BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẸP

  • Thread starter HỒ THỊ MỸ ĐỨC
  • Ngày gửi
H

HỒ THỊ MỸ ĐỨC

Guest
8/4/17
8
8
3
50
Các DN muốn Ngân hàng chấp nhận cho vay vốn thì phải có một BÁO CÁO TÀI CHÍNH thật sạch và thật đẹp.

Các số liệu sau không được làm ẩu, phải chính xác, phải có chứng từ chứng minh :

1/ Thuế GTGT còn được khấu trừ (dư nợ 1331).

Muốn vậy thì chứng từ đầu vào (hóa đơn GTGT mua vào), đầu ra (hóa đơn xuất bán) của DN phải cập nhật đầy đủ, không bỏ sót và phải chính xác.

2/ Các khoản vay NH (vay NH, DH) phải chính xác, vì hệ thống NH có lưu trữ số liệu để tra cứu không thể qua mặt được nhé!

3/ Ngoài ra các chỉ tiêu phân tích trên báo cáo tài chính cần phải :

3.1 Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn.

Lưu ý : Tỷ số này phải > 1 mới tốt

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.

Do đó : Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

3.2 Tỷ số thanh toán nhanh =( Tiền mặt + TSLĐ khác + khoản phải thu)/ Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.

Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành.

Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nên NH sẽ rất cân nhắc khi cho vay.

Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.

3.3 Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả = Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Thông thường, chủ nợ rất mong muốn hệ số này càng bé, vì như thế khả năng trả được nợ của DN càng cao.

Thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).

3.4 Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ cho ngân hàng cao, nhưng nếu quá cao thì DN chưa tận dụng đến đòn bẩy tài chính.

3.5 Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/ Bình quân các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý công nợ phải thu của DN và khả năng thu hồi vốn trên váv khoản công nợ đó.

Chỉ số vòng quay này càng lớn => khả năng thu hồi công nợ từ khách hàng là tốt, điều này cho thấy DN có những bạn hàng, đối tác kinh doanh làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chỉ số này cao thì có nghĩa chính sách bán hàng của DN quá chặt chẻ, không cho gối đầu nợ có thể ảnh hưởng xấu đến doanh số, vì khách có thể tìm những đối tác khác, giúp họ không quá đau đầu khi phải lo lắng về việc thanh toán sớm.

Ngược lại, Chỉ số vòng quay này thấp => khả năng thu hồi công nợ từ khách hàng là kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác làm ăn với daonh nghiệp đang gặp khó khan về tài chính = > rủi ro cho DN là có thể mất vốn => (nợ khó đòi)=> DN khó có khả năng trả nợ Ngân hàng => NH khó chấp nhận cho vay.

3.6 Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu/ Nguyên Gía TSCĐ.

Điều này cho biết, DN đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng Doanh thu.

3.7 Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế/ NG TSCĐ

Điều này cho biết, DN đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu chỉ tiêu 3.63.7 càng lớn, chứng tỏ DN sử dụng vốn hiệu quả, đầu tư mua sắm TSCĐ như thế là không lãng phí vì đã tận dụng hết công suất của nó để mang lại hiệu quả như trên.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA