Một số mẫu sổ sách kế toán phổ biến

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
File đính kèm dưới đây là tổng hợp một số mẫu sổ sách kế toán phổ biến thông dụng sử dụng trong các doanh nghiệp mà Phần mềm BRAVO chia sẻ. Rất mong sẽ giúp ích nhiều cho các bạn, đặc biệt những bạn kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nguồn: Sưu tầm
 

Đính kèm

  • Tong-hop-mau-so-sach-ke-toan.rar
    884.7 KB · Lượt xem: 78
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Chia sẻ kiến thức các loại sổ kế toán chi tiết

Về các loại sổ kế toán chi tiết


Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp (Sổ Nhật ký, Sổ Cái) và sổ kế toán chi tiết (Sổ, thẻ kế toán chi tiết).

Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hệ thống các loại sổ kế toán chi tiết
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và các loại sổ kế toán chi tiết cần thiết.
Trách nhiệm của người giữ và ghi các loại sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
Giới thiệu quy trình chuẩn ghi các loại sổ kế toán chi tiết

Đây là quy định chung không chỉ áp dụng cho các loại sổ kế toán chi tiết mà còn dùng các các loại sổ kế toán khác. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn của nhà nước vể lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

Trích Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Điều 124. Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký

3.1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.

3.2. Ghi sổ:
Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.

3.3. Khoá sổ:
Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3.4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Điều 125. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật kế toán.
2. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
Công việc của kế toán hiện nay được hỗ trợ rất nhiều từ các phần mềm kế toán chuyên dụng được thiết kế phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của từng doanh nghiệp cũng như đúng quy định của nhà nước. Do vậy, công việc của các kế toán viên cũng trở nên đơn giản hơn, đạt độ chính xác cao hơn.
Những thông tin trong bài viết hy vọng đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về các loại sổ kế toán chi tiết giúp bạn đọc có hình dung rõ ràng về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về sổ kế toán tổng hợp
 
F

Fuji Mountain

Cao cấp
22/9/17
495
124
43
Quote: "Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký"

hình như nội dung này ko còn mang tính thời sự nữa rùi.

Vì rằng:
Theo tinh thần của thông tư 200 (cho DN lớn) và thông tư 133 (cho DN vửa và nhỏ) thì sổ kế toán, form mẫu, báo cáo sẽ không mang tính bắt buột theo mẫu chuẩn mà sẽ do DN tự xây dựng, tự thiết kế miễn sao nó phản ánh đầy đủ và chính xác nội dung và số liệu liên quan đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp. Thậm chí, DN có thể làm Sổ và báo cáo trên máy tính và lưu trữ trên máy tính (ko cần in ra), tuy nhiên phải đảm bảo việc lưu trữ liên tục, chuyên nghiệp và có thể in ra giấy theo yêu cầu của thanh tra thuế.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập đối với chi nhánh công ty thế nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Điều 17 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về xử lý thu hồi hóa đơn đã lập, trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đổi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nội dung bắt buộc trên hóa đơn gồm: Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy; Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hoá đơn.

Tại Điểm 3, Điều 4, Chương I quy định một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dụng bắt buộc gồm: Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; Hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hoá đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
Tại Tiết d và Tiết đ, Điểm 2, Điều 16, Chương III quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn: Tiêu thức người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên).

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên), người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đứng ra nhận lô hàng qua hãng tàu Hueng - A, chi phí của lô hàng công ty thanh toán bằng phương thức chuyển khoản thì tại chỉ tiêu “Hình thức thanh toán” bên bán khi viết hóa đơn viết vào chỉ tiêu này là: tiền mặt (TM) hoặc chuyên khoản (CK) nên Công ty không phải đóng dấu “bán hàng chuyển khoản” tại tiêu thức người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên).

Trường hợp Công ty mua hàng không trực tiếp như: Mua qua điện thoại, qua mạng, fax thì Công ty không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên) người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.

Tuy nhiên, tại tiêu thức người mua hàng bên bán lại đóng dấu “bán hàng chuyển khoản”, nếu các nội dung khác trên hoá đơn vẫn đầy đủ, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hoá đơn thì hoá đơn vẫn được coi là hợp lệ để hạch toán, kê khai nộp thuế theo quy định.

Nguồn: Tạp chí tài chính/ mof.gov.vn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA