giải thích nợ có dùm e.

  • Thread starter bông sen xanh
  • Ngày gửi
B

bông sen xanh

Sơ cấp
21/7/18
17
6
3
31
hi các bác ạ!
chẳng là e học kế toán nhưng k hiểu gì hết, cô giảng nợ có gì đó mà e không hiểu. Các bác có ai làm ơn chỉ giảng dùm e cái phần nợ có hay định khoản các nghiệp vụ với ạ!
 
  • Like
Reactions: Nam 47
Khóa học Quản trị dòng tiền
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
hi các bác ạ!
chẳng là e học kế toán nhưng k hiểu gì hết, cô giảng nợ có gì đó mà e không hiểu. Các bác có ai làm ơn chỉ giảng dùm e cái phần nợ có hay định khoản các nghiệp vụ với ạ!
Đầu tiên chữ "Nợ" và "Có" ở đây chỉ là danh từ như tên riêng. Tùy tài khoản mà danh từ nợ và có có thể có ý nghĩa cụ thể khác nhau nhưng có tính chất phải thuộc lòng như sau.
TK loại 1 2 6 8: Nợ nghĩa là tăng, Có nghĩa là giảm
TK loại 3 4 5 7: Nợ nghĩa là giảm, Có nghĩa là tăng
Giả sử ghi Nợ 111 ---> Tăng 111 ---> Tăng tiền mặt ----> Thu tiền mặt.
Đó là cách học đọc 1 nv, chịu khó làm bài thường xuyên là bạn sẽ quen.
Bạn có thể search "bài tập nguyên lý kế toán" để làm quen
 
  • Like
Reactions: Nam 47
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Học lại.
Học thầy cô giảng viên thật còn không ăn ai.
Lên đây hỏi vớ hỏi vẩn.
 
  • Like
Reactions: Nam 47
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
Học lại.
Học thầy cô giảng viên thật còn không ăn ai.
Lên đây hỏi vớ hỏi vẩn.
Ta là 1 giảng viên có bằng cấp hẳn hoi nên lên đây hỏi thì giống như hỏi giảng viên thôi nên đừng có thúc ép ng khác. Để ng ta tự do làm việc ng ta muốn.
 
H

hokado

Cao cấp
17/1/18
241
46
28
38
Học lại.
Học thầy cô giảng viên thật còn không ăn ai.
Lên đây hỏi vớ hỏi vẩn.

đàn ông gì mà đanh đá cá cày còn hơn mấy chị bán cá ngoài chợ ấy nhể !!!
 
  • Like
Reactions: Nam 47
P

phongvnkt

Sơ cấp
23/4/10
26
13
3
38
Vĩnh Phúc
hi các bác ạ!
chẳng là e học kế toán nhưng k hiểu gì hết, cô giảng nợ có gì đó mà e không hiểu. Các bác có ai làm ơn chỉ giảng dùm e cái phần nợ có hay định khoản các nghiệp vụ với ạ!
Cái này thì các anh chi đã từng đi giảng dạy rồi có nghiệp vụ sư phạm giảng giải lại cho em nó nắm tốt hơn. Mình chưa có nghiệp vụ sư phạm nhưng mình có vốn kiến thức thực tế. xin chi xe với bạn ý sau.
Dưa vào các đầu tài khoản kế toán từ 1 đến 4 thì chia làm 2 bên Tài sản (đầu 1 và 2) Nguồn vốn (đầu 3 và 4). Cuối kỳ Tài sản luôn luôn bằng Nguồn vốn.
Đầu 5 Doanh thu, đầu 6 Chi phí, đầu 7 Thu nhập khác, đầu 8 chi phí khác, đầu 9 xác định kết quả kinh doanh (các tài khoản từ 5 đến 9) cuối kỳ ko có số dư.
Như vậy cái quan tâm lớn nhất là 4 loại tài khoản 1 đến 4 vì nó có số dư cuối kỳ để phản ánh tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp.
Nợ - Có là quy ước để phản ánh tình hình của các tài khoản sô dư Đầu kỳ, cuối kỳ, phát sinh trong kỳ.
Nợ Tài sản -> Tài sản tăng lên, Nợ Nguồn vốn -> Nguồn vốn giảm đi
Có Tài sản -> Tài sản giảm đi, Có nguồn vốn -> Nguồn vốn tăng lên.
Khi ghi nhận 1 nghiệp vụ kế toán phát sinh thì luôn luôn ghi nhận Nợ - Có xong hành.
Để nắm rõ hơn nữa, bạn cần phải nghiên cứu lại Nguyên lý kế toán.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Ta là 1 giảng viên có bằng cấp hẳn hoi nên lên đây hỏi thì giống như hỏi giảng viên thôi nên đừng có thúc ép ng khác. Để ng ta tự do làm việc ng ta muốn.
Tự tự ccx.
Tự đọc sách.
Cái này là cái cơ bản. Trong giáo trình đều có.
Lười còn bày đặt.
 
  • Like
Reactions: Nam 47
B

bông sen xanh

Sơ cấp
21/7/18
17
6
3
31
E xin cảm ơn tất cả mọi người đã chia sẻ giúp đỡ e, mấy hôm nay e đang coi lại nguyên lý kế toán, định khoản các nvkt phát sinh và làm bài tập. Nhưng mà e lại không hiểu phần phân bổ NVL chính phụ và chỗ kết chuyển chi phí và tính giá thành.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
E xin cảm ơn tất cả mọi người đã chia sẻ giúp đỡ e, mấy hôm nay e đang coi lại nguyên lý kế toán, định khoản các nvkt phát sinh và làm bài tập. Nhưng mà e lại không hiểu phần phân bổ NVL chính phụ và chỗ kết chuyển chi phí và tính giá thành.
Chịu khó đọc chậm. Vừa đọc vừa xem các bài tập, ví dụ mẫu sẽ hiểu.
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Năm xưa học ở Nông Lâm được thầy Hoa kể về sự tích Nợ - Có, chuyện kể là:
Kế toán bắt nguồn từ cuộc sống và luôn gắn liền với trách nhiệm của bản thân. Dù anh có là thầy tu cũng phải tính toán cái ăn, cái mặc tức là sử dụng, nhưng nguồn gốc của các tài sản ấy ở đâu ra mà sử dụng và trách nhiệm đi kèm. Chính vì lẽ đó, trên bảng cân đối kế toán chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn.
1. Phần tài sản: thể hiện những gì mình đang có. Những gì thuộc về phần kiểm soát của mình thì phải có trách nhiệm bảo quản, phát triển nó lên (ví dụ hàng tồn kho, mình phải mang ra bán, hoặc sản xuất sản phẩm mới có giá trị hơn,...). Cái nào của mình nhưng người khác đang giữ thì phải có trách nhiệm thu hồi nó về (nợ phải thu khi mình bán chịu, tạm ứng cho nhân viên đi công tác,...)
2. Phần nguồn vốn: thể hiện nguồn gốc của tài sản là của ai, mình đi vay mượn, phần mình được chiếm dụng hay là của mình. Nếu đi vay thì phải có trách nhiệm hoàn trả cho người cho mình vay. Phần được chiếm dụng (phải trả người bán, thuế GTGT đầu ra,...) phải trả khi đến hạn. Nếu là của mình thì phải trả lại cho bản thân (nếu cần thể hiện).
Chính vì lẽ đó, khi ta cầm tiền trong tay nhưng lại ghi Nợ vì nó thể hiện trách nhiệm của ta: nếu tiền đó là tiền đi vay/mượn mà có thì mình phải có trách nhiệm phải trả, như vậy không phải là mắc Nợ là gì. Nếu tiền đó là tiền người khác cho mình, mình không phải trả tiền nhưng mình bị mắc Nợ ân tình với người cho (ai cho bạn tiền, lần sau gặp mặt, bạn thấy khác khác so với người khác không?). Nếu đó là tiền do mình bỏ mồ hôi, công sức ra mới có thì mình mắc Nợ chính bản thân mình, mình phải có trách nhiệm phục hồi sức lực cho bản thân mình. Ngược lại, khi ta chi tiền, ta phải tiền ta mới chi được. Vì vậy: khi thu tiền, ta ghi tăng bên Nợ để nhắc nhở nhiệm vụ của chúng ta là phải trả cái gì cho ai đó, dù đó chính là ta.
Của thiên trả đia: những người nhặt của rời, nhận được tiền từ may mắn khác như trúng số thường hay bị mất lại 1 cái gì đó. Bạn có thể luận ra theo nguyên tắc trên.
Khi mua hàng, ta định khoản Nợ TK 156 - Có TK 111: tức là có tiền nên mới mua hàng được, vì mua hàng nên tiền của ta sẽ giảm, khi chưa mua hàng, ta không có hàng nhưng giờ mua thì hàng sẽ nhiều hơn (tăng lên) nên ghi bên nợ để nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm đối với tài sản ta mua về.
Khi mua hàng mà không trả bằng tiền, ta định khoản Nợ TK 156 - Có TK 311: tức là ta đang có 1 khoản nợ. Nếu không mua hàng, ta chẳng nợ gì cả, nay mua hàng, ta có 1 khoản nợ, tức khoản nợ này tăng lên nên nhóm nguồn vốn tăng lên ghi bên có.
Lập luận tương tự cho các tài khoản khác, bạn sẽ thấy: à, thì ra như thế. Điều này đúng cho mọi tài khoản, trừ các tài khoản mang tính điều chỉnh như tài khoản 214-khấu hao TSCĐ. Bạn phải lập luận ngược lại so với nhóm nó đang ở.

Nếu bạn có hỏi: tại sao lại chia thành hai phần Tài sản và nguồn vốn? Điều này bắt nguồn từ triết học các bạn ạ. Mình không nhớ chính xác tên gọi của quy luật này nhưng nội dung của nó "hai mặt của vấn đề. Mỗi sự vật đều tồn tại hai mặt đối lập nhau nhưng không triệt tiêu được nhau,...". Các bạn có thể xem thêm triết học nhé.

Phần đa người học kế toán đều mặc định Nợ và Có là khái niệm mặc định phải thế của kế toán, nhưng xét theo tính hợp lý của lịch sử phát triển loài người, mình thấy thầy Hoa nói đúng và từ đó đến nay, mình luôn truyền đạt cho các học viên của mình theo hướng này. Chính vì thế, khi gặp phải tình huống khó, mình lập luận trách nhiệm của mình là phải thu hay phải trả để xác định tài khoản cần làm và so lại với các quy định, hướng dẫn hiện hành thường là đúng, nếu có khác biệt, thường nằm trong khâu chính sách.

Chương trình học của mình có 3 phần bắt buộc:
1. Tổ chức dữ liệu của kế toán
2. Phương pháp đọc và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
3. Hệ thống tài khoản kế toán (để học viên suy luận tình huống mới sau này)
Các phần học sau, tùy thuộc vào học viên, mình thiết kế chương trình riêng.

Trên đây là nội dụng bạn có thể tham khảo
Nếu còn thắc mắc nào cần trao đổi riêng hoặc thắc mắc về khóa học của mình, bạn có thể gửi về email: ok.minhselamduoc@gmail.com, biết đến đâu, mình sẽ giải đáp đến đó.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của mình!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA