Dư có tk 131 cao dẫn đến tk 111 nợ nhiều giải quyết thế nào

  • Thread starter phamhongxuan
  • Ngày gửi
P

phamhongxuan

Sơ cấp
17/2/14
40
0
6
Hà Nội
Dạ vâng cảm ơn cả nhà đã quan tâm nhắc bên em khoản đưa lại TM cho khách hàng (Bên em có ký tá đầy đủ và làm nhiều rồi nhưng thường là cuối năm chốt, hợp đồng thực hiện trong 1 năm BCTC và bên em xuất hoá đơn trong năm ấy luôn do vậy mà ko ảnh hưởng gì đến số dư tk 1111 gì hết). Nhưng năm nay do tiến độ chậm dẫn đến hợp đồng chưa được thực hiện nên ảnh hưởng đến số dư do vậy em mới hỏi cách xử lý tạm thời). Còn việc thắc mắc hợp đồng và tại sao khách hàng lại tạm ứng, vì khách hàng muốn vay và giải ngân tiền ở ngân hàng bằng hợp đồng mua bán thiết bị ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Chanhlun

Chanhlun

Trung cấp
2/1/15
55
6
8
1. Chủ thớt đang vẽ đường, và những tên ngớ ngẩn lao vào giúp.
2. Chủ thớt thuộc loại ngớ ngẩn, đang lầm đường lạc lối. Và cũng đc 1 số thành phần đưa xuống mồ.
Kin 7 giúp mọi người hết ngớ ngẩn đi anh
chứ anh cứ kêu ngớ ngẩn này nọ từ đầu tới giờ. Mà không thấy giúp giải quyết
 
thuytrang99999

thuytrang99999

Sơ cấp
29/3/17
32
0
8
29
kin 7 thật quá đáng
 
K

KimLienVB

Sơ cấp
15/9/17
49
6
8
39
bạn ơi sao mình đăng bài lại ko chọn được chuyên mục nhỉ
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Kin 7 giúp mọi người hết ngớ ngẩn đi anh
chứ anh cứ kêu ngớ ngẩn này nọ từ đầu tới giờ. Mà không thấy giúp giải quyết
Giúp?
Ý muốn giúp đưa chủ thớt xuống mồ à?
Tôi không làm việc đấy.
 
B

baohiemxahoi

Guest
27/9/16
37
0
6
29
Em chào anh (chị),
Do khi em đăng bài mà không chọ được chuyên mục nên xin cho em đăng tại đây ạ:
Hiện em viết sai ngày trên hóa đơn mà không biêt xử lý như thế nào ạ, cụ thể:
Số hđ 37 em xuất ngày 31/08/2017, trong khi đó số hđ 38 em lại lỡ xuất ngày 30/08/2017 ạ.
Điều đáng nói là khách hàng em xuất hđ 38 là khách hàng ở Nhật, nên em k xé liên đỏ nhưng đã xé liên xanh.
Còn khách hàng ở hđ 37 ở trong khu công nghiệp, việt nam .
Em định làm điều chỉnh ngày trên hđ 37, nhưng em sọ họ đã kê khai rồi, với lại họ rất khó nữa. Nếu làm điều chỉnh ở hđ 38 ( khách hàng nhật), thì có được không ạ?
Giờ em phải làm sao ạ?
Mong anh (chị) tư vẫn.
Em cảm ơn nhiều.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Chào cả nhà, bên mình làm thương mại, khách hàng tạm ứng hợp đồng nhiều và theo HĐ ký thì sang năm mới thực hiện. Dẫn đế TK 131 bên mình dư có cao. Vì hợp đồng chưa thực hiện nên khi thực hiện tạm ứng HĐ khách yêu cầu bên m rút TM về rồi ứng trả lại cho khách trước đến khi nào thực hiện hợp đồng thì khách sẽ trả tiền mặt số tiền tương ứng đấy cho bên mình thanh toán cho nhà cung cấp. Nên dẫn đến tk 111 dư nợ rất cao (tồn quỹ tiền mặt ảo).
Em làm kế toán mới chưa va vấp TH này bao giờ cả nhà giúp em giải đáp trong trường hợp này với ạ.
EM cảm ơn.
Nếu công ty em không đi vay tiền ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì không vấn đề gì đâu, còn về lâu dài, để dự phòng trường hợp sau này công ty có vay ngân hàng thì nên giải quyết theo cách như sau:
- Thứ nhất, xây dựng cơ chế tạm ứng cho nhân viên, tạm ứng cho nhà cung cấp.
- Cho nhân viên ứng để tạm ứng cho nhà cung cấp hoặc cho nhân viên ứng đồng thời xen kẽ ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp, sau đó thu tiền về liên tục trong năm, làm sao đó đến cuối năm thì trùng với thời điểm chi tạm ứng và sang đầu năm sau lại thu về, làm như thế này nó tự nhiên và có thể linh hoạt xử lý
 
Q

quocthanh0404

Guest
20/5/12
10
1
3
35
Quảng Ngãi
5saigon.com
Kế toán bất động sản
Chào cả nhà, tiện mình xin tham khảo mọi người vài vấn đề với.
1 Công ty mình mới mở thêm lĩnh vực bất động sản nên về hạch toán bên này mình không chắc lăm.
Mình có dự án gồm: phân lô bán nền xung quanh (gọi là nhà ở thương mại) và chợ ở giữa.
Hiện tại công việc phân lô, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa xong nhưng đất thì bán hết gần hết rồi.
Đa số thu tiền mặt, một số thu chuyển khoản, cọc 20%, 50% có một số thanh toán luôn 100%.
Vậy cho mình hỏi khoản tiền thu này cho vào 131 hay 3387 đặc biệt là các khoản tiền chuyển khoản.
Với lại như mình nói ở trên thì dự án thì có một nhưng đất thì 1 phần san lô bán nền, một phần làm chợ (hình thành tài sản cố đinh) vậy nên hạch toán chung hay riêng, hạch toán chung thì sau này phần giá thành thành của các lô bán mình tính như thế nào?
Xin được tham khảo giúp>
 
nhandaingoc

nhandaingoc

Guest
5/2/13
1
0
1
hà nội
@baohiemxahoi hóa đơn 38 em chưa xé giao cho khách nên em có thể xóa bỏ xuất hđ khác thay thế
 
Carlynguyen

Carlynguyen

Guest
20/4/17
11
0
1
31
Đừng cư xử như kiểu bề trên như thế.
Nếu thực sự có là bề trên đi chăng nữa!
 
B

baohiemxahoi

Guest
27/9/16
37
0
6
29
@baohiemxahoi hóa đơn 38 em chưa xé giao cho khách nên em có thể xóa bỏ xuất hđ khác thay thế
Cho em hỏi thêm xíu, hđ 38 này bên em đã xuất hàng đi nhật và có khai hải quan nữa ạ, nếu giờ huỷ nó thì có vấn đề gì không ạ, với lại giờ em đã xuất nhiều hóa đơn của tháng 9 rồi ạ.
Em cám ơn.
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Em chào anh (chị),
Do khi em đăng bài mà không chọ được chuyên mục nên xin cho em đăng tại đây ạ:
Hiện em viết sai ngày trên hóa đơn mà không biêt xử lý như thế nào ạ, cụ thể:
Số hđ 37 em xuất ngày 31/08/2017, trong khi đó số hđ 38 em lại lỡ xuất ngày 30/08/2017 ạ.
Điều đáng nói là khách hàng em xuất hđ 38 là khách hàng ở Nhật, nên em k xé liên đỏ nhưng đã xé liên xanh.
Còn khách hàng ở hđ 37 ở trong khu công nghiệp, việt nam .
Em định làm điều chỉnh ngày trên hđ 37, nhưng em sọ họ đã kê khai rồi, với lại họ rất khó nữa. Nếu làm điều chỉnh ở hđ 38 ( khách hàng nhật), thì có được không ạ?
Giờ em phải làm sao ạ?
Mong anh (chị) tư vẫn.
Em cảm ơn nhiều.


Xuất hóa đơn không theo số thứ tự
– Xuất hóa đơn không theo số thứ tự lớn nhỏ: số nhỏ ngày > số hóa đơn lớn hơn có bị phạt hay không?
– Cách xử lý như thế nào?
****Hành vi phạm và chế tài:
– Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ quy định về lập hóa đơn:
“2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn...”
– Căn cứ tiết b2, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/3/2014) của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn:
b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.”
****Về hóa đơn:
*Căn cứ:
Tại điểm d khoản 1 điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định
– Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn: hoá đơn phải được viết liên tục từ số nhỏ tới số lớn, từ quyển nhỏ tới quyển lớn, trừ những trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều cửa hàng cùng dùng một mẫu hoá đơn
****Về hướng xử lý:
= > Doanh nghiệp tự phát hiện và xử lý theo cách sau để không bị phạt
*
Căn cứ pháp lý theo:
– Điều 20
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ
– Khoản 7 Điều 3 của thông tư 26/2015/TT-BTC
(Sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC) về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn
+++Trường hợp hóa đơn đã lập sai nhưng chưa xé khỏi cuống hay đã xé khỏi cuống giao cho khách hàng phát hiện sai sót mà hai bên chưa khai báo thuế
+ Căn cứ: Khoản 1 và 2 Điều 20. Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1.
Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
*Trường hợp 01: Chưa xé hóa đơn viết sai ra khỏi cuống, hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống của quyển hóa đơn nhưng chưa giao cho khách hàng
+ Bước 01: Gạch chéo các liên của số hóa đơn viết sai hóa đơn chưa xé ra khỏi cuống: ghi chú sai sót lý do gì? Hoặc chỉ gạch chéo là xong
+ Bước 02: Xuất lại hóa đơn mới (đúng), xé và giao liên 2 hóa đơn vừa xuất đúng cho khách hàng.

Hai bên mua và bán không cần phải lâp biên bản thu hồi
Hóa đơn này bên Bán khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC kê vào mục Xóa bỏ [15]
*Trường hợp 02: Viết sai hóa đơn nhưng đã giao cho khách hàng:
+ Bước 01: Hai Bên lập biên bản thu hồi hóa đơn (2 bản - mỗi bên giữ 1 bản).
+ Bước 02: Thu hồi (lấy lại) hóa đơn Viết sai đã giao cho người mua trước đó. Sau đó tiến hành gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai và lưu giữ chúng.lấy ghim bấm kẹp ngay tại cuốg 3 liên viết sai
+ Bước 03: Xuất lại hóa đơn mới đúng (theo đúng quy định ).

*Chú ý: Ngày trên hóa đơn mới là ngày lập biên bản thu hồi.

+++Trường hợp hóa đơn đã lập sai hai bên đã khai báo thuế
+ Căn cứ: Khoản 3 - điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập

– Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
– Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
– Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)."
*Trường hợp 03: Điều chỉnh hóa đơn viết sai
– Nếu sai ngày tháng trên hóa đơn thì Doanh nghiệp và khách hàng phải lập Biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh.
– Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung đã ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.
*Lưu ý: Hóa đơn điều chỉnh chỉ cần ghi nội dung cần điều chỉnh, các nội dung đã ghi đúng(số lượng, đơn giá, thành tiền,…) không được ghi lại trên hóa đơn điều chỉnh.
– Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
= > Nếu doanh nghiệp không phát hiện sai mà để khi quyết toán thuế tại doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra thì phạt như sau
*Ví dụ:
– Bên bán:
Trường hợp tháng 7 năm 2014, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình đã lập 25 số hóa đơn GTGT không theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là vi phạm về lập hóa đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ ( 4.000.000 đồng đến 8.000.000) theo quy định tại tiết b2, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính.
Đối với người mua hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 1 chương III Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
*Chi tiết: Công văn 5167/CT-HTr ngày 04/02/2015 xuất hóa đơn không theo thứ tự Hà Nội
 
  • Like
Reactions: suynghitichcuc
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Chào cả nhà, bên mình làm thương mại, khách hàng tạm ứng hợp đồng nhiều và theo HĐ ký thì sang năm mới thực hiện. Dẫn đế TK 131 bên mình dư có cao. Vì hợp đồng chưa thực hiện nên khi thực hiện tạm ứng HĐ khách yêu cầu bên m rút TM về rồi ứng trả lại cho khách trước đến khi nào thực hiện hợp đồng thì khách sẽ trả tiền mặt số tiền tương ứng đấy cho bên mình thanh toán cho nhà cung cấp. Nên dẫn đến tk 111 dư nợ rất cao (tồn quỹ tiền mặt ảo).
Em làm kế toán mới chưa va vấp TH này bao giờ cả nhà giúp em giải đáp trong trường hợp này với ạ.
EM cảm ơn.


Xử lý số dư bên Có Tài Khoản 131
– Khi cơ quan thuế quyết toán thuế tại doanh nghiệp, số liệu dư có 131 thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu những loại thuế nào? Các sai sót rủi ro ra sao?
– Biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp bằng cách nào?


**Bản chất –TK 131 phải thu khách hàng:
+TK 131
số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ Tài khoản 131 = MS 132 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu
+TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả
Đối với doanh nghiệp sản xuất - thương mại – Dịch vụ: Dư có 131 là khoản trả trước cho đơn đặt hàng, cho khối lượng hàng sẽ xuất bán trong tương lại theo thời hạn ghi trong hợp đồng.
– Khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp thường cán bộ thuế thường hay chú ý Bên Có TK 131 nếu doanh nghiệp có phát sinh sai phạt sẽ áp dụng các phương pháp chế tài – Mức phạt chế tài: hành vi kê khai sai và chậm xuất hóa đơn truy lại thuế VAT đúng thời điểm nghiệm thu của kỳ kê khai mức phạt là : truy thu lại thuế VAT + truy thu thuế TNDN+ phạt chậm nộp 0.03%(0.05%)/ngày Khoản 3 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13 áp dụng từ ngày 01/7/2016 + Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + Phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166: 20%/ Tổng số thuế chậm nộp
– Vì thế tùy từng loại hình doanh nghiệp và tính hợp lý của số dư có 131 phản ánh đúng hay sai. Đúng hay sai là nói tới cơ sở pháp lý để mình giải trình được với cơ quan thuế khi xuống quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
++Vậy những rủi ro nào có thể xảy ra
Hồ sơ liên quan đến nghiệp vụ thu tiền trước này là các chứng từ chuyển tiền, các điều khoản thanh toán trên hợp đồng, các thỏa thuận trên đơn đặt hàng.
Câu trả lời cho những rủi ro?
1. Thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh đó là khoản trả trước, thuế có quyền ấn định đó là trốn doanh thu, chưa xuất trả hóa đơn.
2. Truy thu thuế GTGT, TNDN
3. Tính lãi số tiền truy thu
4. Phạt kê khai sai
5. Ấn định các mức phạt: phạt từ 1-3 lần số tiền trốn, gian lận thuế đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013& Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013
Việc kế toán cần làm ngay?
3. Rà soát lại chứng từ thanh toán xem nội dung trên chứng từ đó là "Tạm ứng" hay là "Thanh toán" - Vì 2 từ này hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế.
4. Xuất hóa đơn GTGT số tiền nếu sau khi kiểm tra đúng là dư do chưa xuất trả HĐ GTGT.
5. Sửa lại hợp đồng bán, xin lại dấu hợp đồng để cho đúng với thời gian từ lúc nhận tiền đến thời điểm xuất hóa đơn.
6. Nếu sau khi rà soát mà kết quả đúng là khoản trả trước thì cần phải chuẩn bị đầy đủ Hợp đồng, đơn hàng, tiến độ giao hàng tiến độ tạm ứng, phù hợp với nội dung ghi trên chứng từ chuyển tiền của khách hàng.
7. Trường hợp đã hoàn tất việc giao hàng nhưng quên chưa xuất hóa đơn, thêm nữa là thời gian kéo dài?
*Chú ý:
– Cần làm thêm công văn tạm ngừng sản xuất (đối với DN Sản xuất), văn bản tranh chấp hàng hóa .... kiện tụng ...
– Tiếp theo là công văn chấp thuận sau khi giải quyết tranh chấp kiện tụng .....
– Bố trí các văn bản theo logic thời gian.
Cuối cùng là xuất hóa đơn ngay tại thời điểm xác định được lý do dư có 131.
8. Trường hợp cuối cùng: Khoản tiền trả trước hoàn trả lại cho bên mua, trường hợp này phải chuyển khoản, không làm chi tiền mặt.
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Chào cả nhà, bên mình làm thương mại, khách hàng tạm ứng hợp đồng nhiều và theo HĐ ký thì sang năm mới thực hiện. Dẫn đế TK 131 bên mình dư có cao. Vì hợp đồng chưa thực hiện nên khi thực hiện tạm ứng HĐ khách yêu cầu bên m rút TM về rồi ứng trả lại cho khách trước đến khi nào thực hiện hợp đồng thì khách sẽ trả tiền mặt số tiền tương ứng đấy cho bên mình thanh toán cho nhà cung cấp. Nên dẫn đến tk 111 dư nợ rất cao (tồn quỹ tiền mặt ảo).
Em làm kế toán mới chưa va vấp TH này bao giờ cả nhà giúp em giải đáp trong trường hợp này với ạ.
EM cảm ơn.


Quỹ tiền mặt tồn nhiều nhưng phát sinh vay ngân hàng?
– Tiền mặt tồn quỹ còn nhiều hoặc lớn hơn khoản tiền vay và công ty đã góp đủ vốn điều lệ thì khi đi vay chi phí lãi vay đó thuế có chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN?
– Hướng xử lý như thế nào?
***Căn cứ:
– Tại khoản 4 điều 11 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 quy định các hành vi bị cấm
– Tại khoản 1, mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC; khoản 1 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC;
– Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC; điểm 2.14, điểm 2.15, và điểm 2.16 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 134/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
– Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
– Điểm 4
Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
***Theo đó:
***Về góp vốn kinh doanh :
Chế tài Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế
***Về chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
= > Doanh nghiệp đi vay có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới thì cơ quan thuế kiểm tra nếu đúng như doanh nghiệp giải trình thì:
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị công trình đầu tư.
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

***Ví dụ:
Công ty TNHH Mi Hồng có nêu: trên thực tế tại thời điểm ký hợp đồng vay, Công ty có tồn quỹ tiền mặt nhưng số dư tiền mặt tại thời điểm vay không tương đương số tiền vay mà ít hơn số tiền đi vay. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ nên luôn cần có một khoản dự phòng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng làm vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và bình thường.
– Công ty CP thương mại và dịch vụ Đức Toàn có nêu: Công ty là nhà phân phối cấp 1 của Công ty xi măng Hà Tiên 1 và Công ty Holcim…, các bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán theo phương thức trả chậm. Để đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, Công ty ký hợp đồng vay với NH đầu tư phát triển VN Chi nhánh Nam Sài Gòn (BIDV) hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 50.000.000.000 đồng, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN - chi nhánh 4 - hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 10.000.000.000 đồng và Công ty tài chính cổ phần Xi Măng - hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 30.000.000.000 đồng. Hàng ngày căn cứ vào chính sách công nợ của nhà cung cấp, Công ty làm hồ sơ vay (hợp đồng tín dụng cụ thể) để thanh toán các khoản nợ đến hạn theo hợp đồng (mỗi hợp đồng tín dụng cụ thể có thời hạn 3 tháng phải trả nợ gốc). Số tiền bán hàng thu được hàng ngày, Công ty ký hợp đồng dịch vụ nhờ ngân hàng BIDV thu hộ tiền tại doanh nghiệp, hàng ngày từ 14 giờ đến 15 giờ từ thứ hai đến thứ sáu ngân hàng trực tiếp thu tiền mặt tại Công ty và nhập vào tài khoản tiền gửi trong ngày. Số tiền mặt tồn quỹ tại Công ty còn lại cuối ngày là số tiền Công ty thu được sau khi ngân hàng đến thu hoặc vào ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Nói cách khác hàng ngày Công ty sẽ dùng hết số dư tiền gửi ngân hàng tồn đầu ngày và một phần tiền về tài khoản trong ngày để thanh toán cho một số nhà cung cấp dịch vụ, trả nợ vay đến hạn và trước hạn (vòng quay bán hàng - thu tiền bình quân 3 tháng nên khi thu tiền bán hàng Công ty phải trả nợ vay, nếu dùng tiền bán hàng thu được thanh toán cho nhà cung cấp Công ty sẽ không có tiền trả các khoản nợ vay đến hạn). Trong một số trường hợp ngân hàng không giải ngân kịp Công ty phải dùng tiền trong tài khoản để thanh toán cho các nhà cung cấp. Tiền về tài khoản sau giờ ngân hàng ngừng giao dịch phải để sang ngày làm việc kế tiếp. Với đặc thù hoạt động của Công ty là ngày nào cũng phát sinh các khoản vay để trả cho các nhà cung cấp và ngày nào cũng phải trả nợ vay. Thực tế có một số ngày, tại thời điểm ký hợp đồng vay Công ty vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tương ứng với số tiền đi vay nhưng do sau giờ ngân hàng giao dịch nên Công ty phải để tồn tiền sang ngày làm việc tiếp theo.

***Chi tiết tại: công văn số 2389/TCT-CS ngày 26/7/2013, để trả lời cho doanh nghiệp về việc lãi vay có được tính vào chi phí được trừ khi có số dư tiền mặt tại quỹ.

****************************************************************000*************************************************************************

*Chi phí lãi vay
Công ty góp vốn điều lệ đầy đủ: vậy việc đi vay ngân hàng hoặc vay của các tổ chức tín dụng, vay cá nhân thì sẽ bị bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thuế?
Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ?

*Căn cứ:

Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó: chi phí lãi vay chi làm 3 trường hợp
+Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý
+Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý: như không có dự án đầu tư, không có hồ sơ chứng minh doanh nghiệp sẽ dùng lượng tiền mặt lớn trong tương lai gần….
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý

*Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

*Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhân xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.Chú ý: khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

*Với thuế:
= > Nếu kế toán tự xác định xuất toán chi phí khi quyết toán thì việc để tiền tồn nhiều hay ít thì không còn là vấn đề quan tâm nữa, vì đã xuất toán tự xác định đó là chi phí không hợp lý, đã tự xác định nó là thu nhập tính thuế, lúc này kế toán đã xác định chi phí đi vay 635 này chỉ là chi phí kế toán, không phải là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
–Do đó nếu doanh nghiệp tồn tiền mặt nhiều mà không đi vay ngân hàng hay tổ chức doanh nghiệp hoặc tín dụng khác hoặc nếu kế toán tự xuất toán chi phí lãi vay thì không ảnh hưởng gì đến quyết toán thuế, thanh tra thuế sau này
–Do đó nếu cảm thấy chi phí lãi vay này là chi phí rủi ro cao và tiền tàng khi thanh quyết toán thuế sau này thì các bạn tốt nhất tự xuất toán để không lo về sau
–Nếu lượng tiền mặt tồn nhiều thi cũng không sao kế toán cứ nên để vậy không cần vẽ rắn thêm chân, vẽ hưu vẽ vượn như: cho vay, cho mượn…đối với doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn tự có tự quản thì việc sử dụng tiền của mình sao cho hiệu quả làquyền của doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mới bắt buộc phải giải trình Kiểm toán hoặc bộ tài chính, cục hoặc khác
–Việc tiền mặt tiền gửi tồn nhiều cơ quan thuế cũng không thể bắt bẻ phạt doanh nghiệp nên các bạn kế toán nếu thấy tồn nhiều thì cũng không quá hoảng hốt tìm đủ mọi lý do để làm giảm lượng tiền xuống

 
  • Like
Reactions: hongphuongle
T

thu225

Guest
20/10/08
13
2
3
hanoi
hình như hành động mua bán này có vẻ ảo ảo nhỉ (chuyển tiền ứng qua TK theo hợp đồng, xong lại bắt bên bán rút tiền mặt trả lại, loằng ngoằng quá)
 
B

baohiemxahoi

Guest
27/9/16
37
0
6
29
Xuất hóa đơn không theo số thứ tự
– Xuất hóa đơn không theo số thứ tự lớn nhỏ: số nhỏ ngày > số hóa đơn lớn hơn có bị phạt hay không?
– Cách xử lý như thế nào?
****Hành vi phạm và chế tài:
– Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ quy định về lập hóa đơn:
“2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn...”
– Căn cứ tiết b2, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/3/2014) của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn:
b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.”
****Về hóa đơn:
*Căn cứ:
Tại điểm d khoản 1 điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định
– Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn: hoá đơn phải được viết liên tục từ số nhỏ tới số lớn, từ quyển nhỏ tới quyển lớn, trừ những trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều cửa hàng cùng dùng một mẫu hoá đơn
****Về hướng xử lý:
= > Doanh nghiệp tự phát hiện và xử lý theo cách sau để không bị phạt
*
Căn cứ pháp lý theo:
– Điều 20
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ
– Khoản 7 Điều 3 của thông tư 26/2015/TT-BTC
(Sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC) về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn
+++Trường hợp hóa đơn đã lập sai nhưng chưa xé khỏi cuống hay đã xé khỏi cuống giao cho khách hàng phát hiện sai sót mà hai bên chưa khai báo thuế
+ Căn cứ: Khoản 1 và 2 Điều 20. Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1.
Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
*Trường hợp 01: Chưa xé hóa đơn viết sai ra khỏi cuống, hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống của quyển hóa đơn nhưng chưa giao cho khách hàng
+ Bước 01: Gạch chéo các liên của số hóa đơn viết sai hóa đơn chưa xé ra khỏi cuống: ghi chú sai sót lý do gì? Hoặc chỉ gạch chéo là xong
+ Bước 02: Xuất lại hóa đơn mới (đúng), xé và giao liên 2 hóa đơn vừa xuất đúng cho khách hàng.

Hai bên mua và bán không cần phải lâp biên bản thu hồi
Hóa đơn này bên Bán khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC kê vào mục Xóa bỏ [15]
*Trường hợp 02: Viết sai hóa đơn nhưng đã giao cho khách hàng:
+ Bước 01: Hai Bên lập biên bản thu hồi hóa đơn (2 bản - mỗi bên giữ 1 bản).
+ Bước 02: Thu hồi (lấy lại) hóa đơn Viết sai đã giao cho người mua trước đó. Sau đó tiến hành gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai và lưu giữ chúng.lấy ghim bấm kẹp ngay tại cuốg 3 liên viết sai
+ Bước 03: Xuất lại hóa đơn mới đúng (theo đúng quy định ).

*Chú ý: Ngày trên hóa đơn mới là ngày lập biên bản thu hồi.

+++Trường hợp hóa đơn đã lập sai hai bên đã khai báo thuế
+ Căn cứ: Khoản 3 - điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập

– Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
– Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
– Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)."
*Trường hợp 03: Điều chỉnh hóa đơn viết sai
– Nếu sai ngày tháng trên hóa đơn thì Doanh nghiệp và khách hàng phải lập Biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh.
– Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung đã ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.
*Lưu ý: Hóa đơn điều chỉnh chỉ cần ghi nội dung cần điều chỉnh, các nội dung đã ghi đúng(số lượng, đơn giá, thành tiền,…) không được ghi lại trên hóa đơn điều chỉnh.
– Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
= > Nếu doanh nghiệp không phát hiện sai mà để khi quyết toán thuế tại doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra thì phạt như sau
*Ví dụ:
– Bên bán:
Trường hợp tháng 7 năm 2014, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình đã lập 25 số hóa đơn GTGT không theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là vi phạm về lập hóa đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ ( 4.000.000 đồng đến 8.000.000) theo quy định tại tiết b2, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính.
Đối với người mua hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 1 chương III Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
*Chi tiết: Công văn 5167/CT-HTr ngày 04/02/2015 xuất hóa đơn không theo thứ tự Hà Nội
Em chào anh (chị),

Cho em hỏi thêm xíu ạ, em muốn đăng bài nhưng khi chọn chuyên mục thì em lại không chọn được => không đăng bài lên được ạ.
Vậy em phải làm sao, Xinhãy giúp em.
Em cảm ơn nhiều.
 
P

phamhongxuan

Sơ cấp
17/2/14
40
0
6
Hà Nội
Quỹ tiền mặt tồn nhiều nhưng phát sinh vay ngân hàng?
– Tiền mặt tồn quỹ còn nhiều hoặc lớn hơn khoản tiền vay và công ty đã góp đủ vốn điều lệ thì khi đi vay chi phí lãi vay đó thuế có chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN?
– Hướng xử lý như thế nào?
***Căn cứ:
– Tại khoản 4 điều 11 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 quy định các hành vi bị cấm
– Tại khoản 1, mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC; khoản 1 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC;
– Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC; điểm 2.14, điểm 2.15, và điểm 2.16 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 134/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
– Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
– Điểm 4
Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
***Theo đó:
***Về góp vốn kinh doanh :
Chế tài Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế
***Về chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
= > Doanh nghiệp đi vay có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới thì cơ quan thuế kiểm tra nếu đúng như doanh nghiệp giải trình thì:
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị công trình đầu tư.
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

***Ví dụ:
Công ty TNHH Mi Hồng có nêu: trên thực tế tại thời điểm ký hợp đồng vay, Công ty có tồn quỹ tiền mặt nhưng số dư tiền mặt tại thời điểm vay không tương đương số tiền vay mà ít hơn số tiền đi vay. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ nên luôn cần có một khoản dự phòng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng làm vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và bình thường.
– Công ty CP thương mại và dịch vụ Đức Toàn có nêu: Công ty là nhà phân phối cấp 1 của Công ty xi măng Hà Tiên 1 và Công ty Holcim…, các bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán theo phương thức trả chậm. Để đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, Công ty ký hợp đồng vay với NH đầu tư phát triển VN Chi nhánh Nam Sài Gòn (BIDV) hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 50.000.000.000 đồng, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN - chi nhánh 4 - hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 10.000.000.000 đồng và Công ty tài chính cổ phần Xi Măng - hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 30.000.000.000 đồng. Hàng ngày căn cứ vào chính sách công nợ của nhà cung cấp, Công ty làm hồ sơ vay (hợp đồng tín dụng cụ thể) để thanh toán các khoản nợ đến hạn theo hợp đồng (mỗi hợp đồng tín dụng cụ thể có thời hạn 3 tháng phải trả nợ gốc). Số tiền bán hàng thu được hàng ngày, Công ty ký hợp đồng dịch vụ nhờ ngân hàng BIDV thu hộ tiền tại doanh nghiệp, hàng ngày từ 14 giờ đến 15 giờ từ thứ hai đến thứ sáu ngân hàng trực tiếp thu tiền mặt tại Công ty và nhập vào tài khoản tiền gửi trong ngày. Số tiền mặt tồn quỹ tại Công ty còn lại cuối ngày là số tiền Công ty thu được sau khi ngân hàng đến thu hoặc vào ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Nói cách khác hàng ngày Công ty sẽ dùng hết số dư tiền gửi ngân hàng tồn đầu ngày và một phần tiền về tài khoản trong ngày để thanh toán cho một số nhà cung cấp dịch vụ, trả nợ vay đến hạn và trước hạn (vòng quay bán hàng - thu tiền bình quân 3 tháng nên khi thu tiền bán hàng Công ty phải trả nợ vay, nếu dùng tiền bán hàng thu được thanh toán cho nhà cung cấp Công ty sẽ không có tiền trả các khoản nợ vay đến hạn). Trong một số trường hợp ngân hàng không giải ngân kịp Công ty phải dùng tiền trong tài khoản để thanh toán cho các nhà cung cấp. Tiền về tài khoản sau giờ ngân hàng ngừng giao dịch phải để sang ngày làm việc kế tiếp. Với đặc thù hoạt động của Công ty là ngày nào cũng phát sinh các khoản vay để trả cho các nhà cung cấp và ngày nào cũng phải trả nợ vay. Thực tế có một số ngày, tại thời điểm ký hợp đồng vay Công ty vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tương ứng với số tiền đi vay nhưng do sau giờ ngân hàng giao dịch nên Công ty phải để tồn tiền sang ngày làm việc tiếp theo.

***Chi tiết tại: công văn số 2389/TCT-CS ngày 26/7/2013, để trả lời cho doanh nghiệp về việc lãi vay có được tính vào chi phí được trừ khi có số dư tiền mặt tại quỹ.

****************************************************************000*************************************************************************

*Chi phí lãi vay
Công ty góp vốn điều lệ đầy đủ: vậy việc đi vay ngân hàng hoặc vay của các tổ chức tín dụng, vay cá nhân thì sẽ bị bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thuế?
Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ?

*Căn cứ:

Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó: chi phí lãi vay chi làm 3 trường hợp
+Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý
+Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý: như không có dự án đầu tư, không có hồ sơ chứng minh doanh nghiệp sẽ dùng lượng tiền mặt lớn trong tương lai gần….
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý

*Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

*Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhân xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.Chú ý: khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

*Với thuế:
= > Nếu kế toán tự xác định xuất toán chi phí khi quyết toán thì việc để tiền tồn nhiều hay ít thì không còn là vấn đề quan tâm nữa, vì đã xuất toán tự xác định đó là chi phí không hợp lý, đã tự xác định nó là thu nhập tính thuế, lúc này kế toán đã xác định chi phí đi vay 635 này chỉ là chi phí kế toán, không phải là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
–Do đó nếu doanh nghiệp tồn tiền mặt nhiều mà không đi vay ngân hàng hay tổ chức doanh nghiệp hoặc tín dụng khác hoặc nếu kế toán tự xuất toán chi phí lãi vay thì không ảnh hưởng gì đến quyết toán thuế, thanh tra thuế sau này
–Do đó nếu cảm thấy chi phí lãi vay này là chi phí rủi ro cao và tiền tàng khi thanh quyết toán thuế sau này thì các bạn tốt nhất tự xuất toán để không lo về sau
–Nếu lượng tiền mặt tồn nhiều thi cũng không sao kế toán cứ nên để vậy không cần vẽ rắn thêm chân, vẽ hưu vẽ vượn như: cho vay, cho mượn…đối với doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn tự có tự quản thì việc sử dụng tiền của mình sao cho hiệu quả làquyền của doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mới bắt buộc phải giải trình Kiểm toán hoặc bộ tài chính, cục hoặc khác
–Việc tiền mặt tiền gửi tồn nhiều cơ quan thuế cũng không thể bắt bẻ phạt doanh nghiệp nên các bạn kế toán nếu thấy tồn nhiều thì cũng không quá hoảng hốt tìm đủ mọi lý do để làm giảm lượng tiền xuống
Em cảm ơn anh rất nhiều.
 
B

baohiemxahoi

Guest
27/9/16
37
0
6
29
Hi anh (chị),

Giúp em với ạ: Tại sao em chọn chủ đề để đăng bài viết thì không chọn được ạ. Em có nhiều cái muốn xin ý kiến anh (chị) mà không biết làm sao để đăng được bài. Em tính đăng vào mấy bài của anh (chị) khác nhưng đăng nhiều nên ngại lắm ạ.
Em cảm ơn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA