Kế toán quản trị là gì ?

Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Bác paven cho anh kế toán kiêm nhiệm nhiều việc quá ạ!
Theo em hiểu nôm na thì anh kế toán có 2 mảng riêng biệt là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Anh tài chính phải tuân theo hằng hà sa các quy định của chuẩn mực, chế độ hiện hành, trong khi anh quản trị chỉ phục vụ nhu cầu của anh chủ thôi. Anh quản trị sử dụng các thông tin tài chính để phục vụ cho nhu cầu của mình thì cũng không thể gọi là ôm xô được, vì ngoài TCDN, bản thân anh quản trị phải sử dụng rất nhiều thông tin từ các bộ môn khoa học khác như phân tích, tài chính, thống kê,... để ra được báo cáo phục vụ mục đích quản lý của doanh nghiệp. Nếu hiểu kế toán tài chính và kế toán quản trị chỉ đơn thuần là làm 2 sổ cho doanh nghiệp thì cái nhìn đó là không đúng với tình hình hiện tại (2 cái sổ đó vẫn chỉ là kế toán tài chính thôi, mà là người mình cố tình làm sai đó chứ chế độ đâu có cho được quyền 2 sổ).
Mặt khác, mục đích chính của anh tài chính doanh nghiệp là sử dụng các thông tin mang tính dự báo để ra quyết định huy động vốn, đầu tư và sử dụng vốn, cũng như quyết định phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp, là công việc của anh CFO chứ không phải của anh CA (chief accountant) ạ.

Chốt lại rằng, trong tình hình anh tài chính phải chịu sự chi phối của quá nhiều tiêu chuẩn chung, thì việc sử dụng thông tin của anh tài chính để ra quyết định thay cho việc sử dụng thông tin của anh quản trị e rằng dễ sai lầm lắm ạ.
 
  • Like
Reactions: pavenlv
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Việc hiểu kế toán quản trị, kế toán nội bộ, kế toán thuế theo kiểu Việt Nam thì không theo cách hiểu thông dụng của thế giới!

Thông thường người ta dùng định nghĩa của các tổ chức nghề nghiệp được đánh giá cao như IFAC, IMA (US), CIMA (UK).
Theo IMA: "Management accounting is a profession that involves partnering in management decision making, devising planning and performance management systems,and providing expertise in financial reporting and control to assist management in the formulation and implementation of an organization's strategy"

Google translate
Kế toán quản trị là một nghề có liên quan đến việc hợp tác trong việc ra quyết định quản lý, lập kế hoạch và quản lý hệ thống, và cung cấp chuyên môn trong báo cáo và kiểm soát tài chính để hỗ trợ quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức.

Không biết Google dịch có ổn không, nhưng thực tế bản dịch thì thấy thấy kế toán quản trị cung cấp số liệu chân thực hơn. Còn việc phân tích đánh giá không thấy đả động gì cả.

http://www.icaew.com/technical/corp...ance-faculty/what-is-corporate-finance-122299
https://en.wikipedia.org/wiki/Corporate_finance

Không nhiều, nhưng việc phân tích đều đưa về sinh viên Tài chính doanh nghiệp.

Ở đây không nói về con người mà nói về chuyên môn
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Bác paven cho anh kế toán kiêm nhiệm nhiều việc quá ạ!
Theo em hiểu nôm na thì anh kế toán có 2 mảng riêng biệt là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Anh tài chính phải tuân theo hằng hà sa các quy định của chuẩn mực, chế độ hiện hành, trong khi anh quản trị chỉ phục vụ nhu cầu của anh chủ thôi. Anh quản trị sử dụng các thông tin tài chính để phục vụ cho nhu cầu của mình thì cũng không thể gọi là ôm xô được, vì ngoài TCDN, bản thân anh quản trị phải sử dụng rất nhiều thông tin từ các bộ môn khoa học khác như phân tích, tài chính, thống kê,... để ra được báo cáo phục vụ mục đích quản lý của doanh nghiệp. Nếu hiểu kế toán tài chính và kế toán quản trị chỉ đơn thuần là làm 2 sổ cho doanh nghiệp thì cái nhìn đó là không đúng với tình hình hiện tại (2 cái sổ đó vẫn chỉ là kế toán tài chính thôi, mà là người mình cố tình làm sai đó chứ chế độ đâu có cho được quyền 2 sổ).
Mặt khác, mục đích chính của anh tài chính doanh nghiệp là sử dụng các thông tin mang tính dự báo để ra quyết định huy động vốn, đầu tư và sử dụng vốn, cũng như quyết định phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp, là công việc của anh CFO chứ không phải của anh CA (chief accountant) ạ.

Chốt lại rằng, trong tình hình anh tài chính phải chịu sự chi phối của quá nhiều tiêu chuẩn chung, thì việc sử dụng thông tin của anh tài chính để ra quyết định thay cho việc sử dụng thông tin của anh quản trị e rằng dễ sai lầm lắm ạ.

Bác hiểu nhầm
Em đang cố gắng đặt kế toán vào chỉ công việc kế toán. Họ làm tốt, làm chuẩn đã mừng như trong công ty ôm cục vàng rồi
Mà các bác khác đang đòi hỏi người kế toán quản trị làm công việc của các bạn học tài chính doanh nghiệp
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Em lấy ví dụ
Cty Toyota Vietnam lắp ráp xe hơi ở Việt Nam
Nhập khẩu động cơ từ Nhật bản, giá thành của động cơ tại Toyota Nhật Bản là 5.000 USD
Nhưng giá nhập khẩu sang Việt Nam lại là 10.000 USD
1. Kế toán tài chính Việt Nam ghi nhận giá vốn 10.000 USD
nếu căn cứ vào giá này, tài chính doanh nghiệp phân tích sẽ sai
2. Kế toán quản trị Việt Nam ghi nhận giá vốn 5.000 USD
5.000 USD còn lại nó nằm trong chiến lược chuyển giá (định giá chuyển giao) Kế toán quản trị ghi nhận ở Giá trị thương hiệu toàn cầu... ghi nhận gì là việc của họ
Từ kết quả 5.000 USD tài chính doanh nghiệp phân tích phù hợp hơn. Từ đó tính chung trong tập đoàn họ định hình phân tích được. Còn 5.000 USD còn lại dựa trên chính sách quản lý giá toàn cầu. hoặc riêng cho Việt Nam

Số liệu kế toán quản trị sẽ cung cấp tình hình chân thực hơn chứ không phải họ sẽ định hình ra một chiến lược mới một chính sách mới trong tương lai
Các bác cố ép người làm kế toán phân tích hoạt động tài chính

Theo báo cáo tài chính Bông Bạch Tuyết có lãi 200 tỷ
Nhưng theo báo cáo quản trị Bông Bạch Tuyết lỗ 200 tỷ
Vậy bắt kế toán phân tích hoạt động của doanh nghiệp có khả thi không. Hãy để công việc đó cho các bạn TCDN
Họ căn cứ vào báo cáo nào để phân tích và định hình nên một chính sách thì do khả năng của họ.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trường ĐH nước ngoài không có ngành Tài chính doanh nghiệp mà chỉ có môn Tài chính doanh nghiệp.

Môn Tài chính doanh nghiệp cần thiết cho tất cả sinh viên các ngành kế toán, kinh doanh, quản lý,...

Đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức các bộ phận quản lý của Nike (staff management). Kế toán quản trị hiện đại không chỉ dừng ở các con số: Họ là đối tác của các bộ phận để giúp các bộ phận này xây dựng và thực thi tốt chiến lược cho công ty.

ubmxrtq278gxty1.PNG
 
  • Like
Reactions: Thanh Nam
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em lấy ví dụ
Cty Toyota Vietnam lắp ráp xe hơi ở Việt Nam
Nhập khẩu động cơ từ Nhật bản, giá thành của động cơ tại Toyota Nhật Bản là 5.000 USD
Nhưng giá nhập khẩu sang Việt Nam lại là 10.000 USD
1. Kế toán tài chính Việt Nam ghi nhận giá vốn 10.000 USD
nếu căn cứ vào giá này, tài chính doanh nghiệp phân tích sẽ sai
2. Kế toán quản trị Việt Nam ghi nhận giá vốn 5.000 USD
5.000 USD còn lại nó nằm trong chiến lược chuyển giá (định giá chuyển giao) Kế toán quản trị ghi nhận ở Giá trị thương hiệu toàn cầu... ghi nhận gì là việc của họ
Từ kết quả 5.000 USD tài chính doanh nghiệp phân tích phù hợp hơn. Từ đó tính chung trong tập đoàn họ định hình phân tích được. Còn 5.000 USD còn lại dựa trên chính sách quản lý giá toàn cầu. hoặc riêng cho Việt Nam.

Trong ví dụ này của bạn thì chưa chắc đã đúng cho các trường hợp!

Giá vốn của sản phẩm tại Việt Nam trong báo cáo quản trị phụ thuộc vào chính sách định giá chuyển nhượng chứ không phải giá gốc của bên chuyển nhượng! Mỗi phương pháp định giá chuyển nhượng đều có các ưu điểm và hạn chế, về cơ bản dùng giá thị trường sẽ thích hợp hơn.

Tuy nhiên việc định giá chuyển giao nội bộ còn liên quan đến kế hoạch thuế toàn cầu của tập đoàn. Do vậy nhiều khi các mục tiêu về tối ưu thuế và đánh giá kết quả thực hiện sẽ mâu thuẫn nhau. Một số công ty sử dụng giá chuyển nhượng để lập báo cáo tài chính (và tính thuế) khác với giá chuyển nhượng trong kế toán quản trị (đánh giá kết quả thực hiện).
 
  • Like
Reactions: pavenlv
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
các bác đang nói về công việc hay mô hình vậy
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Trong ví dụ này của bạn thì chưa chắc đã đúng cho các trường hợp!

Giá vốn của sản phẩm tại Việt Nam trong báo cáo quản trị phụ thuộc vào chính sách định giá chuyển nhượng chứ không phải giá gốc của bên chuyển nhượng! Mỗi phương pháp định giá chuyển nhượng đều có các ưu điểm và hạn chế, về cơ bản dùng giá thị trường sẽ thích hợp hơn.

Tuy nhiên việc định giá chuyển giao nội bộ còn liên quan đến kế hoạch thuế toàn cầu của tập đoàn. Do vậy nhiều khi các mục tiêu về tối ưu thuế và đánh giá kết quả thực hiện sẽ mâu thuẫn nhau. Một số công ty sử dụng giá chuyển nhượng để lập báo cáo tài chính (và tính thuế) khác với giá chuyển nhượng trong kế toán quản trị (đánh giá kết quả thực hiện).
Em chỉ ví dụ thôi mà
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Trường ĐH nước ngoài không có ngành Tài chính doanh nghiệp mà chỉ có môn Tài chính doanh nghiệp.

Môn Tài chính doanh nghiệp cần thiết cho tất cả sinh viên các ngành kế toán, kinh doanh, quản lý,...

Em chưa đi đâu cả bác ạ
Nhưng nếu các trường đại học nước ngoài không có ngành Tài chính doanh nghiệp "Google Translate: Corporate Finance"
Thì thực sự một điều các trường ĐH kinh tế tài chính Việt Nam quá tệ tệ không tả nổi. Tự dưng đẻ ra một ngành mà trên thế giới chả có trường nào có ngành đó.
Chưa kể SV học ở trường KT Việt Nam cũng khờ hết, tài chính doanh nghiệp chỉ học đơn thuần 1 môn, mà phải bắt học cả một chuyên ngành. Sách dày cộm
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Bác paven cho anh kế toán kiêm nhiệm nhiều việc quá ạ!
Theo em hiểu nôm na thì anh kế toán có 2 mảng riêng biệt là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Anh tài chính phải tuân theo hằng hà sa các quy định của chuẩn mực, chế độ hiện hành, trong khi anh quản trị chỉ phục vụ nhu cầu của anh chủ thôi. Anh quản trị sử dụng các thông tin tài chính để phục vụ cho nhu cầu của mình thì cũng không thể gọi là ôm xô được, vì ngoài TCDN, bản thân anh quản trị phải sử dụng rất nhiều thông tin từ các bộ môn khoa học khác như phân tích, tài chính, thống kê,... để ra được báo cáo phục vụ mục đích quản lý của doanh nghiệp. Nếu hiểu kế toán tài chính và kế toán quản trị chỉ đơn thuần là làm 2 sổ cho doanh nghiệp thì cái nhìn đó là không đúng với tình hình hiện tại (2 cái sổ đó vẫn chỉ là kế toán tài chính thôi, mà là người mình cố tình làm sai đó chứ chế độ đâu có cho được quyền 2 sổ).
Mặt khác, mục đích chính của anh tài chính doanh nghiệp là sử dụng các thông tin mang tính dự báo để ra quyết định huy động vốn, đầu tư và sử dụng vốn, cũng như quyết định phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp, là công việc của anh CFO chứ không phải của anh CA (chief accountant) ạ.
Chốt lại rằng, trong tình hình anh tài chính phải chịu sự chi phối của quá nhiều tiêu chuẩn chung, thì việc sử dụng thông tin của anh tài chính để ra quyết định thay cho việc sử dụng thông tin của anh quản trị e rằng dễ sai lầm lắm ạ.
Theo lý thuyết thì bạn nói không sai nhưng bạn xem ở Việt Nam có bao nhiêu DN ( Kể cả 1 số tập đoàn DN nhà nước ) phân biệt rạch ròi 2 mảng kế toán này ? Vì Kế toán T/C: (..2 cái sổ đó vẫn chỉ là kế toán tài chính thôi, mà là người mình cố tình làm sai đó chứ chế độ đâu có cho được quyền 2 sổ..) mà không có cơ quan nào kiễm tra, kiễm soát, không có ai phải chịu trách nhiệm ... nên nhiều Tập đoàn, nhiều DN .. làm sai, lỗ rất lớn mà nhiều năm sau mới phát hiện được !
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Theo lý thuyết thì bạn nói không sai nhưng bạn xem ở Việt Nam có bao nhiêu DN ( Kể cả 1 số tập đoàn DN nhà nước ) phân biệt rạch ròi 2 mảng kế toán này ? Vì Kế toán T/C: (..2 cái sổ đó vẫn chỉ là kế toán tài chính thôi, mà là người mình cố tình làm sai đó chứ chế độ đâu có cho được quyền 2 sổ..) mà không có cơ quan nào kiễm tra, kiễm soát, không có ai phải chịu trách nhiệm ... nên nhiều Tập đoàn, nhiều DN .. làm sai, lỗ rất lớn mà nhiều năm sau mới phát hiện được !

Nhà nước không phải lúc nào cũng có thẩm quyền kiểm tra. Vấn đề nằm ở kiểm toán độc lập nữa bác ạ. Còn những doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập, thì đâu có cần phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ thực với ai. Bản thân trong 1 doanh nghiệp thì Hội đồng Chủ sở hữu họ nắm rất rõ về bản chất này, nên chính sách là họ dựa trên bản chất này chứ không phải bảng báo cáo nộp thuế.
Đối với ngân hàng, họ có quyền kiểm toán toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng hầu như họ không kiểm vì họ có quyền truy tố và hồi tố. Khi doanh nghiệp làm giả, làm khống báo cáo tài chính để vay vốn rồi mất khả năng thanh toán khi đó họ hồi tố thì doanh nghiệp chịu tội làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Nên mấu chốt là nếu mọi việc êm xui thì không sao hết dù có làm trời làm đất, nộp thuế hợp lý...
Còn làm sai thì kiểu gì banh cũng ra giấu không nổi.

Bác @Yoon đang hiểu nhầm ý của em Bác @Ho Anh Hue10 10
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Nhà nước không phải lúc nào cũng có thẩm quyền kiểm tra. Vấn đề nằm ở kiểm toán độc lập nữa bác ạ. Còn những doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập, thì đâu có cần phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ thực với ai. Bản thân trong 1 doanh nghiệp thì Hội đồng Chủ sở hữu họ nắm rất rõ về bản chất này, nên chính sách là họ dựa trên bản chất này chứ không phải bảng báo cáo nộp thuế.
Đối với ngân hàng, họ có quyền kiểm toán toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng hầu như họ không kiểm vì họ có quyền truy tố và hồi tố. Khi doanh nghiệp làm giả, làm khống báo cáo tài chính để vay vốn rồi mất khả năng thanh toán khi đó họ hồi tố thì doanh nghiệp chịu tội làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Nên mấu chốt là nếu mọi việc êm xui thì không sao hết dù có làm trời làm đất, nộp thuế hợp lý...
Còn làm sai thì kiểu gì banh cũng ra giấu không nổi.
Bác @Yoon đang hiểu nhầm ý của em Bác @Ho Anh Hue10 10

Vấn đề này trên diễn đàn đã tranh luận khá nhiều mình nhắc lại:
1 - Mình không nhất trí với bạn về: (...doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập, thì đâu có cần phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ thực với ai.. họ dựa trên bản chất này chứ không phải bảng báo cáo nộp thuế...)
+ Trước hết bạn cần xem lại: Bản chất, Mục đích, yêu cầu ... của Kế toán Tài chính là gì? Báo cáo T/C phục vụ cho những đối tượng nào sử dụng ? Nếu Kế toán tài chính chính không đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra ( Muốn B/C thế nào cũng được ) thì sẽ thế nào ? ....
+ Khi DN đã: (..mọi việc êm xui thì không sao hết dù có làm trời làm đất..) Thì làm sao để: (..nộp thuế hợp lý...) Được. Bạn nghĩ xem nếu DN lãi nhưng B/C lỗ thì có phải nộp thuế TNDN không? ..
2 - Vấn đề sử dụng B/C TC:
+ (..với ngân hàng, họ có quyền kiểm toán toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng hầu như họ không kiểm vì họ có quyền truy tố và hồi tố. Khi doanh nghiệp làm giả, làm khống báo cáo tài chính để vay vốn rồi mất khả năng thanh toán khi đó họ hồi tố thì doanh nghiệp chịu tội làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng..) Đây là điều kiên để làm Thất thoát rất lớn cho Nhà nước hiện nay khi Ngân hàng không đủ năng lực kiễm tra .. tin vào B/C TC DN ( Có thể đã được kiễm toán .. ) Nhất là các Tập đoàn DN Nhà nước.
+ Đối tượng sử dụng B/C TC DN không chỉ NH mà: Nghành Kế hoạch, Thống kê .. Căn cứ vào số liệu B/C của DN để đề ra các Kế hoạch chiến lược ... dài hạn, ngắn hạn thì sẽ thế nào khi số liệu đó: (..doanh nghiệp làm giả, làm khống báo cáo tài..) mà không có ai kiễm soát. V...V ..
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Công việc phân tích tài chính hiện tại đã có một ngành nghề tạo ra công việc đó. Tài Chính Doanh Nghiệp. Còn nếu kế toán ôm xô thì đó là ôm xô.
Bản chất kế toán là kế toán

Trong tài chính (nói chung) hiện đại. Công tác phân tích hoạt động tài chính, phân tích các dòng luân chuyển, phân tích đủ loại nó thuộc chuyên môn của chuyên ngành khoa tài chính tín dụng (phân ngành tài chính doanh nghiệp).

Đó mới thực là tài chính hiện đại


nói một hồi chả hiểu muốn nói gì luôn ....
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
có đọc hết nội dung của mọi người không mà nói hiểu với không. chịu khó đọc hết từ đầu tới cuối
nói một hồi chả hiểu muốn nói gì luôn ....
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Vấn đề này trên diễn đàn đã tranh luận khá nhiều mình nhắc lại:
1 - Mình không nhất trí với bạn về: (...doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán độc lập, thì đâu có cần phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ thực với ai.. họ dựa trên bản chất này chứ không phải bảng báo cáo nộp thuế...)
Em không phàn nàn, cũng không nói đúng sai.
Tiêu đề của bài này là Kế toán quản trị là gì?
Rồi các bác trên yêu cầu người kế toán làm rất nhiều công việc mà theo bản thân em thấy thì nó thuộc về công tác của người làm tài chính.
Các bác đọc hết từ đầu sẽ thấy nhiều bác đòi hỏi người làm kế toán phải làm những việc kiểu như:
- Phân tích hiệu quả
- Phân tích giá trị
- Phân tích danh mục
....
Em có một phản hồi hỏi rằng, "các bác đang hỏi về nghiệp vụ kế toán quản trị hay cấu trúc của hệ thống số liệu kế toán quản trị"
Còn theo bản thân em thấy cái gọi là Structure of Management Accountant. Bản chất là hệ thống số liệu tài chính kế toán được ghi nhận một cách chuẩn xác, đúng và đủ theo bản chất nghiệp vụ sinh ra.
Bản thân em đang hiểu câu hỏi của tiêu đề này đặt ra 2 câu hỏi:
---Người làm kế toán quản trị làm gì?
---Người làm kế toán tài chính làm gì?
2 Người này theo em là làm những công việc coi như giống nhau, nhưng ghi nhận số liệu khác nhau. Một người sẽ ghi nhận theo tờ hóa đơn, hoặc chứng từ mà không căn cứ vào bản chất đưa ra. 1 người sẽ ghi nhận theo bản chất thực tế phát sinh mà ít quan tâm tờ hóa đơn
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Theo mình hiểu:
Quan điểm cũ: KTQT là kế toán cung cấp báo cáo phục vụ cho quản trị.
Quan điểm mới: KTQT là kế toán kết hợp quản trị, trong đó yếu tố quản trị ngày càng nhiều và quan trọng hơn. Người làm KTQT được trang bị cả kiến thức quản trị để tham gia quản trị, chứ không chỉ có làm các báo cáo phân tích tài chính. Bây giờ người ta cần nhiều thông tin phi tài chính khi đánh giá doanh nghiệp.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
^ ^ theo mình thì các thánh kế toán đang cố nâng tầm kế toán thoát ra khỏi chữ kế toán, mục đích của kế toán chỉ có phần nhỏ phục vụ cho quản trị.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
^ ^ theo mình thì các thánh kế toán đang cố nâng tầm kế toán thoát ra khỏi chữ kế toán, mục đích của kế toán chỉ có phần nhỏ phục vụ cho quản trị.

Việc định nghĩa kế toán thế nào tùy thuộc vào "tầm" của kế toán :D

Định nghĩa kế toán quản trị bởi IMA, tổ chức nghề nghiệp hàng đầu thế giới đây:

Management accounting is a profession that involves partnering in management decision making, devising planning and performance management systems, and providing expertise in financial reporting and control to assist management in the formulation and implementation of an organization’s strategy.

Tạm dịch: Kế toán quản trị là nghề nghiệp gắn với việc tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị, xây dựng hệ thống kế hoạch và đánh giá hiệu quả quản trị, và đem cung cấp chuyên môn trong quá trình báo cáo tài chính và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức.
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Việc định nghĩa kế toán thế nào tùy thuộc vào "tầm" của kế toán :D

Định nghĩa kế toán quản trị bởi IMA, tổ chức nghề nghiệp hàng đầu thế giới đây:
Management accounting is a profession that involves partnering in management decision ...
Tạm dịch: Kế toán quản trị là nghề nghiệp gắn với việc tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị, xây dựng hệ thống kế hoạch và đánh giá hiệu quả quản trị, và đem cung cấp chuyên môn trong quá trình báo cáo tài chính và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức.
Câu rất chuẩn. (..Việc định nghĩa kế toán thế nào tùy thuộc vào "tầm" của kế toán ..)
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Tầm còm của mình thì thấy kế toán sẽ không bao giờ thoát ra được 2 chữ kế toán, dù có ap dụng quốc tế vào chăng nữa thì nó vẫn là kế toán thôi, nó sẽ bị bó buộc ở các khuân khổ chuẩn mực chế độ. Để nghề kế toán được coi trọng như các nghề khác ở VN đã là 1 quá trình rất dài sau này chứ nói gì đến kế toán để quản trị. Chỉ có thể gọi là cung cấp số liệu để góp phần cho mục đích QT.

Tiếp đó là con người làm kế toán thường đặc điểm phải cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết ... nên độ sáng tạo người làm kế toán lâu năm sẽ càng giảm đi, không phù hợp để xây dựng báo cáo quản trị cần linh hoạt, sáng tạo, mới mẻ. Không phải tự nhiên mà con người kế toán hay bị người khác nói là cái bọn kế toán. Đây gọi là đặc điểm của nghề, không những tính cách mà người làm kế toán lâu năm các bạn có thể nhìn thấy ngoại hình cũng xuống dốc nhanh hơn các ngành khác
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA