Hủy hợp đồng, trả lại tiền tạm ứng

  • Thread starter TVG
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Bạn phân tích khá tỷ mỹ các trường hợp ( Tạm ứng ) nhưng mình chưa hiểu:
- Đây là DN: (.. tư vấn thiết kế ạ...) Nếu Hợp đồng này là: Thiết kế ( Nhà, xưởng, đê điều, máy móc ...) Thì có gọi là: (..cung cấp dịch vụ..) Không ? Văn bản nào qui định ?
- Hiểu thế nào khi: Theo TT200 TK 338 ...2. Kết cấu và nội dung ... TK 338.7 có câu: .. Không hạch toán vào TK này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà DN chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. ... ??

1. Việc kinh doanh liên quan đến 2 loại cung cấp hàng hoá , cung cấp dịch vụ. Trong văn bản luật thuế ghi HH, DV. Cái gì là hàng hoá thì ai cũng có thể nắm, sờ được . Còn cái gì không phải hàng hoá thì là dịch vụ. Chứ bây giờ mà nói theo kiểu dạy học vẹt không cần suy nghĩ thì cả đời đi học cũng không học hết mấy cái tên hàng hoá được nữa đừng nói đến kể trên dịch vụ.
Tương tự như vậy trong Luật Thuế GTGT có phần thuế GTGT của nông sản qua sơ chế thông thòng thường, người ta có định nghĩa thế nào là sơ chế thông thường thôi. Không có định nghĩa thế nào là chế biến, và chỉ cần hiểu cái nào không thuộc sơ chế thì là chế biến
2. Nội dung này tôi không đọc thấy, tôi chỉ đọc được TK3387 không hạch toán cùng với TK 131 thôi, tức là khi chưa cung cấp dịch vụ, hành hoá và chưa thu tiền thì không thể ghi Nợ TK 131/ Có TT3387 được thôi.

Về nội dung bên trên vì bạn ấy dùng từ tạm ứng nên tôi nghĩ rằng đó là khoản thanh toán ( vì rõ ràng vẫn còn tiếp tục thanh toán) và công việc kéo dài 2 năm và tiếp tục thanh toán tiếp và có khoản chênh lệch nên tôi chọ giải pháp hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện ( vì tôi nghĩ đang thực hin mà chưa hoàn thành thôi). Còn nếu chỉ nghỉ đây là một khoản trả truwớc và không thực gì thì ghi nhân tiền ghi Nợ 112/Có 131: 330triêu là xong.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Mình thì lại nghĩ khác.
Ví dụ Trong hợp đồng kinh tế, bạn mua 1 tài sản cố định gì đó chẳng hạn (cái này là tùy loại tài sản, hoàn toàn có thể xuất hóa đơn ngay, hoặc xuất hóa đơn sau-nhưng phải tương ứng với chứng từ chuyển hàng hóa dịch vụ chứ không liên quan tới chứng từ thanh toán) Nếu giả sử ký hợp đồng mua cái Ô tô không lẽ đi xuất hóa đơn từng phần của cái Ô tô sao.
Việc thanh toán tiền không ép phải đi theo hóa đơn mà tùy thuộc vào hợp đồng kinh tế ghi nhận thỏa thuận của 2 bên thế nào, và tùy thuộc vào bản chất của loại hàng hóa dịch vụ thể hiện trong hợp đồng.
Trong trường hợp này. Ví dụ, cty A đặt mua 1 lô nông sản của Cty B, tổng giá trị thanh toán là 2 tỷ đồng, Cty A ứng trước tiền hàng trả cho cty B là 330tr. (Cái này mà làm về nông sản thì gặp đầy rẫy).
Giờ ngưng hợp đồng, và bạn giữ lại 30tr, nghĩa là có điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại, bạn phải làm rõ chỗ này. Các chứng từ hóa đơn cần có:
Biên bản thỏa thuận hủy ngang hợp đồng kinh tế
Biên bản xác nhận mức thiệt hại và thỏa thuận bồi thường thiệt hại thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi rõ chi tiết (theo quy định của pháp luật thì tổng mức phạt không quá 12% hay 8% gì đó của giá trị hợp đồng - con số này mình nhớ không chính xác nhưng là có quy định rõ ràng, bạn tìm hiểu thêm).
Biên bản thanh lý hợp đồng (mấy cái trên có thể làm gộp nội dung vào biên bản này)
Hóa đơn xuất về khoản tiền 30tr (tiền phạt vi phạm hợp đồng hoặc tiền bồi thường tổn thất từ việc không thực hiện hợp đồng, nếu khoản phạt đó hợp lệ) và treo ngay vào doanh thu 711 nhé
Các chứng từ chuyển trả tiền có liên quan.
Các bạn nên nhớ, phạt nó khác với bồi thường thiệt hại, bồi thường thiệt hại là mình chứng minh được bị thiệt hại gì, thì bồi thường đó, phạt là do thỏa thuận đàm phán của 2 bên.
Ở đây đối với khách hàng khoản tiền bị phạt vì vi phạm hợp đồng kinh tế không được xem là khoản chi phí đủ điều kiện khấu trừ (trừ trường hợp do thiên tai, dịch họa, cháy... 2 bên vẫn chấp thuận các khoản phạt vi phạm hợp đồng thì được khấu trừ chi phí) nên 30tr đó thì khỏi quan tâm phương thức chuyển trả.
Còn TT39 mình soi đi soi lại cũng chả thấy chút liên quan gì giữa việc thu tiền với việc xuất HĐ. Chả biết @xuantham nói sai là sai chỗ nào. Vấn đề ở đây là khách hàng có yêu cầu xuất hóa đơn hay không. @TVG @Kin7
Việc định khoản ở thời điểm nhận 330tr, tại sao lại suy nghĩ cho nó phức tạp
Chỉ việc Nợ 111 (112) có 131
Chả có liên quan gì tới thuế hay doanh thu ở đây cả, đơn giản là ứng trước tiền hàng chấm hết.
1. Bạn phân biệt thời điểm lập hoá đơn của mua bán hàng hoá khắc với cung cấp dịch vụ. Cái đó là là quy định nên không thể nói là không lẻ. Và bạn phân biệt thêm:
- Nội dung dịch vụ ở đây là cung cấp dịch vụ thiết kế : thời điểm lập hoá đơn là dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm nhận tiền
- Nội dung bạn đừa ra là bán hàng hoá & nội nội dung khác là cho thuê tài sản. 2 cái này có 2 quy định riêng khác so với cung cấp dịch vụ thiết kế.
- Việc ứng tiền mua nông sản là nó lại khác nữa.

2. Các nội dung tôi nói đều căn cứ theo thực tế phát sinh để chọn cách xử lý phù hợp để thực hiện chứ không gom ra để làm hợp thức hoá chứng từ. Nếu bạn đứng ở gốc độ làm ra chứng từ để nói này nói nọ với cơ quan thuế hay cơ quan nào đó thì không nên đọc bài của tôi. Bài tôi viết toàn liên quan đến việc xử lý thực tế sao cho DN an toàn về thuế, thủ tục thuế và các phương pháp làm việc thoả thuận và đàm phán của 2 bên thôi. Nguyên tắc đảm bảo kiểm soát được rủi ro đúng luật.

Như các bạn hạch toán khoản nhận 330triệu vào Có 131 theo tôi thì bạn làm vậy là đúng, nhưng tôi hạch toán 3387 vì tôi quan điểm rằng dịch vụ đang thực hiện, và có thể chi phí cũng đã phát sinh, nếu tôi hạch toán 3387 thì tôi dễ lưu ý hơn về các khoản chi phí tạo ra doanh thu tương ứng với cái khoản 3387 thôi. Còn các bạn hạch toán thế nào là tuỳ quan điểm của bạn thôi. Ở đây là tư vấn thiết kế thì chắc chắn cũng sẽ có chi phí phát sinh cho việc thực hiện hợp đồng rồi, chứ không dễ gì người ta chuyển 300 triệu mà không làm gì

3. Nội dung trên đây phát sinh bạn dùng từ huỷ hợp đồng, còn tôi dùng từ ngưng hợp đồng, vì ở đây là 2 bên thoả thuận ngưng thôi chứ không nêu lổi vi phạm hợp đồng. Và cách tôi chọn giải pháp biên bản thoả thuận cũng chỉ để phòng hờ việc không có thoả thuận trong hợp đồng thì cái việc nhận 30 triệu được ghi nhận trong 1 thoả thuận như phụ lục và thoả thuận ngưng hợp đồng, có thể có nhiều lý do để ngưng hợp đồng chứ không phải là chỉ có lổi ( ví dụ như năng lực khg đủ tiếp tục thực hiện nên chấm nhận bồi thường 30 triệu là chi phí thấp nhất, và tốt nhất). Còn nếu trong hợp đồng đầy đủ thì làm theo ý bạn.

Tiền bồi thường theo quy định không phải lập hoá đơn, và luật chỉ quy điịnh phương thức thanh toán đối với thanh toán theo hoá đơn.

Trong hợp đồng sẽ thoả thuận các trường hơp phạt khi vi phạm hợp đồng, đối với hợp đồng thương mại luật định quy định <=8%, riêng đối với hợp đồng xây dựng <=12% giá trị hợp đồng. Còn việc yêu cầu bồi thường là khi 1 bên vi phạm hợp đồng mà 2 bên không tự thoả thuận được, không nhờ hoà giải được mà phải nhờ một bên thứ 3 như luật sư,Trọng Tài Kinh Tế hoặc kiện ra toà thì khi đó cần phải chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường.
Nội dung bên trên tôi nêu từ bồi thường là ở gaii đoạn 2 bên thoả thuận với nhau để ngưng hợp đồng, việc bồi thường là do thoả thuận vì thiệt hại ở đây có thể chưa xảy ra hoặc xảy ra nhưng không đáng kể ( không có việc ngưng hợp đồng nào mà không có thiệt hại cả, kể cả các hợp đồng ma cũng tốn kém).

Quan điểm của tôi là như vậy: khi soạn và chịu trách nhiệm xử lý các hợp đồng khi tranh chấp tôi đều đứng ở góc độ quan điểm và thực tế phát sinh như vậy, Tôi chia sẻ trãi nghiệm thực tế tranh chấp và quyết toán thuế cũng có hết . Còn các bạn có sử dụng hay không thfi tuỳ. Ngay cả tư vấn lấy tiền cũng vậy, chưa chắc là trả tiền cho mình tư vấn mà người ta làm nhưu vậy vì abc... gì đó khg nói ra
 
  • Like
Reactions: ketoankinhcan
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Đọc mà chả hiểu, chả biết rõ quy định nào quy định hóa đơn và tiền lại liên quan tới nhau nữa nhỉ (ko tính trả chậm 6 tháng)
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
1. Việc kinh doanh liên quan đến 2 loại cung cấp hàng hoá , cung cấp dịch vụ. Trong văn bản luật thuế ghi HH, DV. Cái gì là hàng hoá thì ai cũng có thể nắm, sờ được . Còn cái gì không phải hàng hoá thì là dịch vụ. Chứ bây giờ mà nói theo kiểu dạy học vẹt không cần suy nghĩ thì cả đời đi học cũng không học hết mấy cái tên hàng hoá được nữa đừng nói đến kể trên dịch vụ.
Tương tự như vậy trong Luật Thuế GTGT có phần thuế GTGT của nông sản qua sơ chế thông thòng thường, người ta có định nghĩa thế nào là sơ chế thông thường thôi. Không có định nghĩa thế nào là chế biến, và chỉ cần hiểu cái nào không thuộc sơ chế thì là chế biến
2. Nội dung này tôi không đọc thấy, tôi chỉ đọc được TK3387 không hạch toán cùng với TK 131 thôi, tức là khi chưa cung cấp dịch vụ, hành hoá và chưa thu tiền thì không thể ghi Nợ TK 131/ Có TT3387 được thôi.

Về nội dung bên trên vì bạn ấy dùng từ tạm ứng nên tôi nghĩ rằng đó là khoản thanh toán ( vì rõ ràng vẫn còn tiếp tục thanh toán) và công việc kéo dài 2 năm và tiếp tục thanh toán tiếp và có khoản chênh lệch nên tôi chọ giải pháp hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện ( vì tôi nghĩ đang thực hin mà chưa hoàn thành thôi). Còn nếu chỉ nghỉ đây là một khoản trả truwớc và không thực gì thì ghi nhân tiền ghi Nợ 112/Có 131: 330triêu là xong.

- Bạn ơi : (..Cái gì là hàng hoá thì ai cũng có thể nắm, sờ được . Còn cái gì không phải hàng hoá thì là dịch vụ..) Nhưng SP của: (..tư vấn thiết kế ạ..) Thì có thể: (..nắm, sờ được..) mà,
- Còn: (..Theo TT200 .. TK 338 ...2. Kết cấu và nội dung ... TK 338.7 có câu: .. Không hạch toán vào TK này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà DN chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. ... ??..) mình trích ở TT 200 mà.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Tư vấn thiết kế là dịch vụ tư vấn thiết kế, quy vào hàng hóa thì cạn lời rồi. ở đây có thể hiểu sản phẩm cuối tạo ra là bản vẽ hay gì đó thể hiện kết quả cuối chỉ là chứng nhận cho dịch vụ tư vấn thiết kế đã hoàn thành thôi, bao giờ bạn đọc được 1 cái tư vấn thiết kế, 2 cái tư vấn thiết kế x đơn giá bao tiền thì hãy quy vào hàng hóa nhé
 
  • Like
Reactions: ketoankinhcan
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
- Bạn ơi : (..Cái gì là hàng hoá thì ai cũng có thể nắm, sờ được . Còn cái gì không phải hàng hoá thì là dịch vụ..) Nhưng SP của: (..tư vấn thiết kế ạ..) Thì có thể: (..nắm, sờ được..) mà,
- Còn: (..Theo TT200 .. TK 338 ...2. Kết cấu và nội dung ... TK 338.7 có câu: .. Không hạch toán vào TK này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà DN chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. ... ??..) mình trích ở TT 200 mà.
OK. Tôi sẽ tim hiểu lại chính xác cái từ chưa với chưa hoàn thành.
Cảm ơn bạn, nhờ bạn tôi đọc kỹ lại câu trong thông tư và cảm thấy cần phải tìm hiểu lại chổ này.
Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn; các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi doanh thu chưa thực hiện đối ứng với TK 131 - Phải thu của khách hàng).
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Cả nhà cho em hỏi chút ạ!
Công ty em có ký hợp đồng với công ty A năm 2014 và sau khi ký HĐ đã được tạm ứng 300tr. và trong năm 2015 Cty A lại chuyển tiếp cho bên em 30tr nữa. Mãi đến năm nay vì một số lí do nên 2 bên tiến hành hủy HĐ và hoàn trả lại số tiền tạm ứng và cty A bồi thường cho bên em tiền hủy HĐ là số tiền 30tr đã chuyển năm 2015. Vậy cả nhà cho e hỏi, bên em muốn chuyển trả 300tr cho bên Cty A bằng tiền mặt thì cần những chứng từ kế toán gì đi kèm để khoản chi đó hợp lệ. Và khi chuyển trả thì e nên hạch toán như thế nào cho đúng vì khi nhận được 2 khoản tiền đó, kế toán cũ đã ghi nhận Nợ 112, có 131. Mong mọi người tư vấn giúp e. E cảm ơn nhiều!
Hi hi, đọc nhiều mà chả hiểu gì.
Mấu chốt của bạn này là đang cần một số các loại giấy tờ chứng từ để giải quyết vấn đề chỗ này. Mình có đề cập. Tuy nhiên, khoản tiền 30tr mà Bạn này nhận khống của cty A thì giải quyết thế nào về mặt thuế. Mình đến giờ vẫn không hiểu tự dưng có 3387 vào đây để làm gì. Mấu chốt chỉ 2 tài khoản 131 và 112. Tuy nhiên khoản phát sinh 30tr thì bạn phải có chứng nhận khoản thu hợp lý. Đó là một loại phạt vi phạm hợp đồng kinh tế hay khoản bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng kinh tế. Phải làm rõ chỗ này thì phải có đủ các loại biên bản. Còn mình chắc chắn 101% là không có quy định nào liên quan trực tiếp giữa hóa đơn xuất ra và tiền thu về. Người ta chỉ khống chế ở đầu mua hàng phải trả nợ trong 6 tháng thì mới được quyết toán tiền thuế VAT đầu vào. còn việc trả tiền bằng gì thì mình không đề cập.
30tr đó bạn phải đưa vào 711 hoặc 511 về mặt yêu cầu khoản phạt khoản bồi thường có thể không cần xuất hóa đơn, nhưng khoản này bên tri trả lại thường yêu cầu xuất hóa đơn. Nếu thiệt hại thì nên đưa vào 5118 nếu phạt nên đưa vào 711. Khi định khoản nên định khoản:
Lúc đầu:
Nợ 112 có 131 (ứng trước tiền hàng) - 300tr
Nợ 112 có 131 (ứng trước tiền hàng) - 30tr
Vậy bây giờ định khoản:
Nợ 131 Có 5118 (hoặc 711) Bồi thường thiệt hại hợp đồng (theo biên bản thỏa thuận số...) 30tr
Nợ 131 Có 111 Chuyển trả lại tiền đã ứng do hủy hợp đồng (theo biên bản thỏa thuận số...) 300tr
Vì sao phải làm cho phức tạp vấn đề mà cũng chả hợp lý.
 
  • Like
Reactions: tâm týt
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Tư vấn thiết kế là dịch vụ tư vấn thiết kế, quy vào hàng hóa thì cạn lời rồi. ở đây có thể hiểu sản phẩm cuối tạo ra là bản vẽ hay gì đó thể hiện kết quả cuối chỉ là chứng nhận cho dịch vụ tư vấn thiết kế đã hoàn thành thôi, bao giờ bạn đọc được 1 cái tư vấn thiết kế, 2 cái tư vấn thiết kế x đơn giá bao tiền thì hãy quy vào hàng hóa nhé

Trên mạng và nhiều DN, nhiều cán bộ QL ... rất nhiều bạn dùng từ: Dịch vụ nhưng: Thế nào là Dịch vụ thì không hiểu cặn kẽ ! Vì vậy Cần phải Phân biệt: Dịch vụ với Sản xuất, Kinh doanh
 
P

Phuong lan 0807

Trung cấp
3/3/11
51
10
8
Đaklak
Trong hợp đồng phải ghi rõ là " Bên A cho bên B tạm ứng ?% hợp đồng tức 300tr" mới được nhé vì nếu không có điều khoản này thì bạn phải xuất hóa đơn cho khoản tiền này tại thời điểm nhận tiền đấy => phạt nộp chậm, phạt kê khai ko đúng thời điểm.... Khoản tiền này khá lớn nên chuyển khoản được là tốt nhất, còn nếu trả bằng tiền mặt thì khó tránh được việc phải giải trình khi thuế xuống kiểm tra (vì so khoản tiền lớn vậy lại không CK?). Ngoài thỏa thuận hủy hợp đồng (trong này nêu rõ lý do hủy và mức bồi thường vi phạm) thì còn phải có đối chiếu công nợ, hóa đơn khoản 30tr để hợp thức hóa khoản thu, phiếu chỉ 300tr, giấy giới thiệu + bản photo chứng minh của người tới nhận tiền. Trên đây là ý kiến của mình, mong bạn tham khảo và đưa ra quyết định đúng nhất.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Trên mạng và nhiều DN, nhiều cán bộ QL ... rất nhiều bạn dùng từ: Dịch vụ nhưng: Thế nào là Dịch vụ thì không hiểu cặn kẽ ! Vì vậy Cần phải Phân biệt: Dịch vụ với Sản xuất, Kinh doanh

Theo nhìn nhận của mình thì chính bạn cần phải hiểu cặn kẽ cái này đấy, theo bạn thì tư vấn thiết kế là hàng hóa tại sao? còn theo thiển ý của mình thì hàng hóa có tích lũy, tồn kho được. Nghe tư vấn thiết kế tồn kho ... ^ ^ nghe hơi lạ đời đấy
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Theo nhìn nhận của mình thì chính bạn cần phải hiểu cặn kẽ cái này đấy, theo bạn thì tư vấn thiết kế là hàng hóa tại sao? còn theo thiển ý của mình thì hàng hóa có tích lũy, tồn kho được. Nghe tư vấn thiết kế tồn kho ... ^ ^ nghe hơi lạ đời đấy
- Bạn xem lại bài viết mình nói ở #24: ( ..Nhưng SP của: (..tư vấn thiết kế ạ..) Thì có thể: (..nắm, sờ được..) để trả lời câu: (..Cái gì là hàng hoá thì ai cũng có thể nắm, sờ được . Còn cái gì không phải hàng hoá thì là dịch vụ...)
- Khi tập hợp chi phí trong DN Thiết kế bạn HT vào Tài khoản nào ? có vào 154 không? Có SP Dỡ dang không ? ...
- Nhiều loại hình DN mà SP của họ không cần Nhập kho nên không tồn kho.
- Riêng Khái niệm về Hàng hóa hiện nay cũng còn nhiều vấn đề như: Sức Lao động ... chẳng hạn.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Cái gì cũng là hàng hóa cả trong kinh doanh: dịch vụ, thi công, gia công đều có thể gọi là hàng hóa đặc thù của mỗi đơn vị. Nhưng với kế toán, thuế để áp quy trình kế toán và theo luật thuế thì phải hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa.
154 nó chỉ là tk để tập hợp chi phí thôi, không nghĩa là có 154 là có sản phẩm -> thì là có hàng hóa. Nhiều dịch vụ nó hiểu hàng hóa cũng đúng, dịch vụ cũng đúng. Nhưng tư vấn thiết kế mà bạn hiểu là hàng hóa thì chịu rồi, thế thì thi công xây dựng cũng là hàng hóa nốt chứ không phải dịch vụ thi công xây dựng đặc thù ^ ^!

Nó nôm na như người ta thuê bạn gia công cục sắt tròn thành cục sắt vuông, rõ ràng sản phẩm của bạn là gia công vẫn có thể sờ nắm được, thế gia công ở đây cũng là hàng hóa thông thường à?
nhiều cái nó không có quy định cụ thể vì đa phần ai cũng có thể hiểu, chứ đòi hỏi không có căn cứ rõ ràng như tại sao 1 + 1 = 2 mà không phải 3, quy định ở đâu thì ... bộ tài chính cũng chịu rồi, chưa có thông tư hướng dẫn
 
  • Like
Reactions: xuantham
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Cái gì cũng là hàng hóa cả trong kinh doanh: dịch vụ, thi công, gia công đều có thể gọi là hàng hóa đặc thù của mỗi đơn vị. Nhưng với kế toán, thuế để áp quy trình kế toán và theo luật thuế thì phải hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa.
154 nó chỉ là tk để tập hợp chi phí thôi, không nghĩa là có 154 là có sản phẩm -> thì là có hàng hóa. Nhiều dịch vụ nó hiểu hàng hóa cũng đúng, dịch vụ cũng đúng. Nhưng tư vấn thiết kế mà bạn hiểu là hàng hóa thì chịu rồi, thế thì thi công xây dựng cũng là hàng hóa nốt chứ không phải dịch vụ thi công xây dựng đặc thù ^ ^!
Nó nôm na như người ta thuê bạn gia công cục sắt tròn thành cục sắt vuông, rõ ràng sản phẩm của bạn là gia công vẫn có thể sờ nắm được, thế gia công ở đây cũng là hàng hóa thông thường à?
nhiều cái nó không có quy định cụ thể vì đa phần ai cũng có thể hiểu, chứ đòi hỏi không có căn cứ rõ ràng như tại sao 1 + 1 = 2 mà không phải 3, quy định ở đâu thì ... bộ tài chính cũng chịu rồi, chưa có thông tư hướng dẫn

+ Là kế toán khi làm thì: Phải có QĐ cụ thể để làm Chứng cứ như phải có Chứng từ ghi sổ vậy, Không thể nói như bạn: (..Nhiều dịch vụ nó hiểu hàng hóa cũng đúng, dịch vụ cũng đúng...vì đa phần ai cũng có thể hiểu, .) Chắc đây là Giọng của 1 số cán bộ Thanh, kiễm tra, Thuế ... thôi.
+ Câu: (..với kế toán, thuế để áp quy trình kế toán và theo luật thuế thì phải hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa..) Thì vì hiện nay nhiều người không: (..hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa..) nên mới tranh luận trên diễn đàn này. Mình nhớ không nhầm thì khi mới có QĐ: ( ..Các DN Dịch vụ phải xuất HĐ ngay khi nhận được tiền ..) mình đã đưa vấn đề này ra diễn đàn rồi.
+ Bạn nói: (..nhiều cái nó không có quy định cụ thể vì đa phần ai cũng có thể hiểu, chứ đòi hỏi không có căn cứ rõ ràng như tại sao 1 + 1 = 2 mà không phải 3, quy định ở đâu..) Là chưa đúng. Vì:
- Rất nhiều người chưa phân biệt được: Như thế nào là Dịch vụ. Dịch vụ khác SX - KD ... ở điểm nào ..
- Về phép tính 1 + 1 = 2 ( hay 1 + 1 = 10 ) đều đúng và có Qui định cả chứ không phải không có QĐ.
+ Nếu đúng như bạn nói là: (..bộ tài chính cũng chịu rồi, chưa có thông tư hướng dẫn..) Thì các cơ quan Kiễm tra, Thanh tra ... khi gặp vấn đề này đừng bắt lỗi DN là sai hay đúng nữa.
 
Sửa lần cuối:
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Người ta chỉ hỏi 1 vấn đề, còn mình thì ngồi nói sang nhiều vấn đề khác chi mà khổ rứa nhỉ
 
T

TVG

Guest
17/6/16
31
0
6
E cảm ơn mọi người đã nhiệt tình tư vấn giúp e. ý kiến tư vấn của mọi người giúp em hiểu thêm được nhiều điều.
Cũng chưa biết đã chuẩn chưa nhưng gửi trả tiền mặt e làm phiếu chi và kèm thêm cái biên bản giao nhận tiền cho nó chắc ạ.
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
E cảm ơn mọi người đã nhiệt tình tư vấn giúp e. ý kiến tư vấn của mọi người giúp em hiểu thêm được nhiều điều.
Cũng chưa biết đã chuẩn chưa nhưng gửi trả tiền mặt e làm phiếu chi và kèm thêm cái biên bản giao nhận tiền cho nó chắc ạ.
Không có được như vậy đâu.
Khoản 300tr chuyển trả cho người ta phải làm biên bản thanh lý hợp đồng.
Trong biên bản thanh lý hợp đồng phải ghi rõ từng khoản mục cụ thể.
Mức thiệt hại khi NCC thực hiện hợp đồng
Từ mức thiệt hại thì có điều khoản thỏa thuận bồi thường thiệt hại, hoặc phạt vì hủy ngang hợp đồng gây ra thiệt hại
Lúc đó khoản tiền 30tr bạn thu về với hợp lý.
Bạn nhận người ta tổng là 330tr, bạn lại chỉ trả người ta có 300tr mà bạn không làm rõ chỗ này, về quy định là sai, có khoản thu về lại không có chứng từ hoặc hóa đơn cũng là sai quy định.
 
T

TVG

Guest
17/6/16
31
0
6
Không có được như vậy đâu.
Khoản 300tr chuyển trả cho người ta phải làm biên bản thanh lý hợp đồng.
Trong biên bản thanh lý hợp đồng phải ghi rõ từng khoản mục cụ thể.
Mức thiệt hại khi NCC thực hiện hợp đồng
Từ mức thiệt hại thì có điều khoản thỏa thuận bồi thường thiệt hại, hoặc phạt vì hủy ngang hợp đồng gây ra thiệt hại
Lúc đó khoản tiền 30tr bạn thu về với hợp lý.
Bạn nhận người ta tổng là 330tr, bạn lại chỉ trả người ta có 300tr mà bạn không làm rõ chỗ này, về quy định là sai, có khoản thu về lại không có chứng từ hoặc hóa đơn cũng là sai quy định.
Mình có làm BB hủy hợp đồng và trong đó có ghi bên kia bồi thường thiệt hại cho bên mình khi hủy hợp đồng bạn ạ. Và mình kẹp thêm phiếu chi và biên bản giao nhận tiền nữa là đc phải k bạn?
 
K

kieuvtv

Guest
1/4/09
16
0
1
da nang
Chào cả nhà.
Em có thắc mắc này mong cả nhà góp ý giúp em với. Cty em chuyên gia công lắp đặt sắt cầu thang, cửa cho các công trình. Vừa rồi cty có nhận công trình của cty khác thi công ở 2 công trình khác nhau, tổng trị giá hóa đơn là 125 triệu. không ký hợp đồng đã thanh toán tiền mặt nhiều lần bây giờ xuất hóa đơn lấy tiền là xong, e xuất hóa đơn chia nhỏ ra 7 tờ hd dưới 20 triệu được không cả nhà. như có hợp lý không.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
+ Là kế toán khi làm thì: Phải có QĐ cụ thể để làm Chứng cứ như phải có Chứng từ ghi sổ vậy, Không thể nói như bạn: (..Nhiều dịch vụ nó hiểu hàng hóa cũng đúng, dịch vụ cũng đúng...vì đa phần ai cũng có thể hiểu, .) Chắc đây là Giọng của 1 số cán bộ Thanh, kiễm tra, Thuế ... thôi.
+ Câu: (..với kế toán, thuế để áp quy trình kế toán và theo luật thuế thì phải hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa..) Thì vì hiện nay nhiều người không: (..hiểu đúng bản chất của nó là dịch vụ hay là hàng hóa..) nên mới tranh luận trên diễn đàn này. Mình nhớ không nhầm thì khi mới có QĐ: ( ..Các DN Dịch vụ phải xuất HĐ ngay khi nhận được tiền ..) mình đã đưa vấn đề này ra diễn đàn rồi.
+ Bạn nói: (..nhiều cái nó không có quy định cụ thể vì đa phần ai cũng có thể hiểu, chứ đòi hỏi không có căn cứ rõ ràng như tại sao 1 + 1 = 2 mà không phải 3, quy định ở đâu..) Là chưa đúng. Vì:
- Rất nhiều người chưa phân biệt được: Như thế nào là Dịch vụ. Dịch vụ khác SX - KD ... ở điểm nào ..
- Về phép tính 1 + 1 = 2 ( hay 1 + 1 = 10 ) đều đúng và có Qui định cả chứ không phải không có QĐ.
+ Nếu đúng như bạn nói là: (..bộ tài chính cũng chịu rồi, chưa có thông tư hướng dẫn..) Thì các cơ quan Kiễm tra, Thanh tra ... khi gặp vấn đề này đừng bắt lỗi DN là sai hay đúng nữa.
Thế theo bạn sức lao động hiểu là hàng hóa hay dịch vụ, cái nào đúng cái nào sai.

Mình hiểu tại sao bạn lại coi tư vấn thiết kế là hàng hóa, nếu nhìn nhận kiểu như vậy thì sản phẩm của dịch vụ kế toán cũng là hàng hóa có thể sờ nắm bưng bê được đấy
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Thế theo bạn sức lao động hiểu là hàng hóa hay dịch vụ, cái nào đúng cái nào sai.
Mình hiểu tại sao bạn lại coi tư vấn thiết kế là hàng hóa, nếu nhìn nhận kiểu như vậy thì sản phẩm của dịch vụ kế toán cũng là hàng hóa có thể sờ nắm bưng bê được đấy

Bạn xem lại các khái niệm về Dịch vụ để phân biệt nhé: (..12 thg 8, 2015 - Khái niệm về dịch vụ: Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản ... hay Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. đặc tính của DV ..
  • Tính đồng thời (Simultaneity)
sản xuấttiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời: người được cắt tóc phải chờ cho người thợ cắt tóc cắt cho mình
  • Tính không thể tách rời (Inseparability)
sản xuấttiêu dùng dịch vụ không thể tách rời: thợ sửa xe không thể sửa xe khi không có ai kêu người đó sửa
  • Tính không đồng nhất (Variability)
không có chất lượng đồng nhất: hai người ca sĩ sẽ giải trí cho người nghe bằng hai cách khác nhau
  • Tính vô hình (Intangibility)
không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng: trò chơi điện tử là một thứ vô hình, không có thật
  • Không lưu trữ được (Perishability)
không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được: không thể lưu trữ cảm giác được xem một buổi diễn trực tiếp được .....
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA