi thực là lãi suất để chiết khấu các dòng tiền chi trả trong tương lai về số tiền gốc của trái phiếu (bằng giá phát hành - chi phí phát hành). Các hướng dẫn chi tiết về tính toán và hạch toán được trình bày cụ thể trong bài viết.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Theo US GAAP (mới sửa 4/2015) và IGAAP thì chi phí phát hành trái phiếu được theo dõi tách biệt với mệnh giá, và khi trình bày báo cáo tài chính thì nó được trừ vào mệnh giá để tính giá trị thuần của khoản nợ.
Việc trình bày chi phí phát hành trừ vào khoản nợ chứ không ghi vào tài sản sẽ phù hợp với ghi nhận và trình bày chi phí phát hành cổ phiếu, khoản này làm giảm số vốn huy động được...

Ok anh. Ý em muốn hỏi về lý do của việc thay đổi từ vốn hoá chi phí phát hành sang việc trừ vào giá trị ghi sổ của khoản nợ trái phiếu là gì đó anh? :)
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ok anh. Ý em muốn hỏi về lý do của việc thay đổi từ vốn hoá chi phí phát hành sang việc trừ vào giá trị ghi sổ của khoản nợ trái phiếu là gì đó anh? :)
Thì cũng như em và anh nói ở trên thôi. Lí do là chi phí phát hành không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai nên không thể vốn hóa là tài sản. Nó làm giảm số tiền thu được từ phát hành trái phiếu nên được xử lý tương tự như chiết khấu trái phiếu khi tính lãi thực của khoản vay từ trái phiếu.
 
  • Like
Reactions: nguoilysu
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Nhân đây em cũng muốn bàn về việc trích Quỹ dự phòng mất việc làm. Hiện nay, kiểm toán yêu cầu trích lúc lập BCTC bán niên. Tuy nhiên, em nói không trích 2 quỹ này với lý do:

(1) Nếu người lao động không nghỉ việc mà làm tới khi về hưu thì không phát sinh chi trợ cấp (2) căn cứ trích lập dựa vào mức lương từng người và thâm niên tính đến ngày 31/12/2008, tuy nhiên, có phải họ có phải nghỉ cùng lúc đâu, mà vài năm mới có 1 người nghỉ... => nghĩa vụ hiện tại của DN có giá trị và thời gian không xác định được một cách tin cậy. Cho nên, chỉ khi nào có người nghỉ mà có thời gian lam việc trước 2009 mới tiến hành chi trợ cấp.

Nhờ anh @Hien có ý kiến về việc này
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nhân đây em cũng muốn bàn về việc trích Quỹ dự phòng mất việc làm. Hiện nay, kiểm toán yêu cầu trích lúc lập BCTC bán niên. Tuy nhiên, em nói không trích 2 quỹ này với lý do:

(1) Nếu người lao động không nghỉ việc mà làm tới khi về hưu thì không phát sinh chi trợ cấp, căn cứ trích lập dựa vào mức lương từng người và thâm niên tính đến ngày 31/12/2008, tuy nhiên, có phải họ có phải nghỉ cùng lúc đâu, mà vài năm mới có 1 người nghỉ... => nghĩa vụ hiện tại của DN có giá trị và thời gian không xác định được một cách tin cậy. Cho nên, chỉ khi nào có người nghỉ mà có thời gian lam việc trước 2009 mới tiến hành chi trợ cấp.
Nếu thực sự đúng như lập luận của em thì phải trình bày khoản này là Nợ tiềm tàng trên BCTC, trừ khi gần như chắc chắn là không có ai nghỉ trước tuổi về hưu.

Tuy nhiên nếu có kinh nghiệm của các công ty tương tự thì công ty cũng có thể đưa ra một con số ước tính tương đối chắc chắn về giá trị của khoản nợ này nên ghi nhận là dự phòng phải trả (có thể các kiểm toán viên đã có số liệu kinh nghiệm của các công ty tương tự chăng?).

2. Nếu có người nghỉ vào giữa năm thì không có chi, vì vậy quỹ lương tháng 13 phải để đén cuối năm xác định và trích 1 lần.
Quỹ lương tháng 13 phát sinh do sử dụng người lao động trong cả 12 tháng nên cần được tính vào chi phí của cả 12 tháng. Số người lao động nghỉ không nhiều nên các công ty có thể ước tính được số này.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA