Originally posted by iso@Jul 17 2004, 02:35 AM
Có bác nào đấy nói về việc ngoại trừ tính hiện hữu của HTK mà vẫn công nhận giá trị trên BCTC, bác nghĩ lại hộ cái xem nó có logic tí nào không? Không có tính hiện hữu vật chất thì tớ quả là không hiểu nổi giá trị được tính thế nào?
Không biết bác nào nói vậy, nhưng theo Hóng hớt thì.
Bởi:
Quay trở lại cơ sở dẫn liệu của khoản mục hàng tồn kho, trong đó tính giá trị và tính hiện hữu của HTK là các tính chất quan trọng nhất của khoản mục, (xin mượn tạm cái lý thuyết về lượng và chất của triết học để ví dụ cho giá trị và hiện hữu). Ý tôi muốn nói nếu không có số lượng thì nhân với cái gì để nó ra tiền hoặc nếu có số lượng (hiện hữu) nhưng chất lượng hàng kém thì ảnh hưởng giá trị nó như thế nào?.
Cho nên:
Việc bác nói nó không có logic nếu đứng trên góc độ kế toán là có lý, tôi đồng ý với bác cả các chân và hai tay.
Nhưng:
Ở góc độ của người làm kiểm toán, đôi khi kiểm toán viên chỉ có được mức độ hài lòng của mình về giá trị hàng tồn kho mà không thể phát biểu gì được về tính hiện hữu của nó. Đương nhiên, câu nói của mấy bác kiểm toán sẽ là ngoại trừ cái ảnh hưởng của vấn đề chứ không phải là ngoại trừ cái vấn đề dó.
Vì:
Khoản mục hàng tồn kho của Hóng hớt có thể vẫn có đủ số lượng, nhưng chưa được trình bày theo Net market relisable value. về mặt giá trị, Bác kiểm toán không thể nào biết đuợc nó có bị ảnh hưởng hay không vì bác làm sao biết được hàng của tôi nó đã lỗi thời, đã giảm giá? trừ phi các bác tham gia kiểm kê, các bác có thể biết được hoặc ít ra các bác cũng có thể xem được Hóng hớt thực hiện thủ tục gì để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề đó. Một ví dụ khác, nếu hóng hớt mua hàng theo hợp đồng nguyên tắc nhưng hóng hớt mới tạm nhập thôi, chưa hạch toán và khi kiểm kê Hóng hớt bảo nhân viên rằng chỗ đó chưa nhập kho, đừng kiểm kê vội. các bác làm thế nào để biết được một khoản mục hàng tồn kho đã obmited nếu không xem người ta kiểm kê?
Thực ra tôi mới chỉ tìm hiểu được như vậy, nếu bác nào có ví dụ sinh động hơn thì đóng góp nhé.