Căn cứ:Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP
2.3.Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
= > Như vậy NVL là do DN tự xây dựng: Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phấrn và lưu tại doanh nghiệp.
- Nếu sản phẩm giống nhau hàng loạt theo kiểu sản xuất đại trà thì lập định mức chung cho 1 lần duy nhất từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất là đủ
- Nếu sản phẩm thay đổi liên tục về mẫu mã kích thước và hình dạng sản phẩm thì có thể lập mỗi lần phát sinh là một định mức dự toán hay báo giá
- Bạn có thể tham khảo
Đối với công ty sản xuất thì tính giá thành có các phương pháp
+Phương pháp 01: Lập định mức nguyên vật liệu cấu thành cho các sản phẩm áp dụng cho sản xuất đồng loạt đồng bộ cùng một sản phẩm như nhau cho cùng một quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm
Nên sau này căn cứ đơn hàng đối chiếu với bảng định mức và xuất kho theo định mức
+Phương pháp 02:tính giá thành theo đơn hàng
Doanh thu = 100 triệu = > Doanh thu giữ lại ko phân bổ = Lợi nhuận=100 triệu x 15%=15 triệu
Chi phí phải phân bổ= doanh thu – lợi nhuận=100 triệu – 10 triệu = 85 triệu
Chi phí phân bổ: được cân đối như sau
Gia công =Nhân công : nguyên liệu: sản xuất chung=80%:15%:5%
Sản xuất= Nhân công : nguyên liệu: sản xuất chung=30%:60%:10%
Dịch vụ= Nhân công : nguyên liệu: sản xuất chung=70%:20%:10%
Phần 10% lợi nhuận giữ lại ko phân bổ chi phí được bổ sung bồi đắp bằng chi phí quản lý: lương quản lý ( kế tóan, phó giám đốc, ….văn phòng phẩm….)
-Tùy theo đặc điểm doanh nghiệp để có cách phân bổ và tính giá thành phù hợp với công tác kế tóan và phù hợp luật quản lý thuế
- Còn nội bộ doanh nghiệp thì có sao ghi vậy chứ ko có chuyện cân đối, lỗ thì ghi lỗ, lãi thì lãi