Mỗi tuần một chuyên đề

định khoản khoản nợ phải thu khó đòi

  • Thread starter quynhninh
  • Ngày gửi
Q

quynhninh

Sơ cấp
30/5/16
19
1
3
27
bán khoán nợ phải thu khó đòi cho công ty mua bán nợ thu được 150000 qua tgnh. số nợ gốc khoản phải thu là 350000. dn đã lập dự phòng là 210000
cho mình hỏi là nghiệp vụ này định khoản ntn ak
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
bán khoán nợ phải thu khó đòi cho công ty mua bán nợ thu được 150000 qua tgnh. số nợ gốc khoản phải thu là 350000. dn đã lập dự phòng là 210000
cho mình hỏi là nghiệp vụ này định khoản ntn ak

- Khi đặt câu hỏi bạn cần ghi đầy đủ: dấu cách, đơn vị tính ...
- Câu hỏi của bạn chưa đủ cơ sở trả lời: Khoản dự phòng 210.000 được lập lúc nào ? trên sổ sách đã xử lý thế nào trước khi bán nợ ? giá trị bán nợ bao nhiêu ? thu được 150.000 có còn thu nữa không ? ...
Bạn xem lại TT 200 mục 3.3 Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi ( a, b, c, đ ) để HT hay hỏi cho đầy đủ.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Câu hỏi này hay đấy. Hy vọng được thấy nhiều ý kiến.
Ý kiến của mình.
1. Bạn hạch toán xóa sổ khoản phải thu khó đòi.
2. Hạch toán doanh thu.
 
Đ

Đặng Thị Kim Nhung

Trung cấp
27/10/15
186
23
18
34
cho mình xin ké xíu:
cty của mình (B) cho thuê thiết bị để san ủi cho chủ đầu tư (đã kí hợp đồng với chủ đầu tư), nhưng ko có thiết bị, định đi thuê lại của cty B'.
Nhưng nay xếp bảo làm hợp đồng liên danh:
Bên B: đã kí hợp đồng với chủ đầu tư rồi, giao dịch tất cả công việc sau này.
bên B' chỉ có đưa thiết bị thi công vào thi công.
vậy khi kí hợp đồng liên danh giũa B và B' thì mình nghĩ sau này nghiệm thu bên B xuất hóa đơn cho chủ đầu tư, vậy đầu vào của B là của B' xuất lại hay sao. vậy để bên B và B' hưởng chênh lệch thì giá trị bên B' xuất ntn
 
N

Nguyễn Thu Hiền 123456

Guest
31/5/16
21
1
3
Theo mình là hạch toán như sau:
Nợ TK 112: 150.000
Nợ TK 2293: 210.000
Có TK 131: 350.000
Có TK 642: 10.000
Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Anh/ Chị và các bạn ạ!
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Theo mình là hạch toán như sau:
Nợ TK 112: 150.000
Nợ TK 2293: 210.000
Có TK 131: 350.000
Có TK 642: 10.000
Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Anh/ Chị và các bạn ạ!
Như này ko thể hiện được phần thu nhập!
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
cho mình xin ké xíu:
cty của mình (B) cho thuê thiết bị để san ủi cho chủ đầu tư (đã kí hợp đồng với chủ đầu tư), nhưng ko có thiết bị, định đi thuê lại của cty B'.
Nhưng nay xếp bảo làm hợp đồng liên danh:
Bên B: đã kí hợp đồng với chủ đầu tư rồi, giao dịch tất cả công việc sau này.
bên B' chỉ có đưa thiết bị thi công vào thi công.
vậy khi kí hợp đồng liên danh giũa B và B' thì mình nghĩ sau này nghiệm thu bên B xuất hóa đơn cho chủ đầu tư, vậy đầu vào của B là của B' xuất lại hay sao. vậy để bên B và B' hưởng chênh lệch thì giá trị bên B' xuất ntn

Trong XD: Khi lập hồ sơ Đấu thầu nếu DN thiếu năng lực nào đó theo yêu cầu của gói thầu ( tài chính, máy móc ... ) phải Liên danh với DN khác cho đủ năng lực. Sau khi nhận được thì thỏa thuận phân chia KL công việc cho mỗi bên ...
Trường hợp của bạn đã ký HĐ với chủ ĐT rồi nếu thiếu ( Nhân côn, máy móc, thiết bị ... ) thì cứ ký HĐ Giao khoán từng loại công việc với những DN khác theo thỏa thuận ( Khối lượng, đơn giá, tiến độ ... ) giữa 2 bên chứ cần gì phải HĐ liên danh ?
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Theo mình là hạch toán như sau:
Nợ TK 112: 150.000
Nợ TK 2293: 210.000
Có TK 131: 350.000
Có TK 642: 10.000
Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Anh/ Chị và các bạn ạ!
Bạn hạch toán như vậy là hoàn toàn đúng và đúng bản chất theo kế toán. Vì trước kia, kế toán ước tính giá trị có thể thu hồi được của khoản công nợ chưa chính xác nên trích lập dự phòng lớn hơn giá trị có thể thu hồi được. Vì vậy, khi bán khoản công nợ, phần chênh lệch cần phải được hạch toán giảm chi phí (còn theo thuế thì là tăng thu nhập khác)
 
N

Nguyễn Thu Hiền 123456

Guest
31/5/16
21
1
3
Bạn hạch toán như vậy là hoàn toàn đúng và đúng bản chất theo kế toán. Vì trước kia, kế toán ước tính giá trị có thể thu hồi được của khoản công nợ chưa chính xác nên trích lập dự phòng lớn hơn giá trị có thể thu hồi được. Vì vậy, khi bán khoản công nợ, phần chênh lệch cần phải được hạch toán giảm chi phí (còn theo thuế thì là tăng thu nhập khác)
Theo mình nếu ghi nhận khoản thu nhập khác cũng được. Nhưng đồng nghĩa với việc phải ghi nhận toàn bộ chị phí tổn thất vào 642. Sau khi bù trừ với khoản thu nhập thì cũng đâu phải nộp thuế đâu.
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Theo mình nếu ghi nhận khoản thu nhập khác cũng được. Nhưng đồng nghĩa với việc phải ghi nhận toàn bộ chị phí tổn thất vào 642. Sau khi bù trừ với khoản thu nhập thì cũng đâu phải nộp thuế đâu.
Vấn đề ở đây bạn phải hiểu rằng, nếu theo kế toán, đây ko phải là 1 khoản thu nhập do bán nợ được giá cao mà sinh thu nhập lời lãi gì, nó chỉ là 1 khoản chi phí đã ước tính và hạch toán thừa trước đó, nên khi bán giá cao hơn cần ghi nhận giảm chi phí. Bạn có thể thấy trong hướng dẫn hạch toán trừ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình ra thì tất cả mọi khoản chi phí ghi nhận thừa khác đều được hạch toán giảm chi phí. Lý do ghi nhận hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình vào 711 là do khi trích dự phòng bảo hành công trình, toàn bộ chi phí này đã đi vào giá thành công trình đó rồi, nên 1 thời gian sau, khi hết thời gian bảo hành, việc ghi nhận giảm giá vốn công trình trước đó là không còn phù hợp nữa.
 
Sửa lần cuối:
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Bạn hạch toán như vậy là hoàn toàn đúng và đúng bản chất theo kế toán. Vì trước kia, kế toán ước tính giá trị có thể thu hồi được của khoản công nợ chưa chính xác nên trích lập dự phòng lớn hơn giá trị có thể thu hồi được. Vì vậy, khi bán khoản công nợ, phần chênh lệch cần phải được hạch toán giảm chi phí (còn theo thuế thì là tăng thu nhập khác)
Bạn có chắc là bạn đúng ko?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Vấn đề ở đây bạn phải hiểu rằng, nếu theo kế toán, đây ko phải là 1 khoản thu nhập do bán nợ được giá cao mà sinh thu nhập lời lãi gì, nó chỉ là 1 khoản chi phí đã ước tính và hạch toán thừa trước đó, nên khi bán giá cao hơn cần ghi nhận giảm chi phí. Bạn có thể thấy trong hướng dẫn hạch toán trừ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình ra thì tất cả mọi khoản chi phí ghi nhận thừa khác đều được hạch toán giảm chi phí. Lý do ghi nhận hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình vào 711 là do khi trích dự phòng bảo hành công trình, toàn bộ chi phí này đã đi vào giá thành công trình đó rồi, nên 1 thời gian sau, khi hết thời gian bảo hành, việc ghi nhận giảm giá vốn công trình trước đó là không còn phù hợp nữa.
Cái này đã trích. Tức đã tính vào chi phí trong kỳ trước.
Có nghĩa là đã xác định rủi ro trong số nợ này.
Giờ tống khứ được nó lại thu tiền về mà bạn bảo ko phải lời lãi?
Thế công ty nợ xấu ko xử lý được bán nợ thì ko phải nộp thuế à?
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Cái này đã trích. Tức đã tính vào chi phí trong kỳ trước.
Có nghĩa là đã xác định rủi ro trong số nợ này.
Giờ tống khứ được nó lại thu tiền về mà bạn bảo ko phải lời lãi?
Thế công ty nợ xấu ko xử lý được bán nợ thì ko phải nộp thuế à?
Bạn chưa hiểu vấn đề mình muốn trao đổi rồi, mình đang nói hạch toán như thế nào cho phù hợp thôi, nó chỉ đơn thuần là cách ghi nhận của kế toán sao cho phù hợp với chuẩn mực, chế độ chứ hoàn toàn ko ảnh hưởng gì tới nghĩa vụ thuế cả. Mình vẫn muốn nhấn mạnh, về mặt kế toán, đây ko phải là nghiệp vụ phát sinh lời lãi gì. Mình sẽ hạch toán 02 bút toán của kế toán cho bạn hiểu thêm.
Khi bán nợ giá gốc trên TK 131 là: 350.000, vì vậy cần có 01 bút toán xóa khoản nợ đã bán, kế toán hạch toán:

- Xóa nợ phải thu khách hàng do bán nợ:
Nợ TK 112: 150.000
Nợ TK 642: 200.000
Có TK 131: 350.000

- Bút toán hoàn nhập dự phòng nợ phải thu do bán nợ:
Nợ TK 2293: 210.000
Có TK 642: 210.000

Thực chất bút toán của bạn Nguyễn Thu Hiền là được gộp lại từ 02 bút toán này. Vì bạn ấy gộp như vậy nên mọi người hiểu lầm.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bạn chưa hiểu vấn đề mình muốn trao đổi rồi, mình đang nói hạch toán như thế nào cho phù hợp thôi, nó chỉ đơn thuần là cách ghi nhận của kế toán sao cho phù hợp với chuẩn mực, chế độ chứ hoàn toàn ko ảnh hưởng gì tới nghĩa vụ thuế cả. Mình vẫn muốn nhấn mạnh, về mặt kế toán, đây ko phải là nghiệp vụ phát sinh lời lãi gì. Mình sẽ hạch toán 02 bút toán của kế toán cho bạn hiểu thêm.
Khi bán nợ giá gốc trên TK 131 là: 350.000, vì vậy cần có 01 bút toán xóa khoản nợ đã bán, kế toán hạch toán:
- Xóa nợ phải thu khách hàng do bán nợ:
Nợ TK 112: 150.000
Nợ TK 642: 200.000
Có TK 131: 350.000
- Bút toán hoàn nhập dự phòng nợ phải thu do bán nợ:
Nợ TK 2293: 210.000
Có TK 642: 210.000
Thực chất bút toán của bạn Nguyễn Thu Hiền là được gộp lại từ 02 bút toán này. Vì bạn ấy gộp như vậy nên mọi người hiểu lầm.

Bạn lưu ý: Câu hỏi: ( .bán khoán nợ phải thu khó đòi cho công ty mua bán nợ thu được 150000 qua tgnh. số nợ gốc khoản phải thu là 350000. dn đã lập dự phòng là 210000.. )
- Vậy DN nghiệp đã bán khoản nào ? bán giá bao nhiêu ?
- Khoản chưa lập DP = 140.000 trên sổ sách vẫn ở TK 131 có được goi là Nợ khó đòi không ? ...
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Bạn lưu ý: Câu hỏi: ( .bán khoán nợ phải thu khó đòi cho công ty mua bán nợ thu được 150000 qua tgnh. số nợ gốc khoản phải thu là 350000. dn đã lập dự phòng là 210000.. )
- Vậy DN nghiệp đã bán khoản nào ? bán giá bao nhiêu ?
- Khoản chưa lập DP = 140.000 trên sổ sách vẫn ở TK 131 có được goi là Nợ khó đòi không ? ...
Toàn bộ 350k là nợ khó đòi nhưng công ty đang ước tính có thể thu hồi lại được 140.000 chứ ko phải 140.000 kia là nợ đẹp, nợ đủ tiêu chuẩn
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Toàn bộ 350k là nợ khó đòi nhưng công ty đang ước tính có thể thu hồi lại được 140.000 chứ ko phải 140.000 kia là nợ đẹp, nợ đủ tiêu chuẩn

Câu hỏi không đủ điều kiện để nói: ( .Toàn bộ 350k là nợ khó đòi nhưng công ty đang ước tính có thể thu hồi lại được 140.000..)
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Câu hỏi không đủ điều kiện để nói: ( .Toàn bộ 350k là nợ khó đòi nhưng công ty đang ước tính có thể thu hồi lại được 140.000..)
ở đây, đề bài đang đề cập tới khoản công nợ phải thu khó đòi chứ hoàn toàn ko đề cập tới công nợ phải thu cụ thể 1 khách hàng nào cả, nên ko thể hiểu là trong 350.000 kia bao nhiêu là nợ quá hạn khó đòi, bao nhiêu là nợ trong hạn được
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
ở đây, đề bài đang đề cập tới khoản công nợ phải thu khó đòi chứ hoàn toàn ko đề cập tới công nợ phải thu cụ thể 1 khách hàng nào cả, nên ko thể hiểu là trong 350.000 kia bao nhiêu là nợ quá hạn khó đòi, bao nhiêu là nợ trong hạn được
Mình ko đồng ý lắm.
Cứ nhìn thấy 2 chữ thu nhập là như mèo thấy mỡ.
Lại ko hạch toán vào thu nhập e ko ổn.
:D
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Mình ko đồng ý lắm.
Cứ nhìn thấy 2 chữ thu nhập là như mèo thấy mỡ.
Lại ko hạch toán vào thu nhập e ko ổn.
:D
uh, đây là cách hiểu của mỗi ng về chuẩn mực và chế độ kế toán, do chế độ chưa hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ này nên mình cũng ko thể khẳng định ý của bạn là sai hay đúng. Tuy nhiên thì mình vẫn giữ nguyên theo quan điểm cũ theo các phân tích mà mình trích dẫn trên.
 
N

Nguyễn Thu Hiền 123456

Guest
31/5/16
21
1
3
Vấn đề ở đây bạn phải hiểu rằng, nếu theo kế toán, đây ko phải là 1 khoản thu nhập do bán nợ được giá cao mà sinh thu nhập lời lãi gì, nó chỉ là 1 khoản chi phí đã ước tính và hạch toán thừa trước đó, nên khi bán giá cao hơn cần ghi nhận giảm chi phí. Bạn có thể thấy trong hướng dẫn hạch toán trừ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình ra thì tất cả mọi khoản chi phí ghi nhận thừa khác đều được hạch toán giảm chi phí. Lý do ghi nhận hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình vào 711 là do khi trích dự phòng bảo hành công trình, toàn bộ chi phí này đã đi vào giá thành công trình đó rồi, nên 1 thời gian sau, khi hết thời gian bảo hành, việc ghi nhận giảm giá vốn công trình trước đó là không còn phù hợp nữa.
Nhưng nếu bên mua nợ yêu cầu bên mình xuất hóa đơn thì sao nhỉ, mà chắc chắn sẽ phải xuất
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA